Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday 28 July 2017

Sắp có biến đông - VIỆT NAM SẮP CÓ BIẾN LỚN - Bờ vực của cuộc chiến tranh Mỹ -Trung?

 

Kính chuyển:

Sẽ có biến động lớn tại những nơi có công ty, nhà máy của Tàu cộng?












CTV Danlambao - Hôm qua, ngày 27.07.2017 Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã ra thông báo "báo động đến công dân Hoa Kỳ tại Việt Nam về tình trạng biểu tình đang nhắm vào các công ty và nhà máy liên kết của Trung Quốc diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Bình Dương. Chính phủ Việt Nam đang giám sát các cuộc biểu tình này và tăng cường lực lượng Công an bảo vệ khu vực."

Thông điệp này nhằm nhắc nhở tất cả công dân Hoa Kỳ nên tránh tất cả các hành động chống đối, biểu tình, tụ tập đám đông. Tất cả công dân Hoa Kỳ cũng nên đề phòng việc biểu tình có thể diễn ra trong mục đích hòa bình nhưng cũng có thể trở thành cuộc xung đột và dẫn đến bạo động. Luôn cảnh giác và đề phòng khu vực xung quanh và cập nhật tin tức qua các phương tiện truyền thông địa phương." (1)


Trước đó 2 hôm, ngày 21/07/2017, Ban chỉ huy quân sự quận Bình Thạnh ra thông báo "Về việc trực sẵn sàng chiến đấu bảo vệ đơn vị theo lệnh của Ban CHQS tỉnh Bình Thạnh".

Thông báo này cho biết "tình hình trên cả nước cũng như thành phố Hồ Chí Minh nói chung và quận Bình Thạnh nói riêng trong thời gian tới sẽ diễn ra nhiều tình huống phức tạp khi giàn khoan Hải Dương-760 đặt tại Biển Đông.


Thông báo của Ban CHQS Bình Thạnh cho thông báo duy nhất bị lộ ra công chúng và không có nghĩa đây là thông báo duy nhất được gửi đến cho quân đội tại Bình Thạnh. Có xác suất cao là tình trạng khẩn cấp được gửi đến nhiều địa bàn có các công ty Tàu.

Từ phía những người hoạt động nhân quyền và bảo vệ chủ quyền biển đảo, chưa có một kế hoạch hay động tĩnh gì về một cuộc biểu tình rộng lớn chống Tàu cộng. Do đó, sự việc "quân đội sẵn sàng chiến đấu" và "báo động" của Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ cho thấy có chỉ dấu về một cuộc biểu tình chống Tàu do một thành phần trong nội bộ đảng và giới cầm quyền tổ chức tương tự như sự kiện vào tháng 5 năm 2014.

Vào tháng 5, 2014 những cuộc biểu tình chống Tàu cộng và biến thành bạo động, cướp bóc được một thế lực trong đảng bảo kê đã xảy ra đồng loạt tại 22 tỉnh thành, nổi bật là tại Bình Dương, Sài Gòn, Hà Nội, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Cuộc biểu tình này cũng xảy ra vào thời điểm Bắc Kinh đem giàn khoan HD-981 vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa.

Cần ghi nhận thêm là vào ngày 24/07/2017, trước áp lực và yêu cầu của quan thầy Bắc Kinh, tập đoàn Ba Đình thần phục thiên triều phương bắc - đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng - đã đầu hàng vô điều kiện và ra lệnh Repsol, một công ty của Tây Ban Nha phải ngừng hoạt động khai thác dầu-khí tại Bãi Tư Chính - thuộc chủ quyền của Việt Nam (2).

Sự kiện Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ phải công khai báo động công dân Hoa Kỳ trên trang nhà chính thức cho thấy Hoa Kỳ chắc chắn đã có những nguồn tin khả tín về nguy cơ bạo loạn tại Bình Dương và Sài Gòn.

Thêm vào đó, trong cùng ngày Hoa Kỳ đưa ra thông cáo báo động, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là ông Ted Osius cũng đã hé lộ cho biết ông đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch "để trao đổi về cách thức chúng ta có thể tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Hoa Kỳ-Việt Nam và mở rộng hợp tác về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thảm họa, di sản chiến tranh, an ninh hàng hải, và các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc" (3). 

Ông đại sứ đưa ra những lý do gặp gỡ không liên quan gì đến sự việc Tổng Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ báo động với công dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có thể đoán rằng mục đích chính của buổi gặp có liên quan đến tình hình biến động mà trong đó quân đội CSVN đang có đóng một vài trò chủ động. 

Việc điều động quân đội "sẵn sàng chiến đấu, phòng chống biểu tình" để phản đối Tàu cộng cho thấy Ngô Xuân Lịch và các chóp bu quân đội đã thật sự buông súng đầu hàng, làm tay sai cho giặc và sẵn sàng ra lệnh, buộc những người lính Việt Nam phải trấn áp đồng bào của mình.

Thay đổi giờ chót:


Toàn bộ công bố của Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ được hiển thị từ ngày 27/07/2017 cho đến 3:30 chiều hôm nay. Sau đó bài được lấy ra khỏi trang chính. Và khi đi vào đường link cũ (3), ngày giờ của bài báo được sửa lại là 14 tháng 5 năm 2014.

Đây là hình chụp trên trang chính và bản nguyên thuỷ của thông báo do Danlambao chụp lại vào lúc 3:00PM ngày 28/07/2017:






Xin lưu ý ngày giờ của bài báo ở cuối trang bây giờ đã không còn như bản nguyên thuỷ.

Tại sao có sự thay đổi từ trang nhà chính thức của Đại sứ quán vàTổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam? Chúng ta phải chờ tuyên bố chính thức từ cơ quan này.

28.07.2017





VIỆT NAM SẮP CÓ BIẾN LỚN.
F/B Trần An Lộc vừa post một stt. nguyên văn như dưới đây - Vì rất nhiều bạn đã share stt. này, nhưng khi share chỉ hiển thị phần THÔNG BÁO BÁO CHÍ của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ mà không có cái stt. của Trần An Lộc.
Nhận thấy chính cái stt. mới giúp được phần nào cho bà con ta, nên xin post lại và xin các bạn vui lòng giúp share lại cho bà con mình biết tin mà lo cho gia dình và những người thân yêu.
Trân trọng
Trần An Lộc
_______________________
CẢNH BÁO CỦA TÒA ĐẠI SỨ HOA KỲ CHO KIỀU DÂN VÀ KHÁCH DU LỊCH TẠI VIỆT NAM.
THÔNG BÁO được share dưới đây đề ngày 27/07/2017, cho thấy hậu trường chính trị tại Việt Nam đang sôi sục.
Chúng ta thừa biết, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ là cơ quan đại diện cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nên không thể ra một thông báo trên mạng toàn cầu mà không có cơ sở vững chắc.
Chúng ta cũng thừa biết, với hệ thống kìm kẹp của Việt cộng hiện nay, thì không một cuộc biểu tình nào của người dân có thể nổ ra, dù cuộc biểu tình ấy chỉ có vài ba đến vài chục người. Như thế thì có gì quan trọng đến mức Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ phải quan ngại và kêu gọi kiều dân của họ phải đề phòng.
Từ đó suy ra, thì từ ngữ "biểu tình" ở đây chỉ là một thuật ngữ để ngụy trang cho những cuộc "binh biến" hay nói cách khác là "đảo chánh" sắp sửa xẩy ra.
Mỹ đã báo động thì mức tin cậy lên đến 99%!
Vậy là người dân, chúng ta phải tự biết lo cho thân mình, gia đình mình và người thân của mình.
Sau đây là những việc cấp bách phải làm ngay lúc này:
- Phải rút ngay tiền từ ngân hàng về thủ trong nhà. Có binh biến thì ngân hàng sẽ đóng cửa, mình sẽ hết tiền xài.
- Mua ngay gạo, muối, nước mắm, cá khô, đường, đồ hộp, khí đốt về tích trữ càng nhều càng tốt.
- Nếu có con em đi lính thì (nếu có tiền) đút lót để rút con em về - Không tiền thì phải đào ngũ khi có súng nổ.
- Phải tích trữ xăng, xe cộ phải sẵn sàng để chạy.
- Nhà cửa phải gia cố thêm - nên làm một cái hầm dã chiến bằng bao cát để có chỗ che chắn cho cả gia đình.
Trên đây là những gợi ý của F/B Trần An Lộc, cho các bạn, đặc biệt các bạn ở Sài Gòn.
Xin ơn Trên phù hộ các bạn và gia đình.



Bờ vực của cuộc chiến tranh Mỹ -Trung?

Nguyễn Tiến Đạt (Danlambao) - Nếu coi nguyên nhân của các cuộc chiến tranh giữa các quốc gia là do tranh giành ảnh hưởng quyền lực chính trị và do xung đột lợi ích kinh tế thì cả hai nguyên nhân này đã hội đủ cho một cuộc chiến tranh Mỹ - Trung. Nước Mỹ vẫn được coi là một siêu cường về quân sự cũng như về kinh tế và được coi là một quốc gia lãnh đạo thế giới, nhưng ngôi vị của nước Mỹ đã bị Trung Quốc đe dọa một cách trầm trọng.


Từ khi Mỹ để Trung Quốc gia nhập WTO thì Trung Quốc đã áp dụng phát triển kinh theo câu nói của Đặng Tiểu Bình: "mèo trắng hay mèo đen không quan trọng, chỉ cần mèo bắt được chuột". Với học thuyết con mèo của Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã bất chấp những chuẩn mực quốc tế về luật doanh nghiệp, về đạo đức trong kinh doanh. Trung Quốc không quan tâm đến ô nhiễm môi trường, không quan tâm đến hàng hóa có chất độc hại, không quan tâm đến hàng thật hay hàng giả mà chỉ quan tâm đến lợi nhuận. 

Một chính sách kinh tế dễ dãi cho các doanh nghiệp và nhiều lợi nhuận thì dĩ nhiên là nhiều doanh nghiệp đã chạy đến Trung Quốc để đầu tư. Trong số những doanh nghiệp chạy đến Trung Quốc đầu tư thì đã số là của Mỹ và Châu Âu. Từ đó những doanh nghiệp nằm tại Mỹ và Châu Âu đã không bán được hàng nên nhiều doanh nghiệp bị phá sản, nhiều nhà máy phải đóng cửa. Thị trường Mỹ và Châu Âu thì tràn ngập hàng hóa Made in China. Doanh nghiệp phá sản, nhà máy phải đóng cửa thì người lao động không có việc làm và người lao động không có việc làm thì nhà nước suy yếu.

Trung Quốc trở nên dồi dào về nguồn tài chính nhờ việc thu hút đầu nước ngoài nên đã phát triển mạnh về quốc phòng để đi xâm chiếm tài nguyên của các nước nhỏ. Cụ thể là Trung Quốc đã xâm chiếm hầu hết ở Biển Đông mà trong đó nhiều nước đã có chủ quyền từ lâu. Riêng đối với Việt Nam thì Trung Quốc coi như chốn không người nên họ thích làm gì cũng được. Một nhà nước độc tài cộng sản với một chính sách kinh tế theo học thuyết con mèo đã gây ra bao tai họa cho thế giới, nhưng tai họa này thì không phải quốc gia nào cũng nhìn ra và có khi nhìn ra cũng không dám đối đầu vì đã có quá nhiều ràng buộc 

Nước Mỹ đã nhìn ra được tai họa này và Trump là người đã xung phong đối đầu với Trung Quốc. Đây là một lý do quan trọng để hiểu tại sao người dân Mỹ lại trao chức vụ Tổng thống cho một nhà tỷ phú có bằng cấp về kinh tế và kinh nghiệm trong thương trường. Đúng là như vậy, vì Trump có những kế sách làm cho Tập phải hoảng sợ. Nhưng có lẽ cái mà Tập phải hoảng sợ nhất chính là Trump đã tăng ngân sách quốc phòng quá lớn so với thời Obama và bổ nhiệm tướng Mattis làm Bộ trưởng quốc phòng. Riêng tướng Mattis thì ai cũng phải công nhận là một vị tướng tài ba, nhưng ông cũng cần có một cuộc chiến tranh tầm cỡ để thể hiện tài năng điều quân khiển tướng trên cương vị Bộ trưởng quốc phòng Mỹ.

Từ khi Trump lên làm Tổng thống thì chiến lược xoay trục sang Châu Á của Mỹ đã được đẩy nhanh hơn, mạnh mẽ hơn, và rõ ràng hơn. Trump đẩy mạnh quân sự nhắm vào Trung Quốc và kéo các doanh nghiệp đầu tư vào Mỹ để tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Trump càng đẩy mạnh quân sự nhắm vào Trung Quốc bao nhiêu thì các doanh nghiệp lại rút khỏi Trung Quốc để đầu tư vào Mỹ bấy nhiêu. Như vậy về nội trị thì Trump tạo được niềm tin nơi dân chúng Mỹ để khi Trump phát động chiến tranh thì dân chúng Mỹ cũng sẽ ủng hộ. Đây là lý do tại sao Tập phải sợ Trump và phải dùng đến khổ nhục kế trong quan hệ với Trump mà vẫn không thành công. Tập tự xưng là nguyên thủ của một siêu cường mới nổi, nhưng Trump đã không thèm tiếp Tập ở Nhà Trắng mà Tập vẫn phải chấp nhận sang Mỹ tham Trump.

Nếu nói về cách dàn trận của Trump và Mattis để chiến tranh với Trung Quốc thì quả là quá cao tay. Triết lý chiến tranh của Mỹ là không để bom đạn rơi xuống nước Mỹ và giảm thiểu thương vong cho dân thường. Trump và Mattis đã chọn Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Đài Loan, Philippines để dàn trận. Mỹ đẩy mạnh Hải quân và chọn Biển Đông làm bãi chiến trường cho cuộc chiến. Biển Đông là miếng mồi ngon vì có nhiều mở dầu và khí đốt nhưng cũng là miếng mồi khó nuốt đối với Trung Quốc. Về quân sự thì Trung Quốc với dân số đông và có thể huy động được bộ binh, nhưng Mỹ chọn Biển Đông làm bãi chiến trường thì bộ binh của Trung Quốc sẽ vô dụng. Mỹ muốn khai mào cuộc trên Biển Đông và sau đó sẽ dần dần tiến vào đất liền để thay đổi thể chế chính trị. 

Người Mỹ khi phát động chiên tranh với một quốc gia khác thì họ luôn tính đến lợi ích kinh tế và thay đổi thể chế chính trị. Cả hai mục tiêu này thì người Mỹ đã tính toán trong kịch bản chiến tranh với Trung Quốc. Về lợi ích kinh tế, Mỹ phát động chiến tranh với Trung Quốc trên Biển Đông thì Mỹ sẽ có rất nhiều lợi ích về kinh tế. Biển Đông sẽ thuộc về các quốc gia đồng minh của Mỹ và các công ty của Mỹ có thể ký hợp đồng cùng khai thác chung. Mỹ vừa giữ được các đồng minh mà vừa có lợi ích về kinh tế để bù lại những chi phí cho chiến tranh. Về thay đổi thể chế chính trị, Mỹ phát động chiến tranh thì chính quyền cộng sản Trung Quốc sẽ sớm sụp đổ. Khi cộng sản sụp đổ thì Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia dân chủ nhưng nó sẽ được xé nhỏ với các quốc gia khá như Tân Cương, Nội Mông, Tây Tạng.

Quan sát những xung đột lợi ích kinh tế và những động thái quân sự thì một cuộc chiến tranh Mỹ - Trung là không thể tránh khỏi. Nó chỉ còn là vấn đề khi nào thì sẽ được bấm nút để khai mào cho cuộc chiến tranh này. Hiện tại, Ấn Độ đã đưa quân áp sát biên giới với Trung Quốc nên buộc Trung Quốc phải đưa bộ binh tới biên giới Ấn Độ để cân bằng lực lượng, và như vậy thì bộ binh của Trung Quốc đang bị xé ra làm hai. Trung Quốc đang một lúc phải đối phó với ba mặt trận là biên giới Ấn Độ, biên giới Bắc Triều Tiên và ngoài Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang phải đối phó với biên giới Nhật Bản và Đài Loan. Những cửa ngõ này đều làm cho Trung Quốc phải lo lắng, vì Nhật Bản là đồng minh thân cận của Mỹ và cũng đang có tranh chấp với Trung Quốc. Còn Đài Loan thì đang phục thù để đưa nền dân chủ trở lại Trung Quốc và đang được Mỹ hậu thuẫn.

Người Mỹ làm việc luôn có chiến lược và luôn có mục đích rõ ràng nên họ không đưa hàng không mẫu hạm, không đưa quân đội ra Biến Đông để dạo chơi cho tốn kém. Nó không phải vô tình mà Trump đề cử tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam bằng một nhân vật kỳ cựu về vấn đề Châu Á, và đã từng làm phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh. Nó cũng không phải vô tình mà ngày 27.7 vừa qua, Đô đốc Scott Swift đã tuyên bố sẵn sàng tấn công Trung Quốc bằng vũ khí hạt nhân trong tuần tới nếu Tổng thống Trump ra lệnh. Lời tuyên bố của một đô đốc thì không thể là một lời nói cho vui nhưng nó phải là một lời tuyên bố nằm trong chiến lược quân sự của Mỹ. Từ những diễn biến trên đây thì có thể kết luận được rằng, cuộc chiến tranh Mỹ - Trung là không thể tránh khỏi và nó đang đến rất gần. Hãy chờ xem những diễn biến tiếp theo.

28/7/2017



__._,_.___

Posted by: Minhduc Ho 

Thursday 27 July 2017

Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'

 

Biển Đông: Làm rõ tin 'VN phải dừng khoan'

·         8 giờ trước
·         Chia sẻ trên Facebook

·         Chia sẻ trên Twitter

·         Chia sẻ trên Messenger

·         Chia sẻ trên Email

·         Chia sẻ
Bản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng nàyBản quyền hình ảnhGREG BAKER/GETTY IMAGESImage captionBản đồ Biển Đông với hình Đường Chín Đoạn do Trung Quốc nêu ra để đòi chủ quyền toàn bộ vùng này
Việc hãng Repsol ngưng hoạt động tại một dự án ở Biển Đông, nơi Việt Nam tuyên bố chủ quyền nhưng Trung Quốc cho là vùng tranh chấp, đang thu hút sự chú ý quốc tế.
BBC Tiếng Việt phỏng vấn phóng viên Bill Hayton, tác giả bài viết VN ngừng khoan dầu khí ở Biển Đông về một số vấn đề liên quan tới sự kiện này:
BBC Tiếng Việt: Theo nghiên cứu của ông thì vị trí chính xác của dự án Repsol nằm ở đâu, cách bao xa tính từ đảo chính là đảo Trường Sa?
Bill Hayton: Repsol hiện đang có một số dự án dầu khí khác nhau tại Việt Nam. Dự án vừa phải ngưng là nằm trong Lô 136-03, ở rìa đông nam của vùng Việt Nam tuyên bố là Đặc quyền Kinh tế. Các bạn xem bản đồ dưới đây để biết vị trí chính xác.


Oil and Gas mapBản quyền hình ảnhOTHER
Một nguồn tin nói với tôi rằng tại khu vực lô 136-03, người ta đã tìm được khí tự nhiên và một ít dầu, nhưng công tác khoan vẫn chưa đạt tổng độ sâu (Total Depth). Nguồn tin này cho biết chính phủ Việt Nam đã gây áp lực, muốn Talisman-Vietnam phải tìm l‎ý do kỹ thuật nào đó để có cớ ngưng sớm việc khoan tìm dầu.
Tuy nhiên, phía Talisman nói với giới chức Việt Nam rằng giếng khoan hoàn toàn tốt, không có lý do kỹ thuật nào cản trở công việc hết. Cuối cùng, chính phủ đã ra lệnh cho nhà thầu này phải chấm dứt hoạt động chừng một tuần trước khi mũi khoan theo kế hoạch sẽ đạt tổng độ sâu.
mapBản quyền hình ảnhOTHERImage captionBản đồ chi tiết các khu vực khai thác dầu khí ở vùng biển ngoài khơi đông nam Việt Nam
BBC Tiếng Việt: Nếu như nó nằm quanh khu vực Bãi Tư chính, thì liệu điều đó có đồng nghĩa với việc chúng ta đang chứng kiến tình trạng căng thẳng hồi 2014, khi mà có một số nguồn tin nói rằng các tàu thuyền Trung Quốc cũng đã tiếp cận các cụm khu vực nhà giàn do Việt Nam xây dựng ở cùng khu vực không?
Bill Hayton: Tôi không rõ chuyện này.


BBC Tiếng Việt:Trong bài viết, khi dùng cụm từ "các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa" trong câu "giới lãnh đạo Repsol được chính phủ tại Hà Nội thông báo vào tuần trước rằng Trung Quốc đã đe dọa sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò", ông muốn nói cụ thể tới các căn cứ nào?
Bill Hayton: Nguồn tin của tôi không nêu chi tiết.
Bill Hayton

Bản quyền hình ảnhBILL HAYTON
Trung Quốc chưa bao giờ nêu rõ cơ sở để họ đưa ra các đòi hỏi đó Bill Hayton

BBC Tiếng Việt: Vị trí của lô khai thác khí đốt này nằm hoàn toàn trong vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam? Và theo Công ước Liên Hiệp quốc thì Việt Nam có quyền khai thác tài nguyên tại đó?
Bill Hayton: Nếu diễn giải theo Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp quốc UNCLOS thì đúng vậy. Những logic mà phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực đưa ra hồi năm ngoái cũng xác nhận điều này, tuy nói một cách chặt chẽ thì phán quyết này chỉ có giá trị ràng buộc đối với Trung Quốc và Philippines. Trung Quốc chưa bao giờ nêu rõ cơ sở để họ đưa ra các đòi hỏi đó. Một số người nói rằng Bắc Kinh đòi hỏi dựa trên các quyền lịch sử ở khu vực, một số người khác nói họ tuyên bố vùng Đặc quyền Kinh tế dựa vào quần đảo Trường Sa như một cụm khu vực. Cả hai lập luận này đều không phù hợp với UNCLOS và cả hai đều bị Tòa Trọng tài bác bỏ.
BBC Tiếng Việt: Một số chuyên gia đã nêu câu hỏi về khả năng Việt Nam phải bồi thường cho đối tác dầu khí Tây Ban Nha. Theo những gì ông biết thì liệu đây có phải là điều sẽ xảy ra đối với trường hợp Repsol không?

Bill Hayton: Khó để nói nếu ta không nắm được nội dung hợp đồng k‎ý kết giữa hai bên. Tuy nhiên, Repsol đã chi một khoản tiền lớn cho Talisman và đã chi thêm nhiều triệu đô la vào việc thăm dò ở Lô 136-03. Có con số ước tính đưa ra rằng Repsol và các hãng hoạt động trước đó đã đầu tư khoảng 300 triệu đô la vào khu vực này.
Image result for Bản quyền hình ảnh OTHER Image caption Lô 136-03 nằm ở vị trBản quyền hình ảnhOTHERImage captionLô 136-03 nằm ở vị trí mà cả Trung Quốc và Việt Nam cùng tuyên bố chủ quyền. Hình bên trái là bản đồ của Trung Quốc tại triển lãm ở Nam Kinh gồm các tên tiếng Trung cho gần như mọi đảo và bãi đá trong 'Đường Chín đoạn', còn bên phải là bản đồ của PetroVietnam đưa ra trong một cuộc họp báo năm 2012
BBC Tiếng Việt: Có ‎ý kiến cho rằng lịch họp của Đại hội Đảng Trung Quốc có thể là một yếu tố khiến Hải quân Trung Quốc hạn chế các hoạt động tại Biển Đông nhằm tránh đối đầu với các nước như Việt Nam. Ông có nghĩ là cái nhìn này vẫn đúng ở thời điểm hiện tại?
Bill Hayton: Nếu là tuần trước thì tôi cũng nghĩ vậy. Vào thời điểm này thì tôi không còn chắc nữa.
Bill Hayton ngoài công việc tại BBC News còn là nhà nghiên cứu tại Viện Chatham House, một thinktank hàng đầu về chính trị quốc tế tại London. Ông đã xuất bản hai cuốn sách 'The South China Sea: the struggle for power in Asia' (2014) và 'Vietnam: rising dragon' (2010).
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Friday 14 July 2017

Tin về Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh.

Begin forwarded message:
From: Tom Vong <
Date: July 12, 2017 at 10:40:24 AM EDT
Subject: Tin về Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh
Reply-To: Tom Vong <>


  Tin về Tàu USS Colonado đến cảng Cam Ranh.

Đánh đuổi Mỹ xâm lược cút đi. Nay chào đón đế quốc Mỹ trở lại ! Thật uổng phí thời gian và xương máu của Dân Tộc VN !   Quyết tâm đập đổ phá bỏ nền dân chủ văn minh tiến bộ ...
Ngày nay bắt dầu xây dựng lại y chang ...  Ngày xưa xé cờ Mỹ, giết người Mỹ, ngày nay lại đứng nghiêm chào cờ Mỹ, đón tiếp Người Mỹ !!!  "Dân Tộc mình ngộ quá, phải khong anh"?



Tàu tác chiến ven bờ USS Coronado ghé cảng Cam Ranh.

05/07/2017 7

TTO - Sáng 5-7, thủy thủ đoàn tàu tác chiến gần bờ USS Coronado (LCS-4) của Hải quân Hoa Kỳ đã cập Cảng quốc tế Cam Ranh, mở đầu hoạt động giao lưu hải quân hai nước.

image020
Tàu tác chiến gần bờ USS Coronado tại Cảng quốc tế Cam Ranh sáng 5/7/2017.

Tại lễ tiếp đón, đại tá Nguyễn Ngọc Liêm - phó tham mưu trưởng Vùng 4 (Hải quân Việt Nam) chào mừng đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 và thuyền trưởng cùng thủy thủ đoàn tàu Coronado.


Đại tá Liêm cho rằng chuyến thăm lần này sẽ là cơ hội để hải quân hai nước có nhiều thời gian trao đổi kinh nghiệm về tác chiến trên tàu, cứu hộ, cứu nạn.


Sau lễ tiếp đón, Hải quân Hoa Kỳ đã dẫn đoàn đại biểu Việt Nam lên thăm tàu USS Coronado. Trung tá Douglas K.Meagher - chỉ huy tàu USS Coronado thông tin USS Coronado là tàu tác chiến ven bờ thứ 4 và là chiếc thứ 2 thuộc lớp Independence được đưa vào phục vụ Hải quân Mỹ.

image021
Tàu tác chiến gần bờ USS Coronado cập cảng Cam Ranh

USS Coronado có lượng giãn nước 2.790 tấn, với tổng chi phí sản xuất khoảng 400 triệu USD. Con tàu dài 127m, rộng 30,5m, mớn nước 4,5m, tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ.

Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu thêm USS Coronado là tàu cỡ trung tác chiến ven bờ nhưng cũng là một trong những con tàu hiện đại, đa năng mà Hải quan Hoa Kỳ đang sở hữu.

Trên tàu có hệ tên lửa, súng máy bắn đạn 30mm, một trực thăng và hai máy bay không người lái.

Ngoài ra, trên tàu còn có nhiều xuồng hơi đặt ngay khoang sau và hai bên thân tàu với hệ thống ròng rọc có thể thả ngay xuống biển phục vụ cho việc tác chiến nhanh hoặc cứu hộ cứu nạn khẩn cấp...

Đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7- thông tin thêm tàu USS Coronado và thủy thủ đoàn (khoảng 130 người) sẽ lưu lại Cảng quốc tế Cam Ranh đến hết ngày 11-7 và thực hiện các hoạt động giao lưu hải quân hai nước.

Theo đại tá T. Walker, trong những ngày lưu lại Cam Ranh, hải quân Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong việc cứu hộ cứu nạn, diễn tập các tình huống khẩn cấp khi thủy thủ trên tàu gặp nạn, giao lưu thể dục thể thao… 

image022
Tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) và tàu tác chiến gần bờ USS Coronado cập Cảng quốc tế Cam Ranh sáng 5-7-2017

image023
Hải quân Việt Nam chào đón hải quân Hoa Kỳ


image024
Chào đón hải quân Hoa Kỳ


image025
Đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 (phải) - trưởng đoàn Hải quân Hoa Kỳ chào đại diện Hải quân Việt Nam sau khi xuống tàu.

image026
Đại tá Alexis T. Walker - chỉ huy biên đội tàu khu trục 7 rất vui vì nhận được sự tiếp đón nồng hậu từ phía Hải quân Việt Nam và các viên chức tỉnh Khánh Hòa.

image027
Giới thiệu về các trang thiết bị trên USS Coronado.

image028
Tàu cứu hộ USNS Salvor (T-ARS-52) nhìn từ buồng lái.

image029
Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu về hệ thống lái, điều khiển rada, vũ khí tại khoang chính của tàu Coronado.

image030
Một sĩ quan trên tàu Coronado liên lạc với các bộ phận trên tàu tại khu chỉ huy trên tàu.

image031
Một nhân viên kỹ thuật làm việc trên tàu USS Coronado.

image032
Một nhân viên kỹ thuật bảo trì một máy bay không người lái trên tàu Coronado.

image033
Trung tá Douglas K.Meagher giới thiệu về các trang thiết bị trên USS Coronado.

image034
Khu tập gym của các sĩ quan, thủy thủ đoàn trên tàu USS Coronado.










Virus-free. www.avast.com

__._,_.___

Posted by: Chau Nguyen 

Popular Posts

My Blog List