Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 28 February 2017

" NGƯỜI ANH HÙNG MŨ ĐỎ TÊN TRUMP ".... Mỹ Sừng, TC Xìu - Tin Trong Ngày


On Tuesday, 28 February 2017, 0:31, "Son Dang  [kqvn]" <> wrote:


        " NGƯỜI ANH HÙNG MŨ ĐỎ TÊN TRUMP "

Make America Great Again Red Hat - Donald Trump 2016
           

                                                       Chiến Hạm Mỹ Đã Vào Biển Đông
                                              https://m.youtube.com/watch? v=nJBTxi1L_VI

    ====== ------ ===============The US aircraft carrier Carl Vinson (R) and the cruiser USS Bunker Hill (L) sit anchored off Manila Bay after arriving on May 15, 2011. (Credit: JAY DIRECTO/AFP/Getty Images)

       Mỹ Sừng, TC Xìu - Tin Trong Ngày 

Trước tiên về sự kiện và thời sự: Về Mỹ, bất chấp mọi hăm he của TC, Mỹ cho một chiến đoàn tinh nhuệ của Mỹ gồm có một số chiến đấu cơ bay trên trời, chiến hạm trên mặt nước và tàu lặn dưới biển cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Đây là cuộc tuần tra Biển Đông đầu tiên trong nhiệm kỳ tân TT Trump và tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis. Đây cũng là cuộc tuần tra bằng hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ ở Biển Đông. Điều này cho thấy tân chánh quyền Mỹ tăng cường độ và mức độ quân sự, dùng phương tiện chiến quân sự ở Á châu Thái bình dương là diện và Biển Đông là điểm, trong cuộc ngăn chận TC bành trướng. Nếu TC dùng tàu hải giám, tuần cảnh, ngư thuyền dân quân biển lấn biển chiếm đảo, thì Mỹ dùng chiến cụ, vũ khí chiến lược đại qui mô ngăn chận TC và bảo vệ tự do hàng hải là quyền lợi cốt lõi của các nước trong đó có Mỹ. Mỹ làm chớ không nói, làm mạnh, phớt tỉnh Anglais mọi hăm he, cảnh cáo bằng miệng của TC.

Về TC, TC lại cũng đánh võ mồm tuyên bố bằng miệng rằng TQ sẽ sửa luật để tăng cường kiểm soát Biển Đông. Rằng TQ sẽ sửa Luật An toàn Giao thông Hàng hải 1984 cho phép hải quân Trung Quốc và lực lượng tuần duyên nước này được quyền ngăn chận những tàu nào bị xem là «vi phạm an toàn hàng hải» hoạt động trong các vùng biển của Trung Quốc, kể cả vùng nội thủy và vùng đặc quyền kinh tế. Và buộc các tàu ngầm của nước ngoài khi đi ngang qua vùng biển của Trung Quốc phải di chuyển trên mặt nước, treo quốc kỳ và thông báo cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển này. Tàu nào bị xem là vi phạm luật Trung Quốc sẽ bị đuổi ra khỏi vùng biển của Trung Quốc. Nhưng 2020, tức gần 4 năm nữa mới có hiệu lực, hết nhiệm kỳ 1 của TT Trump.

Và hãng tin Reuters hôm 22/02/2017, TC sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, dường như để chứa các hoả tiễn địa đối không tầm xa. Nhưng các giới chức Mỹ nói với Reuters, việc xây dựng này không phải là một mối đe dọa lớn về quân sự đối với lực lượng Mỹ trong khu vực, nhưng là một hành động nhằm trắc nghiệm phản ứng của chính quyền tổng thống Donald Trump, vốn đã tỏ ra rất cứng rắn trên hồ sơ Biển Đông.

Tiếp theo đi vào phân tích. Khi tung chiến đoàn đầu tiên với hàng không mẫu hạm vào tuần tra Biển Đông, Mỹ phớt lờ TC. Mỹ coi đó là vùng biển quốc tế, Mỹ có quyền cho tàu đi đến bất cứ nơi nào Luật Biển cho phép. Chuẩn Đô đốc James Kilby, chỉ huy nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson, cho biết chiến đoàn sẵn sàng chiến đấu. Hàng không mẫu hạm rành Biển Đông như chỉ tay của mình, đã đến biển Đông 16 lần trong lịch sử 35 năm hoạt động của tàu.

Theo Navy Times, những tàu chiến Mỹ này sẽ đến gần các hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp và quân sự hóa trái phép ở biển Đông. Sẽ tuần tra bên trong vùng 12 hải lý các bãi đá TC đã quân sự hoá một cách bất hợp pháp theo phán quyết của Toà Trọng Tài về Luật Biển nhơn khi xét kiếu tố của Phi chống TQ. Chuyên gia Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nổi tiếng ở Washington, DC., khẳng định với Navy Times. Rằng “Tôi nghi ngờ khả năng họ sẽ thúc ép Trung Quốc rút ra khỏi các hòn đảo mới xây dựng ở quần đảo Trường Sa. Thế nhưng, Mỹ có thể phát triển chiến lược nhằm ngăn chặn hành động bồi đắp đất, quân sự hóa thêm nữa cũng như cản trở Trung Quốc sử dụng các tiền đồn mới để dọa dẫm và ép buộc các nước láng giềng”.

Còn báo chí Nhật cho biết các cuộc hội đàm kín trong chuyến công cán châu Á mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã bảo đảm với các quan chức Nhật rằng quân đội Mỹ đang có kế hoạch thực hiện lập trường kiên quyết với Trung Quốc ở biển Đông.

Và theo thông tấn xã của Pháp AFP, tuy khẳng định nhiệm vụ «tuần tra theo thông lệ», chỉ huy trưởng «nhóm hải chiến», phó đô đốc James Kilby, nhấn mạnh đến mục tiêu «tăng cường quan hệ vững chắc với các đồng minh trong vùng Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương».

Sau khi nghe thông tin về đợt tuần tra nói trên của chiến đoàn tinh nhuệ có hàng không mẫu hạm Mỹ, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lên tiếng, chiến hạm và tàu sân bay có quyền họat động trong vùng, theo luật quốc tế. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố chung chung, chớ không chống đối mạnh mẽ như trước đây. Rằng Bắc Kinh vẫn tôn trọng quyền tự do hàng hải chiếu theo luật quốc tế, nhưng yêu cầu Hoa Kỳ «không được có bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền và an ninh của Trung Quốc» và «phải tôn trọng nỗ lực của các nước khu vực duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam (Biển Đông).»

Đây không phải là lần đầu TC tỏ ra “tử tế” với chánh quyền Mỹ. Lần thứ nhứt, khi TT Trump còn là tổng thống đắc cử, chưa nắm chánh quyền, TC đã nể vị tổng thống mới quá cứng rắn, quá sừng sỏ với TC. Khi TC cướp tàu lặn không người lái dân sự của Mỹ thăm dò hải dương bị TC bắt tịch thu. Ô. Trump nói đánh đầu TC cứ để họ giữ đồ ăn cướp ấy đi. Thế mà TC sợ giữ tàu ấy sẽ xảy ra đêm dài lắm ác mộng với TT Trump là nhân vật hành động, ăn nói không đoán trước và chống TC hết cỡ thợ mộc này, nên TC đem chiến lợi phẩm ấy đến ngay chỗ cướp giao trả lại cho một chiến hạm Mỹ.

Một điều rõ ràng, không còn nghi ngờ gì nữa, là chánh phủ TT Trump xông tới ở Biển Đông, làm mạnh hơn nói so với chánh phủ tiền nhiệm Obama nói nhiều hơn làm. TT Trump muốn dằn mặt Chủ Tịch Tập cận Bình từ lâu thấy TT Obama chủ hoà, xìu xìu ển ển, khi chuyển trục quân sự Mỹ về Á châu Thái bình dương, khiến TC chiếm cứ, quân sự hoá hầu hết Biển Đông. TT Trump và Bộ Trưởng Quốc Phòng Mattis, Cựu Tướng 4 sao của Thuỷ Quân Lục Chiến cho tuần tra Biển Đông bằng hàng không mẫu hạm để chứng tỏ với TC và các nước đối tác, đồng minh Mỹ, rằng Mỹ quyết tâm với Á châu Thái bình dương./.(Vi Anh)
Attachments area



__._,_.___

Posted by: loc huong 

Úc và Indonesia tái lập toàn diện hợp tác quốc phòng

Úc và Indonesia tái lập toàn diện hợp tác quốc phòng

Tú Anh
media
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và thủ tướng Úc Malcolm Turnbull tại dinh toàn quyền Admiralty House, Sydney, ngày 26/02/2017.REUTERS/David Moir

Quan hệ song phương Úc-Indonesia được cải thiện. Sau hai tháng tạm gián đoạn vì giáo trình huấn luyện quân sự do Úc soạn thảo bị xem là xúc phạm tinh thần dân tộc và uy tín quân đội Indonesia, quan hệ quân sự giữa Canberra và Jakarta được tái lập toàn diện, nhân chuyến công du của tổng thống Joko Windodo tại Úc trong hai ngày 25 và 26/02/2017.
Trong cuộc họp báo chung với lãnh đạo Indonesia tại Canberra sau hai giờ hội kiến, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cho biết tổng thống Joko Widodo đã chấp thuận « tái lập toàn bộ hoạt động hợp tác quân sự và kinh tế ». Tổng thống Indonesia cũng xác nhận hai bên đồng ý thiết lập « đối tác kinh tế toàn diện, trao đổi mậu dịch tự do » từ nay cho đến cuối năm 2017 là chậm nhất.
Theo AFP, quan hệ giữa hai cường quốc quân sự vùng Á châu -Thái Bình Dương bị căng thẳng vào năm 2015 do các vụ Úc trục xuất thuyền nhân và khi Indonesia hành quyết hai công dân Úc vì tội buôn ma túy. Vào tháng 12/2016, chương trình huấn luyện cho quân đội Indonesia bi gián đoạn sau khi tổng tham mưu trưởng quân đội Indonesia, tướng Galot Nurmantyo, chỉ trích một số trang thiết bị giảng dạy Anh ngữ có nội dung « đi ngược lại đạo lý và uy tín quân đội Indonesia ».
Vì nhu cầu chiến lược, trong bối cảnh tình hình Biển Đông căng thẳng và nạn thánh chiến khủng bố, Canberra và Jakarta nhấn mạnh đến yếu tố « bền vững » trong quan hệ hai nước. Cuối cùng, Indonesia cho biết chỉ tạm ngưng chương trình giảng dạy sinh ngữ do Úc phụ trách.
Trong lãnh vực kinh tế, tổng thống Joko Widodo kêu gọi Úc hủy bỏ thuế nhập khẩu dầu cọ và giấy, hai nguồn ngoại tệ quan trọng của Indonesia.
Hai láng giềng Á châu -Thái Bình Dương này luôn có mối quan hệ thăng trầm. Tuy nhiên, những xung khắc này giảm dần từ khi ông Malcom Turnbull, cũng xuất thân là một doanh nhân như tổng thống Indonesia, lên cầm quyền tại Úc từ năm 2015.

Quyền tổng thống Hàn Quốc không kéo dài điều tra về Park Geun Hye

RFI

media
Quyền chủ tịch Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc Lee Jung-mi ( giữa ) tại phiên điều cuối cùng về việc truất phế tổng thống Park Geun-Hye ngày 27/02/2017.REUTERS/Ahn Young-joon/Pool
Hôm nay, 27/02/2017, văn phòng quyền tổng thống Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn cho biết là cuộc điều tra đặc biệt về vụ hối mại quyền thế liên quan bà Park Geun Hye sẽ không được kéo dài thêm.
Theo phát ngôn viên của văn phòng quyền tổng thống, được Reuters trích dẫn, cuộc điều tra đặc biệt đã hoàn tất nhiệm vụ của mình và vì sự ổn định, lợi ích chung của đất nước, cuộc điều tra này sẽ chấm dứt vào ngày mai, như dự định.
Đại diện của ủy ban điều tra đặc biệt lấy làm tiếc về quyết định của quyền tổng thống vì cho rằng ủy ban không có đủ thời gian cần thiết để làm tốt công việc của mình.
Ngày 09/12/2016, Quốc Hội Hàn Quốc, với đa số áp đảo, đã bỏ phiếu phế truất tổng thống. Bà Park Geun Hye bị cáo buộc liên quan đến vụ hối mại quyền thế, để cho một người bạn thân giữ vai trò cố vấn gây áp lực buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp tài chính cho các quỹ phục vụ ý đồ chính trị riêng của bà.
Trong khi đó, bà Park Geun Hye hôm nay từ chối ra Tòa Bảo Hiến để điều trần về vụ việc này. Tình hình tại Hàn Quốc càng trở nên căng thẳng.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias gửi về bài tường trình :
« Mâu thuẫn, chia rẽ trên phạm vi toàn quốc ngày càng trầm trọng tại Hàn Quốc.
Hôm thứ Bẩy, 25/02, hàng trăm ngàn người ủng hộ và chống tổng thống Park Geun Hye đã tuần hành trên đường phố Seoul. Hai cuộc biểu tình ủng hộ và chống này diễn ra chỉ cách nhau có vài trăm mét.
Bất chấp các bằng chứng được thu thập ngày càng nhiều, phe ủng hộ tổng thống tố cáo đó là những chứng cớ ngụy tạo, những  tin sai lệch được đồn thổi do các phương tiện truyền thông không trung thực tung ra. Họ còn cáo buộc phe chống tổng thống là làm việc cho kẻ thù, tức Bắc Triều Tiên.
Về phần mình, tổng thống Park Geun Hye bác bỏ lệnh của Tòa Bảo Hiến triệu tập bà đến phiên điều trần cuối cùng diễn ra ngày hôm nay. Các luật sư của tổng thống Park Geun Hye cho biết là bà sẽ ra một tuyên bố bằng văn bản.
Trong vòng hai tuần tới, Tòa Bảo Hiến sẽ phải ra quyết định chấp nhận hoặc bác bỏ việc phế truất bà Park Geun Hye. Thế nhưng, tranh cãi giữa hai phe chống và ủng hộ ngày càng quyết liệt, thô bạo, đến mức một số nhà quan sát tỏ ra lo ngại.

Do vậy, trong một bài xã luận, nhật báo Joongang nêu câu hỏi không biết là phe thua cuộc sẽ chấp nhận phán quyết của tòa hay không. Tờ báo còn đề cập đến nguy cơ hỗn loạn chính trị do việc bác bỏ quyết định của tòa ».



.

__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

Sunday 26 February 2017

ASEAN muốn Hoa Kỳ sớm có chính sách rõ ràng về Biển Đông


ASEAN muốn Hoa Kỳ sớm có chính sách rõ ràng về Biển Đông

media
Các Ngoại trưởng ASEAN tại cuộc họp ở Boracay, Philippines ngày 21/02/2017.Malacanang Photo/Handout via Reuters
ASEAN hy vọng chính quyền của tân tổng thống Mỹ Donald Trump nhanh chóng thảo ra « một chính sách cụ thể hơn và rõ ràng hơn » về khu vực, đặc biệt chính sách với Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh « quân sự hóa » nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa, khiến các quốc gia Đông Nam Á rất lo ngại. Trên đây là tuyên bố của lãnh đạo ngoại giao Philippines hôm nay, 21/02/2017, sau phiên họp kín với các đồng nhiệm ASEAN.
Reuters cho hay, phát biểu trước báo giới, tại Boracay, sau phiên họp đầu tiên với các ngoại trưởng ASEAN ngày hôm qua, Ngoại trưởng Perfecto Yasay tuyên bố : « chúng tôi hoàn toàn hiểu được là chính sách (quốc tế) của Hoa Kỳ đang được chính phủ Donald Trump xây dựng », « hiện tại chúng tôi chưa nắm chính xác về chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ trong quan hệ với Trung Quốc… và chúng tôi hy vọng sẽ được biết cụ thể hơn và rõ ràng hơn trong những tháng tới ».
Ngoại trưởng Perfecto Yasay cũng cho biết bộ trưởng các nước thành viên ASEAN đã thể hiện « sự quan ngại rất lớn » về « các hoạt động quân sự hóa » của Trung Quốc tại nhiều đảo ở Biển Đông, và việc làm sao để Trung Quốc chấp nhận « phi quân sự hóa » và giải thể các công trình quân sự hiện có tại các đảo tranh chấp là một thách thức lớn đối với toàn khối, đặc biệt là các nước có yêu sách chủ quyền như Việt Nam, Malaysia và Philippinnes.
Hãng thông tấn Philippine News Agency dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Philippines Enrique Manalo trong cuộc họp báo hôm qua tại Boraca, theo đó ASEAN « rất quyết tâm » hoàn tất sớm Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông, và các hoạt động chuẩn bị sắp tới sẽ « rất khẩn trương ». Về mặt chính thức, ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn tất khuôn khổ chung cho Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (gọi tắc là COC) vào giữa năm nay 2017, nhằm bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông. Tuy nhiên, theo Ngoại trưởng Philippines, trên thực tế, rất ít tiến bộ đạt được trong các đàm phán, kể từ khi ý tưởng này được các bên nhất trí vào năm 2002.
Một số bộ trưởng ASEAN lo ngại các căng thẳng hiện nay tại Biển Đông có thể làm « xói mòn lòng tin », ảnh hưởng đến tiến trình đàm phán COC. Ngay trước hội nghị hai ngày đầu tuần này của ASEAN, thứ Sáu tuần trước, 17/02, Trung Quốc vừa kết thúc một đợt tập trận với tàu sân bay tại Biển Đông. Ngày 18/02, Hải Quân Hoa Kỳ tuyên bố sẽ đưa một nhóm tàu chiến đấu cùng hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson tới tuần tra tại Biển Đông, để bảo vệ quyền tự do hàng hải.
Hội nghị ngoại trưởng ASEAN sẽ tiếp tục hôm nay. Đây là cuộc họp đầu tiên cấp bộ trưởng do Philippines tổ chức với tư cách quốc gia Chủ tịch ASEAN năm 2017.


Trung Quốc sửa luật để tăng cường kiểm soát Biển Đông

mediaHàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận tại Biển Đông, tháng 12/2016.REUTERS/Stringer
Trung Quốc có thể cấm tàu ngầm nước ngoài đi vào vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đó là bài nhận định được đăng hôm nay, 21/02/2017, trên trang thông tin news.com.au của Úc.
Bài viết trở lại thông tin trên báo chí chính thức Trung Quốc cho biết là Bắc Kinh đang tiến hành sửa đổi Luật An toàn Giao thông Hàng hải 1984. Dự luật sửa đổi, theo dự kiến sẽ có hiệu lực kể từ năm 2020, cho phép hải quân Trung Quốc và lực lượng tuần duyên nước này được quyền ngăn chận những tàu nào bị xem là « vi phạm an toàn hàng hải » hoạt động trong các vùng biển của Trung Quốc, kể cả vùng nội thủy và vùng đặc quyền kinh tế.
Nhưng điểm gây ngạc nhiên là dự luật này đặc biệt nhắm vào các tàu ngầm. Dự luật nói trên không nói gì đến Biển Đông, nhưng gần như chắc chắn là nó có liên quan đến vụ hải quân Trung Quốc tháng 12 năm ngoái thu giữ một tàu ngầm không người lái của hải quân Mỹ ở Biển Đông và sau đó trả lại phía Hoa Kỳ.
Dự luật quy định là các tàu ngầm của nước ngoài khi đi ngang qua vùng biển của Trung Quốc phải di chuyển trên mặt nước, treo quốc kỳ và thông báo cho các cơ quan quản lý hàng hải của Trung Quốc trước khi đi vào vùng biển này.
Luật sửa đổi cũng ghi rõ là nhà chức trách Trung Quốc có thể khoanh một số vùng đặc biệt và có thể cấm các tàu của ngoại quốc đi qua những vùng này dựa theo đánh giá của họ về mức độ an toàn giao thông hàng hải của những tàu đó. Chiếu theo luật mới, những tàu nào bị xem là vi phạm luật Trung Quốc sẽ bị đuổi ra khỏi vùng biển của Trung Quốc.
Dự luật này được xem xét vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xảy dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông nhằm áp đặt chủ quyền của họ ở vùng biển này.
Một nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Viện Quốc gia Nghiên cứu Biển Đông, trực thuộc chính phủ Trung Quốc, cho biết là Bắc Kinh đang cố cải thiện việc quản lý an ninh hàng hải bằng cách đưa vào luật những chi tiết mới, đặc biệt là những chi tiết liên quan đến « những mối đe dọa ngày càng tăng của việc nước ngoài giám sát quá chặt chẽ ( vùng biển của Trung Quốc) ».
Trang news.com.au nhắc lại rằng cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á ( Asia Maritime Tranparency Initiative ) vào tháng 12 vừa qua công bố những hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã đặt thêm các dàn súng phòng không và dàn tên lửa tại các phi đạo và hải cảng trên các đảo nhân tạo.
Việc quân sự hóa các cơ sở này ( mà trước đây Bắc Kinh khẳng định là được xây dựng chỉ nhằm mục đích bảo đảm an toàn hàng hải ) khiến giới quan sát lo ngại là Trung Quốc chuẩn bị thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông. Việc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không có nghĩa là mọi phi cơ bay ngang qua không phận vùng này đều phải xin phép Bắc Kinh. Như vậy, Trung Quốc áp đặt sự kiểm soát của quốc gia lên một vùng biển cho tới nay quốc tế có thể được sử dụng.
Đầu tháng 7 năm ngoái, Tòa Trọng tài Thường trực đã ra phán quyết bác bỏ « quyền lịch sử » mà Trung Quốc vẫn dùng để đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, thể hiện qua bản đồ « đường lưỡi bò ».
Cho tới nay, Hoa Kỳ vẫn cho rằng các vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc là những vùng biển quốc tế và đã thường xuyên có những hành động nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải tại vùng biển này. Kể từ tháng 10/2015 đến nay, các chiến hạm của hải quân Mỹ đã bốn lần đến sát các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, bất chấp khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh trên các đảo này.
Cũng chính là nhằm khẳng định quyền của quốc tế được tự do lưu thông ở vùng này mà hải quân Hoa Kỳ trong tuần này đã điều cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson đến tuần tra ở Trường Sa. Cụm tàu này, mà gần như chắc chắn sẽ bao gồm cả tàu ngầm, theo dự kiến sẽ « trắc nghiệm » phản ứng của Bắc Kinh bằng cách đi vào phạm vi 12 hải lý chung quanh một hoặc nhiều đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Đây là khoảng cách được luật pháp quốc tế công nhận là ranh giới vùng biển hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của một quốc gia. Hiện giờ luật pháp quốc tế không công nhận các đảo nhân tạo của Trung Quốc là lãnh thổ quốc gia của nước này, mặc dù Bắc Kinh vẫn khẳng định như thế. Bây giờ nếu Trung Quốc tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, đây sẽ là một hành động khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng.
Đợt tuần tra của cụm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson sẽ là đợt tuần tra đầu tiên của hải quân Mỹ ở vùng Biển Đông kể từ khi tổng thống Mỹ Donald Trump nhậm chức. Sau khi nghe thông tin về đợt tuần tra sắp tới của tàu Mỹ, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định Bắc Kinh vẫn tôn trọng quyền tự do hàng hải chiếu theo luật quốc tế, nhưng yêu cầu Hoa Kỳ « không được có bất kỳ hành động nào thách thức chủ quyền và an ninh của Trung Quốc » và « phải tôn trọng nỗ lực của các nước khu vực duy trì hòa bình và ổn định ở biển Hoa Nam ( Biển Đông) ».
Chính phủ Bắc Kinh khẳng định luật An toàn Giao thông Hàng hải được sửa đổi dựa trên các quyền của Trung Quốc trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ( UNCLOS ). Nhưng trên thực tế dự luật trái với UNCLOS, vì công ước này bảo đảm quyền « đi lại vô hại » ( innocent passage ), cho phép tàu dân sự và quân sự được đi qua vùng lãnh hải các nước mà không bị ngăn chận, trừ phi các tàu này có một số hoạt động không được phép.
Dự luật nói trên sẽ được áp dụng như thế nào là còn tùy thuộc vào việc Bắc Kinh diễn giải khái niệm « vùng biển Trung Quốc » rộng đến đâu. Cho tới nay, thật sự thì Bắc Kinh vẫn chưa nói rõ là đối với họ, toàn bộ vùng nằm trong đường « lưỡi bò », chiếm khoảng 85% diện tích Biển Đông, là thuộc chủ quyền Trung Quốc hay không.
Một điều chắc chắn là Hoa Kỳ và các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông với Trung Quốc sẽ không chấp nhận luật sửa đổi với những nội dung như trên. Nhất là đối với Washington, tự do hàng hải ở Biển Đông là « tuyệt đối », dù là đối với tàu dân sự hay tàu quân sự, như bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đã nhắc lại vào ngày 04/02 vừa qua.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Asean 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc

 

Asean 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc

  • 9 giờ trước

Image result for Asean 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc
Image result for Asean 'quan ngại về hệ thống vũ khí' của Trung Quốc
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc mang theo chiến đấu cơ J-15 đời mới
Các nước trong khối Asean vừa bày tỏ quan ngại về hệ thống vũ khí mà Trung Quốc mới lắp đặt trên các đảo ở Biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói với các nhà báo tại đảo Boracay, nơi các ngoại trưởng Asean vừa nhóm họp, rằng quan ngại này được tất cả các nước trong khối chia sẻ.
Ông Yasay không nói chính xác hoạt động nào của Trung Quốc dẫn đến quan ngại hiện thời, nhưng nói ông hy vọng một bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có thể đạt được trong tháng Sáu tới.
Bản COC sẽ có thành phần cơ bản là giải trừ quân bị nhưng hiện còn chưa rõ nó có bắt buộc Trung Quốc phải dỡ bỏ các hệ thống vũ khí đã lắp đặt hay không.
Ông Yasay được các hãng thông tấn dẫn lời nói: "Các thành viên Asean đồng lòng bày tỏ lo ngại về điều mà họ cho là quân sự hóa khu vực".
Ông ngoại trưởng cũng cho hay các nước Asean "đã nhận thấy một cách quan ngại rằng Trung Quốc đã lắp đặt hệ thống vũ khí trên các cơ sở mà họ thiết lập".
Philippines là nước giữ ghế chủ tịch luân lưu của khối Asean năm 2017.
Hãng Reuters đánh giá tuyên bố của ông Yasay cho thấy Asean có quan điểm cứng rắn ít thấy về hành động của Trung Quốc.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, một số tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào Trung Quốc của ông làm dấy lên phỏng đoán rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng xung đột trong tương lai gần.
Chính vì lẽ này mà các nước Asean cho rằng một bản quy tắc COC với các điều khoản bắt buộc sẽ là cần thiết.


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Friday 24 February 2017

TQ nói biết hiện diện của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông


TQ nói biết hiện diện của tàu chiến Mỹ ở Biển Đông

  • 8 giờ trước
Image result for Tàu sân bay USS Carl Vinson
Tàu sân bay USS Carl Vinson
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói quân đội nước này biết về hiện diện của nhóm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ ở Biển Đông.
Bộ này cũng nói Trung Quốc tôn trọng tự do đi lại của tất cả các quốc gia.
Hôm thứ Bảy tuần trước, hàng không mẫu hạm lớp Nimitz của Mỹ, USS Carl Vinson, bắt đầu hoạt động mà Mỹ nói là "thường lệ" ở Biển Đông vốn vẫn đang bị nhiều nước tranh chấp.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Nhiệm Quốc Cường nói Trung Quốc "hiểu rõ" tình hình hiện trạng của nhóm hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.
Ông Nhiệm nói với các nhà báo ở Bắc Kinh: "Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền và quan ngại an ninh của các nước trong khu vực, đồng thời tôn trọng nỗ lực của các nước trong việc giữ gìn hòa bình và ổn định ở Biển Đông".
Ông nói thêm: "Tất nhiên chúng tôi cũng tôn trọng quyền tự do di chuyển trên biển và trên không của tất cả các quốc gia ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế".
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, tình hình ở khu vực biển này nói chung là ổn định và ông Nhiệm Quốc Cường nói Trung Quốc hy vọng Hoa Kỳ sẽ đóng góp để làm nó tốt hơn lên.
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump lên cầm quyền, một số tuyên bố mạnh mẽ nhắm vào Trung Quốc của ông làm dấy lên phỏng đoán rằng Biển Đông có thể sẽ trở thành điểm nóng xung đột trong tương lai gần.

Căng thẳng Biển Đông: Bộ trưởng Trung Quốc hủy chuyến đi Philippines

media
Một thuyền của ngư dân Philippines tại vùng quanh bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp ngày 16/06/2016.AFP
Theo kế hoạch, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Cao Hổ Thành (Gao Hu Cheng) dẫn đầu một phái đoàn doanh nhân hùng hậu đến Philippines hôm nay 23/02/2017. Tuy nhiên, chuyến đi đã bị phía Trung Quốc hủy bỏ vào giờ chót mà không giải thích lý do. Cùng lúc, ngoại trưởng Philippines tuyên bố Bắc Kinh đã cam kết không chiếm bãi đá Scaborough.
Theo bản tin của Reuters ngày 23/02/2017 từ Manila, trong khi Philippines chuẩn bị đón tiếp phái đoàn Trung Quốc để ký khoảng 40 hợp đồng kinh tế và du lịch, thì vào giờ chót, bộ trưởng Cao Hổ Thành quyết định dời chuyến thăm viếng mà không đưa ra một lời giải thích nào.
Chưa biết vì sao có sự thay đổi đột ngột này trong khi quan hệ Trung Quốc và Philippines đang được cải thiện và tổng thống Philippines Rodrigo Duterte không tiếc lời ca tụng chủ tịch Tập Cận Bình.
Tuy nhiên, theo nhận định của hai viên chức cao cấp của bộ Thương Mại và bộ Tài Chính Philippines, xin giấu tên, thì rất có thể Bắc Kinh tức giận vì những tuyên bố của ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay hôm thứ Ba, 21/02 về tình hình Biển Đông. Chủ trì một cuộc họp của ASEAN, ngoại trưởng Philippines tuyên bố quan ngại về chính sách của Trung Quốc biến các đảo nhân tạo thành căn cứ quân sự cũng như bố trí vũ khí ở Biển Đông.
Không rõ những tuyên bố nào của ngoại trưởng Philippines thật sự làm Bắc Kinh trả đũa Vì trong cuộc họp báo sáng nay, ông Perfecto Yasay tiết lộ là chính trong cuộc gặp gỡ hồi tháng 10/2016 tại Bắc Kinh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hứa với tổng thống Philippines Rodrigo Duterte là Trung Quốc “không chiếm đảo đá ngầm Scaborough và cũng không xây dựng gì trên đó”.
Một trong hai viên chức Philippines được trích dẫn trên còn xác định với Reuters là họ chỉ được phía Trung Quốc thông báo hủy bỏ chuyến thăm viếng vào giờ chót mà không có một lời giải thích. Bộ trưởng Thương Mại Philippines Ramon Lopez cho biết thêm là hai bên chưa ấn định thời điểm gặp lại. Các đề án hợp tác song phương dự trù ký kết lên đến 3,4 tỷ đôla.
Bộ Thương Mại Trung Quốc từ chối trả lời câu hỏi kiểm chứng của Reuters. Tuy nhiên, một ngày sau khi ngoại trưởng Philippines phát biểu về tình hình Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho rằng quan điểm của ngoại trưởng Perfecto Yasay không phản ảnh lập trường của ASEAN.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mỹ kêu gọi Trung Quốc thay đổi lập trường về Biển Đông


Mỹ kêu gọi Trung Quốc thay đổi lập trường về Biển Đông

24/02/2017

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các kết cấu quân sự được Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy các kết cấu quân sự được Trung Quốc xây dựng trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc thay đổi lập trường về Biển Đông, một thủy lộ chiến lược quan trọng và giàu tài nguyên thiên nhiên mà từ lâu nhiều nước đã đòi chủ quyền trên vùng biển này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen nói “Chúng tôi kêu gọi Trung Quốc, cũng như những nước khác tranh chấp chủ quyền, tự chế không tiến thêm bước nào nữa trong việc xây dựng những cơ sở mới, quân sự hóa những đảo tranh chấp, và lấp đất lấn biển tại Biển Đông, và cam kết giải quyết hòa bình những tranh chấp với các nước khác.”
Tuyên bố được đưa ra vào lúc Trung Quốc gần hoàn tất việc xây dựng những cơ cấu quân sự trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông theo như tin của Thông tấn xã Reuters.
Các giới chức Mỹ dấu tên nói với các hãng tin là việc xây dựng hầu như hoàn tất đối với hơn hai chục cơ cấu với mái đóng mở được thiết kế để chứa các phi đạn đất đối không trên quần đảo Trường Sa.
Bà Richey-Allen nói tiếp “Quân sự hóa những đảo này gây căng thẳng và những tin tức gần đây nhất đã tạo ra những quan ngại giữa các nước trong vùng.”
Một phúc trình được Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á công bố vào tháng 12 năm ngoái cho thấy Trung Quốc đã xây dựng các đường băng và những hệ thống phòng không trên các đảo nhân tạo kể từ tháng 6 năm ngoái.
Vào lúc đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đưa ra một tuyên bố cho rằng việc xây dựng này “chủ yếu để sử dụng trong dân sự mà thôi.”

Tranh chấp Biển Đông sẽ giải quyết vào đời sau?

23/02/2017

Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường biểu tình trước toà Lãnh sự quán Trung Quốc tại Philippines, phản đối việc nước này bị nghi lắp đặt hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 24 tháng 01 năm 2017.
Các nhà hoạt động bảo vệ môi trường biểu tình trước toà Lãnh sự quán Trung Quốc tại Philippines, phản đối việc nước này bị nghi lắp đặt hệ thống tên lửa trên các đảo nhân tạo thuộc quần đảo Trường Sa, ngày 24 tháng 01 năm 2017.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông khó mà giải quyết được trong ‘thời chúng ta’, nên tốt hơn là gác sang một bên, giao tiếp với Bắc Kinh và tránh đụng độ võ trang, Ngoại trưởng Philippines tuyên bố ngày 22/2.
Bảo vệ quyết định của Tổng thống Rodrigo Duterte chớ thúc đẩy buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế trong vụ kiện của Manila chống lại bản đồ lưỡi bò của Bắc Kinh trên Biển Đông, Ngoại trưởng Philippines, Perfecto Yasay, cho hay có ‘bế tắc’ mà không bên nào có thể đả thông, cho nên tốt hơn hết là tối đa hóa những gì có lợi từ Bắc Kinh.
Phát biểu trước Thượng viện, Ngoại trưởng Yasay cho rằng quan điểm và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy khó có thể có một giải pháp.
“Cá nhân tôi không tin rằng việc này sẽ sớm được giải quyết. Tôi nghĩ có lẽ sẽ không giải quyết được trong thời chúng ta, nhưng sự lựa chọn không phải là chiến tranh mà là chúng ta buộc phải giao tiếp để khẳng định tuyên bố chủ quyền của mình,” ông Yasay nói.
Tổng thống Duterte đã lật ngược chính sách ngoại giao của Philippines bằng cách hướng về Trung Quốc để thu hút thương mại, du lịch, và đầu tư cơ sở hạ tầng.
Bình luận của Ngoại trưởng Philippines được đưa ra một ngày sau khi chủ tọa cuộc họp của các Ngoại trưởng Đông Nam Á, những người bày tỏ ‘quan ngại sâu sắc’ về việc Trung Quốc thiết đặt các hệ thống võ khí trên các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Trung Quốc sắp hoàn tất xây dựng gần hai chục công trình trên các đảo nhân tạo ở Biển Đông mà dường như nhằm để tạo điều kiện cho những phi đạn đất đối không tầm xa, Reuters ngày 21/2 dẫn nguồn tin từ hai quan chức Hoa Kỳ cho biết.

ASEAN quan ngại Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

22/02/2017

Ảnh vệ tinh cho thấy những công trình quân sự được đặt trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông.
Ảnh vệ tinh cho thấy những công trình quân sự được đặt trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Biển Đông.
Chia sẻ
  •  
  •  
  •  
  •  
Các nước Đông Nam Á xem việc Trung Quốc lắp đặt những hệ thống vũ khí ở Biển Đông là "rất đáng lo ngại" và đã kêu gọi đối thoại để ngăn chặn sự leo thang "những diễn biến gần đây," Philippines cho biết hôm thứ Ba.
Bộ trưởng ngoại giao các nước trong khu vực đồng lòng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc quân sự hóa những đảo nhân tạo của Trung Quốc, nhưng tin tưởng rằng khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử hàng hải có thể đạt được với Bắc Kinh trước tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Perfecto Yasay nói trong một hội nghị các bộ trưởng khu vực trên đảo Boracay của nước này.

Ông Yasay không cho biết những diễn biến nào khơi lên mối lo ngại này, nhưng nói rằng Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên hy vọng Trung Quốc và Mỹ sẽ bảo đảm hòa bình và ổn định.
Ông nói rằng việc phi quân sự hóa sẽ là một thành phần quan trọng của bất kỳ bộ quy tắc ứng xử nào giữa ASEAN và Trung Quốc, nhưng còn quá sớm để nói liệu điều kiện tiên quyết có phải là Bắc Kinh tháo dỡ những hệ thống vũ khí của mình hay không.
Nhắc đến những đảo nhân tạo của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, ông Yasay nói các nước ASEAN đã "nhận thấy, một cách rất đáng lo ngại, rằng Trung Quốc đã lắp đặt những hệ thống vũ khí tại những cơ sở mà họ đã thiết lập, và họ đã bày tỏ lo ngại sâu sắc về việc này."
Với việc Philippines giữ chức chủ tịch ASEAN năm nay, những phát biểu của ông Yasay cho thấy một lập trường vững chắc hiếm có của một tổ chức mà thường chật vật để đạt được đồng thuận vì những quan điểm ý trái ngược của họ về việc làm thế nào đáp lại sự quyết đoán của Trung Quốc.
Thông cáo bày tỏ lo ngại của ASEAN tránh nhắc tên Trung Quốc. Làm Trung Quốc phật lòng có thể nảy sinh nhiều nguy cơ, trong khi các nước thành viên của ASEAN đang chịu ảnh hưởng của Trung Quốc với mức độ khác nhau, và cần thương mại, đầu tư và khách du lịch từ Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday 23 February 2017

Monday 20 February 2017

Ông Donald Trump sẽ là anh hùng cứu thế khiến Bắc Kinh 'chùn bước' ở Biển Đông.

==


== ----







Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang tuần tra trên Biển Đông. (Hình: USS Navy)

WASHINGTON (NV) – Đội tàu đặc nhiệm với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang có mặt và tuần tra trên Biển Đông giữa những dấu hiệu căng thẳng với Trung Quốc trên vùng biển nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền.
Một số nhà phân tích thời sự gần đây cho rằng khu vực Biển Đông ngày càng trở nên điểm nóng nguy hiểm trên thế giới vì tham vọng bá quyền bành trướng của Bắc Kinh muốn chiếm trọn khu vực này.
Biển Đông, nơi vừa nhiều tài nguyên thiên nhiên dầu khí, thủy sản lại là một thủy lộ quan trong hàng đầu thế giới với số lượng hàng hóa trị giá $5,000 tỷ được chuyển vận qua hàng năm.
Tuần trước khi hay tin đội tàu USS Vinson gồm cả một số tuần dương hạm, khu trục hạm trang bị hỏa tiễn rời cảng San Diego, California đi về tây Thái Bình Dương mà báo Hải Quân Mỹ nói rằng sẽ tới Biển Đông, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm Thứ Tư vừa qua đe nẹt rằng Mỹ không nên mở lại bất cứ cuộc tuần tra nào vì như thế là thách đố chủ quyền của Trung Quốc.
Trang facebook của mẫu hạm Vinson loan báo rằng họ đang tuần tiễu trên Biển Đông từ ngày Thứ Bảy, 18 Tháng Hai, 2017. Phó Đô Đốc James Kilby, người chỉ huy đội đặc nhiệm này cho biết sau mấy tuần lễ huấn luyện trên Thái Bình Dương, họ đã cải tiến khả năng hiệu quả và săn sàng tác chiến.
“Chúng tôi chờ để biểu diễn những khả năng này trong lúc xây dựng mối quan hệ hiện đang có với các đồng minh, đối tác và bạn hữu tại khu vực Ấn Độ-Á châu Thái Bình Dương.” Ông Kilby được báo hải quân dẫn lời.
Trung Quốc loan báo cuộc tập trận kéo dài một tuần lễ ngày của nhóm tàu ba chiếc phối hợp với cả phi cơ và thủy quân lục chiến trên Biển Đông đã chấm dứt hôm Thứ Sáu vừa qua. Gần đây, họ mang cả hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới tập trận rầm rộ trên Biển Đông làm các nước nhỏ ở khu vực e ngại không ít.
Tin về các hành động quân sự “tự do hải hành và phi hành” của Hải Quân Mỹ đang được chuẩn bị gia tăng trong năm 2017 có vẻ trùng hợp với tin do báo chí Nhật tiết lộ về các cuộc họp kín của tân Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis của Mỹ hai tuần trước trong chuyến công du Châu Á của ông. Tại Tokyo, ông cam đoan với các giới chức Nhật rằng lực lượng Mỹ sẽ theo đuổi hướng cư xử mạnh bạo hơn với Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong cuộc điều trần ở Quốc Hội Mỹ để trở thành ngoại trưởng, ông Rex Tillerson đã làm Bắc Kinh tức giận khi ông cho rằng nên cấm Trung Quốc tiếp cận các đảo mà họ chiếm đóng bất hợp pháp trên Biển Đông. Ông còn ví những hành động của Trung Quốc giống như Nga cướp khu vực Crimea của Ukraine.
Tuy nhiên, trong một văn bản trả lời chất vấn sau đó, ông giải thích nhẹ nhàng hơn khi cho việc ngăn chặn đó chỉ xảy ra khi biện pháp ngoại giao không có kết quả. (TN)

Hàng không mẫu hạm Mỹ tuần tra Biển Đông

mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson rời cảng North Island, Coronado, California, Hoa Kỳ, ngày 05/01/2017.REUTERS/Mike Blake
Một đơn vị hải chiến của Mỹ, gồm chiến đấu cơ và hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson bắt đầu tuần tra tại Biển Đông từ ngày 18/02/2017. Hải quân Mỹ thông báo tin này vài ngày sau khi Bắc Kinh cảnh cáo Washington không nên thách đố chủ quyền biển đảo của Trung Quốc.
Tại Biển Đông, cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc vừa kết thúc, Mỹ đưa một hải đội tác chiến vào vùng.
Mạng thông tin của hải quân Mỹ cho biết, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cùng với nhiều chiến hạm bắt đầu vào vùng Biển Đông hôm thứ Bảy, 18/02, để tuần tra như thông lệ. Đơn vị « hải chiến » này mới kết thúc một cuộc tập dượt gần Hawai để kiện toàn khả năng phối hợp tấn công tác chiến.
Theo AFP, tuy khẳng định nhiệm vụ « tuần tra theo thông lệ », chỉ huy trưởng « nhóm hải chiến », phó đô đốc James Kilby, nhấn mạnh đến mục tiêu « tăng cường quan hệ vững chắc với các đồng minh trong vùng Ấn Độ- Châu Á-Thái Bình Dương ».
Sự kiện hải quân Mỹ tiến hành tuần tra Biển Đông diễn ra sau khi Trung Quốc thông báo vừa kết thúc một cuộc tập trận « giao tranh bất ngờ » kéo dài một tuần lễ cho đến thứ Sáu 17/02/2017.
Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho rằng chiến hạm và tầu sân bay có quyền họat động trong vùng, theo luật quốc tế.
Tuy nhiên, hôm thứ Tư, khi được hỏi về tin hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson sắp tới Biển Đông và Hoa Kỳ sắp mở lại những cuộc tuần tra trong khu vực, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc trả lời là Bắc Kinh « kiên quyết chống lại mọi quốc gia âm mưu phá hoại chủ quyền của Trung Quốc » và « thúc giục Hoa Kỳ ngưng thách thức chủ quyền Trung Quốc tại biển Nam Hải ».
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 19 February 2017

South China Sea: US carrier group begins 'routine' patrols

South China Sea: US carrier group begins 'routine' patrols



===



The USS Carl Vinson in the Pacific Ocean, 3 February

-------------
US aircraft carrier the USS Carl Vinson has started what it calls "routine operations" in the South China Sea, with a fleet of supporting warships.
The deployment comes days after China's foreign ministry warned Washington against challenging Beijing's sovereignty in the region.
China claims several contested shoals, islets and reefs in the area.




It has been constructing artificial islands with airstrips in the South China Sea for a number of years.
Chinese dredging vessels are purportedly seen in the waters around Mischief Reef in the disputed Spratly Islands

The aircraft carrier was last in the South China Sea two years ago, for exercises with Malaysia's navy and air force and has made 16 voyages to the region in its 35 years of US navy service.
US Defence Secretary James Matthis said during a recent trip to Japan that the Trump administration saw no need for "dramatic military moves" at the stage.
The statement appeared to repudiate comments on the subject from Secretary of State Rex Tillerson, who told senators during his confirmation hearings that China should be prevented from reaching the disputed islands.
On Wednesday, Chinese foreign ministry spokesman Geng Shuang said: "We urge the US not to take any actions that challenge China's sovereignty and security."


Map showing the South China Sea

South China Sea: US carrier group begins 'routine' patrols
http://www.bbc.com/news/world-asia-china-39018882


Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson tuần tra Biển Đông

pic


WASHINGTON (NV) – Đội tàu đặc nhiệm với hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang có mặt và tuần tra trên Biển Đông giữa những dấu hiệu căng thẳng với Trung Quốc trên vùng biển nhiều quốc gia tranh chấp chủ quyền.



Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đang tuần tra trên Biển Đông. (Hình: USS Navy)

Popular Posts

My Blog List