Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 29 May 2014

Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?


Vì sao VN vn trì hoãn kin TQ?

Quc Phương
BBC Việt ngữ
̣p nhật: 09:03 GMT - thứ tư, 28 tháng 5, 2014
Lãnh đạo Việt Nam
Việt Nam vẫn e ngại làm mất lòng Trung Quốc và muốn giữ quan hệ hữu nghị, theo nhà bình luận
Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lãnh đạo còn 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lãnh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.
Tình trạng thiếu thống nhất về 'quyết tâm' chính trị này này cũng làm Việt Nam 'bỏ lỡ' cơ hội phối hợp lập trường với Philippines khi nước này kiện Trung Quốc về vụ bản đồ đường lưỡi bò, theo một chuyên gia luật quốc tế, cựu Phó Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ của Việt Nam.

Các bài liên quan

image
Chun b h sơ kin Trung Quc v v giàn khoan ti Hoàng Sa không mt quá nhiu thi gian, theo chuyên gia lut Hoàng Ngc Giao.
Preview by Yahoo

Chủ đề liên quan

Trao đổi với BBC hôm 27/5/2014 từ Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật & Phát triển (thuộc Vusta) nêu nghi vấn về lý do Việt Nam 'chần chừ'.
Ông Giao nói: "Phi chăng là do phi níu kéo quan h '16 ch vàng và tinh thn 4 tt', phi níu kéo quan h gia hai Đng Cng sn, đ làm sao đó mt mt c gng đu tranh bo v ch quyn, nhưng mt khác vn gi quan h đó?
"Theo tôi quan điểm đó chưa chắc đã được lòng dân, bởi lẽ đối với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia, lãnh thổ là thiêng liêng, dân tộc Việt Nam đã bao nhiêu thế kỷ chịu nhiều chiến tranh chỉ để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đó.

"Thế thì bây giờ đường lối chính trị của một Đảng không khẳng định điều đó, mà lại vẫn níu kéo vì quan hệ, tôi e rằng sẽ không được sự ủng hộ của nhân dân.

"Và điều đó sẽ không thuận lợi trong việc mà hiện nay Việt Nam, trong tình hình nước sôi, lửa bỏng như thế này, toàn dân quyết tâm bảo vệ chủ quyền mà lại có sự chần chừ."

'Còn thiếu mạnh mẽ'

Lãnh đạo Việt Nam
Việt Nam cần mạnh mẽ, quyết đoán hơn với Trung Quốc, vừa cần sớm ra luật biểu tình, theo nhà bình luận
Nhà nghiên cứu bình luận rằng trong khi các phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ở các diễn đàn tại Philippines mới đây tỏ ra hợp 'lòng dân', thì lập trường từ Quốc hội và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 'còn thiếu mạnh mẽ'.

Ông nói: "Qua những gì Thủ tướng đã thể hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh Asean vừa rồi, cũng như qua những lời tuyên bố của Thủ tướng tại Philippines, cho thấy các tuyên bố của Thủ tướng phản ánh được lòng dân.

"Nó thể hiện ý chí quyết tâm, bản lĩnh kiên cường của người dân, và vì thế cho nên với những gì tôi biết, nhân dân Việt Nam rất ủng hộ tuyên bố khẳng định lập trường của Việt Nam trong câu chuyện Trung Quốc xâm lấn ở Biển Đông và rất ủng hộ Thủ tướng.

"Tuy nhiên, nhng phn ng t các cơ quan liên quan, k c Đng và Quc hi, thì dường như thông qua báo chí, chúng ta thy, chưa được mnh m, mc cn phi có, chưa được mnh m."
"Theo tôi, quyền biểu tình là quyền đã được hiến định, tức là đã được Hiến pháp ghi nhận, vì thế cho nên chính quyền không nên sử dụng quyền biểu tình như một công cụ chính trị"
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao
Mặt khác theo nhà nghiên cứu, Việt Nam cần có một lập trường rõ ràng, kiên định và sự tôn trọng về quyền được hiến định của người dân về mặt quyền biểu tình của họ và không nên tùy tiện lúc thì 'động viên' khi cần, lúc thì lại 'ngăn cấm'.
Ông Giao nói: "Theo tôi, quyn biu tình là quyn đã được hiến đnh, tc là đã được Hiến pháp ghi nhn, vì thế cho nên chính quyn không nên s dng quyn biu tình như mt công c chính tr.
"Không nên như vy, luôn luôn phi to điu kin đ quyn này được thc hin, không th có lúc thì đng viên đi biu tình, lúc thì li ngăn cm biu tình, cái đó là không n, nó không phù hp vi Hiến pháp."
Nhà nghiên cứu cho rằng chính quyền, trong đó có Quốc hội và các đại biểu quốc hội có trách nhiệm phải xây dựng và ban hành càng sớm càng tốt luật biểu tình, một điều mà ông cho rằng vừa tốt cho người dân, vừa tốt cho nhà nước và cả việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

'Bỏ lỡ cơ hội'

Lãnh đạo VN và Philippines
Hiện chưa rõ Việt Nam sẽ làm gì sau khi đã 'xích lại' gần với Philippines sau vụ giàn khoan.

Xem xét nguyên nhân Việt Nam được cho là đã bỏ lỡ cơ hội để phối hợp lập trường với Philippines khi quốc gia láng giềng Đông Nam Á này yêu cầu tài phán quốc tế đánh giá 'đường lưỡi bò của Trung Quốc' trên Biển Đông, và đến nay vẫn chưa quyết định cùng tham gia cùng Philippines 'kiện Trung Quốc', ông Giao bình luận:
"Vấn đề là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tới mức nào, chứ đáng nhẽ khi Philippines tiến hành khởi kiện và đưa yêu cầu này ra, thì chính phủ Việt Nam lúc ấy nên đã cùng với Philippines để tham gia vụ kiện này.

"Nhưng có lẽ do Chính phủ Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn, kiên trì, hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không có những hành vi thô bạo để xâm chiếm các khu vực thuộc vùng biển của Việt Nam, và có lẽ chính vì lẽ đó, Chính phủ Việt Nam chưa quyết định tham gia cùng Philippines,

"Thế nhưng rất tiếc, thực tế cuộc sống đã cho thấy tính toán đó đã sai lầm. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu toan và ý đồ bá chủ cũng như các bước đi của họ tiếp theo để xâm lấn, thôn tính xuống phía Nam Trường Sa và ở trong Biển Đông"
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao

"Sợ rằng, e ngại rằng nếu tham gia cùng với Philippines, rất có thể thúc đẩy nhanh việc xâm lấn của Trung Quốc xuống phía Nam, vào các vùng biển của Việt Nam.
"Và hy vọng quan hệ song phương tốt đẹp có thể giúp cho được việc Trung Quốc sẽ không có những hành động xâm chiếm vùng biển của Việt Nam.

"Thế nhưng rất tiếc, thực tế cuộc sống đã cho thấy tính toán đó đã sai lầm. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu toan và ý đồ bá chủ cũng như các bước đi của họ tiếp theo để xâm lấn, thôn tính xuống phía Nam Trường Sa và ở trong Biển Đông."

Ông Giao nói: "Ở thời điểm này, trước tình hình như thế, tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có một quyết đoán, có một quyết định cùng với Philippines, hợp tác với Philippines, trong vụ kiện mà Philippines đã đưa ra trước trọng tài quốc tế

"Theo tôi, đấy cũng là một động thái về mặt pháp lý có thể nói là rất cần thiết để tăng cường sức mạnh trong việc đẩy lùi giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, cũng như đối phó lại với những hành vi xâm chiếm của Trung Quốc."

Gần đây, một số nhà quan sát châu Á quốc tế cũng bày tỏ quan ngại về động thái của Trung Quốc xung quanh vụ giàn khoan ở Hoàng Sa. Hôm 23/5, GS. Jean-Francois Huchet, nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại từ Viện INALCO, Paris nói với BBC rẳng Trung Quốc có thể đang mắc 'sai lầm'.

"Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này"

GS. Jean-Francois Huchet

Ông nói: "Trung Quốc hiện nay đang muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của mình và đẩy lui, đẩy hẳn Hoa Kỳ ra khỏi châu Á, để họ có thể thống lãnh khu vực, không chỉ về mặt kinh tế như trong 20 năm trở lại đây, mà còn thống trị về mặt quân sự và bảo vệ các nguồn năng lượng.

"Cho nên đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này."

Còn một nhà nghiên cứu khác, TS. Jean-Francois Sabouret, nguyên Giám đốc Mạng lưới Châu Á (Réseau Asie) từ Paris cho rằng Trung Quốc có thể sẽ lấn tới trong vụ giàn khoan nếu Việt Nam 'đơn độc':
"Nếu họ, Trung Quốc thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rõ ràng từ Nga hay Mỹ, thì có lẽ họ còn phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, thì thế nào?

"Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh," nhà nghiên cứu nói với BBC.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

VÁN CỜ TÀN TRÊN BIỂN ĐÔNG


DUYÊN LÃNG HÀ TIẾN NHẤT

http://vulep.blogspot.com.au/2014/05/van-co-tan-tren-bien-ong.html
http://vulep.blogspot.com.au/2014/05/van-co-tan-tren-bien-ong.html
Trước hành vi xâm lược của Tầu khựa, ít nhất bọn cầm quyền Hànội phải thi hành các biện pháp tối thiểu sau dây:
1.Cáo tri với toàn thế giới,
2.Mời đại sứ Tầu đến Bộ Ngoại Giao để phản đối,
3.Nếu Tầu khựa vẫn ngoan cố thì phải rút đại sứ tại Bắc Kinh về nước,
4.Chuẩn bị chiến tranh và tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc.

Thế nhưng, bọn đầu lãnh Hànội đã hoàn toàn ngậm miệng, bởi lẽ chúng há miệng bị mắc quai. Vấn đề bán đất bán đảo cho Tầu cộng đã có từ hồì thằng Hồ già còn sống thì còn nói năng gì được.

- Thứ nhất, vào ngày 15/6/1956, Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Cùng trong thời gian này, tên Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dưới quyền của HCM nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt: Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc. Lê Đốc, quyền vụ trưởng Á Châu Sự Vụ Bộ Ngoại Giao CSVN, cũng có mặt lúc đó, phụ họa thêm: Xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống.

-  Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó tức là ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng dưới quyền HCM, gởi một công hàm ngoại giao cho Chu Ân Lai, ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.

- Thứ ba, năm 1972, Cục Đo Đạc Bản Đồ trực thuộc Phạm Văn Đồng khi ấn hành bản đồ thế giới đã bỏ tên HSTS của VN và thay vào đó tên Tây Sa và Nam Sa của Trung cộng.

- Thứ tư, đặc biệt, ngày 15/10/2011, TBT Nguyễn Phú Trọng đã dẫn một đoàn cấp cao nhất của ĐCSVN và hành pháp sang Bắc Kinh, công khai và trắng trợn khẳng định VN là “tài sản quý báu” của TQ và “truyền mãi cho các thế hệ mai sau!”

Thứ nămnhưng tất cả chưa bằng chính miệng thằng giặc Hồ nói ra: Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim… (Hồ nói với Võ Nguyên Giáp, bà Bích Hà, vợ Giáp, thuật lại).

Hànội còn sợ há miệng mắc quai vì một sự thực khác nữa do các luật gia tỵ nạn phanh phui. Theo Luật Biển UNCLOS (United Nation Convention On The Law Of The See) năm 1982 thì đương nhiên thềm lục địa và cũng là vùng đặc quyền kinh tế của VN là 200 hải lý khỏi cần nộp đơn xin. VN lại còn có đủ điều kiện để xin nới rộng thêm 150 hải lý nữa nếu có nộp đơn cho Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, Liên Hiệp Quốc để xin. Nhưng bọn Hànội lưu manh làm ngược lại: vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đương nhiên hợp pháp theo luật thì chúng lại nộp đơn xin xác nhận. Trong khi có đủ điều kiện để nộp đơn xin nới rộng chúng lại lờ tít đi. Sở dĩ như vậy là bởi vì nếu nới rộng vùng đặc quyền kinh tế thì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ nằm trong lãnh hải của VN. Điều mà bọn bán nước Hànội phải tránh né vì 2 quần đảo này đã bị chúng bán cho Tầu khựa rồi và cả hai đều nằm trong đường Lưỡi Bò của Tầu khựa. Mở rộng thềm lục địa thêm 150 hải lý nữa [hạn chót là ngày 13/5/2009] là cơ hội bằng vàng để VN xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và Vịnh Bắc Việt, nhưng VGCS không làm. Chúng bán biển đảo cho Tầu cộng là như thế.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List