Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday 23 September 2020

Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?

  

Vì sao Đức ưu tiên Thái Bình Dương và lên tiếng về Biển Đông?

22 tháng 9 2020

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016

Nguồn hình ảnh, NICOLAS ASFOURI/Getty Images

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Đức Angela Merkel tham dự G20 năm 2016

Lần đầu tiên, Đức cùng Anh và Pháp bác bỏ việc đòi 'chủ quyền lịch sử' ở Biển Đông và viện dẫn thắng lợi pháp lý của Philippines chống lại Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực PCA.

Hôm 16/09/2020, đại diện của Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp và CH LB Đức cùng đưa lên Ban thư ký LHQ tại New York công hàm lần đầu cùng lên tiếng rõ rệt về tự do hàng hải ở Biển Đông.

Căn cứ vào Công ước Luật Biển UNCLOS, văn bản dạng Note Verbale của ba nước này đệ trình lên Liên Hiệp Quốc nói thẳng đến các yêu sách chủ quyền trên biển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Biển Nam Trung Hoa (South China Sea).

Mỹ đăng bản đồ Việt Nam có Hoàng Sa, Trường Sa – sự cố hay có ẩn ý?

Học giả TQ: 'VN có thể nhượng bộ chủ quyền Hoàng Sa cho Bắc Kinh'

Biển Đông: 'Không có chuyện VN chịu để TQ gây áp lực'

Biển Đông: Cố vấn an ninh Mỹ nói tuyên bố chủ quyền của TQ là 'lố bịch'

Ba quốc gia châu Âu này đã bác bỏ yêu sách của Trung Quốc qua ngôn ngữ ngoại giao, gián tiếp nói “không quốc gia lục địa nào có quyền coi các quần đảo và các cấu trúc trên biển như một tổng thể để nêu ra chủ quyền pháp lý” về vùng biển này.

Nhưng họ cũng nhắc lại phán quyết của Tòa Trọng tài tháng 7/2016 theo yêu cầu của Manila, bác bỏ yêu sách và tuyên bố chủ quyền (đường chín đoạn) của Bắc Kinh ở Biển Đông, và yêu cầu của Malaysia tháng 12/2019 muốn có lời giải thích về thềm lục địa ở vùng biển Đông Nam Á.

Vấn đề hai nước thuộc khối Asean nêu ra là để khẳng định cơ sở pháp lý cho họ trong việc đối đầu với yêu sách chủ quyền 'đường chín đoạn' mà Trung Quốc nêu ra dựa vào 'quyền có từ lịch sử hàng nghìn năm' của họ, theo cách lập luận của Bắc Kinh để đòi chủ quyền gần hết Biển Đông.

Đức lần đầu muốn can dự vào Ấn Độ - Thái Bình Dương?

A satellite image of Subi Reef, an artificial island being developed by China in the Spratly Islands in the South China Sea

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mỹ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông

Các nước châu Âu, với Anh và Pháp là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải cho tàu thuyền và quyền bay qua vùng Biển Đông dành cho mọi quốc gia trên thế giới.

Đặc biệt, sự có mặt của Đức, quốc gia trụ cột trong Liên hiệp châu Âu, ký tên cùng công hàm gửi lên Liên Hiệp Quốc về Biển Đông, cho thấy một thay đổi quan trọng trong ngoại giao nước này với châu Á và Trung Quốc.

Cho tới nay, quân đội Đức chủ yếu tập trung vào giải quyết các khủng hoảng nhân đạo ở Địa Trung Hải chứ không vươn tới châu Á-Thái Bình Dương.

Nhưng vào tháng 9 năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, Heiko Maas, lần đầu công bố văn bản chính thức mang tựa đề “Đức – châu Âu – châu Á” nhấn mạnh đến nhu cầu của Berlin muốn có mặt tại các vùng biển xa.

 

Foreign Minister Maas on the adoption of the German Government policy gu...

Auswärtiges Amt

Foreign Minister Heiko Maas issued the following statement on the adoption of the German Government policy guide...

 

 

Ông Maas nói các tuyến hàng hải, thương mại lớn của thế giới đi qua Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và cụ thể là Biển Đông phải được bảo vệ về mặt pháp lý theo tiêu chuẩn tự do hàng hải.

Giới thiệu sự chuyển hướng của Đức, ông Maas nói hôm 02/09/2020 ở Berlin:

“Chính trị Phương Tây còn nằm cả ở Phương Đông. Chúng ta muốn gửi ra thông điệp rõ ràng: ưu tiên ngoại giao của Đức nằm ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.”

“Vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương thực sự quan trọng với chúng ta, không chỉ với người Đức, mà với mọi người châu Âu. Đó là lý do chúng ta đang cộng tác với các đối tác EU, nhất là Pháp, để ra một chiến lược chung của châu Âu về Ấn Độ - Thái Bình Dương dựa trên các nguyên tắc và giá trị của chúng ta. Châu Âu chỉ có thể mạnh mẽ nói rõ về quyền lợi và giá trị của mình nếu chúng ta đoàn kết.”

Văn bản dài 40 trang lần đầu chính thức nói Đức ủng hộ chiến lược Ấn Độ- Thái Bình Dương.

Sau Pháp, nay đến Đức là quốc gia EU thứ nhì chọn sự ủng hộ chiến lược an ninh này, vốn được Hoa Kỳ và các đồng minh chủ chốt trong vùng như Nhật Bản, Úc nêu ra và được đối tác Ấn Độ nhiệt tình tán thành.

Trong lịch sử, Đức từng có thuộc địa nhỏ ở Thanh Đảo, Trung Quốc, và một số đảo ở Thái Bình Dương (quần đảo Bismarck, nay thuộc New Guinea) nhưng bị mất sau các cuộc chiến với đại cường trong vùng và vì thua trận ở châu Âu.

Từ sau Thế Chiến 2, ngoại giao Đức tập trung vào châu Âu hơn là vươn ra các khu vực bên ngoài.

Giai đoạn chấm dứt Chiến tranh Lạnh là thời kỳ Đức củng cố quá trình thống nhất hai nước Đức và quan hệ với khối Đông Âu và vùng Baltic thuộc phe xã hội chủ nghĩa cũ, giúp các nước này hội nhập EU.

Berlin cũng phát triển quan hệ ở vùng Balkans, Nam Âu và Cận Đông nhằm giải quyết vấn đề di dân.

Với châu Á, trang web của Bộ Ngoại giao Đức vừa điểm lại toàn bộ sự hiện diện văn hóa, kinh tế của Đức trong vùng, với các sứ bộ ngoại giao, thương vụ, cơ sở dạy tiếng và truyền bá văn hóa ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và các nước khác.

Trên thực tế, tuy không công bố rầm rộ, Đức đã quan tâm đến Biển Đông từ một thời gian qua.

Theo Markus Kaim viết trên trang The Diplomat (14/01/2020), hải quân Đức đã cử một sĩ quan dự chuyến hải hành FONOP bảo vệ tự do hàng hải của tàu Pháp ở vùng biển châu Á.

Cùng lúc, Đức là bạn hàng lớn của Trung Quốc và xuất khẩu nhiều hàng công nghiệp sang Trung Quốc.

Vì thế, việc tiến đến một sự hiện diện nào đó về quân sự của Đức tại Đông Nam Á sẽ còn cần nhiều thời gian.

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 18 September 2020

Bắc Kinh không che giấu quan ngại về tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản

  

 

Bắc Kinh không che giấu quan ngại về tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản

Đăng ngày: 17/09/2020 - 14:14

Add caption


Ảnh tư liệu: Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Nobuo Kishi trong một cuộc họp báo tại Tokyo ngày 16/09/2020. REUTERS - KIM KYUNG-HOON

Trọng Nghĩa

5 phút

Nội các đầu tiên của tân thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga công bố hôm qua, 16/09/2020 nhìn chung là một sự tiếp nối của chính phủ mãn nhiệm, với tám bộ trưởng được giữ nguyên vị trí. Tuy nhiên, một thay đổi ở chức vụ then chốt là bộ trưởng Quốc Phòng đã rất được chú ý, đặc biệt là từ phía Trung Quốc. Bắc Kinh đã để lộ thái độ quan ngại.

Trong tân chính phủ của thủ tướng Yoshihide Suga, như vậy là Taro Kono, 57 tuổi từ vị trí bộ trưởng Quốc Phòng của cựu thủ tướng Shinzo Abe, đã được chuyển sang làm bộ trưởng Cải Cách Hành Chính, một chức vụ mà ông từng đảm nhiệm từ năm 2015 đến năm 2016. Thay thế ông Kono tại bộ Quốc Phòng là ông Nobuo Kishi, 61 tuổi, em trai của ông Abe.

Điều được giới quan sát đặc biệt chú ý là tân bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản lại là một nhân vật nổi tiếng là thân Đài Loan, và không hề che giấu chính kiến của mình.

Ông Kishi là em ruột của ông Abe, nhưng vì đã được gia đình bên ngoại của ông Abe nhận làm con nuôi khi mới sinh, nên đã mang họ của gia đình nuôi, cùng họ với cựu thủ tướng Nobusuke Kishi, đã lãnh đạo nước Nhật từ năm 1957 đến năm 1960. Ông Nobusuke Kishi là thành viên sáng lập của Đảng Dân Chủ Tự Do đang cầm quyền và đã coi việc sửa đổi Hiến Pháp là mục tiêu quan trọng của đảng.

Bộ trưởng Quốc Phòng mới của Nhật có quan hệ rất chặt chẽ với Đài Loan. Ông đã đến thăm Đài Bắc vào tháng vừa qua để dự tang lễ của cố tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy, và cũng đã có buổi tiếp kiến ​​với tổng thống Đài Loan đương nhiệm Thái Anh Văn.

Theo nhật báo Mỹ Washington Examiner ngày 16/09, trả lời báo chí Đài Loan vào năm 2016, ông Kishi từng nói rõ rằng “Đài Loan cùng chia sẻ các giá trị chung với Nhật Bản, duy trì các quan hệ kinh tế và cá nhân chặt chẽ, và là một người bạn quan trọng của nước Nhật”. Ông Kishi nói tiếp: “Vào lúc chúng ta tăng cường quan hệ 3 bên, Nhật Bản, Mỹ và Đài Loan, Nhật Bản cũng hy vọng quan hệ hai bên eo biển Đài Loan phát triển ổn định”.

Trung Quốc thể hiện thái độ tức tối

Việc bổ nhiệm một nhân vật như ông Kishi vào một chức vụ then chốt như bộ trưởng Quốc Phòng dĩ nhiên đã rất được chú ý ở Trung Quốc, và Bắc Kinh không tránh khỏi lo ngại.

Trong thông điệp chúc mừng tân thủ tướng Nhật Bản, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Vương Văn Bân đã kèm theo một lời cảnh báo, cho biết là Bắc Kinh “hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tuân thủ nguyên tắc một nước Trung Hoa và tránh bất kỳ hình thức trao đổi chính thức nào với Đài Loan.”

Thái độ không mấy hài lòng của Trung Quốc còn thể hiện qua lời nhắn nhủ gởi tới bộ Quốc Phòng Nhật Bản: “Chúng tôi hy vọng bộ Quốc Phòng hai nước sẽ thắt chặt đối thoại và trao đổi, tiếp tục tăng cường an ninh, tin tưởng lẫn nhau, cổ vũ cho sự xây dựng quan hệ an ninh song phương và cùng bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực và quốc tế”.

Câu hỏi đặt ra là khi trở thành bộ trưởng Quốc Phòng, liệu ông Kishi còn duy trì quan điểm trước đó hay không. Trả lời báo Washington Ewaminer, Bruce Klingner, một cựu viên chức CIA, nhận định: “Tôi nghĩ là Nhật Bản sẽ tiếp tục tiến tới trong quan hệ với Đài Loan, nhưng hiện giờ chưa thể biết là sẽ đi xa đến đâu”.

Dẫu sao thì bộ Quốc Phòng phải đi theo chính sách chung của chính phủ, và trên vấn đề này, giới quan sát ghi nhận hai dấu hiệu:

Vào tuần qua người tiền nhiệm của ông Kishi, bộ trưởng Taro Kono đã từng cho rằng “Tôi phải nói Trung Quốc là mối đe dọa an ninh đối với Nhật  Bản. Họ có khả năng và có ý đồ như vậy”.

Về phần thủ tướng Suga, hôm thứ Bảy 12/09 vừa qua, ông đã không ngần ngại khẳng định trước báo chí là trong cương vị thủ tướng, ông sẽ không “khuất phục” trước Trung Quốc.

 

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.

 

 

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

  

Biển Đông: Pháp, Đức, Anh cùng gởi công hàm lên LHQ bác bỏ yêu sách của Trung Quốc

Đăng ngày: 17/09/2020 - 16:08

Một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông nằm bên bờ tây Philippines. Ảnh chụp ngày 11/05/2015.

Một bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông nằm bên bờ tây Philippines. Ảnh chụp ngày 11/05/2015. REUTERS/RITCHIE B. TONGO/POOL

Trọng Nghĩa

3 phút

Theo trang mạng của Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf CLCS), Pháp, Đức và Vương Quốc Anh vừa đệ trình một công hàm chung gởi Liên Hợp Quốc, bác bỏ các yêu sách rộng khắp của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong công hàm đề ngày 16/09/2020, ba quốc gia châu Âu xác định rằng “các quyền lịch sử” đối với vùng biển ở Biển Đông “không tuân thủ” luật pháp quốc tế và các quy định của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Các nước viện dẫn phán quyết trọng tài năm 2016 mà Philippines giành được chống lại Trung Quốc.

Công hàm cũng ghi rõ : “Pháp, Đức và Vương Quốc Anh nhấn mạnh rằng các tuyên bố chủ quyền dựa trên việc thực thi “quyền lịch sử” trên vùng Biển Đông không tuân thủ luật pháp quốc tế và các điều khoản của UNCLOS". Công hàm nhắc lại rằng phán quyết trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc, đề ngày 12/07/2016, xác nhận rõ ràng điểm này.

Khẳng định trở lại lập trường pháp lý của mình với tư cách là các quốc gia thành viên của UNCLOS, ba nước Pháp, Đức và Anh cũng cho rằng tất cả các yêu sách trên biển ở Biển Đông “cần được đưa ra và giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy tắc của UNCLOS, cũng như các phương thức và thủ tục để giải quyết tranh chấp được quy định trong Công Ước”. 

Công hàm của Pháp, Đức và Anh đã được đệ trình để đáp lại quan điểm mà Trung Quốc đã đưa ra để biện minh cho các yêu sách chủ quyền biển của họ ở Biển Đông trong các công hàm trước đó, cũng như bức thư của Trung Quốc về việc Malaysia gởi đệ trình vào tháng 12/2019 lên Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc.

Cho đến nay, Trung Quốc luôn luôn bác bỏ phán quyết 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye.

 

Đăng nhập Facebook | Facebook

Hãy đăng nhập Facebook để bắt đầu chia sẻ và kết nối với bạn bè, gia đình và những người bạn biết.

 

Anh, Pháp, Đức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

RFA
2020-09-17

Email

Ý kiến của Bạn



Hình minh hoạ. Tàu chiến của Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia Úc ở Biển Đông hôm 18/4/2020

Reuters

Bộ Ngoại giao các nước Anh, Pháp, Đức (còn gọi là nhóm E 3) hôm 16/9 đã chính thức gửi công hàm lên Liên Hợp Quốc (UN), phản đối yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tự do hàng hải và hàng không qua khu vực này.

Đây là công hàm mới nhất gửi lên UN phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông sau một loạt các công hàm tương tự được gửi đi từ các nước Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Hoa Kỳ, Australia, được bắt đầu từ công hàm của Malaysia gửi UN hồi tháng 12 năm 2019 để đăng ký phần thềm lục địa mở rộng ở khu vực phía Bắc Biển Đông.

Trong công hàm mới, nhóm E 3 khẳng định việc các quốc gia tuân thủ Công ước về luật biển của UN (UNCLOS), bác bỏ yêu sách đường cơ sở thẳng mà Trung Quốc áp dụng đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Nhóm E3 cũng nhấn mạnh “các đòi hỏi (về chủ quyền) liên quan đến quyền lịch sử ở Biển Đông là không đúng với luật quốc tế và các điều khoản của UNCLOS”, đồng thời khẳng định điều này trong phán quyết của Toà Trọng tài quốc tế đưa ra hồi năm 2016 bác bỏ tính hợp lệ của đường đứt khúc 9 đoạn mà Trung Quốc tự vẽ ra trên biển.

Anh, Pháp, Đức, trong công hàm này, cũng bày tỏ mong muốn các bên có yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông nên tìm giải pháp hoà bình để giải quyết các tranh chấp trong khu vực theo quy định của UNCLOS.

Nhóm E3 khẳng định rằng mặc dù nhóm nêu lập trường về Biển Đông nhưng không đứng về bất cứ bên nào trong tranh chấp về chủ quyền trong vùng nước tranh chấp này.

Hồi tháng 8 năm 2019, nhóm 3 nước cũng đưa ra một tuyên bố chung bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông, đồng thời kêu gọi Trung Quốc và ASEAN sớm đạt được một Bộ quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, hợp tác và dựa trên luật pháp.

Trung Quốc hiện là nước đòi hỏi chủ quyền phần lớn diện tích Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò. Các nước khác cũng có những đòi hỏi về chủ quyền ở đây bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

 

 

 

 

__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday 17 September 2020

Thư số 107a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

 Thư số 107a gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam

                                                                                             Phạm Bá Hoa

 

Với thư này, tôi tổng hợp những tin tức mà tôi có được, liên quan đến hồ sơ Biển Đông + Hồ sơ Thương Mại Hoa Kỳ với Trung Cộng + Hồ sơ SpaceX phủ sóng 6G toàn cầu + Hồ sơ giáo dục Việt Nam thời Việt Cộng, ảnh hưởng trực tiếp lẫn gián tiếp đến ước mơ của tôi -một Quân Nhân chưa tròn trách nhiệm với Quê Hương Dân Tộc- là chế độ độc tài trên đất nước Việt Nam sẽ sụp đổ. Vì tôi tin là khi Trung Cộng suy sụp, sẽ là cơ hội giúp đồng bào Việt Nam trong nước thực hiện được quyết tâm giành lại “Quyền Làm Người” của mình, trong khi Cộng Đồng Việt Nam Tị Nạn Cộng Sản tại hải ngoại với nhiều thuận lợi tại các quê hương thứ hai, sẽ vận động các quốc gia bản xứ trợ giúp những nhu cầu thiết yếu vào những thời gian thích hợp, để khôi phục và phát triển toàn diện xã hội Việt Nam, nhất là nền giáo dục “nhân bản, khai phóng, và khoa học”, thích nghi với truyền thống dân tộc.    

Thứ nhất. Hồ sơ Biển Đông.

1a. Trung Cộng dọa bắn nếu chiến hạm Hoa Kỳ vào Biển Đông.

Ngày 27/8/2020,  theo hãng tin Sputnik của Nga thì Thượng Tá Lin, phát ngôn viên Bộ Tư Lệnh Phương Nam của Trung Cộng tuyên bố rằng:

“Chúng tôi cảnh báo là có thể xảy ra "tai nạn quân sự" đối với hành động “khiêu khích" của Hoa Kỳ, sau khi Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USS Mustin vào khu vực Biển Đông, thuộc lãnh hải của chúng tôi. Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ hãy dừng lại những hành vi khiêu khích đó, và hạn chế những hành động trên Biển Đông để tránh các tai nạn quân sự thể xảy ra”.   

Vẫn theo báo Sputnik, Hoa Kỳ cho biết là chiến hạm USS Mustin thực hiện hoạt động thường lệ tại khu vực lân cận của quần đảo Hoàng Sa, trong khuôn khổ Luật Biển trên vùng biển quốc tế với mục đích  bảo vệ tự do hàng hải. Nhưng Trung Cộng vẫn nói là Hoa Kỳ vi phạm vùng biển của họ, buộc họ phải theo dõi chiến hạm của Hoa Kỳ.

Thực chất đó là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Trung Cộng chiếm đóng trái phép. (trích email nguyenvantung...)

1b. Đảo quốc Palau mời Hoa Kỳ xây dựng căn cứ quân sự.     

Palau Joins ISA - Drishti IASCộng Hòa Palau thành lập năm 1978, bao gồm một chuỗi các đảo dọc theo sườn đại dương ở phía Tây Thái Bình Dương, 800 cây số về phía Đông của Philippines, và 2.000 cây số về phía Bắc của Australia. Palau là một phần của các đảo rải rác được gọi chung là quần đảo.(trích trong Wikipedia)

Ngày 13/7/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo chánh thức tuyên bố về lập trường của Hoa Kỳ về Biển Đông, là Hoa Kỳ bác bỏ các yêu sách Trung Cộng tự giành chủ quyền trên Biển Đông, và cam kết hợp tác với các quốc gia trong khu vực để bảo đảm khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Và cuối tháng 8/2020, Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper trong chuyến thăm các đảo quốc vùng Tây Thái Bình Dương, có thăm đảo quốc Palau và thảo luận tình hình Biển Đông với Tổng Thống Tommy Remengesau. 

Palau đảo quốcNgày 5/9/2020, Tổng Thống đảo quốc Palau gởi thư đến Hoa Kỳ.  Trong lá thư trao tận tay Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ Mark Esper, Tổng Thống Cộng Hòa Palau Tommy Remengesau Jr nóí rằng: “Đảo quốc Palau rất hoan nghênh Hoa Kỳ đến xây dựng căn cứ quân sự để đối phó với Trung Cộng”.

Sâu vào nội dung, Tổng Thống đảo quốc Palau nhấn mạnh rằng: “Đây là vị trí quan trọng để Hoa Kỳ đối phó với sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Cộng tại khu vực, trong tình trạng hai đảo quốc vùng này chấm dứt bang giao với Đài Loan và quay sang thiết lập bang giao với Trung Cộng”.

Và  Tổng Thống đảo quốc Palau đề nghị: “Hoa Kỳ xây dựng căn cứ quân sự xong, sau đó đưa quân đội đến Palau hoạt động thường xuyên. Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trên đảo quốc Palau, sẽ giúp cải thiện tình hình an ninh, đồng thời giám sát được vùng biển rộng lớn này. Đảo quốc chúng tôi không thể tự bảo vệ được, vì không thể tổ chức quân đội. Theo Hiệp Ước ký năm 1994, Hoa Kỳ sẽ giúp chúng tôi bảo vệ đảo quốc”.

Cuốí thư, Tổng Thống Tommy viết: “Chúng ta nên tận dụng nội dung Hiệp Ước năm 1994 để có căn cứ quân sự Hoa Kỳ thường trực tại Palau, sẽ giúp hai bên cùng có lợi. Đồng thời sẽ giảm bớt sự tranh giành ảnh hưởng từ Trung Cộng. Nhất là, người dân chúng tôi sẽ được hưởng lợi về kinh tế”.

Xin nhắc lại là năm 2019,  Tổng Thống đảo quốc Palau kêu gọi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump, là Hoa kỳ cần có một lực lượng quân sự mạnh mẽ tại vùng Tây Thái Bình Dương, giúp bảo vệ khu vực này trước sự hung hãn của Trung Cộng.

See the source imagePalau là một trong số bốn đảo quốc vùng Tây Thái Bình Dương có bang giao chánh thức với Đài Loan. Nhưng năm 2019 vừa qua, đảo quốc Solomon và đảo quốc Kiribati cắt đứt bang giao với Đài Loan và thiết lập bang giao với Trung Cộng. Năm 2018, đảo quốc Palau từ chối đề nghị của Trung Cộng chấm dứt bang giao với Đài Loan để bang giao với họ, và họ sẽ cho phép người dân của họ du lịch Palau.

(Một phần đảo quốc Palau nhìn từ trên cao. The Guardian)

Hoa Kỳ đã có kế hoạch thành lập một trạm radar quân sự ở Palau vào năm 2020 này, nhưng kế hoạch phải tạm hoãn vì dịch bệnh Covid-19 lây lan khắp nơi.  (trích trong e-mail phuchungviet....dẫn tin The Guardian)

1c. Hội nghị ASEAN.

Ngày 9/9/2020, “Hội nghị cấp Ngoại Trưởng ASEAN” lần thứ 53 khai mạc qua hình thức trực tuyến do Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Việt Cộng Phạm Bình Minh chủ  tọa. Theo bản tin Reuters, Ủy Viên Quốc Vụ Viện/Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị cáo buộc rằng: “Hoa  Kỳ đã can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông vì những nhu cầu chính trị của họ, và đó chính là động lực lớn nhất của tình trạng quân sự hóa Biển Đông”.

ông Vương Nghị khẳng định rằng: “Hòa bình và ổn định là lợi ích chiến lược lớn nhất của Trung Quốc tại Biển Đông. Đó cũng là mong muốn chiến lược chung của Trung Quốc và các nước ASEAN".

Theo hãng tin Bloomberg News, Ngoại Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh, với tư cách đại diện cho quốc gia thành viên đang là Chủ Tịch luân phiên ASEAN,  tuyên bố: “Chúng tôi hoan nghênh những đóng góp chủ động có tính cách xây dựng của Hoa Kỳ cho những nỗ lực của ASEAN nhằm duy trì hòa bình, ổn định, và phát triển ở Biển Đông”.

Trong khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, tuyên bố: “Tháng 8/2020 vừa qua, Hoa Kỳ chánh thức thông báo lệnh trừng phạt 24 công ty quốc doanh Trung Cộng đã thực hiện công trình bồi đấp các Đá Ngầm thành các đảo nhân tạo Biển Đông. Và chúng tôi kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á tẩy chay các công ty Trung Cộng đã tham gia vào công trình đó”.  

ASEANVẫn Ngoại Trưởng Hoa Kỳ: “Trung Cộng luôn bắt nạt các quốc gia ven Biển Đông để tự giành chủ quyền mà Trung Cộng gọi là “chủ quyền lịch sử” của họ để tranh đoạt tài nguyên trong lòng biển và dưới đáy biển. Tòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết ngày 12/7/2016 do hồ sơ kiện của Philippines, đã bác bỏ chủ quyền đó, đồng thời khẳng định chủ quyền cực nam của Trung Cộng là điểm cuối của đảo Hải Nam mà thôi. Gần đây, Trung Cộng liên tục tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông, trong khi các quốc gia  ven Biển Đông đang bận rộn chống Coronavirus, sau khi các quốc gia này cùng với Hoa Kỳ và Australia lần lượt gởi Công Hàm đến Liên Hiệp Quốc ủng hộ phán quyết của tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc, và phản đối Trung Cộng giành chủ quyền Biển Đông.    

“Vì vậy mà Hải Quân và Không Quân Hoa Kỳ gia tăng tuần tra ngang qua Biển Đông, nhằm ngăn chận sự lộng hành của Trung Cộng, đồng thời với biện pháp trừng phạt những công ty và những cá nhân Trung Cộng đã tham gia bồi đấp 7 Đá Ngầm trở thành đảo nổi và quân sự hóa trên đó. Hành động của Hoa Kỳ hoàn toàn trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, với mục đích bảo vệ đường hàng hải và đường hàng không quốc tế ngang qua Biển Đông”. (trích bản tin AFP) 

Trong phiên họp tối ngày 10/9/2020 dưới tên gọi “Hội nghị cấp cao Đông Á” (EAS) lần thứ 10, vẫn do Ngoại Trưởng Việt Cộng chủ tọa. Tham dự trực tuyến gồm 10 quốc gia thành viên ASEAN, cộng với Australia + New Zealand + Ấn Độ + Nhật Bản + Đại Hàn + Nga + Hoa Kỳ. Đại diện các nước tham gia, đã bày tỏ quan ngại về tình hình Biển Đông và kêu gọi không gây căng thẳng, làm phức tạp thêm tình hình.

Xin nhắc lại là tổ chức “Cấp Cao Đông Á” (EAS) ra đời năm 2005, và hội nghị lần đầu tiên do Malaysia tổ chức, với sự tham gia của lãnh đạo 10 quốc gia thành viên ASEAN + Australia + New Zealand + Nhật Bản + Đại Hàn + Ấn Độ.  Hội nghị này chủ trương là Diễn Đàn của các lãnh đạo đối thoại về các vấn đề chiến lược nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á. Hội nghị Cấp cao EAS lần thứ 5, quyết định mời thêm Nga và Hoa Kỳ tham gia hội nghị Cấp Cao Đông Á  lần 6 do Indonesia tổ chức cuối năm 2011.

Ngày 12/9/2020, Hội nghị ASEAN kết thúc. Hồ sơ Biển Đông thu hút sự chú ý của các thành viên tham dự. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Cộng có chấp nhận tôn trọng UNCLOS 1982 hay không, Ngoại Trưởng Việt Cộng Phạm Bình Minh nhấn mạnh rằng: “Biển Đông luôn là vấn đề trọng tâm tại các hội nghị của ASEAN, bởi Biển Đông là một trong những đường hàng hải quan trọng của thế giới, liên quan đến lợi ích của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Chúng tôi luôn kêu gọi tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công Ước UNCLOS 1982. Tất cả các nước, trong tuyên bố của mình tại hội nghị, đều khẳng định là phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Tôi thấy rằng, các nước đều là thành viên của công ước 1982, trong đó có cả Trung Quốc, Việt Nam, và các nước ASEAN, vì vậy trách nhiệm tôn trọng Công Ước UNCLOS 1982 là điều đương nhiên đối với các thành viên của Công Ước". (trích e-mail thanhpham dẫn tin từ đài BBC)

Nhận định.

Nếu tôi không lầm thì ngày 30/3/2020 là lần đầu tiên, phái đoàn Việt Cộng tại Liên Hiệp Quốc trình Công Hàm của Bộ Ngoại Giao lên Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc, với nội dung là Việt Cộng bác bỏ tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Cộng ở Biển Đông, đồng thời khẳng định chủ quyền và quyền tài phán của Việt Cộng. Việt Cộng ủng hộ chính trị và pháp lý đối với Malaysia và Philippines, và tái khẳng định đường lối chính trị của Việt Cộng dựa trên pháp lý quốc tế trong các vấn đề Biển Đông. Và trong hội nghị ASEAN vừa họp xong là lần thứ 2, Việt Cộng nhắc khéo Trung Cộng phải tôn trọng Công Ước Quốc Tế về Luật Biển.

Vậy, có phải nhóm lãnh đạo Việt Cộng bị áp lực trong nội bộ, cùng lúc với những biện pháp mà Hoa Kỳ áp dụng với Trung Cộng ngày càng mạnh mẽ và quyết liệt, sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi vòng tay của Trung Cộng chăng?

Thứ hai. Hồ sơ thương mại mở rộng.

2a. Hoa Kỳ đóng cửa các Viện Khổng Tử của Trung Cộng.

Ngày 1/9/2020, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói rằng: ”Những trung tâm văn hóa Viện Khổng Tử Trung Cộng trong khuôn viên các trường đại học Hoa Kỳ sẽ đóng cửa vào cuối năm 2020 này”

Ông Pompeo cáo buộc rằng: “Các viện này do chánh phủ Trung Cộng tài trợ đang hoạt động nhằm tuyển dụng "gián điệp và cộng tác viên" tại các trường đại học Hoa Kỳ. Tôi nghĩ, mọi người sẽ nhìn thấy rủi ro đi kèm các viện này. Những tổ chức này có thể thấy điều đó, và tôi hy vọng chúng ta sẽ đóng cửa tất cả các Viện Khổng Tử trước cuối năm 2020 này".

Ngoại Trưởng Pompeo cũng đề cập đến các hành động mà Tổng Thống Donald Trump đã thực hiện để hạn chế hoạt động của các công ty Trung Cộng như tập đoàn Huawei, và cho biết: “Hoa Kỳ sẽ có những hành động tiếp theo”.

2b. USPS Hoa Kỳ loại bỏ Trung Cộng ra khỏi danh sách.

Ngày 28/8/2020, cô Cát là người gốc Trung Hoa đang sống ở New York, muốn gửi một tập tài liệu cho người thân hiện ở Trung Cộng. Cô đến dịch vụ bưu chính Hoa Kỳ (USPS) gần nhà Cô. Sau khi Cô nói với nhân viên là Cô cần gởi về Trung Quốc, thì nhân viên trả lời ngay, rằng: “Trong danh sách các quốc gia của chúng tôi để gởi hàng hay nhận hàng, không có tên Trung Quốc, nên chúng tôi không thể chuyển hàng đến đó được”. 

Cô Cát thuật chuyện trên đây cho phóng viên trang BLDaily nghe, và Cô nói: “Tôi rất ngạc nhiên, vì từ trước đến nay tôi gởi bình thường, có sao đâu”.

Sau đó, cô Cát lại đến các trung tâm dịch vụ chuyển phát nhanh và vận chuyển hàng hóa toàn cầu UPS (United Parcel Service) khác. Nhân viên ở đó nói rằng: “Có thể gởi được nhưng chi phí rất cao, với mấy trang giấy trên tay Cô có thể khoảng 120 mỹ kim chớ không ít. Và điều quan trọng là không biết bên kia có thể nhận được hay không, mà nếu nhận được cũng phải từ 3 đến 6 tháng”.

Cô Cát gọi cho trung tâm chuyển phát nhanh quốc tế FedEx, nhưng đầu giây bên kia trả lời là không gởi được. Cô lại gọi sang bộ phận chăm sóc khách hàng tại trụ sở FeDex, nhưng không ai nghe máy.

Cô Cát gượng cười nói với phóng viên rằng: “Tại sao không nói không rằng đã tuyệt giao rồi?  Rồi Cô mĩm cười: “Xem ra ngày tháng gian nan của Đảng Cộng Sản Trung Quốc sắp đến rồi”. (Theo Chen Xi, BLDaily.com Vũ Dương biên dịch)

2c. Thêm tin tức về tập đoàn Huawei của Trung Cộng.     

Tuần trước, tôi có trình bày về tập đoàn Huawei rằng: Ngày 7/8/2020, Giám Đốc Điều Hành (CEO) Yu Chengdong của tập đoàn viễn thông Huawei Trung Cộng, nói với diễn đàn kỹ nghệ rằng: “Tập đoàn Huawei sẽ ngừng sản xuất loại “chipset” cho điện thoại thông minh Kirin 9000 từ ngày 15/9/2020 do các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, và điều này sẽ gây ra thiệt hại rất lớn cho tập đoàn chúng tôi”. 

Hôm nay xin tiếp.

Huawei bi My trung phat anh 2Năm 1987, ông Nhậm Chính Phi thành lập Huawei Technologies tại đặc khu kinh tế Thẩm Quyến, lúc ấy thành phố này còn trong tình trạng rất hạn chế đối với nền kinh tế Trung Cộng, nếu so với Hong Kong -và các đô thị lớn- thì thua rất xa. 

Nhưng 30 năm sau -1987 2017-  Thẩm Quyến trở thành biểu tượng "phép màu kinh tế” của Trung Cộng.

Và rồi, trong ngày kỷ niệm 40 năm thành lập đặc khu kinh tế Thẩm Quyến vào cuối tháng 8/2020 vừa qua, thành phố 13.000.000 dân này phải đối mặt với một tương lai thật là thê thảm! Vì Hoa Kỳ ra lệnh cấm tập đoàn Huawei và tất cả công ty con của Huawei, không được mua sản phẩm bán dẫn do Hoa Kỳ sản xuất kể từ tháng 9/2020. Giới quan sát nhận định rằng: “Quyết định của Hoa Kỳ chẳng khác nào “tuyên án tử hình" đối với Huawei trên thị trường quốc tế”.

Theo South China Morning Post, nếu Huawei suy thoái hoặc chết yểu, nền kinh tế Thẩm Quyến bị vố đòn nặng. Không chỉ vậy, niềm tin của giới đầu tư dành cho nền kinh tế và các ngành kỹ nghệ Trung Cộng, cũng sẽ lao dốc nghiêm trọng.

Chuyên gia Liu Kaiming -Giám Đốc Viện Quan Sát Đương Đại ở Thẩm Quyến- cho biết: “Tập Đoàn Huawei bị trừng phạt, sẽ làm suy yếu toàn bộ chuỗi cung ứng điện tử của Trung Quốc. Không công ty nào tại Trung Quốc có thể thay thế Huawei để cạnh tranh trên thị trường thế giới. Và khi Huawei không chịu nổi lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ thì không doanh nghiệp nào chịu nổi".

Ông Liu Kaiming nói thêm rằng: “Năm 2019, nền kinh tế Thẩm Quyến vượt qua quy mô của kinh tế Hong Kong, đã đóng góp đến 7% tổng sản lượng của kinh tế Thẩm Quyến, trở thành viên ngọc quý của Thẩm Quyến. Vì vậy mà khi Huawei bị vố đòn quá nặng, thì đặc khu kinh tế Thẩm Quyến cũng bước vào giai đoạn thê thảm.

“Nhớ lại giai đoạn 2014-2016, Huawei đầu tư vào nghiên cứu phát triển ở Thâm Quyến nhiều hơn mọi doanh nghiệp khác, kể cả Tencent, DJI, đến BYD. Huawei giúp Thẩm Quyến trở thành nơi thu hút nhân tài kỹ thuật hàng đầu Trung Quốc. Zhang Ji, 27 tuổi, vừa lấy bằng tiến sĩ ngành trí tuệ nhân tạo ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung, được Huawei tuyển với mức lương khởi điểm 2 triệu NTD (291.000 USD) mỗi năm, cao gấp 10 lần mức lương trung bình của những người mới có bằng tiến sĩ. Huawei cũng là doanh nghiệp tuyển dụng nhiều nhất sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc trong năm 2019”.

Vẫn theo báo SCMP dẫn lời ông Peng Pen -Phó chủ tịch Tổ chức Nghiên Cứu Cải Cách Hệ Thống Quảng Đông- cho rằng: “Lệnh cấm vận của Hoa Kỳ đối với Huawei sẽ ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế Trung Cộng. Đây là dấu hiệu cho thấy các tập đoàn Trung Cộng sẽ không được chào đón trên thị trường quốc tế như trước đây nữa”.

Trong khi chuyên gia Liu Kaiming:Với "cái chết" của Huawei sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Trung Cộng. Thời kỳ các doanh nghiệp Trung Cộng được coi là yếu tố quan trọng trong các chuỗi cung ứng kỹ nghệ toàn cầu vừa trôi qua. Đầu tháng 8/2020 vừa qua, Catcher Technology -doanh nghiệp nhận đầu tư từ Đài Loan và là nhà cung ứng của Apple - tuyên bố sẽ bán toàn bộ cổ phần ở hai công ty địa phương cho Lens Technology với giá 1 tỷ 430 triệu mỹ kim. Hồi tháng 7/2020, Wistron -cũng là nhà cung ứng của Apple- cho biết sẽ bán hai công ty con cho một doanh nghiệp địa phương”.

Vẫn theo ông Liu, thì giới quan sát cho rằng: “Tập đoàn Huawei chỉ còn thị trường nội địa để cứu vãn tương lai. Các công ty Trung Cộng như Huawei sẽ buộc phải rời bỏ thị trường Hoa Kỳ và Châu Âu, vì các thị trường này không còn niềm tin vào Huawei”. (trích bài của ông Bùi Ngọc ngày 31/8/2020)

2d. Hoa Kỳ hủy thị thực sinh viên gian trá Trung Cộng du học. 

Ngày 9/9/2020, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chánh thức xác nhận : “Hoa Kỳ đã hủy thị thực của hơn 1.000 công dân Trung Cộng du học và nghiên cứu tại Hoa Kỳ, vì họ là những người mà chúng tôi phát giác có liên quan đến quân đội Trung Cộng, là thành phần mà theo lệnh của Tổng Thống là phải hạn chế vì an ninh quốc gia. Danh sách các cá nhân bị tước thị thực không được công bố.

Những người bị hủy thị thực nói rằng, họ nhận được thông báo qua email từ tòa Đại Sứ và tòa Tổng Lãnh Sự Trung Cộng tại Hoa Kỳ ngày 9/9/2020. Đa số trong số này là sinh viên đại học và sau đại học, được cấp thị thực F-1 theo học các ngành khoa học, kỹ nghệ, kỹ thuật, và toán học”. (trích bản tin của Reuters dẫn tin từ người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ).

Thứ ba. Chòm sao vệ tinh Hoa Kỳ sẽ phủ sóng toàn cầu.

Người dân Trung Cộng đang mong chờ ngày “bức tường lửa kiểm duyệt” của đất nước này sẽ không còn tác dụng khi mà “chòm sao vệ tinh” của Hoa Kỳ chánh thức hoạt động.

Xin nhắc lại.

Ngày 23/5/2019, từ Cape Canaveral tiểu bang Florida, SpaceX -chủ nhân là tỷ phú Elon Musk- phóng thành công hỏa tiễn Falcon 9 mang theo 60 vệ tinh mini, và một tiếng đồng hồ sau đó, các vệ tinh này được đưa vào quỹ đạo quanh Trái Đất ở tầng thấp -tự cây số đến 1325 cây số- trong mục đích truyền đạt internet đến khắp nơi trên quả địa cầu. Đây là lần phóng vệ tinh đầu tiên, sẽ có những lần phóng nữa trong năm 2019 và vài năm tiếp theo, để đạt đến con số 12.000 vệ tinh mini lên quỹ đạo Trái Đất ở tầng thấp trong chương trình của SpaceX, với mục đích tạo ra một  mạng lưới phát sóng internet dày đặc khắp thế giới, với công suất cho người sử dụng lên đến 1 terabit trong mỗi giây đồng hồ  (trích bản tin từ đài VOA).

Kỹ nghệ 6G với vệ tinh mini do Hoa Kỳ phát minh, sẽ đem lại cho nhân loại 4 tác dụng sau đây:

Một là. Tốc độ truyền dữ liệu internet vệ tinh của Hoa Kỳ lớn gấp 40 lần so với tốc độ truyền internet qua sợi cáp quang chạy ngầm dưới biển, và lớn gấp hơn 10 lần so với tốc độ mạng 5G Huawei của Trung Cộng. 

Hai là. Vì không sử dụng giây cáp quang, trạm thu phát BTS mặt đất, bộ máy nhân sự các nhà mạng trung gian, ..v..v..., mà truyền từ trên không trung xuống thẳng mặt đất dưới dạng sóng 6G, nên chi phí mạng internet vệ tinh sẽ rẻ bằng 1/10 so với chi phí sử dụng internet hiện tại. Dự tính là cả thế giới sẽ đổ xô vào sử dụng dịch vụ giá rẻ mà phẩm chất cao, trong khi mạng cáp quang ADSL sẽ lão hóa, còn 5G của Huawei coi như chết yểu.

Ba là. Vì phát trực tiếp từ 12.000 vệ tinh mini, nên bất cứ lúc nào và tại bất kỳ vị trí nào trên bề mặt trái đất cũng đều nhận được. Với hệ thống sóng internet 6G lan rộng mang theo tri thức đến toàn nhân loại, đến tận những vùng đất xa xôi hẻo lánh, thậm chí là những vùng cô lập nhất thế giới cũng nhận được.

Bốn là. Vì phát sóng trực tiếp đến người sử dụng mà không thông qua bất kỳ sự trung gian nào (VNPT hoặc Viettel v.v.......), nên không một chế độ độc tài nào có thể sử dụng bất cứ biện pháp nào để ngăn chận người dân của họ tiếp cận hệ thống internet 6G này, như Luật An Ninh Mạng của lãnh đạo Việt Cộng chẳng hạn (trích trên e-mail của “vantran4444...” ngày 2/6/2019 do tóm lược fb của Lê Trung Kiên).

Phủ sóng Internet toàn cầu từng là cuộc đua của các tỷ phú . Ngoài SpaceX của Elon Musk, còn có  GoogleFacebook cũng từng thực hiện các dự án tương tự. Google đã từng giới thiệu dự án Project Loon với những quả khinh khí cầu điều khiển từ xa để cung cấp Internet miễn phí trên toàn cầu. Trong khi dự án của Facebook là sử dụng phi cơ không người lái do chính hãng phát triển. Tuy nhiên, dự án này đã hủy bỏ khi chưa thật sự bắt đầu (trích bài của T.Thuy dẫn tin từ The Verge/RT)

Và tiếp theo.

3a. Chòm sao vệ tinh đang thử nghiệm.

Tính đến nay có tổng cộng 540 vệ tinh Starlink được SpaceX phóng lên quỹ đạo. Dự chi cho toàn bộ dự án “chòm sao vệ tinh Starlink”, ước tính vào khoảng từ 10 tỷ đến 15 tỷ mỹ kim.

“Chòm sao vệ tinh Starlink” của SpaceX đang thử nghiệm và sắp vào hoạt động, là hệ thống với 12.000 vệ tinh bao quanh Trái Đất ở tầng thấp. Những người thử nghiệm Starlink Beta hầu hết là ở Bắc Mỹ và Canada, có nhiệm vụ sử dụng Internet do Starlink Beta cung cấp 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày và cung cấp phản hồi, trong khoảng thời gian 8 tuần lễ. Kèm theo đó là hình ảnh về thiết bị đầu cuối thu tín hiệu trên mặt đất của Starlink Beta dạng chảo parabol.

Tỷ phú Elon Musk phóng loạt vệ tinh để phủ sóng Internet trên toàn cầu - 1Tỷ phú Elon Musk -chủ nhân SpaceX- đã xác nhận tính xác thực của hình ảnh thiết bị thu qua một đoạn Tweet cho biết: “Thiết bị đầu cuối Starlink có động cơ để tự định hướng cho góc nhìn tốt nhất. Không cần chuyên gia cài đặt, chỉ cần cắm điện vào và chỉnh cho nó có một hướng tốt lên bầu trời. Có thể đặt ở trong vườn, trên mái nhà, trên bàn, hay bất cứ đâu, miễn là nó có một khoảng không gian rộng để hướng lên bầu trời”.

Trong thời gian gần đây, nếu nhìn lên bầu trời đêm ở châu Mỹ, bạn có thể thấy một loạt các điểm sáng được sắp xếp gọn gàng. Đó không phải là các ngôi sao, mà là các vệ tinh ở quỹ đạo thấp do SpaceX phóng ra. Toàn bộ dự án khi thực hiện xong, sẽ bao phủ tất cả các khu vực trên Trái đất. Sự xuất hiện của thiết bị thu hình parabol này hướng lên bầu trời, cho thấy dự án Starlink đã bắt đầu khởi động và có thể được thực hiện sớm nhất ở Nam Mỹ Châu. Cuối cùng, người dùng trên toàn thế giới có thể sử dụng thiết bị này.

3b. Tường lửa của Trung Cộng (và Việt Cộng) có tác dụng không?

Ngày 14/7/2020, Trâu Thừa Phong -một cựu doanh nhân tư nhân Trung Cộng- đang sống tại Hoa Kỳ, đã giúp ít nhất hàng trăm ngàn cư dân mạng Trung Cộng vượt tường lửa trong những năm gần đây. Từ lâu, Ông đã quan tâm đến dự án “chòm sao vệ tinh Starlink”, ông nói rằng: “Mặc dù dự án Starlink không có ý định giúp cư dân mạng Trung Cộng (và Việt Cộng) vượt qua tường lửa, nhưng nó có tác dụng như vậy. Nếu Starlink thực sự muốn vượt qua tường lửa của Trung Cộng (và Việt Cộng) có thể nói là rất dễ”.

Ngày 22/2/2018, khi hai vệ tinh thử nghiệm Starchain được phóng thành công, Tổng Biên Tập tờ “Thời báo toàn cầu” Hồ Tích Tiến, đã đăng trên Weibo vào ngày hôm sau -23/2/2018- nói rằng: “Sớm hay muộn, tường lửa của Trung Quốc sẽ thất bại do sự phát triển của kỹ nghệ truyền thông của Hoa Kỳ. Điều này có nghĩa là chánh phủ Trung Quốc nên giảm dần sự phụ thuộc vào tường lửa. Nếu không, một khi bức tường này bị phá vỡ, hậu quả sẽ là thảm họa”.

Chỉ có vậy là trang Weibo này đã bị xóa sổ.

3c. Liệu có trở ngại với người sử dụng không?

Theo Giáo Sư Larry Press -trường đại học vùng Marvile Hill tiểu bang California- thì: “Tôi nghĩ rằng, điều này có thể có trở ngại, vì khó có thể tưởng tượng là Trung Cộng sẽ cho phép người dân sử dụng thiết bị đầu cuối. Ngay cả khi cư dân mạng ở Trung Cộng có được máy thu thông qua các kênh đặc biệt, họ vẫn không thể sử dụng dịch vụ Starlink, trừ khi nhà cầm quyền Bắc Kinh cho phép Starlink truyền tín hiệu đến đại lục”.

Trong khi phóng viên Secretchina đã gởi thư cho Tập Đoàn Kỹ Nghệ SpaceX, với câu hỏi: “SpaceX có đàm phán với Trung Cộng về dự án Starlink chưa, nhưng chưa nhận được trả lời”.

Fabian Marquest -nhà nghiên cứu tại Viện Khoa Học Máy Tính tại đại học Bon, Đức quốc- người theo dõi chặt chẽ dự án Starlink, tin rằng dịch vụ của Starlink sẽ hoàn toàn không được biết đến ở Trung Cộng, cư dân mạng lục địa Trung Hoa không nên vui mừng quá sớm: “Tôi nghĩ mọi người không nên quá vui mừng, nhất là với những người sống tại các quốc gia không có tự do, chúng tôi không biết liệu dịch vụ Starlink có thể thâm nhập vào các thị trường này hay không”. (Theo Secretchina, Phụng Minh biên dịch, trong e-mail của luongnguyen ....)

Thứ tư. Nhận định nền giáo dục của Việt Cộng.      

Giáo dục, bao gồm: “Giáo dục gia đình, giáo dục học đường, và  giáo dục xã hội”.

(a)  Giáo dục gia đình: do bẩm sinh, huyết thống, và cung cách sống của các thành viên trong gia đình, nhất là ông bà cha mẹ.

 

(b)Giáo dục học đường: do chính sách của chánh phủ, hệ thống tổ chức, biên soạn sách  giáo khoa, đào tạo nhà giáo và chính sách hỗ trợ nhà  giáo, hỗ trợ học sinh sinh  

          viên, phương pháp giảng dạy, cung cách của thầy dạy.

 

(c) Giáo dục xã hội: do những chính sách cùng hệ thống điều hành của chánh phủ, những sự kiện phát sinh và những phương cách giải quyết trong các lãnh vực sinh hoạt  

xã hội.

 

Giáo dục, là chính sách chiến lược của lãnh đạo thực hiện mục tiêu quốc gia theo nguyện vọng người dân. Muốn đất nước phát triển như thế nào, lãnh đạo phải hoạch định chính sách chiến lược như thế ấy, và điều hợp các ngành liên quan căn cứ vào đó soạn thảo chiến lược dài hạn và những kế hoạch ngắn hạn để thực hiện.

Các Anh đọc kỹ nhận định của một số nhân vật trong nước về hậu quả của nền giáo dục Việt Nam thời Việt Cộng dưới đây: 

Năm 2004, Giáo Sư Hoàng Tụy trong nhóm nghiên cứu giáo dục Hà Nội, phát biểu: “Chương trình giáo dục Việt Nam trong bao nhiêu năm qua vẫn trong tình trạng lạc hậu, thi cử nặng nề với phẩm chất rất kém. Sách giáo khoa cũng không thích ứng với hoàn cảnh đất nước, nghĩa là những cải cách trước đây không đạt được hiệu quả so với nhu cầu đất nước. Những sự kiện gian dối trong giáo dục cũng như trong thi cử, làm xói mòn niềm tin của tuổi trẻ và phụ huynh, dẫn đến tình trạng ngày càng trở nên trầm trọng, thậm chí nó đánh mất niềm tin của mọi người trong xã hội. Nội dung và phương pháp giáo dục thể hiện xu hướng hư học cổ lỗ, dành nhiều thời gian học những kiến thức lạc hậu vô bổ... Đặt nặng quá mức thi cử và bằng cấp, nhà trường đã vô tình trút vào xã hội mọi thứ rác rưởi độc hại là bằng cấp giả, bằng cấp dỏm, học giả... ...

Vậy mà ngày 23/2/2004, Bộ Giáo Dục & Đào Tạo đã ban hành Quyết Định, bắt buộc sinh viên đại học toàn quốc phải học và thi tốt nghiệp các môn học chính trị, bao gồm triết học Mác-Lê, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử đảng, và tư tưởng HCM. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 9/3/2004, và tất cả sinh viên không có quyền chọn lựa mà phải học theo giáo trình chọn sẳn. Các môn học bắt buộc này là 203 giờ, chiếm khoảng 9% (?) thời lượng của chương trình đại học.

Năm 2010. Trên <vietnamnet.vn/giaoduc ngày 26/05/2010, nhà văn Dạ Ngân (trong nước) có bài “du học để tị nạn giáo dục” khi trả lời cuộc phỏng vấn. Thoạt nghe tưởng như đùa, nhưng thật ra là chuyện rất thật nếu chúng ta nhìn vào nền giáo dục Việt Nam ngày nay. Bà nhận định: “Các ông bố bà mẹ  ở các đô thị đang có xu hướng “ấn” con đi du học càng sớm càng tốt? Xu hướng này phản ánh điều gì về tâm lý và sự thay đổi trong xã hội hiện nay? (Xin lỗi là tôi để nguyên chữ hiện đại và phản ánh trong nguyên văn. PBH) ... Nhưng tại sao có tâm lý đua nhau cho con đi sớm? Là vì cung cách của nền giáo dục Việt Nam không thể nào làm cho bậc cha mẹ an tâm. Tính hiếu học của người Việt đang bị thách thức mà những người có tiền không dại gì để con mình phải chịu đựng sự thể nghiệm mãi của những nhà cải cách, và phải học theo kiều “nhồi sọ” ở trường, lại còn phải học thêm và học thêm mãi....”.

Ngày 28/12/1013, hội nghị trung ương 8 đúc kết bậc đại học năm 2012-2013, Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Phải nhìn nhận khoảng cách giáo dục của Việt Nam so với các nước trong ASEAN vẫn chưa thu hẹp được, mặc dù có một số quốc gia bị chững lại đáng kể, vậy mà chúng ta vẫn chưa bắt kịp họ. Giáo dục liên quan đến tất cả mọi người dân, một sự thay đổi nhỏ mà không phù hợp sẽ liên quan đến tương lai của một đời người, và cộng lại là nhiều năm đối với tương lai của một dân tộc. Chúng ta phải đổi mới lãnh đạo và điều hành ngành giáo dục, vì hiện nay sinh viên học rất kém nhưng vẫn tốt nghiệp vì Bộ Giáo Dục muốn đạt thành tích gọi là đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020”. 

Ngày 10/4/2014, về thực trạng bằng cấp giả, bằng cấp nâng đỡ, bằng cấp mua, ..v..v..  nhà báo Lê Nguyên khẳng định: "Phẩm chất giáo dục thời thực dân Pháp rất tốt so với  giáo dục xã hội chủ nghĩa ngày nay, cả về phẩm chất lẫn kiến thức.... Những ai được Việt Cộng đưa vào những chức vụ lãnh đạo, chính là những người mất phẩm chất con người... "

Cũng vấn đề này, Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang từ Hà Nội nhận định:Phải nói rằng, từ khi đưa chủ nghĩa Mác vào Việt Nam thì con người Việt Nam trở nên tha hóa toàn diện so với con người Việt Nam thời phong kiến. Và phẩm chất đạo lý của con người Việt Nam bây giờ, cũng thua cái thời Pháp thuộc.

Từ Đà Nẵng, Giáo Sư Nguyễn Thế Hùng nhận xét:Tình trạng này xuất phát từ giáo dục ra. Nhớ lại Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975, nền giáo dục đào tạo con người rất là đàng hng. Còn bây giờ, cái nền giáo dục xã hội chủ nghĩa nó loạn quá?

Từ Hà Nội, nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh khẳng định: “... Chúng ta đau xót ở điểm là nền giáo dục từ năm 1945, “hồ chí minh” gọi là nền giáo dục hn toàn Việt Nam, cái nền giáo dục đó đã tạo ra loại người đãđang lãnh đạo đất nước này, chính họ tạo nên một xã hội băng hoại hiện nay".

Ông Nguyễn Đình Cống nhận định: "Từ lịch sử xa xưa đến thời cận đại, luật pháp nghiêm minh, xã hội ổn định. Trong 70 năm qua, xã hội chủ nghĩa là môi trường rất tốt cho giả dối lên ngôi như sóng trào...".

Năm 2015. Bàn về phẩm chất của CNhân, Thạc Sĩ, ông Nguyễn Minh Ngọc, Giám Đốc Gemslight Company Ltd, thẳng thắn nói rằng: “Về kiến thức thì vứt cái tư duy ông CNhân củaThạc Sĩ đi, vì học trường đại học chỉ đủ cho các ông bà thò đầu lên khỏi mặt đất thôi, còn phải hít bụi hít đất chớ chưa đứng lên được để bước vào xã hội đâu".

Kết luận.

Tôi trích đoạn dưới đây từ trong e-mail “envirovn ....ngày 5/9/2020” để kết luận lá Thư này, và tôi muốn Các Anh hãy đọc kỹ với suy ngẫm từ trong tâm hồn Các Anh, để nhận ra nguyên nhân nền giáo dục Việt Nam thời Việt Cộng đã đẩy xã hội hiện nay xuống tận đáy sâu của vực thẩm:   

“Về giáo dục, cố Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela lúc đương thời có nhận định rằng: “Để hủy diệt bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng tới bom nguyên tử hoặc hỏa tiễn tầm ngắn tầm xa, mà chỉ cần hạ thấp phẩm chất giáo dục, và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên, thì:

- Bệnh nhân sẽ chết dưới bàn tay của những bác sĩ, từ nền giáo dục đó. 
- Các tòa nhà sẽ sụp đổ dưới bàn tay của những kỹ sư, từ nền giáo dục đó.
- Tiền sẽ bị mất trong tay của những kinh tế gia và kế toán, từ nền giáo dục đó.
- Nhân loại sẽ chết dưới bàn tay của những học giả tôn giáo, từ nền giáo dục đó.
- Công lý sẽ bị mất trong tay những thẩm phán, từ nền giáo dục đó. 
- Và sự sụp đổ của nền giáo dục, chính là sự sụp đổ của một quốc gia.”
(Tôi xin phép thay chữ “đống” bằng chữ “những”. Hết trích)

Chỉ với một góc “tội ác từ giáo dục xã hội chủ nghĩa” mà Các Anh vừa đọc xong, Các Anh thử hình dung:  “Nếu ngày mai này, chủ nghĩa cộng sản Việt Nam sụp đổ hoàn toàn, nhóm lãnh đạo lâm thời xây dựng dân chủ tự do, sẽ cần thời gian 2 năm, 3 năm, thậm chí là 5 năm là ổn định sinh hoạt xã hội, nhưng phải 30 năm, 40 năm, thậm chí là phải 50 năm (= 2 thế hệ), mới khôi phục được nếp sống văn hóa nhân bản và khoa học, trên nền tảng truyền thống Việt Nam.

Vì vậy mà tôi cho rằng, giáo dục xã hội chủ nghĩa do các nhóm lãnh đạo Việt Cộng thực hiện, là tội ác kinh hoàng hơn tất cả tội ác khác gộp lại đối với dân tộc Việt Nam hơn 70 năm qua! 

Các Anh phải nhận ra rằng: “Ngày nào còn chế độ cộng sản độc tài toàn trị trên quê hương, thì ngày ấy xã hội Việt Nam vẫn tiếp tục lún sâu xuống dưới đáy của suy đồi băng hoại. Cách duy nhất là phải loại trừ chế độ cộng sản Việt Nam độc tài và độc ác này, thì toàn dân Việt Nam -trong nước và hải ngoại- mới có cơ hội cùng nhau xây dựng một chế độ phục vụ nguyện vọng người dân, từ đó khôi phục và phát triển quốc gia trên nền tảng văn hóa văn minh truyền thống dân tộc, thích ứng với phát triển khoa học kỹ thuật thế giới”.  

Các Anh hãy vững tin là khi mà Trung Cộng thật sự hỗn loạn thì đó chính là cơ hội bằng vàng giúp Các Anh cùng với đồng bào mạnh mẽ vùng lên giành lại Quyền Làm Người của Các Anh + của thân nhân Các Anh + của đồng bào cả nước đã bị nhóm lãnh đạo Việt Cộng tước đoạt từ khi đảng cộng sản cai trị Việt Nam dưới chế độ độc đảng + độc quyền + độc tài + độc ác + dối trá + tự cao + tham nhũng.

"... Sự tồn vong của Việt Nam là trách nhiệm và lương tâm của mỗi người Việt chúng ta. Vì vậy,  mỗi người hãy xuống đường thật đông, hãy lên tiếng mãnh liệt, tạo nên những đợt sóng thần để giành lại quyền sống của mình. Tương lai sinh tử của Việt Nam nằm trong tay Các Anh Các Chị trong quân đội và Đồng Bào trong cả nước. Tương lai sinh tử của Việt Nam nằm ở đôi chân xuống đường của tất cả mọi người con của Mẹ Việt Nam, với tiếng thét lay động lịch sử, lay động hồn thiêng sông núi, và hồn người Việt Nam muôn năm... muôn năm... muôn năm". 

Đúng quá Các Anh à. Vậy, Các Anh còn chần chờ gì nữa .... Lịch sử Việt Nam sẳn sàng đón nhận Các Anh như những anh hùng của thời cổ đại, đến thời cận đại, rồi thời đương đại, và đầu thế kỷ 21 này.  

Các Anh hãy sẳn sàng vì thời cơ trước mắt rồi đó ....

Và Các Anh đừng bao giờ quên rằng: “Tự do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có dân chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng.

Texas, tháng 9 năm 2020

Phạm Bá Hoa

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 

 

 

 

 

Virus-free. www.avast.com

__._,_.___


Posted by: "Tran Van Long

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List