Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 27 June 2019

Tomahawk, bom thông minh và những vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran. ·


Subject: Tomahawk, bom thông minh và những vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran

Tomahawk, bom thông minh và những vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran.

·         Trung Hiếu.


·          
Hỏa tiễn hành trình Tomahawk, đạn tấn công ngoài tầm phòng không, và bom thông minh JDAM là những lựa chọn khả thi nhất nếu Mỹ muốn thực hiện cuộc tấn công giải phẫu vào Iran.
Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 1
Nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm USS Abraham Lincoln (CVN-72), với một tuần dương hạm, 4 tàu khu trục đã đi qua kênh đào Suez, tiến vào Biển Đỏ. Nhóm tác chiến được chính quyền Tổng thống Donald Trump điều đến Trung Đôngnhư lời cảnh báo đối với Iran

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 2
Việc khai triển được thực hiện sau khi tình báo Mỹ phát hiện Iran bí mật di chuyển hỏa tiễn  bằng thuyền trên biển, nhằm chuẩn bị cho cuộc tấn công vào lực lượng và lợi ích của Mỹ ở Trung Đông. Dù Iran phủ nhận cáo buộc này và tố Mỹ giả mạo tin tứcTtình báo, Chỉ huy Hạm đội 5 cũng nhấn mạnh sự quan tâm của Hải quân Mỹ đối với hỏa tiễn Iran.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 3
Giới phân tích quân sự nhận định nếu có một cuộc xung đột quân sự giữa Mỹ và Iran, nó sẽ liên quan đến việc tìm kiếm và tiêu diệt cơ sở sản xuất, kho dự trữ hỏa tiễn của Tehran, còn gọi là "tấn công giải phẫu". Mỹ và đồng minh Israel từ lâu coi chương trình hỏa tiễn đạn đạo của Iran là mối đe dọa đối với an ninh và lợi ích của họ trong khu vực.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 4
Tấn công giải phẫu là thuật ngữ quân sự mô tả đợt tấn công bằng vũ khí dẫn đường Công nghệ cao vào một mục tiêu nào đó, mà không gây ảnh hưởng, hoặc giảm thiểu tối đa thiệt hại đối với mục tiêu dân sự xung quanh. Đối với chiến thuật này, vũ khí dẫn đường chính xác cao như hỏa tiễn Tomahawk là lựa chọn khả thi nhất.


Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 5
Hỏa tiễn Tomahawk, vũ khí được mệnh danh là "sứ giả chiến tranh". Nó được trang bị hệ thống dẫn đường tiên tiến kết hợp giữa dẫn hướng quán tính, GPS, men theo địa hình (Tercom), so sánh hình ảnh tương phản (DSMAC) và radar chủ động giai đoạn cuối. Hệ thống dẫn đường tinh vi này cho phép hỏa tiễn đánh trúng mục tiêu với sai số chỉ 10 m.
Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 6
Tomahawk có tầm bắn khoảng 2.500 km, mang theo đầu đạn nặng 450 kg. Với tầm bắn này, các chiến hạm của Mỹ có thể phóng hỏa tiễn Tomahawk vào Iran từ Biển Đỏ, tránh nguy cơ bị phía Iran đáp trả. Tehran có kho hỏa tiễn đạn đạo đồ sộ, nhưng rất khó để bắn trúng một chiến hạm đang di chuyển trên biển.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 7
Trong quá khứ, rất nhiều lần Mỹ đã sử dụng hỏa tiễn Tomahawk cho các đợt tấn công. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Tomahawk tiếp tục được sử dụng để nhắm mục tiêu vào Iran. 

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 8
Bên cạnh hỏa tiễn Tomahawk, máy bay ném bom chiến lược B-52 có thể được sử dụng trong tấn công. Các máy bay B-52 ngày nay đã được nâng cấp để mang hỏa tiễn hành trình tấn công mặt đất tầm xa, như đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW và AGM-158 JASSM.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 9
Các loại vũ khí dẫn đường chính xác cao như JSOW và JASSM cho phép máy bay B-52 tấn công các mục tiêu bên ngoài tầm bắn của phòng không Iran. Tuy vậy, khả năng Mỹ sử dụng B-52 để tấn công trực tiếp vào không phận Iran không được các chuyên gia quân sự đánh giá cao. Tehran có mạng lưới phòng không khá mạnh, trong khi B-52 là cỗ máy ném bom khổng lồ với khả năng cơ động kém.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 10
Tiêm kích F/A-18 E/F Super Hornet cũng là một lựa chọn khác để tấn công giải phẫu  vào Iran. Super Hornet được đánh giá là tiêm kích trên hạm hàng đầu thế giới. Nó có thể mang vũ khí dẫn đường tầm xa như JSOW, JASSM và bom thông minh JDAM.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 11
Nếu sử dụng F/A-18, nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm Mỹ buộc phải tiến gần hơn vào bờ biển Iran, vì tầm bay của Super Hornet giới hạn trong bán kính chiến đấu khoảng 700 km. Điều này có thể là mạo hiểm khi khả năng Iran tấn công đáp trả vào Hàng không Mẫu hạm Mỹ là rất cao.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 12
Giới phân tích quân sự nhận định, hỏa tiễn Tomahawk vẫn là lựa chọn khả thi và ít rủi ro nhất cho đợt tấn công giải phẫu vào Iran. Tuy vậy, nếu Mỹ tấn công Iran có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy và nguy cơ bùng phát xung đột vũ trang quy mô lớn. 

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 13
Sức mạnh quân sự của Iran ở một cấp độ hoàn toàn khác so với Iraq, hay Syria, những quốc gia từng bị Mỹ đánh tơi tả bằng hỏa tiễn Tomahawk. Kho hỏa tiễn đạn đạo của Iran là trở ngại lớn nhất trong bất kỳ toan tính nào của Mỹ. Ảnh: AP.

Tomahawk, bom thong minh va nhung vu khi My co the dung tan cong Iran hinh anh 14
So sánh quân số và vũ khí giữa quân đội Mỹ và Iran: Đồ họa: Salamnfws.

Mỹ: Hàng không Mẫu hạm không né eo biển Hormuz bất chấp ‘hỏa tiễn Iran'

Chỉ huy Hạm đội 5, Hải quân Mỹ tuyên bố có thể điều động Hàng không Mẫu hạm đi qua eo biển Hormuz, bất chấp căng thẳng đang gia tăng với Iran.

Sức mạnh quân sự Mỹ - Iran: Hỏa lực đấu chiến thuật bầy đàn

Quân đội Iran mạnh về chiến thuật tác chiến phi đối xứng, trong khi Mỹ sở hữu khả năng tấn công chính xác tầm xa hùng hậu cùng sự hỗ trợ của Đồng minh.
Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ.   ./..


.

.

Subject:  Hỏa tiễn Tomahawk. 
              Tomahawk, vũ khí Mỹ có thể dùng tấn công Iran.

See the source image

Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 1


See the source image



                           Nguy hiểm như thế nào?

1. Tomahawk có thể bắn trúng mục tiêu cách bao xa?

2.500 km.
            Với trọng lượng 1.300 kg, dài 5,56 m (phiên bản thường) và trọng lượng 1.600 kg, chiều dài 6,25 m (phiên bản tăng cường), Tomahawk mang được đầu đạn nặng 450 kg, hoặc đầu đạn nguyên tử W80. Hỏa tiễn Tomahawk có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 2.500 km.



Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 2




2. Hỏa tiễnTomahawk được phát minh năm nào?

1980.


            Hỏa tiễn Tomahawk được quân đội Mỹ chính thức đưa vào sử dụng năm 1983. Đây là loại hỏa tiễn với nhiều biến thể, có khả năng mang đầu đạn nguyên tử, được phóng đi từ các hệ thống phóng mặt đất, chiến hạm, hoặc tàu ngầm trên biển. Trước đó, nó được phát triển từ những năm 1980 bởi Tập đoàn Raytheon.




Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 3




3. Đâu là phiên bản mới nhất của Tomahawk?

Block IV.


            Phiên bản mới nhất của loại hỏa tiễn hành trình này là Tomahawk Block IV. Phiên bản mới này đã được trang bị thêm nhiều tính năng đặc biệt mới có khả năng tự nhận biết, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu di động.



Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 4




4. Tomahawk lần đầu được sử dụng trong cuộc chiến tranh nào?

Chiến tranh vùng Vịnh.


            Hỏa tiễn hành trình Tomahawk thế hệ đầu tiên (Block I), định danh BGM-109 được đưa vào thực chiến từ năm 1991 trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Hiện, bản Tomahawk mới nhất là thế hệ thứ 4 (Block IV). Loại được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là tấn công mặt đất (TLAM Block IV).




Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 5




5. Hỏa tiễn Tomahawk có thể bay với tốc độ bao nhiêu km/h?

880 km/giờ.


            Hỏa tiễn Tomahawk có thể bay với tốc độ 880 km/h. Ngoài ra, Tomahawk vẫn có thể thay đổi mục tiêu khi đang di chuyển. Hỏa tiễn này không bay theo đường thẳng mà có khả năng di chuyển qua những “điểm mù” của radar phòng không, vì thế khả năng "sống sót" của Tomahawk rất cao.



Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 6




6. Tomahawk được sử dụng nhiều nhất trong chiến tranh nào?

Chiến tranh Libya.


            Tomahawk được sử dụng nhiều nhất gần đây là trong chiến dịch Bình minh Odyssey chống lại Libya vào tháng 3/2011. Theo Thông tấn xã Việt Nam, ít nhất 124 quả hỏa tiễn Tomahawk đã được sử dụng.




Tomahawk, vu khi My co the dung tan cong Iran, nguy hiem nhu the nao? hinh anh 7




7. Nhận định chính xác về hỏa tiễn Tomahawk?

            Với những cải tiến liên tục, chi phí sản xuất lên tới hơn 1,6 triệu USD/quả, có thể bắn trúng mục tiêu nhỏ có chu vi chỉ từ 3-5 m từ khoảng cách lên tới 2.500 km, Tomahawk được xem là  hỏa tiễn hành trình nguy hiểm nhất thế giới hiện nay.

Andy TH.  ./.

__._,_.___

Posted by: van tran 
__._,_.___

Posted by: van tran 

Wednesday 26 June 2019

Tân Quyền Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ chủ trương chơi rắn với TC.

 



On Jun 24, 2019, at 13:10, van tran <> wrote:


Subject:  Tân Quyền Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ chủ trương chơi rắn với TC.

Tân Quyền Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ chủ trương chơi rắn với TC.


BDN.



            Mark Esper chủ trương sử dụng "vũ khí chính xác tầm xa" để đối phó với TC tại châu Á - Thái Bình Dương, ám chỉ các hỏa tiễn dẫn đường và đẩy mạnh các chương trình hiện-đại-hóa quân đội Mỹ.



            "Tân Quyền Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper sẽ là tin xấu cho TC" - đó là dòng tít trên tờ Washington Examiner ngày 19-6. 
            Vài tiếng trước đó, cựu Giám đốc Điều hành Boeing Patrick Shanahan tuyên bố rút khỏi quá trình phê chuẩn trở thành người đứng đầu  Ngũ Giác Đài vì bê bối bạo hành gia đình trong quá khứ.
            Với ông Esper, việc trở thành Quyền Bộ trưởng Quốc phòng gần như là điều bất ngờ. Bởi theo báo New York Times, Bộ trưởng Lục quân Mỹ chỉ được thông báo vài tiếng trước khi ông Trump lên Twitter loan tin ông Shanahan sẽ rời khỏi  Ngũ Giác Đài.
            "Tôi biết Mark rất rõ, và tôi tin ông ấy sẽ làm được việc", ông Trump nhấn mạnh, đồng thời tuyên bố sẽ đề cử ông Esper cho chiếc ghế ông Shanahan để lại.



                                                                                    Hỏa tiễn, hỏa tiễn,  và hỏa tiễn:
            Tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point cùng khóa với Mike Pompeo, người hiện giờ là Ngoại trưởng Mỹ, ông Esper đã có thời gian gần hai thập kỷ phục vụ trong quân đội trước khi xuất ngũ, và đầu quân cho Raytheon - nhà Sản xuất hỏa tiễn Tomahawk trứ danh của Mỹ.
            Cần nhớ, gần 20 loại hỏa tiễn có trong biên chế của quân đội Mỹ là sản phẩm của Raytheon. Điều này dường như đã ảnh hưởng không nhỏ đến  chiến lược của ông Esper. 
            Trong khi Hải quân và Thủy quân Lục chiến Mỹ đã dần "quen mặt" với châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông, vai trò của Lục quân Mỹ vẫn còn mờ nhạt trong bối cảnh mới.
            Esper, một cựu lính Nhảy Dù, đã cố gắng thay đổi điều này khi trở thành Bộ trưởng Lục quân. Trong bài phát biểu hồi tháng 5 năm nay tại Hội đồng Đại Tây Dương - một Trung tâm Nghiên cứu quan hệ quốc tế có trụ sở tại Mỹ, ông Esper đã nói về tương lai của Lục quân trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.
            Bộ trưởng Lục quân Mỹ lập luận châu Á - Thái Bình Dương là một khu vực rộng lớn. "Chúng ta thường nói về các cuộc chiến ở chuỗi đảo thứ nhất hay chuỗi đảo thứ hai, nhưng ai mà biết chính xác chúng sẽ xảy ra ở đâu và hy vọng đối tượng mà chúng ta đối đầu không phải là TC.
            Nhưng nếu là như vậy, tôi nghĩ trong số các ưu tiên hiện-đại-hóa quân đội, vũ khí chính xác tầm xa phải là lựa chọn số một".
            Kể từ năm 2017, Lục quân Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm chiến thuật "đánh nhanh, rút gọn" ở Thái Bình Dương. Sử dụng vận tải cơ C-17 để vận chuyển Hệ thống Pháo Phản lực Cơ động cao (HIMARS) đến một địa điểm cách mục tiêu trên 300km, người Mỹ tin rằng họ có thể khiến đối phương bất ngờ, tiêu diệt mục tiêu, rồi rút đi trong vòng 20 phút.
            Giới Chuyên gia khi đó nhận định đây sẽ là lựa chọn cho Mỹ trong trường hợp xảy ra một cuộc xung đột trên Biển Đông.



                                                                                                            Tấn công phủ đầu:
            “ Khai triển các loại vũ khí từ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn dặm bằng hỏa tiễn siêu thanh đặc biệt quan trọng tại châu Á - Thái Bình Dương. Chúng ta không nên chỉ quan tâm đến việc Lục quân cần gì, mà còn phải tính đến chuyện hỗ trợ cho cả Hải quân và Không quân.
            Chúng ta phải hỗ trợ Không quân bằng cách chọc thủng lưới phòng không của đối phương, phá hủy các phi trường. Tương tự, với Hải quân, chúng ta phải giúp họ bằng cách vô-hiệu-hóa các hệ thống đất đối không, và khiến các tàu chiến của đối phương không thể rời cảng !".
Lãnh đạo quốc phòng mới của Mỹ chủ trương chơi rắn với Trung Quốc - Ảnh 3.
            Đồ họa của tờ Economist mô phỏng chiến thuật A2/AD của TC, trong đó thể hiện các căn cứ Không quân, hỏa tiễn của Mỹ - TC và tầm bắn, tầm hoạt động của các loại hỏa tiễn, máy bay của TC - Ảnh chụp màn hình.
            Trong nhiều thập kỷ, TC đã nỗ lực phát triển chiến thuật "chống xâm nhập/chống tiếp cận" (A2/AD). Với mục đích đẩy các lực lượng quân đội Mỹ ra khỏi đại lục càng xa càng tốt, TC đã tập trung vào các loại hỏa tiễn chống hạm, phòng không, và đạt được những thành quả đáng kể. Một số loại được mệnh danh là sát thủ Hàng không Mẫu hạm, chẳng hạn DF-21.
            Thêm vào đó, việc CS Bắc Kinh cải tạo trái phép và quân-sự-hóa các thực thể trên Biển Đông đã biến chúng trở thành các tiền đồn, đẩy quân đội Mỹ càng ra xa hơn nữa.
            Cách tiếp cận của ông Esper, nếu được tiếp tục sau khi ông chính thức trở thành Bộ trưởng Quốc phòng, có thể khiến chiến lược của TC phá sản.
            Theo trang Washington Examiner, nếu các vũ khí chính xác của Lục quân phá hủy thành công các phi trường, cảng biển, và hệ thống phòng không của TC - kể cả các thực thể nhân tạo trên Biển Đông, Hải quân và Không quân Mỹ có thể hoạt động an toàn hơn, tránh được một cuộc đối đầu với lực lượng hỏa tiễn đạn đạo tinh nhuệ của TC.
            "Lục quân phải được hiện-đại-hóa cùng với các nhánh khác. Bởi vì khi chúng ta hiệp đồng tác chiến trên Thái Bình Dương, chúng ta sẽ có cơ hội chiến thắng nhiều hơn", Bộ trưởng Lục quân Esper tuyên bố.

Virus-free. www.avg.com
--
                                                                                                                                   
Hết.



__._,_.___

Posted by: van tran 

Saturday 22 June 2019

TC đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa.


Subject: Biển Đông : TC công khai đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa.


TC đưa chiến đấu cơ đến Hoàng Sa.





Đăng ngày 21-06-2019.
media


Ảnh vệ tinh của tổ chức CSIS Asia Maritime Transparency Initiative chụp các hệ thống vũ khí mới, gồm cả các chiến đấu cơ J-11, trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa ngày 12/05/2018.Courtesy CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/DigitalGlobe.



        Đài truyền hình Mỹ CNN hôm 21/06/2019 dựa trên các hình ảnh vệ tinh cho biết TC đã đưa ít nhất bốn chiến đấu cơ J-10 đến đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm của Việt Nam. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2017 có bằng chứng loại máy bay tiêm kích này được khai triển tại Biển Đông.
        Các Chuyên gia khi quan sát những ảnh chụp này đã nhận định: Các phi cơ J-10 đậu công khai ngoài trời cùng với các thiết bị, không có các thùng dầu phụ, cho thấy chúng đã được tiếp nhiên liệu ngay trên đảo và đã hiện diện ít nhất 10 ngày. Họ đặt câu hỏi vì sao CS Bắc Kinh lại muốn phô trương như vậy. 
        Ông Carl Schuster, cựu quan chức Trung tâm Tình báo phối hợp của Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương, cho rằng: TC muốn « khẳng định Hoàng Sa là lãnh thổ của họ, và họ có thể đưa chiến đấu cơ đến bất kỳ nơi nào họ muốn. Đồng thời họ chứng tỏ là CS Bắc Kinh có thể mở rộng năng lực Không quân trên Biển Đông theo ý mình ».
        Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh Tập Cận Bình chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump trong Hội nghị G20 tổ chức tại Nhật Bản tuần tới.
        J-10 là loại chiến đấu cơ có tầm hoạt động 500 dặm (740 km), có thể bao phủ phần lớn Biển Đông, và các tuyến đường hàng hải quan trọng tại đây.

        Phú Lâm là đảo lớn nhất tại quần đảo Hoàng Sa, đã bị TC dùng vũ lực chiếm từ tay quân đội Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, được đặt tên mới là Vĩnh Hưng.Hiện chưa thấy phía CS Việt Nam lên tiếng. Điều đáng ghi nhận là trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua, Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã yêu cầu TC « giáo dục các nhân viên »,không để tái diễn tình trạng xua đuổi, tịch thu tài sản của các tàu đánh cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa. 
                      Hết.






.
 

__._,_.___

Posted by: van tran 

Monday 17 June 2019

Bị ông Donald Trump đe dọa, Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan.


Subject: Bị ông Donald Trump đe dọa, Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan

Bị ông Donald Trump đe dọa, Tập Cận Bình tiến thoái lưỡng nan.

( Minh Quân )

            Bloomberg bình luận Chủ tịch TC Tập Cận Bình đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan sau lời cảnh báo cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. 

            Hồi đầu tuần, ông Trump tuyên bố sẽ đánh thuế trừng phạt “cao hơn nhiều so với mức 25%” lên khối hàng hóa 300 tỷ USD của TC nếu họ Tập không gặp ông ở Hội nghị G20 ở Osaka, Nhật vào cuối tháng 6.

Trung Quoc lap 'mat tran ngoai giao' chong My truoc hoi nghi G20 hinh anh 1
Đại sứ TC tại Indonesia Tiêu Thiên kêu gọi các nước ASEAN ủng hộ "trật tự thương mại toàn cầu" trước thềm Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản. Ảnh: SCMP.
Kể từ khi đàm phán thương mại đổ vỡ, kéo theo các đòn thuế mới hồi tháng 5, CS Bắc Kinh đã chỉ trích Mỹ gay gắt thông qua Đại sứ của họ tại các nước G20, bao gồm AnhPháp, nhằm tránh sự cô lập của các Đồng minh Mỹ tại Osaka từ ngày 28 đến 29/6.


            Đến nay Bộ Ngoại giao TC vẫn chưa lên tiếng xác nhận họ Tập có dự Hội nghị G20 hay không. Bloomberg nhận định lời cảnh cáo của ông Trump đã đẩy họ Tập vào thế tiến thoái lưỡng nan chưa từng thấy sau 6 năm nắm quyền.

Bi ong Donald Trump de doa, ong Tap Can Binh tien thoai luong nan hinh anh 1
Chưa rõ ông Trump và họ Tập có gặp nhau tại Hội nghị G20 hay không. Ảnh: Getty Images.

“Nếu gặp ông Trump, họ Tập sẽ bị coi là đầu hàng trước lời đe dọa
 của Tổng thống Mỹ. Nếu từ chối, họ Tập sẽ phải chấp nhận hậu
 quả kinh tế do chiến tranh thương mại Mỹ - TC leo thang”, Bloomberg bình luận.

            Nhiều khả năng ông Trump sẵn sàng kéo dài cuộc đối đầu thương 
mại cho đến hết cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020.

            “Dù hai nhà Lãnh đạo có gặp nhau hay không, thì các kịch bản đều 
không có lợi cho Chủ tịch TC Tập xét về lâu về dài”, 

            Bloomberg dẫn lời Phó Giáo sư Zhang Jian thuộc Đại học Bắc Kinh CS.

            Thời gian qua, chính quyền Tổng thống Trump liên tục thực hiện các bước đi cứng rắn để gây sức ép lên TC. 

Thuong chien leo thang, TT Trump co the lai an toi voi Chu tich Tap hinh anh

            Ngoài việc tăng thuế lên hàng nhập cảng từ TC và cấm vận Huawei Technologies, Washington còn tuyên bố bán vũ khí cho Đài Loan và chỉ trích chính sách của CS Bắc Kinh ở Tân Cương.

            Phản ứng lại, CS Bắc Kinh tuyên bố đánh thuế lên khối hàng hóa 60 tỷ USD của Mỹ, và cho biết đang lên danh sách “các thực thể không đáng tin cậy”, bị hạn chế làm ăn tại thị trường TC. 

            Danh sách này rất có thể sẽ bao gồm nhiều Công ty lớn của Mỹ.
            Giới Quan sát cho rằng: Đôi bên càng cứng rắn thì càng khó nhượng bộ để đàm phán. Hội nghị G20 có lẽ là một trong những cơ hội cuối cùng để ông Trump và họ Tập tháo ngòi nổ chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

..
Bi ong Donald Trump de doa, ong Tap Can Binh tien thoai luong nan hinh anh 2
G20 có thể là cơ hội cuối để ông Trump và họ Tập tháo ngòi chiến tranh thương mại. Ảnh: AP.
            Nếu muốn hạn chế hậu quả kinh tế, họ Tập cần gặp ông Trump tại Nhật. Thống kê của Bloomberg Economics cho thấy với nền kinh tế TC, thuế trừng phạt 25% của Mỹ sẽ cướp đi 1% tăng trưởng tính đến năm 2021.
            Hơn nữa, nguồn tin của Bloomberg tiết lộ ở thời điểm hiện tại, quan chức thương mại Mỹ và TC không tìm được bất cứ tiếng nói chung nào. Để hai nước đạt một thỏa thuận, ông Trump và họ Tập cần đối thoại trực tiếp.

            Giới Quan sát cũng nhắc nhở các bên cần nhớ rằng: Ông Trump thường có thói quen leo thang căng thẳng để gây sức ép với đối thủ trước khi đạt thỏa thuận sau một cuộc gặp trực tiếp.

            Phó Giáo sư Wang Peng thuộc Đại học Nhân Dân TC nhận định.
            “Gặp ông Trump là điều mạo hiểm, nhưng họ Tập có thể hạn chế được những rủi ro”, ông Wang Peng nhấn mạnh.
            Tuy nhiên họ Tập cũng có lý do để không gặp ông Trump. 

            Thời gian qua, chính quyền TC liên tục tuyên bố sẽ không chấp nhận bị bắt nạt, không chấp nhận bị ép ngồi vào bàn đàm phán. Nếu đến Nhật, họ Tập có thể bị coi là nhượng bộ trước sức ép của đối thủ.

            Dù thế nào, họ Tập cũng sẽ phải tính toán rất kỹ càng trước khi Hội nghị G20 bắt đầu.

Trung Quoc lap 'mat tran ngoai giao' chong My truoc hoi nghi G20 hinh anh

                                                            Hết.




__._,_.___

Posted by: van tran 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List