Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday 8 June 2019

Đông Hồ sơ Biển & eo biển Đài Loan.


Thư số 92 gởi: Người Lính Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
                                                                                                    Phạm Bá Hoa

Với thư này, tôi tổng hợp một số tin tức liên quan đến hồ sơ Biển Đông & eo biển Đài Loan, và hồ sơ thương mại mở rộng Hoa Kỳ - Trung Cộng.   
Thứ nhất. Đông Hồ sơ Biển & eo biển Đài Loan.
1a. Malaysia - Trung Cộng.
Tóm lược bản tin trên tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng của Hong Kong ngày 18/5/2019, theo đó thì Trung Cộng lên tiếng muốn cùng Malaysia đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.
Ngay sau đó, Ngoại Trưởng Malaysia Saifuddin Abdulla phát biểu trên đài phát thanh BFM của Malaysia, rằng: “Malaysia không có vấn đề đàm phán song phương với Trung Cộng về chủ quyền Biển Đông. Tranh chấp chủ quyền vùng biển này, phải được giải quyết trong đàm phán giữa Trung Cộng với 10 quốc gia thành viên khối ASEAN. Đàm phán song phương với từng quốc gia thành viên khối ASEAN, là một chiến thuật mà Trung Cộng muốn tách rời từng quốc gia khối này để Trung Cộng dễ dàng uy hiếp theo uy lực của họ, và cuối cùng Trung Cộng sẽ nắm quyền chủ động Biển Đông về mọi vấn đề”.     
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng cũng nhắc lại chiến thuật “chia để trị” của Trung Cộng đã thành công trong đàm phán song phương với Philippines, vì Tổng Thống Duterte đã không quan tâm đến chủ quyền của Philippines đối với các đảo và quần đảo trên Biển Đông, mà đành tâm đánh đổi chủ quyền quốc gia để được Trung Cộng tài trợ xây dựng hạ tầng cơ sở.  Và tờ báo này đặt câu hỏi với chuyên gia Trung Cộng Trương Minh Lượng tại đại học Tế Nam, được trả lời rằng:
Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng đã buộc Trung Cộng phải tìm cách tạo thế bình ổn với các nước láng giềng, nhưng chiến thuật “chia để trị” không phải dễ dàng thành công như đã thành công với Philippines”.
Vậy là, sau khi dụ dỗ được Philippines, Trung Cộng quay sang Malaysia cũng với chiến thuật chia để trị, nhưng Trung Cộng đã thất bại. Liệu, Trung Cộng sẽ thành công với các quốc gia nào trong 8 quốc gia thành viên còn lại trong khối ASEAN? Tôi nghĩ, Lào + Cam Bốt + Việt Nam xem như trong tay Trung Cộng. Thái Lan và Miến Điện không trực tiếp với Biển Đông nên có thể ngã về Trung Cộng khi nhận được hứa hẹn của lãnh đạo Trung Cộng đầu tư trên lãnh thổ hai quốc gia này. Với Singapore, Indonesia, và Brunei, rất có thể sẽ mạnh mẽ như Malaysia.   
1b. Hoa Kỳ - Trung Cộng - Đài Loan.
Trước đó vào ngày 14/5/2019, Hải Quân Hoa Kỳ điều động khu trục hạm USCG Bertholf vào Biển Đông tham gia một cuộc thao dượt chung với hai tàu tuần duyên của Philippines, trong mục đích bảo vệ an ninh đường hàng hải quốc tế trên vùng biển này.
Ngày 20/05/2019, hãng tin Reuters dẫn lời của phát ngôn viên Hạm Đội 7 Hoa Kỳ Thiếu Tá Clay Doss, theo đó thì: “Khu trục hạm Hoa Kỳ Preble trong nhiệm vụ tuần tra Biển Đông ngày 19/5/2019, đã áp sát vào phạm vi 12 hải lý của bãi cạn Scarborough của Philippines. Đây là cách mà Hoa Kỳ thách thức yêu sách đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Trung Cộng, đồng thời bảo vệ an ninh đường hàng hải theo luật pháp quốc tế”.
Ngày 23/5/2019, vẫn theo hãng tin Reuters thì Thiếu Tá Clay Doss cho biết thêm: “Sau khi áp sát bãi cạn Scarborough 3 ngày trước, khu trục hạm Hoa Kỳ Prebletàu chở dầu USNS Walter S Diehl cùng chạy qua eo biển  Đài Loan (bề ngang 180 cây số), trong cam kết của Hoa Kỳ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở.
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng cho biết: “Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ về vụ này với Washington, bởi vì Đài Loan là chủ đề nhạy cảm nhất trong bang giao Trung Cộng - Hoa Kỳ”.
Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn cho biết: “Không có gì bất thường khi chiến hạm Hoa Kỳ đi qua eo biển Đài Loan, vì ít nhất mỗi tháng một lần kể từ đầu năm 2019, chiến hạm Hoa Kỳ bắt đầu các chuyến đi thường xuyên như vậy”.
Ngày 22/5/2019, Hải Quân Đài Loan tập trận bắn đạn thật tại khu vực bờ biển phía đông gần Hoa Liên (Trung Cộng), trong bối cảnh liên tục bị chiến hạm và chiến đấu cơ Trung Cộng đe dọa.
(Khu trục hạm Đài Loan DDG-1801 bắn hỏa tiễn trong cuộc tập trận)
Đây là một phần của cuộc tập trận hằng năm có tên là Hán Quang (Han Kuang), sẳn sàng đối đầu cuộc tấn công giả định của Trung Cộng, mà lúc nào họ cũng nói đến vấn đề thống nhất Đài Loan vào lục địa bằng vũ lực.
Theo hãng tin AP, các chiến hạm Đài Loan bắn những loạt đại bác, hỏa tiễn, trong khi các chiến đấu cơ dùng bom và súng tấn công tàu ngầm, và các phi cơ chống tàu ngầm thả phao cấp cứu. Tàu ngầm cùng với nhiều loại hỏa tiễn đạn đạo, là loại vũ khí mạnh nhất mà Trung Cộng có thể sử dụng để tấn công Đài Loan.
Tại vùng duyên hải thưa dân ở phía đông Đài Loan có một căn cứ Không Quân, cùng với nhiều cơ sở quân sự quan trọng khác. Chỉ huy trưởng Soong Shu Kou nói với báo chí rằng: “Chúng tôi tập trận thường xuyên ở những địa điểm được cho là chiến tranh có thể xảy ra. Vùng biển phía đông là khu vực trọng yếu trong phòng thủ, vì có thể trở thành chiến trường tương lai khi Trung Cộng tấn công Đài Loan”.
Phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Đài Loan Chen Jung Ji tuyên bố: “Đài Loan phải tăng cường tập trận chống Trung Cộng, vì chỉ có thể dựa vào chính mình để tự vệ”.
Gần đây Trung Cộng đã tăng cường đe dọa Đài Loan, bằng cách cho nhiều chiến hạm đến vùng biển kế cận, trong khi chiến đấu cơ bay vòng quanh hòn đảo mà Trung Cộng nói là tập dượt. Trung Cộng luôn tin rằng, một cuộc tấn công chớp nhoáng có thể buộc Đài Loan đầu hàng trước khi đồng minh Hoa Kỳ kịp cứu viện.
Bên cạnh việc gia tăng áp lực về quân sự, Trung Cộng còn nỗ lực cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao và kinh tế, nhằm buộc Tổng Thống Thái Anh Văn phải nhìn nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Cộng, dù đảo quốc này đã tuyên bố độc lập từ năm 1949.
Ngày 24/5/2019, Quyền Trợ Lý Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Patrick Murphy phụ trách các vấn đề Đông Á - Thái Bình Dương, trong khi tiếp xúc báo chí tại Canberra -thủ đô Australia- đã phát biểu rằng: “Các đảo quốc Thái Bình Dương chớ rút lại sự công nhận ngoại giao đối với Đài Loan, vì Trung Cộng đang gây sức ép lên 6 đảo quốc (trong số 18 đảo quốc) trên thế giới đang có bang giao với Đài Loan, trong mục đích cô lập Đài Loan để họ dùng bạo lực buộc Đài Loan phải vào vòng tay của họ”.
Ông Patrick Murphy, đến Canberra để thảo luận  với chánh phủ Australia vừa được bầu lại, về vấn đề mở rộng liên minh an ninh giữa hai nước. Ông nói thêm: “Các đảo quốc này đang gặp sức ép ngày càng mạnh mẽ từ Bắc Kinh, phải chuyển hướng vào lúc Trung Cộng đang gây dựng ảnh hưởng trong khu vực. Hành động của Trung Cộng gây căng thẳng, bằng cách thay đổi hiện trạng và dẫn đến khả năng xung đột”
Thủ Tướng quần đảo Solomon Rick Hou, hứa: “Sẽ xem lại vấn đề bang giao với Đài Loan, dù ông vừa thất cử trong cuộc bầu cử tháng 4/2019 vừa qua. Nhưng, bang giao với Bắc Kinh -thị trường xuất cảng lớn nhất của Solomon- vẫn là vấn đề đang được nghiên cứu”.
Ông Murphy nói rằng: “Sự kiện Trung Cộng quân sự hóa Thái Bình Dương, cũng sẽ gây bất ổn như sự kiện họ quân sự hóa các hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông. Với sự hiện diện quân sự của Trung Cộng ở bất cứ nơi đâu, Trung Cộng cũng không tôn trọng luật pháp cũng không tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, chính là gây quan ngại về an ninh cho những nơi đó”.
Ngày 25/5/2019, ông Murphy đến gặp Thủ Tướng Papua New Guinea Peter O’ Neill, đảo quốc láng giềng gần nhất của Australia, là đảo quốc ủng hộ chủ quyền của Trung Cộng trên Biển Đông.
Papur New GuineaXin nhắc lại là Australia từng lên tiếng lo ngại về mưu đồ của Trung Cộng từng bước khống chế trong vùng Nam Thái Bình Dương, nên chánh phủ Australia đang hợp tác với đảo quốc Papua New Guinea, để tân trang lại Căn Cứ Hải Quân Lombrum trên đảo Manus phía bắc nước này. Trong thời gian gần đây, Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence nhân chuyến thăm Australia, đã nói rằng: “Hoa Kỳ cam kết tham gia và tài trợ một phần cho dự án ba quốc gia trên đảo Manus”.
(Chấm đỏ bên trên là đảo Manus. Mũi nhọn trắng phía nam Papua New Giunea, là lãnh thổ cực bắc của Australia)
Căn cứ Lombrum sẽ là một địa điểm trung chuyển để các chiến hạm Hải QuânHoa Kỳ  tiếp tế nhiên liệu, và theo kế hoạch thì căn cứ này sẽ trách nhiệm giám sát hàng hải khi Hải Quân Trung Cộng đẩy mạnh hoạt động trên khắp vùng Nam Thái Bình Dương.
Căn cứ này được Hoa Kỳ xây dựng năm 1944 trong khi các lực lượng đồng minh đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự toàn lực chống lại Nhật Bản. Vào cao điểm của Thế Chiến thứ 2, căn cứ có hải cảng nước sâu này với chiều dài bến tàu gần 2 cây số, từng tiếp nhận khoảng 800 chiến hạm, và các khu doanh trại có thể chứa một Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, có nhiều kho nhiên liệu, và một bệnh viện lớn với 3.000 giường bệnh.
Khi Australia và Papua New Guinea công bố kế hoạch tân trang căn cứ này hồi tháng 10/2018, thì phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Cộng lên tiếng rằng: “Các đảo quốc Thái bình Dương không nên trở thành phạm vi ảnh hưởng của bất cứ nước nào” (trích bản tin của đài VOA Việt ngữ ngày 5/12/2018)
Thứ hai. Hồ sơ thương mại Hoa Kỳ - Trung Cộng.
2a. Hoa Kỳ & Đồng Minh - Trung Cộng.
Ngày 15/05/2019, Tổng Thống Hoa Kỳ ký sắc Lệnh cấm các tập đoàn Hoa Kỳ sử dụng trang thiết bị viễn thông của các công ty ngoại quốc bị cho là đe dọa đến an ninh Hoa Kỳ. Trong Sắc Lệnh không nêu tên quốc gia nào, nhưng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết: “Đã đưa tên tập đoàn Hoa Vi của Trung Cộng, và 70 chi nhánh của tập đoàn viễn thông này vào danh sách đen”.
Ngày 16/05/2019, hãng tin Reuters dẫn lời phát ngôn viên của Bộ Thương Mại Trung Cộng nói rằng: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối các nước khác áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương lên các công ty của chúng tôi”.
Ngày 18/5/2019, trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình Fox New, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nói rằng: “Nhiều công ty đã chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng sang Việt Nam và các nước Châu Á khác, vì quyết định của Hoa Kỳ áp thuế mới đối với hàng sản xuất tại Trung Cộng. Không bao giờ có thỏa thuận 50/50 với Trung Cộng, mà phần hơn phải nghiêng về Hoa Kỳ do cách hành xử buôn bán của Trung Cộng”. 
Sau nhận định này thì có bài viết trên NTD rằng: “Hàng loạt nhà máy liên tiếp rời khỏi Trung Cộng, và quốc gia này có thể sẽ mất đi khoảng 45.000.000 việc làm. Bằng chứng là từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu hồi tháng 7/2018 đến nay, đã và đang có những công ty rời khỏi Trung Cộng:
- Brooks Running, công ty giày thể thao của tỷ phú Warren Buffett, sẽ chuyển phần lớn hoạt động sản xuất từ Trung Cộng sang Việt Nam, chỉ để lại Trung Cộng khoảng 10%.
- Hiện có khoảng 400 công ty Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút khỏi Trung Cộng. Trước đó, Apple công bố sẽ chuyển dây chuyền sản xuất iPhone cao cấp sang Ấn Độ.
- Foxconn, bắt đầu sa thải nhân viên ở Trung Cộng, trong khi mở thêm 3 nhà máy mới ở Ấn Độ. Ngoài ra, Foxconn còn có kế hoạch xây dựng từ 10 đến 12 nhà máy nữa ở Ấn Độ vào năm 2020, sẽ tạo ra khoảng 1.000.000 việc làm mới cho quốc gia này.
Và các đồng minh cũng nối gót Hoa Kỳ rời khỏi Trung Cộng:
- Công ty Olympus, nhà sản xuất quang học và các sản phẩm tái bản đã đóng cửa dây chuyền sản xuất tại Thâm Quyến, và chuyển nhà máy sang Việt Nam.
- Tờ Kyodo News Nhật Bản đưa tin, Công ty công nghiệp nặng Sumitomo đã và đang chuyển dần những dây chuyền sản xuất từ Trung Cộng về Nhật Bản trong năm 2019 này.
- Kobe Steel, nhà sản xuất thép quy mô lớn của Nhật Bản cho biết, họ đang xem xét chuyển dây chuyền sản xuất phụ tùng máy đào thủy lực tại Trung Cộng về Nhật Bản, đồng thời chuyển sang Thái Lan, và Hoa Kỳ.
- Các công ty khác cũng của Nhật Bản như Mitsubishi Electric, Komatsu, và Toshiba, đã và đang chuyển những dây chuyền sản xuất của họ từ Trung Cộng sang các nước khác..
- Từ tháng 1/2019, Ricoh, nhà sản xuất thiết bị văn phòng và máy quang học Nhật Bản, bắt đầu chuyển dây chuyền sản xuất máy photocopy tại Trung Cộng sang Thái Lan.
- Công ty điện tử nổi tiếng Nhật Bản, Omron, đã đóng cửa nhà máy tại Tô Châu (Trung Cộng) hồi cuối năm 2018.
- Nhà sản xuất máy in máy tính lớn nhất thế giới của Nhật Bản, Epson đã thông báo trên website chính thức vào ngày 14/3/2019, sẽ đóng cửa hai nhà máy ở Thâm Quyến.
- Samsung của Đại Hàn, đã đóng cửa nhà máy và rút khỏi Trung Cộng hồi cuối năm 2018.
- Các nhà máy gia công sản xuất OEM cũng đang rời khỏi Trung Cộng, như Tập đoàn công nghiệp Yue Yuen Hồng Kông, và các xưởng gia công hiệu giày thể thao lớn của Adidas và Nike.
- Tính đến hiện tại, hầu hết tất cả các thương hiệu quần áo và thể thao nổi tiếng có vốn đầu tư từ ngoại quốc, đã đóng cửa các nhà máy của họ tại Trung Cộng, là: Adidas, Nike, Uniqlo, và Steve Madden.
- Công ty Spencer Fung, là công ty trung gian giữa phương Tây với Trung Cộng, nói với tờ New York Times rằng: “Mọi người rất muốn rời khỏi Trung Cộng, vì nhiều bất an trong kinh doanh”.
- Ngày 22/5/2019, hai công ty viễn thông lớn nhất của Nhật Bản là KDDI SoftBank, vừa quyết định ngừng nhận các đơn đặt hàng cho các thiết bị di động cầm tay do Huawei sản xuất. Đại diện hai công ty này cho biết: “Công ty lo ngại các thiết bị cầm tay của Huawei sẽ không được sử dụng các tiện ích của Google, bao gồm: Gmail, YouTube, và Play store, nên họ không dám phân phối đến khách hàng của họ”.
- Hãng vận tải lớn nhất Nhật Bản NTT Docomo cho biết: “Họ cũng đang xem xét hủy các đơn đặt hàng Huawei”.
- Tập đoàn vi xử lý Đức Infineon, cũng thông báo ngừng giao hàng cho Huawei.
- Australia đã cấm Huawei và một công ty viễn thông khác của Trung Cộng là ZTE hồi cuối năm 2018, khi Australia áp dụng các nguyên tắc an ninh quốc gia về việc các công ty cung cấp thiết bị cho các hãng viễn thông.
- New Zealand đã ngăn Huawei cung cấp một mạng di động với thiết bị 5G, và sẽ loại trừ hoàn toàn tất cả các hợp đồng 5G của Huawei.
- Vương quốc Anh đang xem xét chính sách viễn thông 5G của mình, và có thể cho phép Huawei cung cấp các thiết bị 5G "không cốt lõi", chẳng hạn như cột ăng ten.
- Trong khi khối Liên Hiệp Âu Châu -hồi tháng 3/2019- đã đưa ra các khuyến nghị về an ninh 5G, yêu cầu các quốc gia thành viên xem xét lại mạng của họ, và phải báo cáo cho Ủy Hội EU vào tháng 6/2019.
Theo Cục Thống Kê Trung Cộng, hiện có khoảng 20.000 công ty ngoại quốc đầu tư vào Trung Cộng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng là huyết mạch của nền kinh tế Trung Cộng. Căn cứ vào số doanh nghiệp hoạt động trên toàn lãnh thổ Trung Cộng, thì các công ty ngoại quốc đầu tư vào Trung Cộng chưa đến 3%, nhưng chiếm gần 50% cán cân ngoại thương của Trung Cộng, chiếm 25% lợi nhuận các công ty công nghiệp có quy mô lớn, và 20% về thuế. Riêng năm 2017, trong số 3% các công ty ngoại quốc tại Trung Cộng, nhưng đã chiếm 43,2% thặng dư ngoại thương của quốc gia cộng sản này.
Vài địa phương điển hình:
Tại 4 thành phố lớn thuộc tỉnh Quảng Châu, có các công ty ngoại quốc đầu tư chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng tổng giá trị sản phẩm chiếm đến 62%.
Tại Thượng Hải, vốn đầu ngoại quốc đóng góp 2/3 tổng giá trị sản xuất kỹ nghệ, 70% cho nền kinh tế địa phương.
Nhìn chung, đầu tư ngoại quốc vào Trung Cộng chỉ chiếm 3% trong tổng số doanh nghiệp hoạt động tại Trung Cộng, nhưng là rường cột giúp cho nền kinh tế phát triển, cùng lúc giúp cho 45.000.000 người dân Trung Cộng có việc làm.
2b. Google - Huawei
Ngày 19/5/2019, theo hãng tin Reuters thì tập đoàn Google của Hoa Kỳ loan tin: “Sẽ chấm dứt cung cấp phần mềm ứng dụng + dịch vụ kỹ thuật cho tập đoàn viễn thông Huawei (Hoa Vi) của Trung Cộng, vừa bị chánh phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen bị cấm các hoạt động thương mại tại Hoa Kỳ. Như vậy, Trung Cộng sẽ mất quyền sử dụng hệ điều hành Android dùng cho điện thoại di động. Đồng thời các mẫu điện thoại thông minh mới của Huawei sẽ không được cài đặt các ứng dụng và dịch vụ trong kho phần mềm Google Play Store, ứng dụng Gmail hay YouTube”.
Vẫn theo tin của Reuters, các chi tiết về các dịch vụ liên quan, vẫn đang được thảo luận trong nội bộ Google. Hiện tại, trên thế giới có khoảng 2 tỷ 500 triệu thiết bị đang sử dụng hệ điều hành Android của Google. Quyết định của tập đoàn Google sẽ không tác động nhiều tại Trung Cộng, vì phần lớn các ứng dụng cho điện thoại di động của Google đã bị cấm tại đây. Nhưng thị trường lớn thứ hai của Huawei là Châu Âu sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Cùng ngày 19/5/2019, Bộ Thương Mại Hoa Kỳ thông báo: “Có thể sẽ rút bớt một số giới hạn với tập đoàn viễn thông Huawei, bằng cách cấp phép tạm thời để không làm gián đoạn các hoạt động và trang thiết bị của hệ thống mạng hiện có”.
2c. Huawei tự cho là nạn nhân và đi cầu cứu.
Ngày 21/5/2019, tiếp xúc với báo chí tại Bruxelles, ông Abraham Liu, Phó Chủ Tịch khu vực Âu Châu, đại diện của Huawei bên cạnh tổ chức Liên Hiệp Âu Châu, than phiền rằng: “Huawei là nạn Huaweinhân trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Tập đoàn viễn thông Huawei kêu gọi Âu Châu phản ứng lại những đòn tấn công của Hoa Kỳ. Ông Abraham Liu lên án Hoa Kỳ tấn công vào quyền tự do kinh doanh, hôm nay là Huawei, ngày mai sẽ đến công ty nào? Âu Châu không nên nhắm mắt làm ngơ trước thái độ nguy hiểm của Hoa Kỳ...”.
Song song với lời kêu gọi này, ông Liu cũng trấn an Âu Châu với cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để đánh tan những mối lo ngại Huawei làm gián điệp cho chánh phủ (Trung Cộng), và ông khẳng định rằng: “Do tầm quan trọng của mạng viễn thông thế hệ 5, Huawei sẵn sàng ký kết hiệp ước không làm gián điệp với bất cứ chính phủ và khách hàng nào ở tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu..
2d. Intel & Qualcomm - Huawei.
Ngày 20/5/2019, tập đoàn Huawei đang thực sự lâm vào khủng hoảng khi hằng loạt tập đoàn kỹ nghệ lớn của Hoa Kỳ, như: Google, Intel, Qualcomm, ...  đồng loạt ngừng hợp tác. Điều này dẫn đến tình trạng Huawei rất khó khăn trên thị trường smartphone, và ngay cả trong lãnh vực viễn thông mà Huawei là một trong những hãng hàng đầu thế giới, cũng khó khăn không kém. 
Nguồn tin của Bloomberg cho biết: “Nhân viên của ba hãng sản xuất chip lớn của Hoa Kỳ đã được thông báo là công ty của họ sẽ đóng băng các thỏa thuận hợp tác với Huawei, cho đến khi có thông báo mới. Hiện tại, Intel đang cung cấp cho Huawei chip máy chủ và bộ vi xử lý dành cho máy tính xách tay do Huawei sản xuất. Trong khi đó Qualcomm và Broadcom đang cung cấp linh kiện để sản xuất modem và một số loại chip khác cho Huawei”.
Trong số 3 công ty Hoa Kỳ nói trên, thì vai trò của Qualcomm và Broadcom ít quan trọng hơn đối với Huawei so với Intel, khi mà hiện tại Huawei đã có thể tự phát triển và sản xuất chip di động và modem của riêng mình.
Một nguồn tin khác cũng dẫn tin từ Bloomberg, thì: “Huawei đã chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu này bằng cách dự trữ linh kiện và chip từ các nhà cung cấp Hoa Kỳ, và đủ để cầm cự trong vòng 3 tháng tới. Đây là khoảng thời gian để Huawei chờ đợi xem liệu chính phủ Hoa Kỳ có sự thay đồi nào tốt cho họ không, và hy vọng sẽ dở bỏ lệnh cấm Huawei giao dịch với các công ty Hoa Kỳ. Huawei cũng từng tiết lộ đang phát triển hệ điều hành máy tính và di động của riêng mình như một giải pháp thay thế Windows và Android, trong trường hợp Huawei bị cấm sử dụng hai hệ điều hành này”.
Hiện tại Microsoft chưa có hành động  gì cho thấy sẽ cắt đứt quan hệ với Huawei, nhưng không loại trừ khả năng Microsoft sẽ buộc phải ngừng cung cấp Windows cho các máy tính của Huawei, trong trường hợp chánh phủ Hoa Kỳ yêu cầu. Trong khi đó, Google đã bất ngờ ngừng hợp tác với Huawei trong việc cung cấp nền tảng Android. Nhưng, Huawei vẫn có thể tiếp tục sử dụng và tùy biến nền tảng Android của riêng mình, vì Android là một nền tảng mở và được cung cấp miễn phí.
2e. Phản ứng của lãnh đạo Huawei.
Ngày 23/5/2019, Huawei trước tình trạng vô cùng khó khăn, nhưng nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi vẫn mạnh miệng khi nói rằng: “Hoa Kỳ đánh giá thấp Huawei”. Và ông quả quyết rằng: “Huawei sẽ không bị ảnh hưởng gì trước lệnh cấm của ông Trump”. 
Trong khi  Richard Yu, CEO của Huawei, nói với CNBC rằng: “Hôm nay, Huawei, chúng tôi vẫn sử dụng hệ thống điều hành của Microsoft Windows và Google Android. Nhưng nếu chúng tôi không thể sử dụng được nữa, thì Huawei sẽ chuẩn bị kế hoạch B để sử dụng hệ thống điều hành của chính chúng tôi. Tuy hệ thống riêng của Huawei được gọi là thư viện ứng dụng, được thiết trí trên các máy của Huawei, nhưng hệ thống Play của Google là hệ thống chính cho người sử dụng. Vì vậy, hệ thống điều hành của Huawei chỉ được áp dụng, nếu công ty chúng tôi không được sử dụng các sản phẩm của Google hoặc Microsoft”.
“Trích bản tin của đài RFI ngày 29/5/2019, theo đó thì trong một chiếc điện thoại thông minh có đến công nghệ của 250.000 bằng sáng chế khác nhau, vì thế khó mà tưởng tượng việc Huawei chế tạo ra chiếc điện thoại như vậy mà không sử dụng trí tuệ ngoài biên giới. Ý tưởng sản xuất một chiếc điện thoại thông minh Trung Cộng là không thể được”... (hết trích).
2f. ARM Holdings - Huawei (Trích bản tin của tác giả Nhật Minh trên DienDanTuoiHac ngày 24/5/2019).
See the source imageARM Holdings là công ty nhỏ bé của Nhật Bản có trụ sở tại Canbridge (Vương Quốc Anh) mà ít người biết đến, nhưng thật sự thì ARM Holdings rất quan trọng trong làng smartphone. Có hoạt động trong ngành viễn thông mới thật sự quan tâm đến sản phẩm của ARM, vì trong thực tế không có một linh kiện nào trên điện thoại mà người dùng biết đến thương hiệu của ARM trên đó.  
Nếu nhìn ARM Holdinhs theo góc độ doanh thu chỉ hơn 1 tỷ 8 trăm triệu mỹ kim trong năm 2018, cũng không bằng số lẻ của Huawei với 104 tỷ mỹ kim, hay Apple với 265 tỷ mỹ kim, Intel 55 tỷ mỹ kim, hoặc Qualcomn tệ lắm cũng đến 22 tỷ 700 triệu mỹ kim trong cùng thời gian.
Ngày 22/5/2019,  ARM Holdings quyết định ngừng hợp tác với Huawei, thì trang tin Android Authority nhận định như sau:
Đây là cú “knock-out” đối với smartphone của Huawei, vì không có Android của Google, Huawei vẫn còn hy vọng với hệ điều hành do họ phát triển, nhưng không có những chip điện tử của ARM thì Huawei không có cách nào sản xuất được smartphone. Ngoài ARM ra, hiện tại chẳng còn hãng nào cung cấp thiết kế chip cho điện thoại. Nếu Huawei muốn phát triển một thiết kế từ đầu, họ sẽ phải mất nhiều năm. Nhưng, theo nhận định của Android Authority thì đến lúc đó, những đối thủ của Huawei có thể đã sử dụng thiết kế tối tân hơn, nghĩa là Huawei vẫn lần mò theo sau.
ARM là chữ viết tắt của Advanced RISC Machines, có nguồn gốc từ công ty máy tính Acorn Computers. Acorn phát triển mạnh vào thập niên 1980, khi các công ty của Anh như BBC cần những con chip xử lý riêng cho các hệ thống của mình.
ARM - cong ty nho be co the chon vui hoan toan Huawei hinh anh 2 Khi công ty Apple thất bại, thì ARM ra đời một cách vô tình, một công ty nhỏ bé nhưng ảnh hưởng sâu rộng tới ngành smartphone hiện nay. CEO của ARM lúc đó là ông Robin Baxby, quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh bản quyền. Đó là một mô hình khá lạ lẫm vào thời điểm những năm 1990, nhưng phương thức này giúp cho ARM thành công. Năm 1994, khi điện thoại di động bắt đầu phổ biến, ARM có được những khách hàng lớn. Nokia được Texas Instrument giới thiệu, hợp tác với ARM để thiết kế chip cho dòng máy họ sắp ra mắt. Thiết kế chip 16 bit này được ARM bán bản quyền cho Texas Instrument.
(Hiện nay, bên trong mọi con chip điện tử đều có công nghệ của ARM. Hình của Qualcomn) 
ARM7, tên gọi chung của thiết kế này là sản phẩm cực kỳ thành công cuối thập niên 1990 của ARM. Họ đã bán bản quyền thiết kế cho 165 đơn vị, và thiết kế này đã được sử dụng trên khoảng 10 tỷ con chip. Nói cho đúng, công ty ARM Holdings chỉ bán bản vẽ, còn thực hiện như thế nào là công việc của công ty mua nó.
Nhìn chung, ARM như đang giết chết giấc mơ bá chủ của Huawei, cũng là giấc mơ của Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.
Và liệu, sau khi dập được hai công ty viễn thông hàng đầu của Trung Cộng là ZTE với Huawei,  Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ “tung chưởng” vào Biển Đông khi dự luật về Biển Đông và Biển Hoa Đông trở thành Luật chăng? Đến các giàn khoan lớn của Trung Cộng trong Biển Đông rất có thể sẽ là mục tiêu kế tiếp?
Kết luận.
Tôi nhắc lại để Các Anh rõ. Tôi rất quan tâm đến những tin tức liên quan đến cuộc chiến thương mại mở rộng giữa Hoa Kỳ với Trung Cộng, vì khi Trung Cộng qụy xuống thì chính là lúc Quân và Dân Việt Nam đứng dậy triệt hạ nhóm lãnh đạo Việt Cộng độc tài và độc ác với dân, nhưng vô cùng khiếp nhược với lãnh đạo Trung Cộng, đến mức dâng cả quê hương và dân tộc vào tay kẻ thù của dân tộc từ ngàn xưa trong dòng lịch sử Việt Nam, mà nửa cuối thế kỷ 13 Vua Trần Nhân Tông đã để lại di chúc chống Trung Hoa phong kiến ngày xưa và ngày nay là Trung Cộng, rằng:
Các  người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo làm người. Vì rằng  họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo, vô luân. Cho nên cái họa lâu đời của  ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải, các việc trên khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn là họa ngoại xâm. Họ không tôn trọng  biên giới theo qui ước, cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn  tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai và hải đảo của ta, lâu dần họ sẽ biến  giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích. Vậy, các ngươi phải nhớ lời ta dặn: "Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ  khác". Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con  cháu." 
Về phía Trung Cộng, thời Mao Trạch Đông cũng để lại di chúc chống dân Việt Nam, rằng:
“Nước ta và dân Việt Nam có mối hận thù dân tộc hằng ngàn năm nay. Chúng ta không được coi họ là đồng chí chân chính của mình mà đem tất cả vốn liếng của ta trao cho họ. Ngược lại, chúng ta phải tìm mọi cách làm cho nước họ ở trong tình trạng không mạnh, không yếu, mới có thể buộc họ trong tình trạng hiện nay. Về bề ngoài, chúng ta đối xử với họ như đồng chí của mình, nhưng trên tinh thần, ta phải chuẩn bị họ trở thành kẻ thù của chúng ta...”
Và dưới đây, tôi muốn Các Anh hãy đọc kỷ một đoạn mà tôi trích từ bài viết của Châu Hiền Lý -bộ đội tập kết ra Bắc năm 1954- để Các Anh hiểu rõ hơn, là từ ông Hồ Chí Minh đến những nhóm lãnh đạo Việt Cộng đã hại dân hại nước như thế nào:
“... Học thuyết xây dựng một xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa chỉ là một loại lý tưởng hóa, nó là chiếc bánh vẽ để lừa gạt dân không hơn không kém, đảng nói một đằng, làm một nẻo. Chẳng hạn: “Đảng nói xây dựng xã hội không có người bóc lột người, thì chính đảng là những người trực tiếp tham nhũng bóc lột người. Đảng nói một xã hội có nền dân chủ gấp triệu lần xã hội tư bản, thì chính xã hội ta đang mất dân chủ trầm trọng. Đảng nói đảng bao gồm những người tiên phong nhất, tiên tiến nhất, nhưng thực tế thì đảng đầy rẫy những người xấu xa nhất, đó là những kẻ đục khoét tiền bạc của nhân dân...”
Một thời kỳ mà tâm trạng của người dân được thi sĩ cách mạng Bùi Minh Quốc tóm tắt qua 2 câu thơ: “Quay mặt phía nào cũng phải ghìm cơn mửa. Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”.
Vậy là, tuổi thanh xuân của bao người con nước Việt dâng hiến cho cách mạng để cuối cùng phải chấp nhận một kết quả thảm thương như thế! Xương máu của bao nhiêu người đổ xuống, vàng bạc tài sản của bao nhiêu kẻ hảo tâm đóng góp, cuối cùng đảng tạo dựng một chính thể đê tiện và phi nhân đến như thế! Tương lai nào sẽ dành cho dân tộc và đất nước Việt Nam nếu cái tốt phải nhường chỗ cho cái xấu? Một xã hội mà cái xấu cái ác nghênh ngang, công khai dương dương tự đắc, trong khi cái tốt cái thiện phải lẩn tránh, phải rút vào bóng tối, thì dân tộc này không thể có tương lai!
Một kết cục đau buồn và đổ vỡ là điều không tránh khỏi ... (hết trích).
Tôi thông cảm với tác giả, cũng là thông cảm với Các Anh, vì lãnh đạo Việt Cộng luôn luôn tạo cho mọi người dưới quyền họ -gồm cả Các Anh và gia đình Các Anh- phải sống trong sợ hãi, vì có như vậy họ mới yên tâm. Biết rõ như vậy thì Các Anh phải vượt lên sợ hãi và luôn luôn trong tình trạng sẳn sàng, khi cơ hội đến là nhanh chóng đứng về phía toàn dân mà làm nên lịch sử trong thời đương đại đầu thế kỷ 21 này.
Các Anh hãy nhớ rằng: “Tự Do, không phải là điều đáng sợ, mà là nền tảng cho sự thịnh vượng của đất nước. Không có Dân Chủ, không thể có sự trỗi dậy và phát triển bền vững. Và chính chúng ta phải tranh đấu, vì Dân Chủ Tự Do không phải là quà tặng”.
Texas, tháng 6 năm 2019
Phạm Bá Hoa
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~



__._,_.___

Posted by: "Tran Van Long" 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List