Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 31 March 2015

US admiral says China 'creating a great wall of sand' in sea

US admiral says China 'creating a great wall of sand' in sea



Admiral Harry Harris Jr. Photo: AP
Admiral Harry Harris Jr. Photo: AP
China is "creating a great wall of sand" through land reclamation in the South China Sea, causing serious concerns about its territorial intentions, the commander of the US Pacific Fleet said Tuesday.
Admiral Harry Harris Jr told a naval conference in Australia that competing territorial claims by several nations in the South China Sea are "increasing regional tensions and the potential for miscalculation."
"But what's really drawing a lot of concern in the here and now is the unprecedented land reclamation currently being conducted by China," he said.


"China is building artificial land by pumping sand on to live coral reefs — some of them submerged — and paving over them with concrete. China has now created over 4 square kilometres (1.5 square miles) of artificial landmass," he said.
Harris said the region is known for its beautiful natural islands, but "in sharp contrast, China is creating a great wall of sand with dredges and bulldozers over the course of months."
China claims virtually all of the South China Sea. The Philippines and other countries which have territorial disputes with China in the busy sea have been particularly concerned by the land reclamation projects, which have turned a number of previously submerged reefs in the Spratlys archipelago into artificial islands with buildings, runways and wharves.
The islands could be used for military and other facilities to bolster China's territorial claims.
Harris said the pace of China's construction of artificial islands "raises serious questions about Chinese intentions."
He said the United States continues to urge all claimants to conform to the 2002 China-ASEAN Declaration of Conduct, in which the parties committed to "exercise self-restraint in the conduct of activities that would complicate or escalate disputes and affect peace and stability."
"How China proceeds will be a key indicator of whether the region is heading toward confrontation or cooperation," he said.
The US says it has a national interest in the peaceful resolution of the disputes in a region crucial for world trade. China says its territorial claims have a historical basis and objects to what it considers US meddling.
Harris said the United States is on track to reposition 60 percent of its navy to the Pacific Fleet by 2020.
"By maintaining a capable and credible forward presence in the region, we're able to improve our ability to maintain stability and security," he said. "If any crisis does break out, we're better positioned to quickly respond."

Sunday 29 March 2015

Trung Quốc lớn giọng lên án Philippines giả dối



Để xâm lược tư do xây dựng tiền đồn lô cốt trong nhà mình
mà không có những hành xử xứng đáng bảo vệ đất nước

Lãnh đạo CHXHCNVN đồng loã với kẻ thù !

Đăng ngày 27-03-2015

Trung Quốc lớn giọng lên án Philippines giả dối

media
Một đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông.@CSIS
Bắc Kinh leo thang khẩu chiến với Manila. Bị Philippines tố cáo có mưu đồ chiếm trọn biển Đông Nam Á, Trung Quốc lên án Manila có thái độ « giả dối » vừa xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông vừa « tố ngược » Trung Quốc bá quyền.
Trong cuộc họp báo ngày 27/03/2015 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh dùng lời lẽ nặng nề để công kích Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario sau những tuyên bố của ông ngày hôm trước (26/03) : Trung Quốc tăng tốc lịch trình bành trướng tại biển Đông Nam Á và do vậy, Manila cũng sẽ xây dựng, cải tiến phi trường ở khu vực này.
Theo phát ngôn viên Trung Quốc thì rõ ràng là Philippines đã để lộ « bản chất đạo đức giả » vừa lên án những công trình « xây dựng bình thường của Trung Quốc trên hải đảo của Trung Quốc vừa đòi hỏi có quyền xây dựng trên đảo Nam Sa (Trường Sa) của Trung Quốc bị Philippines chiếm giữ bất hợp pháp ».
Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận chính Philippines đã liên tục xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, còn Bắc Kinh muốn làm gì thì làm đó là chuyện đương nhiên trong phần lãnh hải « hợp pháp » của mình.
Trong tuyên bố hôm qua, Ngoại trưởng Philippines khẳng định Bắc Kinh đang gia tăng tốc độ bành trướng, làm thay đổi nguyên trạng trên biển Đông bằng đường 9 đoạn (lưỡi bò) chiếm đóng hầu như toàn bộ biển Đông Nam Á trước khi Tòa án trọng tài ra phán quyết về đơn kiện của Philippines.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam


Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam

Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội
2015-03-25
Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ.”-Albert Camus.

TQ tuyên bố chủ quyền ở VN

Hiện vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Quốc bữa đại tiệc với món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.

Chi tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền lãnh thổ vào tay TQ đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.

Tại cuộc họp báo ngày 8/3/2015, ông Vương Nghị - Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc đã lớn tiếng tuyên bố với thế giới rằng việc TQ xây các đảo đá trên biển Đông là xây trên sân nhà của họ và chỉ trích kịch liệt những ai phản đối hành vi này của TQ. Và cái phần mà TQ khẳng định là „sân nhà“ ấy, lại đang là lãnh hải của VN có lịch sử từ lâu đời và đã được công ước quốc tế đương nhiên thừa nhận.

Tuyên bố trên của TQ gây bàng hoàng và phẫn nộ cho những người công tâm và am hiểu lịch sử vấn đề. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia khi trả lời phỏng vấn của RFI đã không che giấu sự bất bình: “Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng Trung Quốc đưa ra vài hôm trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quan Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14/3/1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.”

Dù liên tục lấn chiếm VN từ biên giới đến biển đảo, nhưng đây là lần đầu tiên TQ dám ngang ngược tuyên bố biển Đông là sân nhà. Việc TQ xây dựng những chuỗi đảo nhân tạo trên lãnh hải VN rõ ràng là hành động xâm lược, là bàn đạp để TQ thôn tính VN.

Trước sự xâm lược trắng trợn đó, trách nhiệm tối thiểu của nhà cầm quyền VN là phải lập tức phản đối mạnh mẽ trước hết trên lĩnh lực ngoại giao, đồng thời vận dụng các lực lượng quân sự, chính trị , sức mạnh quốc tế để buộc TQ trả lại chủ quyền lãnh thổ.

Nhưng sự ngược đời đã xảy ra. Sau tuyên bố của Vương Nghị, đến tận hôm nay VN vẫn không lên tiếng phản đối. Càng lạ lùng hơn là cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao VN dự định tổ chức vào ngày 12/ 3/2015, ba ngày sau tuyên bố của TQ lại bị xóa bỏ.

Lộ trình đao phủ bức tử VN

Trước sự im lặng chấp nhận của VN, TQ đã nuốt trọn phần còn lại của con mồi. Phần đầu đã được tiêu hóa xong từ những năm trước đây, khi những nhà cầm quyền VN từ cấp địa phương tới Trung ương đã hăm hở giao đất rừng dọc biên giới mà hầu hết là những vị trí hiểm yếu về an ninh quốc phòng cho TQ thuê và quản lý tới 50 năm theo phương thức người TQ tha hồ tung tác trong đó.

Thiếu tướng Nguyễn Kim Khoa - chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội cho biết trên báo Đất Việt ngày 18/6/2014 : Qua khảo sát ở một số nơi, đã thấy có 19 dự án được các địa phương cấp phép cho thuê tới khoảng 398.374 ha đất rừng dọc biên giới Việt - Trung, đặc biệt là những vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. (Trong khi đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ báo là 10 tỉnh).

Mức giá mà VN cho TQ thuê đất rừng biên giới rẻ mạt đến mức không tưởng tượng nổi: nhiều nơi TQ chỉ phải trả 2,75 đ cho mỗi mét vuông đất mỗi năm! (Theo đại biểu QH Trần Việt Hưng(Hòa Bình) – báo Thanh niên đưa tin ngày 12/6/2010)
Nhận định của nhiều chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng thực sự các cấp chính quyền đã bán rừng và dồn đất nước VN vào tình trạng tự sát, khiến VN mất đi vùng lãnh thổ quan trọng nhất về quốc phòng an ninh.

Mặc dù vậy, cho đến nay không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi có thể coi là bán nước và phản quốc này.
Cùng trên lộ trình các cấp chính quyền VN để ngỏ cửa cho những kẻ xâm lược VN, họ còn tạo điều kiện đặc biệt dễ dàng cho người TQ vào kinh doanh, sản xuất, trốn thuế, thuê đất trồng lúa, rau quả, thuê mặt nước nuôi tôm cá... lập những đặc khu TQ như ở Vũng Áng – Hà Tĩnh và nhiều nơi. 

Song song với những chính sách về chính trị, ngoại giao và quốc phòng, an ninh, những chính sách về kinh tế thương mại đã giết chết nền sản xuất của VN và biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng rởm và hàng độc hại của TQ. Không những nền kinh tế chính trị và văn hóa của VN bị bức tử mà cả VN đang bị biến thành một bệnh viện khổng lồ trong đó chen chúc những người dân đang chết dần mòn vì hóa chất độc hại của TQ.

Trong tình thế ấy, thay vì bảo vệ đất nước và nhân dân, nhà cầm quyền VN đã liên tục dùng mọi lực lượng từ văn hóa tư tưởng, báo chí truyền thông tới công an và côn đồ để ngăn chặn, vu cáo, mạt sát, khủng bố, đánh đập, bỏ tù, bao vây về kinh tế, cắt cả nguồn sống của những ai dám bày tỏ lòng yêu nước, bảo vệ tự do dân chủ và phản đối TQ xâm lược. Đến các cuộc dâng hương tưởng niệm những người đã hy sinh trong những cuộc chiến bảo vệ đất nước chống TQ tàn sát cũng bị nhà cầm quyền cho các lực lượng công an, dân phòng, dư luận viên và côn đồ ngăn cản.

Với những hành động có hệ thống, nhất quán trong nhiều năm như vậy, dư luận có quyền nhận định rằng nhà cầm quyền VN đã có quyền lợi chung với đám đao phủ TQ đang bức tử đất nước VN.

Để dẹp tan dư luận, Bộ trưởng quốc phòng VN – lại có những hành động bất chấp sự thật, trách nhiệm và và lương tâm khi khẳng định rằng “quan hệ Việt Trung vẫn phát triển tốt đẹp” và coi việc xâm lược của TQ chỉ là “mâu thuẫn gia đình”. Hơn thế nữa, Ngày 31/12/2014, vị này còn lớn tiếng răn đe và kết tội rằng người VN ghét TQ là một việc nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh đất nước cũng như quan hệ giữa hai quốc gia. (theo tinphapluat.com)

Dù không muốn thừa nhận sự thật đau lòng, người VN cũng không thể không nhận thấy dù cái tên VN còn đó, nhưng hồn nước thì đã bị nhiều nhà cầm quyền cộng sản làm tay sai cho TQ giẫm đạp mỗi ngày. Tung hoành trên mảnh đất này là dòng máu phản trắc đớn hèn đã được tiêm vào động mạch của vô số nhân vật trong các bộ máy quyền lực.

 Đó thực sự là đám tay sai của TQ, núp dưới chiêu bài Đảng cộng sản VN, lấy chủ nghĩa Mác Lê nin và ý thức hệ xã hội chủ nghĩa mà nhân loại đã lên án là tội ác chống lại loài người làm bức màn sắt che cho những tham vọng, quyền lợi nhóm, để chĩa họng súng độc tài vào người dân, biến VN thành một “nhà tù” khổng lồ đàn áp bất cứ ai dám phê phán, ngăn cản con đường bán nước của chúng.

Người VN trong tình thế đó, là những con gà bị trói chặt, dao đã kề cổ. Ai cam tâm im lặng, chịu đi nhặt cơm thừa canh cặn, tung hô khen ngợi đám tay sai bán nước, tiếp tay cho bọn xâm lược, hoặc tiếp tục vắt kiệt máu mỡ mình nuôi bộ máy cầm quyền phè phỡn trên xương máu nhân dân thì sẽ được tồn tại.

Nhưng thế có phải là cuộc sống con người?

Người VN đã tê dại. Đã lạc mất linh hồn, Đến mức số đông đã mặc kệ mọi sự, cam chịu dao kề cổ và trong khi đang kê chiếc cổ gầy dưới lưỡi dao đao phủ , người VN cũng tương tự nhà cầm quyền của họ, chỉ dám mơ tới một con dao đao phủ cùn hơn để cứa cổ mình lâu chết hơn, chứ không dám mơ tới việc phải làm gì để thoát khỏi lưỡi dao ấy. Không ít người do không am hiểu tình hình nên đã trở thành độc ác, đứng về phía đao phủ bức tử VN, a dua mạt sát những dân oan hoặc những đồng bào đã không quản nguy hiểm đấu tranh cho quyền lợi của đất nước và cho cả chính họ.

Mất nước là bởi nhà cầm quyền VN

000_Hkg9812263.jpg
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.

TQ thực sự rất ngang ngược, tham lam và đã dùng nhiều thủ đoạn đối với loài người trên thế giới này. Không ngẫu nhiên khi có nhiều tài liệu khoa học thống kê, phân tích về những thủ đoạn thâm hiểm, tàn bạo của nhà cầm quyền cộng sản TQ và một trong những cuốn sách rất nổi tiếng đã được xuất bản mang tên “Chết bởi tay Trung Quốc” của hai giáo sư kinh tế học Perto Navarro và Greg Autr đã cảnh báo loài người về những tham vọng và hiểm họa mà TQ mang tới để các nước đối phó.

VN “đã chết bởi tay TQ”! Nhưng khốn khổ khốn nạn ở đây là cái chết do VN tự chuốc lấy. Chết chỉ vì nhà cầm quyền cộng sản đã bằng mọi giá, thà hy sinh lãnh thổ, danh dự, đất nước, nhân dân chứ không chịu mất Đảng, mất thể chế cộng sản.

Họ yêu Đảng, yêu Mác Lê nin, yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đến thế kia ư?

Hoàn toàn không. Ở trong bộ máy, họ biết quá nhiều hành vi bỉ ổi độc ác của nhau và của thứ chủ nghĩa này. Họ gắn bó chẳng qua thể chế ấy, chủ nghĩa ấy là một cỗ xe bọc thép mang vũ khí hạng nặng bảo vệ hữu hiệu nhất cho băng cướp tham nhũng tha hồ lừa bịp và cướp bóc người dân. Thế giới đã chứng minh cỗ xe cộng sản càng lăn đi càng chất chồng tội ác. Sự sợ hãi bị mất tất cả đã khiến nhà cầm quyền gắn với thể chế cộng sản như mạng sống. Họ đã lựa chọn con đường hy sinh đất nước và nhân dân để giữ chế độ độc tài nhằm bảo vệ cho giai cấp thống trị tha hồ cướp bóc.

Đó cũng là điều mà TQ đã rất khôn ngoan tận dụng để thao túng đám cướp bóc này. Đám này còn rất sốt sắng thực hiện mưu đồ nhập VN vào TQ trong năm 2020 theo như cam kết của Hội nghị Thành Đô 1990. Tham vọng vĩ cuồng mang hơi hướng Mao Trạch Đông của Tập Cận Bình cộng với và sự nôn nóng muốn rảnh tay nên giao đất sớm cho TQ của đám bán nước VN, nay đã về đích trước 5 năm so với kế hoạch?!
Albert Camus nói: “Việc của người biết suy nghĩ là không đứng cùng phía với đao phủ”. Khi nhà cầm quyền hoặc người VN đứng về phía đao phủ , thì chính họ đang hái quả trên ngọn cây nhưng lại dùng lưỡi cưa xẻ nát thân cây đã dung dưỡng họ.

Xét những động thái khác thường qua tuyên bố của TQ và sự im lặng chấp nhận của VN, dư luận không thể không nhận ra VN đã nằm gọn trong cái mõm tham lam của TQ. Cánh tay của nước Mỹ dù mạnh nhưng đã bị khước từ bởi chính nhà cầm quyền VN không những chỉ đứng về phía đao phủ mà còn là tay trong cho đao phủ. Nước Mỹ và khối các nước văn minh hiện giờ chỉ còn chứng kiến những cú đong đưa cầu lợi của VN đang được điều khiển bởi đầu não TQ mà thôi.

Nhưng chính TQ cũng đang phải đối diện với nguy cơ sụp đổ trong tương lai gần bởi chính những khối ung thư nội bộ của họ. Sự phát triển nôn nóng bất chấp danh dự và thủ đoạn của nền kinh tế TQ đương nhiên sẽ mau chóng phá vỡ cái vỏ chật chội lạc hậu của thể chế chính trị phi tự nhiên theo ý thức hệ cộng sản đã bị loài người tẩy chay. 

Việc cộng dồn những tội ác chống lại loài người mà nhiều thế hệ nhà cầm quyền TQ đã làm với người dân của họ và thế giới cũng sẽ đến ngày “tức nước vỡ bờ”, chưa kể những chấn động mạnh mẽ của cuộc tranh giành quyền lực phe nhóm đang diễn ra dưới vỏ bọc “đả hổ diệt ruồi” tại TQ.

Sự sụp đổ ấy đương nhiên sẽ kéo theo sự tan vỡ bi thảm trong một ngày không xa của thể chế cộng sản VN đã tự nguyện nộp mình vào tay TQ thay vì thức thời đón nhận những cơ hội của Cách mạng Nhung VN, tự cải cách thể chế, đồng hành với quyền lợi của toàn dân tộc.

Và dẫu nước VN có mất về tay TQ, những người gắng gỏi vì đất nước và người dân VN không tuyệt vọng. Cuộc đấu tranh đòi thoát khỏi thể chế cộng sản để cứu nước, đem lai toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, tự do và nhân quyền cho người VN dù khó khăn nhưng là một cuộc chạy tiếp sức của các thế hệ. Nhà cầm quyền không bao giờ có thể tiêu diệt hết được những người yêu nước yêu công lý và yêu tự do.
Nhà văn Võ Thị Hảo, viết từ Hà Nội



Biển Đông : Philippines cực lực bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc

 
Đăng ngày 28-03-2015

Biển Đông : Philippines cực lực bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc

media
Nghị sĩ Francisco Acedillo của Philippines trưng hình ảnh cho thấy Bắc Kinh đang cải tạo nguyên trạng tại quần đảo Trường Sa. Manila, ngày 26/03/2015.REUTERS/Romeo Ranoco
Cuộc đấu khẩu giữa Manila và Bắc Kinh tiếp tục gay gắt. Ngày 28/03/2015, Bộ Ngoại giao Philippines lại lên tiếng bác bỏ những lời tố cáo của Trung Quốc về quyết định của Manila sẽ khởi động lại kế hoạch tu bổ các cơ sở trên các đảo do Philippines kiểm soát tại Biển Đông. Vào hôm qua, Bắc Kinh đã tố cáo Manila xây dựng « bất hợp pháp » trên các vùng mà Trung Quốc cho là của mình.
Trong một bản thông cáo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose đã đả kích những lời chỉ trích của Trung Quốc về các hoạt động của Manila ở Biển Đông. Theo phía Philippines, việc nước này tiến hành công việc tu bổ cần thiết các cơ sở vật chất hiện hữu của mình ở Biển Đông « không thấm vào đâu so với các hoạt động cải tạo địa hình rầm rộ của Trung Quốc » ở các vùng biển đang tranh chấp.
Đối với Bộ Ngọai giao Philippines, những cáo buộc cho rằng Manila « đạo đức giả » trong vấn đề cải tạo đảo, đá tại vùng quần đảo Trường Sa sẽ không hề đánh lạc hướng dư luận về các hành động của chính Bắc Kinh, « không những vi phạm luật lệ quốc tế, mà còn làm cho tình hình thêm căng thẳng một cách không cần thiết ».
Ngoài Bộ Ngoại giao, Phủ Tổng thống Philippines cũng nhập cuộc. Bà Abigail Valte, phát ngôn viên của Tổng thống Aquino vào hôm nay cũng cho rằng các hoạt động sửa chữa các cơ sở Philippine tại Biển Đông, sẽ không vi phạm bản Tuyên bố về các Quy tắc ứng xử DOC ký kết giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á vào năm 2002.
Các tuyên bố trên đây của Manila là diễn biến mới nhất trong cuộc đấu khẩu đã bùng lên trở lại giữa Philippines và Trung Quốc liên quan đến tranh chấp Biển Đông. Trong số bốn nước Đông Nam Á bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền tại Biển Đông, Philippines là nước mạnh mẽ nhất trong việc tố cáo các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang rốt ráo tiến hành tại các thực thể mà họ kiểm soát ở vùng Trường Sa, biến các nơi này thành tiền đồn giúp Trung Quốc khống chế Biển Đông. 
Hôm 26/03 vừa qua, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã công khai vạch trần mưu đồ trên đây của Trung Quốc đồng thời cho biết là chính quyền Manila sẽ khởi động lại kế hoạch tu bổ các cơ sở của mình trên Biển Đông. 
Tuyên bố của ông del Rosario đã lập tức bị Trung Quốc đả kích. Ngày 27/03/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lên án quyết định của Philippines, cho rằng điều đó « không chỉ vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn bộc lộ bản chất đạo đức giả (của Philippines) ».

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday 27 March 2015

Manila vạch trần ý đồ « bành trướng » của Bắc Kinh ở Biển Đông


Đăng ngày 26-03-2015

Manila vạch trần ý đồ « bành trướng » của Bắc Kinh ở Biển Đông

media
Trong số các nước bị Trung Quốc lấn lướt tại Biển Đông, Philippines luôn mạnh dạn trong việc công khai đánh động công luận về hành vi của Bắc Kinh bị tố cáo là sai trái. Ngày 26/03/2015, Ngoại trưởng Philippines một lần nữa đã vạch trần ý đồ « bành trướng » của Trung Quốc thông qua các hoạt động khẩn trương bồi đắp các rạn san hô mà Bắc Kinh kiểm soát thành đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Albert del Rosrio, mục tiêu của Bắc Kinh là phá hoại tiến trình phân xử của Tòa án Trọng tài Quốc tế (ở La Haye – Hà Lan) đang xem xét đơn Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc và có thể ra phán quyết vào năm 2016.
Phát biểu trước các nhà ngoại giao và nhà báo tại Manila, ông Albert del Rosarion thẳng thắn lên án : « Trung Quốc đang đẩy mạnh tham vọng bành trướng, thay đổi hiện trạng (Biển Đông) để áp đặt đường chín đoạn và kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước (...) khi tòa án trọng tài ra phán quyết ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hơn 80% diện tích Biển Đông, được Bắc Kinh gói trong một tấm bản đồ sơ sài gồm 9 đường gián đoạn, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.
Vào đầu năm 2013, Manila đã lên tiếng khiếu nại trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye về các đòi hỏi quá lố của Bắc Kinh, trước khi chính thức tiến hành thủ tục kiện Trung Quốc vào tháng 3/2014. Theo Ngoại trưởng Philippines : « Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm nhập » vào các khu vực tranh chấp và « thực hiện công việc bồi đất lấn biển trên quy mô lớn ». Ông del Rosario xác định là công việc đó được tiến hành trên cả bảy rạn san hô mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa.
Đối với Ngoại trưởng Philippines : « Hành động biến đổi diện mạo các khu vực đó rõ ràng là nhằm thay đổi bản chất, quy chế, và các quyền hàng hải của các nơi đó, điều sẽ gây bất lợi cho công việc của tòa án ».


Đăng ngày 26-03-2015

Philippines khởi động lại công việc tu bổ các cơ sở tại Biển Đông

mediaNgoại trưởng Philippines, Albert del Rosario họp báo ngày 26/03/2015.Reuters
Sau một thời gian bị tạm thời đình chỉ, công việc tu bổ và nâng cấp một số cơ sở trên các đảo hay bãi ngầm mà Manila kiểm soát tại quần đảo Trường Sa sẽ được tiến hành trở lại. Ngoại trưởng Philippines đã chính thức xác nhận quyết định trên ngày 26/03/2015, và khẳng định việc làm của Philippines hoàn toàn hợp pháp, trái với các hành vi bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang rốt ráo thực hiện.
Phát biểu trước một cử tọa bao gồm giới ngoại giao, sĩ quan quân đội và phóng viên nước ngoài tại Manila, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết là chính quyền Philippines đã nhận định rằng hoàn toàn có thể xúc tiến trở lại các công việc sửa chữa và bảo trì trên các thực thể mà Manila kiểm soát tại vùng Biển Đông.
Theo ông del Rosario, các công việc này, trong đó có việc sửa chữa phi đạo trên đảo Thị Tứ (mà Philippines gọi là Pag-Asa) hoàn toàn không vi phạm bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), ký kết năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc. Lý do là công việc tu bổ của Philippines không hề làm thay đổi hiện trạng trong vùng đang tranh chấp.
Vào năm 2014, Manila đã đơn phương đình hoãn mọi công trình trên các đảo hay bãi đá mà nước này kiểm soát tại Biển Đông vì e ngại tác động không hay của các công việc này trên đơn Philippines kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc. Vào cuối tháng 10/2014, Philippines đã kêu gọi các nước tranh chấp cùng đình chỉ các công việc xây dựng tại Biển Đông.
Vấn đề là chỉ có một mình Philippines đình hoãn các công việc xây dựng, còn các bên tranh chấp khác như Đài Loan, Malaysia Việt Nam, và nhất là Trung Quốc, đều tiếp tục cải thiện các các sở của họ.
Manila công khai tố cáo Bắc Kinh « bành trướng » tại Biển Đông
Rầm rộ nhất là các công trình của Trung Quốc trên 7 bãi ngầm hay rạn san hô mà họ cưỡng chiếm từ tay Philippines hay Việt Nam, biến các thực thể này thành các đảo nhân tạo, bên trên có các công trình hoàn toàn có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Đối với Philippines, rõ ràng là Trung Quốc đang thực hiện tham vọng « bành trướng » bằng cách thay đổi hiện trạng trong khu vực để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ, kiểm soát hầu như toàn bộ Biển Đông trước lúc tòa án trọng tài ra phán quyết về đơn kiện của Philippines.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday 26 March 2015

Campuchia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông

Campuchia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông 

Thủ tướng Campuchia (phải) bênh vực lập trường của giới lãnh đạo Campuchia khi đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN trong vấn đề tranh chấp Biển Đông.
26.03.2015 

Nhà lãnh đạo của Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc cho rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không thể được giải quyết thông qua Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tại Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen hôm thứ Tư phát biểu rằng những nước có ảnh hưởng trực tiếp nên giải quyết vấn đề này với nhau.
"Xét cho cùng thì đây không phải là vấn đề đối với toàn thể khối ASEAN. Đó là vấn đề song phương giữa các nước có liên quan, họ cần phải nói chuyện với nhau," ông Hun Sen nói.
Bắc Kinh đã nói họ sẽ chỉ đàm phán tranh chấp lãnh thổ với từng nước một và đã từ chối bất kỳ kênh đa phương nào để giải quyết.
Nhưng Philippines và Việt Nam, hai thành viên của ASEAN, vẫn đang thúc đẩy một phương sách mang tính khu vực và đa phương đối với vấn đề này.

Mặc dù đây là lần đầu tiên lãnh đạo Campuchia tuyên bố một cách rõ ràng lập trường của mình về tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông, Phnom Penh đã bị chỉ trích về cách thức xử lý vấn đề này khi họ giữ chức chủ tịch ASEAN vào năm 2012.

Nhắc tới vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Thủ tướng Hun Sen bênh vực lập trường của giới lãnh đạo của Campuchia:
"Sau Campuchia, Brunei cũng không tìm được một giải pháp, Myanmar cũng thất bại. Bây giờ tôi đang đợi xem liệu Malaysia sẽ có thể giải quyết vấn đề này được hay không. Tôi có thể nói là việc này không thể nào làm được. Nhưng họ chỉ đổ lỗi cho Campuchia, chỉ có Campuchia là sai. Tôi sẽ đợi xem hết toàn đợt luân phiên."
Tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012, các nhà lãnh đạo khu vực đã không thể đưa ra được một tuyên bố chung. Những người chỉ trích nói rằng việc này là do Campuchia bảo vệ lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á bao gồm Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Ngoài Việt Nam và Philippines, Malaysia và Brunei cũng có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
http://www.voatiengviet.com/content/campuchia-cong-khai-ung-ho-lap-truong-cua-trung-quoc-o-bien-dong/2694449.html

Ai là kẻ thù của Việt Nam? 

Nguyễn Hưng Quốc
26.03.2015 
Ở Việt Nam lâu nay, giới cầm quyền cũng như giới truyền thông hay nói đến những “thế lực thù địch”. Không ai giải thích rõ, nhưng hầu như mọi người đều biết, với nhóm từ ấy, người ta nhắm đến các quốc gia Tây phương, đặc biệt là Mỹ, trong cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm làm thay đổi chế độ tại Việt Nam.

Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh và sáng suốt một tí, người ta sẽ thấy ngay là Mỹ không có lý do gì để trở thành “thù địch” với Việt Nam. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (miền Bắc) đã chấm dứt từ 40 năm trước. Cuộc chiến tranh lạnh, nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, cũng đã chấm dứt cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu thập niên 1990. Với Mỹ, một trong những nguyên tắc nền tảng của mọi chính sách đối ngoại là không có bạn cũng như không có kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù tùy thuộc vào lợi ích quốc gia, nghĩa là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh hiện nay là Mỹ muốn làm bạn với Việt Nam. Có hai lý do chính: Một, Mỹ muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam để làm ăn; và hai, Mỹ cần Việt Nam để bảo vệ Biển Đông, một trong những con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới.

Trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ hay nhấn mạnh đến yếu tố nhân quyền như một trong những điều kiện để hợp tác. Điều đó khá dễ hiểu. Một, đó là một trong những nguyên tắc căn bản trong các chính sách ngoại giao của Mỹ: để làm bạn, cả hai nước phải chia sẻ với nhau một bảng giá trị chung. Cốt lõi của bảng giá trị ấy là tôn trọng quyền làm người. Hai, riêng với Việt Nam, Mỹ lại càng cần nêu lên nguyên tắc ấy chủ yếu để đáp ứng lại sự đòi hỏi của một bộ phận khá đông dân chúng Mỹ. 

Ở trên, tôi có nói với Mỹ, không có kẻ thù vĩnh viễn. Đó là về phía chính phủ. Với dân chúng thì khác. Những người từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam cũng như thân nhân của những người đã từng bị hy sinh tại Việt Nam không dễ gì quên hẳn được quá khứ. Đó là chưa kể cộng đồng người Việt khá đông đảo tại Mỹ. Tất cả đều yêu sách chính phủ Mỹ cần đặt ra những điều kiện nào đó khi muốn đẩy mạnh quá trình hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, nên lưu ý: nhân quyền là điều kiện nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, lâu nay, chính phủ Mỹ vẫn hợp tác với khá nhiều chế độ độc tài nếu họ thấy sự hợp tác ấy là cần thiết và có lợi.

Bởi vậy, có thể nói với Việt Nam, Mỹ sẽ không đẩy yêu sách dân chủ hoá trong chừng mực mối quan hệ giữa hai nước tốt đẹp đủ để bảo vệ những lợi ích chung. Cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” của Mỹ, nếu có, chỉ có một ý nghĩa rất tương đối trong cái gọi là chủ nghĩa thực tiễn (realism) của những nhà hoạch định chính sách tại Mỹ. Đó là chưa kể, để bảo vệ các lợi ích của họ, điều Mỹ cần nhất ở Việt Nam là sự ổn định về chính trị.

 Điều đó lại cũng dễ hiểu. Không ai có thể an tâm làm ăn buôn bán cũng như bàn chuyện hợp tác chiến lược ở những nơi thường xuyên thay đổi chính phủ cả. Ở điểm này, chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam rất gần nhau: mọi người đều muốn ổn định dù cái giá để trả cho sự ổn định, về phía dân chúng, là cái ách độc tài nặng trĩu trên lưng của họ.

Nếu Mỹ không phải là lực lượng thù địch của Việt Nam thì là ai?
Câu trả lời hầu như ai cũng rõ: Trung Quốc. Chỉ có thể là Trung Quốc. Chứ không có bất cứ ai khác.

Nói đến âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, nhiều người nghĩ đến viễn cảnh Trung Quốc tấn công trên đất liền. Tôi nghĩ viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra. Trung Quốc không phiêu lưu một cách dại dột như thế. Bởi chọn thế trận như vậy là phải đối diện với cuộc chiến toàn dân của Việt Nam. Có chiếm cũng không giữ được đất. Vả lại, Trung Quốc cũng không cần chiếm Việt Nam khi họ có thể tác động dễ dàng lên guồng máy lãnh đạo Việt Nam để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị của họ.

Cuộc xâm lấn của Trung Quốc chỉ diễn ra trên biển. 

Nói đến âm mưu xâm chiếm trên biển của Trung Quốc, phần lớn chỉ để ý đến các sự kiện cụ thể như vụ cắt dây cáp ngầm của Việt Nam, việc đem giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, việc cải tạo bãi đá Gạc-Ma hay việc bắt bớ các ngư dân Việt Nam đang đánh cá gần Hoàng Sa hay Trường Sa. Chỉ chú ý đến các sự kiện ấy nên người Việt Nam dễ thấy thỏa mãn khi một số khó khăn đã được giải quyết: dây cáp ngầm được nối, giàn khoan được rút về nước hay những ngư dân bị bắt được thả. Có lẽ nghĩ như thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho là Việt Nam đã “thắng lợi” trong cuộc đương đầu với giàn khoan HD-981 hồi đầu năm ngoái. Thật ra, đó chỉ là những sự kiện lặt vặt. Âm mưu thực sự của Trung Quốc lớn hơn nhiều: làm chủ hơn 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam.

Mà Trung Quốc không hề giấu giếm điều đó. Bằng hành động cũng như bằng lời nói, lúc nào họ cũng cho Biển Đông là “sân nhà” của họ, là “lợi ích cốt lõi” mà họ không thể từ bỏ hay nhân nhượng. Có thể hình dung chiến lược xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc được bao gồm ba giai đoạn: một, tuyên bố con đường lưỡi bò (hoặc con đường gồm chín khúc); hai, tuyên bố vùng nhận dạng hàng không trên trời tương ứng với con đường lưỡi bò dưới biển; và ba, thực hiện việc kiểm soát ngặt nghèo cả trên trời lẫn dưới biển để bất cứ một chiếc thuyền hay một chiếc máy bay nào đi ngang qua con đường lưỡi bò ấy cũng đều phải xin phép Trung Quốc và chịu sự kiểm tra của Trung Quốc. Xong giai đoạn thứ ba, cuộc xâm lấn của Trung Quốc coi như kết thúc.

Khi cuộc xâm lấn ấy kết thúc, nước nào bị thiệt hại nhiều nhất? Câu trả lời rất đơn giản: Việt Nam. Brunei nhiều lần tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa nhưng họ chưa bao giờ thực sự làm chủ bất cứ hòn đảo hay bãi đá nào. Chỉ thực sự làm chủ một số đảo hay bãi đá ở Trường Sa và Hoàng Sa là Philippines, Đài Loan, Malaysia và Việt Nam. Trong số các quốc gia ấy, nước làm chủ nhiều nhất là Việt Nam. Do đó, nếu Biển Đông mất, Việt Nam cũng sẽ là nước bị mất mát nhiều nhất. Hơn nữa, ngoài đảo, còn có vùng biển. Nếu con đường lưỡi bò của Trung Quốc được xác lập chính thức, Việt Nam sẽ mất khoảng 90% chủ quyền trên Biển Đông.

Mất 90% cũng có nghĩa là mất trắng Biển Đông.

Tất cả những sự phân tích đều không có gì mới mẻ. Hầu như ai cũng biết trừ… chính quyền Việt Nam.

http://www.voatiengviet.com/content/ai-la-ke-thu-cua-vietnam/2694184.html


Indonesia tự khẳng định vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông

 
Đăng ngày 25-03-2015

Indonesia tự khẳng định vai trò trung gian trong tranh chấp Biển Đông

media
Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại Jakarta, 03/11/2014.REUTERS/Beawiharta

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã có mặt ở Trung Quốc vào hôm nay, 25/03/2015, nhân chuyến công du đầu tiên từ ngày ông nhậm chức. Trong cuộc họp thượng đỉnh vào ngày mai với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngoài các hồ sơ song phương, chắc chắn vấn đề tranh chấp Biển Đông giữa Bắc Kinh và 4 nước ASEAN sẽ được hai bên đề cập đến.
 
Trên vấn đề này, ngay từ khi ông còn ở Nhật Bản, Tổng thống Indonesia đã cho thấy rõ là Jakarta muốn đóng một vai trò trung gian tích cực trong hồ sơ đang khuấy động quan hệ giữa Bắc Kinh và các láng giềng Đông Nam Á.

Trong bài phỏng vấn dành cho nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, người đứng đầu cường quốc đông dân nhất trong khối ASEAN đã khẳng định không một chút giấu giếm ý muốn của nước ông : "Chúng ta cần hòa bình, chúng ta cần ổn định trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của chúng ta. Vì vậy, điều đó có nghĩa là Indonesia đã sẵn sàng đóng vai trò một nhà môi giới trung thực".

Quan điểm của Jakarta, theo Tổng thống Widodo vẫn là Trung Quốc và khối ASEAN phải sớm đúc kết được một bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông, "khả dĩ được tất cả các bên chấp nhận". Có điều, đối với Tổng thống Indonesia, tiến trình đàm phán về bộ Quy tắc Ứng xử này hiện vẫn còn rất chậm chạp.

Để đóng được vai trò trung gian trong hồ sơ Biển Đông, Indonesia phải chứng tỏ được là nước này không thiên vị bên nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền. Trên vấn đề này, giới quan sát đã đặc biệt chú ý đến một số tuyên bố mới nhất của Tổng thống Widodo về Biển Đông.

Trước tiên hết là tuyên bố của ông về « Đường lưỡi bò » mà Trung Quốc đã vạch ra mà theo ông « không có cơ sở chiếu theo bất cứ luật pháp quốc tế nào ». Đây là quan điểm đã từng được nêu bật vào 2009, khi Jakarta đã gởi bản lập trường chính thức của nước này lên Ủy ban Liên Hiệp Quốc về phân định thềm lục địa.

Đây được cho là điều tối thiểu mà Jakarta có thể làm, vì lẽ đường lưỡi bò mà Trung Quốc vạch ra đã liếm vào vùng Natuna thuộc chủ quyền của Indonesia. Dẫu sao thì lời tái khẳng định của ông Widodo được cho là có tiếng vang tốt trong các nước ASEAN.

Bên cạnh tuyên bố đó, Jakarta tuy nhiên đã có tín hiệu tung về phía Trung Quốc khi cố vấn về ngoại giao của ông Widodo Rizal Sukma cho rằng Tổng thống Indonesia chỉ đả kích đường lưỡi bò, chứ không hề nói đến các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Trả lời nhật báo Hồng Kông SCMP vào hôm nay, viên cố vấn này còn phản bác một gợi ý của Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, theo đó, ASEAN và Hoa Kỳ có thể tuần tra chung trên Biển Đông, một đề nghị đã bị Bắc Kinh cực lực đả kích.

Đối với ông Rizal Sukma, Indonesia hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, nhưng không cần đến việc Mỹ và ASEAN kết hợp tuần tra chung trong vùng Biển Đông. Theo nhân vật này, công việc tuần tra chung hoàn toàn có thể được sắp xếp giữa các nước ASEAN với nhau.

Tóm lại, để phát huy vai trò trung gian của mình, Indonesia đã cố gắng tạo thêm sự tin tưởng, cả trong Hiệp hội Đông Nam Á, lẫn nơi Trung Quốc. Vấn đề đặt ra là với tham vọng bành trướng không che giấu của Bắc Kinh hiện nay, liệu các khuyến nghị của nhà trung gian Indonesia có được Trung Quốc chấp nhận hay không.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 25 March 2015

Tokyo và Indonesia thành lập « diễn đàn hàng hải » song phương


Đăng ngày 24-03-2015

Tokyo và Indonesia thành lập « diễn đàn hàng hải » song phương

media
Tổng thống Indonesia Joko Widodo trong chuyến công du Nhật Bản ngày 23/03/ 2015.REUTERS/Koji Sasahara/Pool
Trong cuộc họp báo chung tại Tokyo ngày 24/03/2015, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Indonesia Joko Widodo thông báo tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng. Hai nước « dân chủ hàng đầu tại Châu Á » thành lập « diễn đàn hàng hải » để bảo đảm an ninh trên biển. Tokyo cũng sẽ giúp Jakarta xây dựng hải cảng và nâng cao năng lực của lực lượng tuần duyên.
 
Tổng thống Indonesia kết thúc chuyến công du Nhật Bản với nhiều thỏa thuận kinh tế và quốc phòng với cường quốc số hai trong khu vực.Trong cuộc họp báo, lãnh đạo hai nước tuyên bố sẽ hợp lực bảo vệ hòa bình trong bối cảnh căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước trong vùng gây lo ngại cho Jakarta và Tokyo.
Trong lãnh vực an ninh, sau khi ký bản ghi nhớ hợp tác quốc phòng, Thủ tướng Nhật thông báo « hai nước hàng hải và dân chủ hàng đầu của Châu Á đồng ý phát triển tăng cường hợp tác chiến lược ». Thủ tướng Nhật cho rằng hai nhà lãnh đạo đã đạt được nhiều kết quả trong chuyến viếng thăm của Tổng thống Indonesia. Cụ thể, Nhật sẽ trợ giúp cho quân đội Indonesia từ hoạt động duy trì hòa bình cho đến trang thiết bị quân sự.
Hai nước còn thành lập một cơ chế gọi là « diễn đàn hàng hải » mà Tổng thống Indonesia khẳng định là để « cải tiến khả năng của lực lượng tuần duyên, phát triển hạ tầng cơ sở và công nghiệp hàng hải » với sự trợ giúp của Nhật bao gồm nhiều lãnh vực từ thương mại, công nghiệp cho đến an ninh quốc phòng. Sau Nhật Bản, Tổng thống Indonesia sang thăm Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List