Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 27 December 2018

TT Trump, SYRIA & Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis.




                        Merry  Christmas !

Subject:  TT Trump, SYRIA & Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis.




TT Trump, SYRIA & Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis.



    Tin Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis từ chức đã gây nhiều bình luận trên Diễn đàn khắp nước Mỹ.
    Nhiều phê bình khen chê cũng thừa dịp nầy, tiếp tục chê bai TT Trump, và còn đi xa hơn nữa…. lo sự rút quân nầy sẽ rơi vào tình trạng ngày xưa, khi Obama rút quân khỏi Iraq.
    Bài viết nầy xin miễn bàn về sự so sánh hành động của Obama và TT Trump, vì 2 nhân vật nầy khác biệt quá xa về tư tưởng, triết lý Lãnh đạo, và khả năng thực thi trí tuệ của mỗi Vị; mà chỉ tập trung vào sự phân tích của việc rút quân và quan điểm bất đồng đưa đến việc BTQP Mattis từ chức mà thôi.



       Rút Quân MỸ ra khỏi Syria:


    TT TRUMP viết:
    Đã đến lúc chúng ta phải lui về MỸ, xây dựng lại Đất Nước # MAGA, Chúng ta có muốn làm cảnh sát ở Trung Đông không? Khi Chúng ta đã hy sinh bao nhiêu sinh mạng quý báo, bao nhiêu tỷ tỷ dollars để bảo vệ một dân tộc, mà họ không biết giá trị của những việc làm đó. .
          "Time to come home & rebuild. #MAGA," Trump said. He then asked whether the U.S. wanted to be the policeman of the Middle East" while spending "precious lives and trillions of dollars" protecting people who do not appreciate what is being done. “ 


    TT Trump đã nói rất rõ. 
    Ông là người "THỰC TẾ", nhận định của Ông rất trung thực với hiện tình ở Syria. Mục đích trước đây của Mỹ đưa Quân Đội vào Syria là để diệt trừ ISIS. Nay đã tiêu diệt xong, thì coi như nhiệm vụ chấm dứt. Ý kiến cho rằng: 
    - chưa hết ISIS, nhỗ cỏ phải nhổ tận gốc. bằng không nó sẽ mọc lại. Có bao giờ ở sân vườn nào, nhổ hết cỏ dại, mà sau đó nó không mọc lên nữa không? cỏ dại mà… lâu lâu có bụi nào mọc lên,  thì nhổ; chuyện nầy chính phủ Syria thừa sức làm cơ !.
    Trong hiện tình, MỸ có cần Syria không?
    - thực tế hoàn toàn không?
    Trọng điễm ngày xưa là DẦU HỎA. ngày nay Mỹ thừa thải và còn là quốc gia xuất cảng Dầu Hỏa nữa, thì cây bài "ace" của Syria lỗi thời, không cần nữa rồi !.
    Thông thuờng hành sự của  Doanh Nhân: hết xài thì bỏ !.
    TT Trump hành động y như vậy. Người sẽ mang gánh nầy là Nga
Chỉ có những người không đánh giá được " Chiến lược đối Ngoại ", không theo kịp tiến trình Kỷ thuật, Công nghệ quân sự, còn mơ màng với quá khứ làm Cảnh sát quốc tế, lỗi thời, chỉ trích TT TRUMP, mà không thấy MỸ NỢ lút đầu, tinh thần trong NƯỚC giao động, xã hội, đạo đức hoang mang, mà cứ tưởng mình là “Anh nhà giàu, Đàn anh thế giới “! .
    Có người còn nghĩ: 
    Mỹ muốn dồn lực lượng qua khu Á Châu  Thái Bình Dương, để chuấn bị khai chiến với TẦU CỘNG, v.v....
    Mỹ có cần thêm Lực lượng Quân Sự để đánh Trung Cộng không? 
Dùng LỰC thắng người là DŨNG, dùng MƯU thắng địch là TRÍ.
    TT TRUMP không dùng LỰC, Ông dùng TRÍ.
    Trong 2 năm, Ông đã tăng ngân sách quốc phòng mỗi năm trên 700 tỷ mỹ kim. 
    Vậy, Ông chuẩn bị chiến tranh là đúng rồi?. 
    Chưa hẳn như vậy !
    - Tăng ngân sách quốc phòng có mục đích làm cho Quân Lực mạnh, khiến cho  kẻ thù phải đắn đo trước khi muốn gây chiến. Kẻ thù cũng phải đủ mạnh để gây chiến, do đó họ phải tăng kinh phí quốc phòng, chạy đua vũ trang.... khiến ngân sách quốc gia kiệt quệ. - Chiến lược nầy, Cựu TT Regan đã áp dụng khiến cho Khối Liên Sô tan rả… vì NGHÈO. Nga đã thấm đòn và thuộc bài nầy kỷ lắm. Chỉ còn TC, Ngựa non háo đá, muốn cùng Mỹ tranh tài. 
    Thực ra, chỉ giới Quân Nhân TC mà thôi, giới chính trị và tài chính TC hiều thấu sự việc, nên một cuộc đối đầu quân sự rất khó xảy ra.
    Không dùng Quân sự, thì bằng cách nào để thực thi Chủ Thuyết " Triệt tiêu chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa (Cộng Sản) "? mà TT TRUMP đề ra và kêu gọi hợp tác, hổ trợ tại Diễn Đàn LHQ.
    Đây là Chủ Thuyết căn bản trong sách lược của TT TRUMP..
    - Làm sao phải triệt hạ cộng sản Tầu, cho bằng được ?.
    Như một tiều phu rành nghề, đốn một cây cổ thụ phải có kỷ thuật lớp lang: tỉa ngọn, mé nhánh, chặt cành cho thân cây trơ trọi, rồi mới đốn và bứng gốc. Triệt hạ CS Tầu cũng na ná như thế
    Phải làm cho Tầu Cộng suy yếu, kiệt quệ kinh tế, nội tình bất ổn, các khu tự trị vùng lên, Con đường tơ lụa cỏ mọc xanh rêu, vòng đai Hàng Hải không còn cần nữa, các Quốc Gia tẩy chay vì lối chơi xấu " Bẩy Nợ " bị phơi bài; 
    Tầu Cộng bị cô lập. 
    Bấy giờ TT Trump mới lật bài ra...
    TT Trump dùng TRÍ, chớ không dùng LỰC. 
    Hạng Võ, anh hùng vô địch, sức mạnh đánh muôn người, rốt cuộc bại thê thảm vì mưu kế của Trương Lương. 
          Trong 2 năm qua, việc TRUMP dùng TRÍ để xây dựng lại Nước Mỹ , chưa hề dùng LỰC, đã khiến Thế giới ngạc nhiên không ít rồi mờ !.



         Tổng Trưởng Quốc Phòng  Mattis từ chức


    Qua thơ từ chức ta thấy: Vị nầy bất đồng ý kiến với TT về việc rút quân ra khỏi Syria.
          "Because you have the right to have a Secretary of Defense whose views are better aligned with yours on these and other subjects, I believe it is right for me to step down from my position," Mattis wrote.


    Dân chúng Mỹ, không ai là không khâm phục Ông Mattis. 
Ông là một Tướng Lãnh tài ba, xuất sắc, kinh nghiệm chiến trường dầy dặn, khả năng Lãnh Đạo Chỉ Huy ưu việt.
    Ông từ chức vì quan điểm không cùng một nhịp với TT Trump.
Là một quân nhân, để giải quyết bất ổn, an ninh...thì dùng Lực là ưu thế. Ngược lại, Ông Trump không dùng LỰC, mà dùng TRÍ,               để giải quyết trong mọi trạng huống khó khăn, cho nên Ông Mattis ra đi là sự dĩ nhiên rồi !. 
    Hiện nay Nước Mỹ là nơi quy tụ Anh Tài nhiều nhứt trên Thế Giới, cho nên việc chọn người thay thế, chắc không khó lắm đâu. Người nầy phải hiểu đường lối, tư tưởng, chủ thuyết của TT TRUMP, nhứt là phải tuyệt đối tuân hành chỉ thị của người Lãnh Đạo thì mới mong hợp tác lâu dài được, đem thắng lợi cho Mỹ trên phương diện Quốc Phòng.
    Lúc TT Trump thay thế Ông Tillerson, cũng có không ít lời chỉ trích chê bai, nhưng Ông Trump biết rõ mình phải làm gì.
    Đưa Ông Pompeo vào đúng lúc , đã cầm chân được Cậu ỦN ỈN không cao hứng bóc đồng, phóng lên vài Hỏa tiễn thì Thế Giới loạn lên; trong khi Ông Trump cần thời gian để vét sạch Đầm thúi DC (Drain the swamp), Lôi cổ bọn nằm vùng DEEP STATE, bọn Siêu THAM NHŨNG bán Uranium, bán Kỷ thuật cho giặc.
    Ông Trump  vị Tổng Thống  làm đảo lộn 
                   "Đường mòn chính trị "của Nước Mỹ.
    Các vị TT tiền nhiệm, giải quyết bất ổn Thế Giới, thuờng dùng Quân Đội, phô trương sức mạnh Vũ Lực của Mỹ, muốn làm Đàn Anh, làm Cảnh Sát Quốc Tế
          Ông Trump dùng TRÍ, chinh phục thế giới bằng TÂM, bằng thuơng thuyết ôn hòa, trong sự CÔNG BẰNG, Tự Do, Quốc Gia phú cường # MAGA .
    Chủ thuyết nầy đã chinh phục được sự huởng ứng của nhiều quốc gia, mà gần đây, khi vùng lên cách mạng, đã hô khẩu hiệu: 
WE WANT TRUMP.   Hiện tượng lạ của thời đại mới.
    Trong lúc Đảng Dân Chủ , phe cấp tiến lỗi thời , hụt cẳng, không dùng TRÍ mà vẩn chạy theo LỰC , đánh phá, bôi bẩn, Fake news , v.v...  
    Giáng Sinh 2018 đánh dấu một Chủ Thuyết mới: 
    Dùng TRÍ, không dùng Lực.
    Mong rằng cách nầy sẽ giảm bớt chiến tranh, bớt chết chóc, để con người đựơc an huởng những phát minh do TRÍ TUỆ đem lại . 
    Chúc Quý vị, Giáng Sinh 2018:
    VUI, TRẺ, KHỎE, MẠNH, để dài dài xem cách dùng TRÍ của TT TRUMP, qua các MƯU LƯỢC trong NƯỚC cũng như Quốc Tế đó mà !!!.

Lưu-Vĩnh-Lữ
Giáng Sinh 2018. 


Avast logo
This email has been checked for viruses by Avast antivirus software.
www.avast.com




                                                                                                                                                                                                Hết.
       
                     


.





__._,_.___

Posted by: van tran 

Saturday 22 December 2018

2019: Biển Đông nóng thêm.


Subject: 2019: Biển Đông nóng thêm.



           2019: Biển Đông nóng thêm.


          Vi Anh.
Image result for Biển Đông nóng thêm.



                   Trong bản báo cáo thường niên của Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action) thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Mỹ (Council on Foreign Relations -- CFR) hôm 18/12/2018 cho biết:


          Từ năm 2008 đến nay, đã liệt kê 30 «điểm» nóng đang tồn tại, hoặc sắp xảy ra tại Mỹ, hay trên thế giới. Đứng đầu danh sách các nguy cơ từ hạng 1 đến hạng 5 được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các Chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ «xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa TC với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam), hoặc là Đài Loan.

          Thế cho nên, ngay trong tuần đầu tháng 12 năm 2018, tháng người Mỹ lo Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2019 tưng bừng, Biển Đông không những căng thẳng trong Hội nghị APEC, mà còn căng thẳng ngay ở Biển Đông nữa. Trung Cộng thì xúc tiến kế hoạch xây dựng Căn cứ trong lòng Biển Đông cho Lực lượng tàu lặn tự hành tích hợp trí tuệ nhân tạo. Đó là một phần của chiến lược của TC bày tỏ tham vọng lớn là khống chế Biển Đông trên ba mặt luôn.

          Còn Mỹ thì phối hợp với Úc nâng cấp Đảo Manus của Papua New Guinea thành Căn cứ chiến lược để kềm hãm sự bành trướng của TC trong khu vực.

                   Một, về dự án Căn cứ trong lòng Biển Đông của TC. Đây là một sáng kiến mới và thách thức của TC đối với Mỹ, và các Đồng minh của Mỹ. Nó nói lên tham vọng lớn lao, ‘ý đồ’ đi trước Mỹ của TC.  TC không dừng lại ở góc độ khoa học của dự án này, CS Bắc Kinh muốn khai thác tiến bộ kỹ thuật này để kiểm soát hoạt động tàu lặn các nước trong vùng Biển Đông, và phối hợp cùng các cơ sở của TC trên mặt nước, để khống chế Biển Đông, để làm chủ Biển Đông, và để khai thác năng lượng và tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở Biển Đông, mà nền kỹ nghệ TC cần như như con người cần nước uống vậy.

          TC quân-sự-hóa bằng nhiều phương thức. Nào xây dựng đường băng, thiết lập trạm radar, mà còn điều động chiến đấu cơ, hỏa tiễn, máy bay vận tải, tổ chức chào cờ du lịch trên hai quần đảo Hoàng Sa, và Trường Sa của Việt Nam nữa. Việc thiết lập Trạm radar tại đây tạo cơ sở để CS Bắc Kinh mở rộng quy mô kiểm soát. CS Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng hoạt động quân-sự-hóa trên Biển Đông. Thế nhưng, CS Bắc Kinh vẫn thường né tránh, và có những lúc biện minh rằng: Chỉ hoàn thiện hạ tầng đáp ứng nhu cầu công cộng và dân sự thôi mà lỵ !.

          TC vận động Philippines thỏa thuận hợp tác phát triển năng lượng ở Biển Đông. CS Bắc Kinh có thể tập trung dữ liệu trong lòng biển ở khu vực này, phục vụ cho hoạt động của tàu lặn, tạo một sức mạnh quân sự lớn hơn nhiều, so với việc xây dựng hạ tầng, hay khai triển vũ khí ở các thực thể trên mặt nước”. Chính Chủ Tịch TC Tập cận Bình dành thì giờ sang Phi, o bế TT Duterte tráo trở, mà chỉ là con cờ của TC thôi !.

          TC tuyên truyền ngụy biện, đổ lỗi cho Mỹ, vừa uýnh trống vừa ăn cướp !. CS Bắc Kinh suốt nhiều năm vẫn chối bỏ hoạt động quân-sự-hóa trên Biển Đông, và thường biện minh rằng: Các phương tiện, hạ tầng nhằm phục vụ mục đích dân sự đó mà. Hoặc cho đấy là để “tự vệ” trước hành động Mỹ gây ra căng thẳng trong khu vực. Báo đài TC còn đổ thừa cho Mỹ, nói chính việc Mỹ điều tàu chiến thực thi tự do hàng hải (FONOP) tiến sát các thực thể, mà CS Bắc Kinh đang kiểm soát trên Biển Đông. TC cấp tiền cho nhiều Cơ quan Nghiên cứu quốc tế, báo chí ngoại quốc, nhằm đưa ra các nhận định ủng hộ quan điểm này của CS Bắc Kinh.

          TC “bẻ bó đũa” ASEAN. Nhiều năm qua, TC đã ra sức cản trở tính thống nhất của ASEAN, với nhiều hành động thông qua thành viên là Campuchia. Song hành cùng phương thức này, CS Bắc Kinh còn cố gắng “bẻ đũa” để các bên liên quan tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải đàm phán song phương với TC !”.

          Báo chí quốc tế trong thời gian gần đây đề cập tới ‘mối nguy bẫy nợ’ của TC, đơn cử trường hợp 5 quốc gia đã rơi vào bẫy như: Sri Lanka, Pakistan, Montenegro, Maldives, Djibouti, chưa kể một số nước Châu Phi nữa… giữa lúc TC ve vãn các nước nhỏ, nghèo túng, với những khoản viện trợ tưởng như hào phóng, để xây những dự án quy mô - đôi khi không cần thiết, nhắm phục vụ các lợi ích lâu dài của CS Bắc Kinh.

          Một số nhà Phân tích cảnh cáo TC tung tiền qua những chương trình rất kêu, nổ banh như: “Vành Đai Con Đường”, “Con Đường Tơ Lụa Mới,” “Con Đường Tơ Lụa Trên Biển” để đẩy ‘con mồi’ vào quỹ đạo của mình, và một khi sập bẫy, thì khó có ngày thoát TC. Không thanh toán nợ, sẽ bị “siết đất”, “siết cảng biển” như trường hợp Sri Lanka, nước bị buộc phải cho TC thuê cảng trong 99 năm. Thủ Tướng Mahathir của Malaysia đã lên tiếng cảnh giác về “Chủ nghĩa thực dân mới” này của TC, và đình chỉ hai Thỏa thuận do Thủ Tướng tiền nhiệm ký, với lý do “quá khả năng thanh toán” của Malaysia.

                   Hai, còn Mỹ thì  tăng cường Hải lực, Không lực cho Biển Đông, và lập Căn cứ chiến lược ở Nam Thái bình dương. Chưa bao giờ Mỹ tung tàu chiến, máy bay về vùng chiến thuật Biển Đông nhiều như bây giờ na. Phó TT Mỹ Mike Pence mới đây cho máy bay của Ông bay ngang trên bầu trời của Hoàng sa, và Trường sa ở Biển Đông, mà TC đã đơn phương tuyên bố nhiều lần thuộc chủ quyền của TC. Tại Hội nghị APEC:  Phó TT Pence đấu TC hết mình, nẩy lửa, nã đại pháo vào Chủ Tịch TC Tập cận Bình.

          Và tại hiện trường Á châuThái bình Dương là diện, mà Biển Đông là điểm, Mỹ kết hợp với Úc nâng cấp Đảo Manus của Papua New Guinea thành Căn cứ chiến lược, để kềm hãm sự bành trướng của TC trong khu vực. Đảo Manus là một Căn cứ của Đồng minh trong Thế Chiến 2 chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Trên đảo có  Căn cứ Hải quân Lombrum, có thể đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Mỹ, và các Đồng minh, nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của TC trong khu vực.. Căn cứ có cảng nước sâu và nhiều bến tàu, một đường băng dài 2,7 km, và các trại quân sự có thể chứa hàng chục ngàn binh sĩ Thủy quân Lục chiến. Căn cứ này từng tiếp đón 800 chiếc tàu, có nhiều kho nhiên liệu, và một bệnh viện lớn, với 3000 giường bệnh.

          Căn cứ Lombrum trên đảo Manus của Papua New Guinea sẽ là một địa điểm trung gian chuyển đến các tàu Hải quân tiếp nhiên liệu, và theo dự kiến sẽ đóng vai trò thiết yếu trong các nỗ lực giám sát Hàng hải, trong bối cảnh Hải quân TC đẩy mạnh hoạt động trên khắp vùng Thái Bình Dương.

                   Ba, và sau cùng, một quan chức quân sự CS của TC đòi tấn công chiến hạm Mỹ trên Biển Đông, và đánh Đài Loan để sáp nhập vào thành một tỉnh của TC. Tin RFI của Pháp dẫn dụ báo Taiwan News hôm 09/12/2018 cho biết: Trong cuộc Hội thảo do Hoàn Cầu Thời Báo TC tổ chức hôm thứ Bảy 08/12 tại Bắc Kinh TC, Đại tá Không quân Đới Húc (Dai Xu), Giám đốc Viện An toàn Hàng hải và Hợp tác TC nói:  «Nếu các chiến hạm Mỹ lại xuất hiện trong vùng biển TC, tôi đề nghị gởi đi hai tàu chiến: một chiếc để chận lại còn chiếc kia đụng vào. Trong vùng biển của mình, chúng ta không chấp nhận để cho chiến hạm Mỹ gây rối !» (dám hôn, hay là hù ma ???). Về Đài Loan, gã Đới Húc cho rằng: «Việc này có thể đẩy nhanh tốc độ thống nhất Đài Loan. Một khi có được cơ hội chiến lược, ta sẽ chiếm lấy Đài Loan ngay !.» (còn khuya ???).

          Thành ra Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng của Mỹ có lý để nhận định Biển Đông là 1 trong 5 điểm nóng trên thế giới giữa TC, và các nước láng giềng bị TC xâm lấn biển đảo như: Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, và Mỹ phải bảo vệ con đường Hàng hải huyết mạch qua Biển Đông./.(VA)

Image result for Biển Đông nóng thêm.

                                                Hết.

__._,_.___

Posted by: van tran 

Wednesday 5 December 2018

Mỹ- Trung hiện đã đình chiến 90 ngày.




Mỹ- Trung hiện đã đình chiến 90 ngày. Nhưng Trung Quốc đừng có mơ nhiều. Tổng thóng Trump cảnh báo sẽ áp thuế đối với Trung Quốc nếu đàm phán thất bại.

Tự đặt biệt danh cho mình là "Người Đàn ông Thuế quan", Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu đàm phán thất bại.




Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc trong chuyến công du tới Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: Reuters/Jonathan Ernst
Trong loạt dòng trạng thái đăng trên tài khoản cá nhân Twitter ngày 4/12, Tổng thống Trump bày tỏ thái độ hoan nghênh Bắc Kinh và Washington nối lại đàm phán thương mại song vẫn không quên cảnh báo quốc gia châu Á: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi luôn muốn thỏa thuận này xảy ra, và nó có thể. Nhưng nên nhớ, tôi là Người Đàn ông Thuế quan. Bất kỳ người nào hay quốc gia nào đến cướp bóc của cải của đất nước này, tôi muốn họ phải trả giá vì những hành vi đó”.

Mỹ và Trung Quốc trong suốt một năm qua đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại, cho đến khi Tổng thống Trump cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí “đình chiến” tạm thời và mở lại đối thoại.

Trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), hai quốc gia đã công bố một số cam kết chưa rõ ràng và cho nhau giới hạn 90 ngày để thử đàm phán đạt được một thỏa thuận thương mại. Trong thời gian này. họ sẽ cố gắng vượt qua những khác biệt bao gồm "chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào thuế quan, tấn công mạng và trộm cắp trên mạng”. Bắc Kinh cũng nhất trí mua "số lượng đáng kể nông sản, sản phẩm năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác” nhằm “giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước".

Trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh thương mại, chính quyền Tổng thống Trump đã áp mức thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và đe dọa áp mức thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 267 tỷ USD nữa nếu như vòng đàm phán lần này không thành công.

Để trả đũa, Trung Quốc cũng có động thái tương tự áp thuế nhằm vào hàng hóa Mỹ trị giá 110 tỷ USD, trong đó có đậu tương và các nông sản khác. Nhắm tới sản phẩm đậu tương được cho là chiêu tấn công trực tiếp nhằm vào người ủng hộ Tổng thống Trump, do các bang chủ yếu trồng đỗ tương đã bỏ phiếu cho ứng viên Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Với lý do này, Tổng thống Trump rất muốn trấn an nông dân Mỹ rằng đàm phán với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho họ
__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Mỹ- Trung hiện đã đình chiến 90 ngày.




Mỹ- Trung hiện đã đình chiến 90 ngày. Nhưng Trung Quốc đừng có mơ nhiều. Tổng thóng Trump cảnh báo sẽ áp thuế đối với Trung Quốc nếu đàm phán thất bại.

Tự đặt biệt danh cho mình là "Người Đàn ông Thuế quan", Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thêm thuế đối với hàng hóa Trung Quốc nếu đàm phán thất bại.




Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trước các lãnh đạo doanh nghiệp Trung Quốc trong chuyến công du tới Bắc Kinh năm 2017. Ảnh: Reuters/Jonathan Ernst
Trong loạt dòng trạng thái đăng trên tài khoản cá nhân Twitter ngày 4/12, Tổng thống Trump bày tỏ thái độ hoan nghênh Bắc Kinh và Washington nối lại đàm phán thương mại song vẫn không quên cảnh báo quốc gia châu Á: “Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tôi luôn muốn thỏa thuận này xảy ra, và nó có thể. Nhưng nên nhớ, tôi là Người Đàn ông Thuế quan. Bất kỳ người nào hay quốc gia nào đến cướp bóc của cải của đất nước này, tôi muốn họ phải trả giá vì những hành vi đó”.

Mỹ và Trung Quốc trong suốt một năm qua đã mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại, cho đến khi Tổng thống Trump cùng người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình nhất trí “đình chiến” tạm thời và mở lại đối thoại.

Trong cuộc hội đàm bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20), hai quốc gia đã công bố một số cam kết chưa rõ ràng và cho nhau giới hạn 90 ngày để thử đàm phán đạt được một thỏa thuận thương mại. Trong thời gian này. họ sẽ cố gắng vượt qua những khác biệt bao gồm "chuyển giao công nghệ, bảo vệ sở hữu trí tuệ, hàng rào thuế quan, tấn công mạng và trộm cắp trên mạng”. Bắc Kinh cũng nhất trí mua "số lượng đáng kể nông sản, sản phẩm năng lượng, công nghiệp và các sản phẩm khác” nhằm “giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai nước".

Trong khoảng thời gian xảy ra chiến tranh thương mại, chính quyền Tổng thống Trump đã áp mức thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD và đe dọa áp mức thuế 25% đối với hàng hóa trị giá 267 tỷ USD nữa nếu như vòng đàm phán lần này không thành công.

Để trả đũa, Trung Quốc cũng có động thái tương tự áp thuế nhằm vào hàng hóa Mỹ trị giá 110 tỷ USD, trong đó có đậu tương và các nông sản khác. Nhắm tới sản phẩm đậu tương được cho là chiêu tấn công trực tiếp nhằm vào người ủng hộ Tổng thống Trump, do các bang chủ yếu trồng đỗ tương đã bỏ phiếu cho ứng viên Trump trong cuộc bầu cử tổng thống 2016. Với lý do này, Tổng thống Trump rất muốn trấn an nông dân Mỹ rằng đàm phán với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho họ
__._,_.___

Posted by: Truc Chi 

Monday 3 December 2018

Pham Van Hong Oral History

-Pham Van Hong Oral History 
TT Phạm văn hồng , nhân chứng , người có mặt trên đảo Hoàng sa sẽ tiết lộ nhiều chi tiết gay cấn trong vụ Trung cộng tiến đánh Hoàng trường sa

Pham Van Hong Oral History

-Pham Van Hong Oral History 


Friday 23 November 2018

Sách lược đối phó với " con rồng đỏ " chệt cọng dậy non là gì?




----- Forwarded Message -----
From: Nhon Nguyen n
To: Nhon Nguyen <
Sent: Wednesday, November 21, 2018, 1:24:10 PM CST
Subject: [VN-TD] Sách lược đối phó với " con rồng đỏ " chệt cọng dậy non là gì?

 
Kính chuyển
Nguyễn Nhơn

Sách lược đối phó với " con rồng đỏ " chệt cọng dậy non là gì?

Ai cũng biết để dẹp bỏ được khối Liên Sô từng là đối thủ trong chiến tranh lạnh với Mỹ thì Mỹ đã thí con tốt đồng minh của mình là VNCH cho Tàu Cộng để bắt tất cả xe, pháo, mã của Liên Sô làm cho cả đám Liên Bang Sô viết tan rã.
... Chiến thuật quân sự của TT Trump rất khôn ngoan, một mặt ông giao cho Israel, kết hợp với Pháp và Đức cầm chân Nga ở Syria khiến Nga không thể tiếp tay cho Tàu cộng ngoài biển Đông vì phải dồn quân sự, khí tài ở chiến trường Syria với Iran. Một mặt ông cho hạm đội Mỹ - Nhật kết hợp áp sát biển Đông để Tàu Cộng ngứa mắt nổ súng trước, lúc đó ông mới lệnh tiêu diệt Tàu Cộng để xoá đường lưỡi bò độc chiếm trái phép của Tàu cộng để thông thương trên biển Đông như trước, vì đây là con đường huyết mạch chở hàng hoá ngang qua đây của toàn
thế giới.
2 gọng kìm của TT Trump sẽ siết chặt yết hầu của Tàu Cộng cho tới chết. Khác với TT Nixon và Reagan ngày xưa phải o bế Tàu Cộng để xoá bỏ khối cs Liên Sô. TT Trump không o bế Nga để diệt Tàu Cộng mà là dụ Nga chạy đua vũ trang và sa lầy ở Syria không thể rút chân ra khỏi được, để đồng minh Israel, Pháp và Đức xử lý vấn đề Syria, còn Mỹ thì rảnh tay dẹp Tàu Cộng ở biển Đông.

Như thế Mỹ đang chơi lại thế cờ cũ đã đấu với Liên Sô ngày xưa mà chiếu bí với Tàu Cộng phen này.
(Đây là ý kiến và sự suy nghĩ cá nhân tôi đúng sai xin quý bạn đọc thông cảm).
( Cánh Dù lộng gió - Mỹ đang chơi lại thế cờ Liên Sô ngày xưa với Tàu Cộng )

Thế thường, không ai biết rõ ràng chiến lược của các đại cường. Tất cả ý kiến nêu ra chỉ là phỏng đoán.
Có điều, đối với chánh quyền Trump, sách lược công khai đề ra là như vầy:
" Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bắt đầu được chú ý đặc biệt khi Tổng thống Mỹ Donald J. Trump mở đầu bài phát biểu của mình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) Đà Nẵng tháng 11/2017 bằng việc bày tỏ sự vinh hạnh được “hiện diện tại Việt Nam – trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.” Trong suốt chuyến công du Châu Á dài gần hai tuần của mình, Tổng thống Trump đã liên tục sử dụng thuật ngữ này như có hàm ý về chiến lược mới của Mỹ ở khu vực vẫn thường được biết đến là Châu Á – Thái Bình Dương (Asia – Pacific).
... Sau chuyến công du Châu Á đó của Tổng thống Trump, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc đã công bố lần lượt “Chiến Lược An Ninh Quốc Gia” và “Chiến Lược Quốc Phòng” trong đó khẳng định sự ưu tiên của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
... Trong những năm trở lại đây, với Sáng Kiến Vành Đai & Con Đường (BRI), Trung Quốc đã đầu tư ồ ạt vào xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường biển ở các nước Trung Á, Nam Á, và Châu Phi để mở rộng ảnh hưởng của mình. Nhiều dự án làm dấy lên hoài nghi và sự lo ngại ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc như Nhật Bản và Ấn Độ. BRI bị phương Tây chỉ trích là thiếu minh bạch, chất lượng thấp, xâm phạm lãnh thổ và làm nhiều nước nghèo ngập trong nợ nần. Tuy nhiên, sự tham gia ở mức độ khác nhau của đông đảo các nước trong khu vực vào sáng kiến này cho thấy sức ảnh hưởng ngày một gia tăng của Trung Quốc.
... Bốn nước và cũng là các cường quốc về kinh tế, quân sự đóng vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và Mỹ. Đây là những nước thành viên của nhóm “Đối thoại an ninh bốn bên” (gọi tắt là nhóm “Bộ tứ,” hay “Tứ giác kim cương”) được hình thành từ năm 2007 do sáng kiến của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Quan điểm của chính quyền bốn nước về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mặc dù rất gần với nhau nhưng cũng không hoàn toàn trùng khớp. Trong khi Mỹ cho rằng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là khu vực trải từ bờ tây nước này tới bờ tây Ấn Độ thì tầm nhìn của Nhật Bản lại tham vọng hơn khi mở rộng tới tận bờ đông của Châu Phi. Tuy chưa có định nghĩa chính thức của mình nhưng Ấn Độ có quan điểm tương tự Nhật Bản; còn cách nhìn của Australia về cơ bản giống Washington. Một điểm chung nổi bật đó là: dù còn khác biệt về quan điểm nhưng cả bốn nước đều ủng hộ và nhấn mạnh vai trò trung tâm của Ấn Độ với chiến lược mới. Ấn Độ có tiềm năng và sẵn sàng gánh vác trách nhiệm an ninh khu vực.

... Mặc dù không được biết đến như một người luôn nói thật nhưng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã không “ngoa” khi gọi Việt Nam là “trái tim của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” khi tham dự APEC 2017. ASEAN chính là minh hoạ chân thực nhất khi Thủ tướng Nhật Bản nhắc tới “sự hợp lưu của hai đại dương.” Đây có thể được coi là khu vực đa dạng nhất về văn hoá, chính trị, tôn giáo và hình thái xã hội với ảnh hưởng sâu rộng từ Ấn Độ, Trung Quốc và phương Tây.
Về kinh tế, ASEAN là một trong những khu vực năng động phát triển năng động nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng luôn ở mức cao. Nhiều nhà quan sát cho rằng trọng tâm động lực của kinh tế thế giới không chỉ đang dịch chuyển từ Tây sang Đông (Mỹ & châu Âu sang châu Á) mà còn từ Bắc xuống Nam (Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á). Số liệu cho thấy từ năm 2013 – 2016 khu vực ASEAN thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn Trung Quốc.
Ngoài những tiềm năng về kinh tế, quan trọng hơn, ASEAN còn nắm giữ vị trí địa chính trị quan trọng hàng đầu. Eo biển Malacca kết nối Ấn Độ Dương vào Biển Đông là cửa ngõ để hàng hoá và năng lượng từ Trung Đông, Ấn Độ đi tới Đông Bắc Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, giống như bản chất của chính ASEAN, quan điểm của các nước trong khu vực cũng rất đa dạng. Trong khi Việt Nam, Singapore, Indonesia và Thái Lan ngày càng thể hiện rõ sự ủng hộ chiến lược mới thì những nước nằm trong tầm ảnh hưởng lớn của Trung Quốc như Philipines, Malaysia, Campuchia lại giữ im lặng.
( Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương: Kỷ nguyên mới của cạnh tranh địa chiến lược

Năm ngoái, năm kia, khi thiên hạ bàn tán râm ran về vụ " Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương " thời sự, gã nhà quê xứ Thủ cũng tấp tểnh học làm sang, xôm dzô bàn đề đôi hàng:
Có Không một NATO Phương Đông?
Nói theo ngôn ngữ Trung Quán:
Cũng có mà cũng không.
Có là khi TT Trump không khống chế được chệt Tập.
Không là khi Mỹ - chệt thỏa hiệp phân chia được quyền lợi đôi bên.
Thực tế, hiện tại cái sườn của NATO phương Đông đã có sẵn.
Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn
Có lần, nhà viết sử Dương Trung Quốc nói rằng: Sau ngày phỏng giái Miền Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục có hành vi “bao vây” Việt Nam...” thì không có đâu, bởi vì Mỹ không hơi đâu làm việc tào lao, bao vây xã nghĩa An Nam làm giống gì. Trái lại Mỹ muốn kéo Việt Nam ra khỏi sự khống chế của Tàu đỏ để áp sát mặt phía Nam (Quảng Đông) của Tàu thì có!
Hiện tại thì coi như An nam xã nghĩa như là tên lính gát cửa phía nam của Tàu cọng.
Cho nên Nhật Bổn mới toan tính đề ra học thuyết “Tân Đại Đông Á” nhằm khống chế Trung cọng. Trong khi chưa tính chuyện được với các nước Thái Lan, Mã Lai, Singapore chỉ biết thương mại làm ăn, không quen trận mạc, Thủ tướng Nhật tân cử Shinzo Abe đi thẳng qua Ấn Độ bàn chuyện lập “ Liên minh Kim cương.”
Nó là cái gì vậy?
Cứ kéo một đường thẳng trên bản đồ, từ Tokyo, Nhật Bổn thẳng qua New Delhi, Ấn Độ. Rồi từ Ấn Độ kéo một đường thẳng xuống tới Úc châu. Từ Úc lại kéo một đường thẳng ngược lên Hawaii (Mỹ), từ đó kéo một đường thẳng nữa trở lại Nhật Bổn là giáp vòng. Trên bản đồ hiện ra một hình thoi, thường gọi là hình kim cương. Kiểm điểm lại thì mỗi mủi nhọn tượng trưng cho một cường quốc: Nhật, Ấn, Úc, Mỹ.
Mục đích của Liên minh là gì? Công khai thì là bảo vệ an ninh hàng hải Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ẩn tàng phía sau là thế bao vây con gấu đỏ Tàu đang nhe nanh, múa vuốt gồm thâu cả biển Hoa Nam (Biển Đông Việt Nam) và cả biển Hoa Đông áp sát Đảo Senkaku Nhựt Bổn (Tàu gọi là Đảo Điếu Ngư).

MỘT TÂN LIÊN PHÒNG ĐÔNG NAM Á CHO VIỆT NAM
Ở bên trong cái khung Liên minh Kim cương cứng hơn sắt thép nầy, VN xã nghĩa đứng ở vị trí nào?
Cứ theo phương châm 16 chữ vàng, An nam xã nghĩa ta chánh thức và long trọng cam kết với Tàu cọng là: “Láng giềng hữu nghị; Hợp tác toàn diện; Ổn định lâu dài; Hướng tới tương lai.”
Hợp tác toàn diện có nghĩa là hợp tác mọi thứ Kinh tế, Chánh trị và trước hết là … Quân sự, cũng có nghĩa là “liên minh tay đôi.” Hay nói theo kiểu binh dân: Mình với ta tuy hai mà một. Ta với mình tuy một mà hai.
Như vậy là cọng sản nhà ta là cái đuôi ngúc ngoắc phía dưới Quảng Đông, Quảng Tây của Tàu phù, lọt thõm trong cái khung kim cương!
Vậy thử hỏi có cách nào thoát ra được không?
Có một cách, chẳng những thoát khỏi vòng kim cô Tàu phù mà còn trở thành mủi nhọn của khối kim cương chọc thẳng vào mạn Nam của Tàu đỏ để tự phòng vệ khi thời bình và chống xâm lược trong thời chiến: Quay lại bắt tay với các nước Đông Nam Á, vận động sự bảo trợ của Mỹ, Ấn, Nhật để tái lập khối “ Liên Phòng Đông Nam Á” ( SEATO: South East Asia Treaty Organization). Nước mình nhỏ, kinh tế mong manh, phải kết hợp với Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Nam Dương thành một khối mới khả dỉ chận đứng được nạn bành trướng, xâm lăng của đại hán phương Bắc.
Muốn được như vậy thì điều kiện tiên quyết là phải giải trừ chế độ cọng sản An Nam, xóa bỏ Liên minh 16 chữ vàng. Đó cũng là cách “Thoát Trung” duy nhất để cứu dân, cứu nước.
Một NATO Phương Đông
Mỹ đang thành hình” Nato - Châu Á”:(*)
Theo Đô đốc James Lyons và Richard Fisher (chuyên gia các vấn đề quốc tế Mỹ) nhấn mạnh rằng, “Nếu Mỹ muốn duy trì vị trí hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định ở Tây Thái Bình Dương, chúng ta cần một chiến lược mới và sẽ là lý tưởng nếu chúng ta tạo ra được một “NATO của Châu Á”. Như chúng ta đã biết, hiện nay NATO chính là một liên minh quân sự thành lập từ năm 1949 bao gồm Mỹ và một số nước ở Châu Âu. Đó là tên gọi tắt của “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (North Atlantic Treaty Organization) là một liên minh quân sự được thành lập ngày 4/4/1949 có trụ sở đặt tại Bruxelles (Bỉ) gồm có Hoa Kỳ và thành viên 28 quốc gia phần lớn tại các nước ở Châu Âu.
Mỹ bằng mọi cách khác nhau từ song phương hay đa phương đều mong muốn hợp tác với các nước ở khu vực Châu Á-TBD. Trong việc hợp tác quân sự đi từ các cuộc tập trận quy mô nhỏ tới lớn, dần dần Mỹ muốn những khu vực mình quan tâm sẽ chịu ảnh hưởng các học thuyết quân sự của Mỹ. Các chiến lược gia ở Ngũ Giác Đài muốn rằng, các đối tác và các đồng minh ở khu vực Châu Á cần có những hành động thống nhất hơn nữa và cùng dựa theo những nguyên tắc chung trong các hoạt động quân sự.
Theo các chuyên gia, hiện nay Washington đang duyệt xét về cấu trúc an ninh khu vực như: mở rộng mô hình liên minh cũ sang hình thức liên minh mới, rộng lớn hơn, ngoài các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines… nó còn bao gồm các quốc gia ở Châu Á như Ấn Độ, Indonesia, Thái lan, Miến Điện, Malaysia, Singapore, Australia và đang vói tay tới tận Châu Âu như Anh, Pháp vào trong liên minh chiến lược “phong tỏa & bao vây Tàu Cộng”.
Đại tá Không quân TC Dai Xu trong một bài viết với chủ đề “Mỹ đang xây dựng NATO - Châu Á bao vây Trung Quốc”, Xu đưa ra nhận định rằng: “Mỹ đang xây dựng một NATO - Châu Á” cùng với Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Hàn Quốc và các quốc gia Đông Nam Á trong khối ASEAN để phong tỏa, bao vây và cô lập Trung Quốc. Nhưng Bắc Kinh đã nhìn thấy viễn cảnh nầy, song có lẽ chưa đủ thế và lực ngăn chận chiến lược nầy của Mỹ.”
Được biết Hải quân Hoa Kỳ có khoảng 285 chiến hạm đủ loại, 12 HKMH. Ngũ Giác Đài sẽ điều động 60% lực lượng Hải quân sang Châu Á-TBD, trong đó 6 HKMH vào cuối năm 2017. Giới chuyên gia phân tích cho rằng, Hoa kỳ đã lên kế hoạch thông qua quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN để xây dựng cơ sở cho một phiên bản “NATO - CHÂU Á”. Liên minh nầy sẽ được sử dụng để phục vụ cho chiến lược “Phong tỏa trận” và mục đích cuối cùng đối đầu với TC.”
(*) (Chiến lược phong toả & bao vây Tàu cộng của Mỹ: Nguyễn Vĩnh Long Hồ)
Như nhận xét mở đầu, cái sườn Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và mô hình Tổ chức Liên phòng Đông Nam Á đã có sẵn. Khi nào cần, Hoa Kỳ và Nhựt Bổn tích cực vận động ráp lại là hình thành “Khối Liên Phòng Á Châu” tức thì.
Trong tình hình như vậy, Việt Nam phải làm gì?
Việt Nam: Đông hòa Hoa Kỳ - Bắc cự hán cọng
Muốn được như vậy, phải hành động tranh tiên: Uống rượu mời đừng đợi uống rượu phạt.
Phải mau lẹ vận động toàn dân vùng dậy xóa bỏ “đảng” và chế độ toàn trị việt cọng để làm một công, hai việc:
- Dân chủ hóa Đất nước, đoàn kết toàn dân lo tái thiết, phát triển, xây dựng nội lực.
- Xóa bỏ sạch 16 chữ vàng “vận mệnh tương quan”, thoát ly hẳn thòng lọng hán chệt, mau lẹ vận động tái lập Tổ chức Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO), dựa thế Hoa Kỳ - Liên Minh Kim Cương Nhật Bổn và sẵn sàng gia nhập NATO Phương Đông hầu giữ nước và nhờ giúp đở tái thiết, phát triển.
Không có một nước nào đem vận mệnh của Quốc gia - Dân tộc buộc chặt vào vận mệnh của một nước lớn đang ngồi trên đầu chực chờ xâm chiếm một cách ngu si như bè lũ phản nước, hại dân hồ tinh bác cụ.
Nguyễn Nhơn
Mùa Thu 21/11/2018








__._,_.___

Posted by: Hank Music 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List