Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 24 March 2015

TT Indonesia bác bỏ tuyên bố đường 9 đoạn của TQ ở Biển Đông

TT Indonesia bác bỏ tuyên bố đường 9 đoạn của TQ ở Biển Đông

Đây là lần đầu tiên Tổng Thống Indonesia Joko Widodo công khai nói lên lập trường của ông về vấn đề Biển Đông từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 10 năm ngoái.
Đây là lần đầu tiên Tổng Thống Indonesia Joko Widodo công khai nói lên lập trường của ông về vấn đề Biển Đông từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 10 năm ngoái.

VOA - 23.03.2015
Tổng Thống Indonesia Joko Widodo nói rằng một trong những lập luận chủ yếu mà Trung Quốc viện ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông không có cơ sở pháp lý dựa trên luật pháp quốc tế, tuy nhiên ông nói thêm rằng Jakarta vẫn muốn đóng vai trò của một nước trung gian thành thực trong một trong những cuộc tranh chấp gay gắt nhất tại Châu Á.

Hãng tin Reuters hôm nay tường thuật rằng Tổng thống Indonesia đưa ra lời bình luận này trong một cuộc phỏng vấn dành cho một nhật báo lớn của Nhật Bản giữa lúc ông chuẩn bị lên đường sang thăm Nhật Bản và Trung Quốc. Đây cũng là lần đầu tiên Tổng Thống Widodo công khai nói lên lập trường của ông về vấn đề Biển Đông từ khi ông lên nắm quyền hồi tháng 10 năm ngoái.

Báo Yomiuri ấn bản hôm nay trích lời Tổng thống Indonesia Joko Widodo nói rằng: “Chúng ta cần hòa bình và ổn định ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, tình trạng an ninh và ổn định là điều quan trọng để xây dựng và tăng trưởng kinh tế. Đó là lý do vì sao Indonesia ủng hộ một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, và đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, cũng như giữa Trung Quốc và ASEAN.”

Hãng tin Reuters tường trình rằng trong phiên bản tiếng Nhật của cuộc phỏng vấn này đăng vào hôm Chủ nhật, ông Joko Widodo bác bỏ tuyên bố về đường 9 đoạn của Trung Quốc, nói rằng: ”Đường 9 đoạn mà Trung Quốc nói đánh dấu ranh giới trên biển của nước này không có bất cứ cơ sở nào dựa trên luật pháp quốc tế.”

Bản tin của Reuters trích lời của ông Rizal Sukma, cố vấn chính sách đối ngoại của ông Widodo, hôm nay nói rằng Tổng Thống Indonesia chỉ nói về đường 9 đoạn, chứ không bình luận gì về tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc nói chung tại vùng biển tranh chấp.
Ông Sukma nói rằng lập trường của Indonesia về cuộc tranh chấp Biển Đông không thay đổi. Ông cho biết là từ năm 2009, Indonesia đã khẳng định lập trường chinh thức với Ủy ban LHQ về phân định thềm lục địa, khẳng định rằng "đường 9 đoạn không có cơ sở dựa trên luật pháp quốc tế".

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tìm cách giảm thiểu tầm quan trọng của lời bình luận của Tổng thống Indonesia, và lập lại lập luận cố hữu của Bắc Kinh rằng cuộc tranh chấp này phải được giải quyết bởi các bên có liên quan trực tiếp trong vụ tranh chấp.
Lên tiếng trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Cốt lõi của cuộc tranh chấp Biển Đông là vì một số nước đã chiếm đóng bất hợp pháp nhiều hòn đảo trong Biển Đông và các vung biển kế cận, tạo ra những tuyên bố chủ quyền chồng chéo.”

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hơn 90% diện tích Biển Đông, một vùng biển được cho là có nhiều trữ lượng dầu hỏa và khí đốt. Brunei, Brunei, Malaysia, Philippines, Đài loan và Việt Nam đòi chủ quyền một phần vùng biển này, nơi tàu bè thương mại chuyên chở hàng hóa trị giá lên tới 5.000 tỉ đôla mỗi năm.

Cuộc tranh chấp tại Biển Đông đã trở thành một điểm nóng tại Châu Á, và có nguy cơ vượt tầm kiểm soát để trở thành một cuộc xung đột, nếu các nước liên hệ tiếp tục các hành động khiêu khích để hậu thuẫn cho tuyên bố chủ quyền của minh.

Indonesia, quốc gia lớn nhất tại Đông Nam Á, đã tình nguyện đóng vai trò trung gian điều giải trong các cuộc tranh chấp lanh thổ phức tạp giữa các nước láng giềng của Indonesia với Trung Quốc về Biển Đông.

Trong chuyến thăm Nhật Bản đầu tiên trong tư cách Tổng Thống, ông Widodo sẽ gặp Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe vào cuối ngày hôm nay. Dự kiến hai vị Bộ Trưởng Quốc phòng Nhật-Indonesia sẽ ký một hiệp định quốc phòng. Hiệp định này dược coi là nỗ lực mới nhất của Tokyo nhằm thắt chặt quan hệ an ninh với các quốc gia Đông Nam Á, để đối trọng với sức mạnh của Trung Quốc trong khu vực.

Nguồn: Reuters

mediaTổng thống Indonesia Joko Widodo (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abé gặp nhau bên lề Thượng đỉnh APEC, Bắc Kinh, Trung Quốc, 10/11/2014(Ministry of Foreign Affairs of Japan)
Nhân chuyến công du Nhật Bản bốn ngày, bắt đầu từ ngày mai 22/03/2015 của tân Tổng thống Indonesia, Tokyo sẽ ký với Jakarta một thỏa thuận hợp tác quốc phòng. Đây được xem là một bước tiến mới trong trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm củng cố chặt chẽ hơn các quan hệ về quốc phòng và an ninh với khu vực Đông Nam Á, làm đối trọng với thế lực ngày càng tăng của Trung Quốc.

Ngay sau khi lên cầm quyền, đương kim Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã cho thấy ngay là ông xem Đông Nam Á là một trọng điểm trong chính sách đối ngoại của ông, với chuyến công du ngoại quốc đầu tiên vào tháng Giêng 2013 dành cho ba nước có trọng lượng trong ASEAN là Việt Nam, Thái Lan và Indonesia.

Từ đó đến nay, chính sách Đông Nam Á của Tokyo càng lúc càng được Nhật Bản cụ thể hóa, với thành tố an ninh, quốc phòng đặc biệt được quan tâm.
Trong lãnh vực này, vào lúc quan hệ với Bắc Kinh đã gặp khó khăn, với Trung Quốc không ngần ngại gây sức ép trên Nhật Bản trong tranh chấp ngoài Biển Hoa Đông, Tokyo không ngần ngại giúp đỡ hai nước Đông Nam Á đang bị Trung Quốc lấn lướt trên Biển Đông là Philippines và Việt Nam.

Có rất nhiều yếu tố phản ánh rõ nét đà dấn thân sâu hơn của Nhật Bản vào Đông Nam Á về phương diện an ninh quốc phòng. Đó là quyết định cung cấp tàu tuần tra biển Việt Nam và Philippines, việc tổ chức các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp đầu tiên với Philippines dự trù trong những tháng tới đây, và các tuyên bố của giới quân sự Nhật Bản, không loại trừ khả năng mở rộng vùng tuần tra từ Biển Hoa Đông sang Biển Đông.

Chính trong bối cảnh kể trên mà Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia mang ý nghĩa một sự phát triển vì lẽ Indonesia là nước lớn nhất trong khối Đông Nam Á, một tác nhân nặng ký mà Trung Quốc phải ít nhiều kiêng dè.

Theo các nguồn tin từ cả Tokyo lẫn Jakarta, thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản Indonesia bao hàm hai lãnh vực chính là huấn luyện quân sự và công nghệ quốc phòng. Đây là một bước nhẩy vọt vì lẽ cho đến nay, hai nước chỉ mới có một thảo thuận quốc phòng duy nhất liên quan đến trao đổi sinh viên quân sự.

Theo ông Armanatha Nasir, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Indonesia, thỏa thuận quốc phòng sắp được ký kết sẽ liên quan đến vấn đề xây dựng năng lực, hợp tác quốc phòng, và tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình ». Một số quan chức cũng nói đến khả năng chia sẻ thông tin tình báo.

Đối với Nhật Bản, quan hệ quốc phòng chặt chẽ hơn với Indonesia có thể cho phép các tập đoàn vũ khí Nhật Bản chen chân vào một thị trường rất có tiềm năng, cạnh tranh trực tiếp với Hàn Quốc, và cả với Trung Quốc, nước cho đến nay đã cung cấp tên lửa và một số thiết bị quân sự khác cho Indonesia.

Thỏa thuận hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Indonesia cũng là một bước tiến trong chiến lược hạn chế bớt ảnh hưởng của Bắc Kinh, vì Trung Quốc cho đến nay đã có một mối quan hệ quân sự khá phát triển với Indonesia.



No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List