Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 31 May 2015

Biển Đông : Mỹ ủng hộ sáng kiến hòa bình của Đài Loan


Đăng ngày 30-05-2015

Biển Đông : Mỹ ủng hộ sáng kiến hòa bình của Đài Loan

media
Đảo Ba Bình (Đài Loan gọi là Thái Bình) là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, Biển ĐôngDR
Theo nhật báo Thời báo Đài Bắc hôm qua, 29/05/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định ủng hộ sáng kiến hòa bình của Đài Loan, nhằm giảm căng thẳng tại Biển Đông. Washington có thể cổ vũ cho việc Đài Bắc đóng một vai trò quan trọng hơn vì hòa bình ở khu vực này.
Thời báo Đài Bắc cho biết hôm thứ Ba 26/05, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jeff Rathke tuyên bố Hoa Kỳ ủng hộ Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou), trong lúc các lãnh đạo Mỹ đang chuẩn bị trao đổi vấn đề này với lãnh đạo đối lập Đài Loan, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen), Phó chủ tịch đảng Dân Tiến, sẽ công du Hoa Kỳ tuần tới. Nguồn tin của Thời báo Đài Bắc nói thêm là Tổng thống Barack Obama quan tâm đến kế hoạch Biển Đông của đảng đối lập Đài Loan và phía Hoa Kỳ sẽ bàn về chủ đề này với lãnh đạo đảng Dân Tiến.
Cũng vào ngày 26/05, Đài Loan đưa ra đề nghị yêu cầu tất cả các bên tranh chấp tạm ngưng đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, để đàm phán phân chia tài nguyên. Đề nghị của Tổng thống Đài Loan được đưa ra nhân một hội nghị về luật pháp quốc tế được tổ chức tại Đài Bắc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cũng tái khẳng định lập trường của Hoa Kỳ là mọi tuyên bố chủ quyền trên biển phải phù hợp với luật biển quốc tế, và Washington không đứng về bên tranh chấp nào trong các đòi hỏi chủ quyền. Mặt khác đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh đến việc Trung Quốc mở rộng và xây cất trên một số đảo tại Biển Đông làm tình hình trong khu vực thêm căng thẳng.
Cũng theo bản tin của Thời báo Đài Bắc, nhà chính trị học Lynn Kuok – cộng tác với Viện tư nhân về chính trị quốc tế Brooks Institut, có trụ sở tại Washington -, vừa công bố một bài phân tích về chính sách của Đài Loan đối với Biển Đông (« Tide of Change : Taiwan’s Evolving Position in South China Sea »).
Theo bà Lynn Kuok, lập trường của Đài Loan « có thể tương thích với chính sách một Trung Quốc », và việc Bắc Kinh ủng hộ vai trò của Đài Bắc – một bên có quyền lợi liên quan - tham gia vào một giải pháp hòa bình và ổn định cho Biển Đông, có thể khiến quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện. Bài « Taiwan’s Evolving Position in South China Sea » ghi nhận cho đến nay, Đài Loan có cùng lập trường với Trung Quốc trong yêu sách đường 9 vạch (còn gọi là « đường lưỡi bò » hay « đường chữ U »), chiếm gần trọn diện tích Biển Đông.

Theo nhà chính trị học Lynn Kuok, chính quyền Đài Loan cần tránh kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa, làm hạn chế các giải pháp chính trị. Mặt khác Đài Bắc nên hỗ trợ cho việc thúc đẩy Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Và điều đặc biệt quan trọng là Đài Loan không nên tránh né vấn đề đòi hỏi chủ quyền 9 đoạn, Đài Bắc nên xem xét quan điểm của Hoa Kỳ, muốn Đài Loan « làm sáng tỏ » hoặc « từ bỏ » yêu sách « đường lưỡi bò ».


Đăng ngày 30-05-2015

Trung Quốc rút pháo khỏi đảo nhân tạo ở Trường Sa

media
Đảo Sơn Ca, thuộc quần đảo Trường Sa thuộc quyền cai quản của Việt Nam.REUTERS/CSIS
Theo AFP, hôm qua 29/05/2015, nhiều quan chức quân sự Mỹ khẳng định Trung Quốc gần đây đã triển khai hai khẩu pháo trên các đảo nhân tạo do họ bồi đắp trong Biển Đông, nhưng sau đó đã cho rút các vũ khí trên.
Các quan chức Mỹ cho AFP biết cụ thể hai khẩu pháo tự động đã được phát hiện cách đây khoảng một tháng, nhưng dường như sau đó đã được rút đi. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, Steven Warren nói : « Chúng tôi khẳng định đã có vũ khí » được triển khai trên một hòn đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Ông nhắc lại « Chúng tôi phản đối hành động quân sự hóa các đảo đó ».

Các quan chức quốc phòng Mỹ nhận định các loại pháo của Trung Quốc không gây đe dọa an ninh trực tiếp. Nhưng việc triển khai gây lo ngại Trung Quốc sử dụng các đảo bồi đắp nhân tạo vào mục đích quân sự. Thời gian gân đây, Hoa Kỳ cũng như nhiều nước trong vùng đã nhiều lần tỏ bất bình trước việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo, bồi đắp các đảo đang có tranh chấp trong vùng Biển Đông.
Bắc Kinh vẫn luôn khẳng định các công việc bồi đắp cải tạo đảo là thuộc phạm vi chủ quyền của họ và các công trình xây dựng chỉ mang tính chất dân sự. Các chuyên gia phân tích nhận định mục tiêu của các công trình cải tạo đảo trên quy mô lớn của Trung Quốc trước tiên là để khẳng định chủ quyền đối với các đảo đang tranh chấp, đồng thời biến các đảo mà họ chiếm giữ thành các căn cứ quân sự tiền tiêu giúp Bắc Kinh kiểm soát vùng Biển Đông.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mỹ -Nhật lên án Trung Quốc làm tổn hại an ninh Châu Á -Thái Bình Dương

 
Đăng ngày 30-05-2015

Mỹ -Nhật lên án Trung Quốc làm tổn hại an ninh Châu Á -Thái Bình Dương

media
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong phiên khai mạc "Đối thoại Sangri-La" tại Singapore, ngày 29/05/2015.REUTERS/Edgar Su
Tại diễn đàn « Đối thoại Sangri-La » được tổ chức hàng năm ở Singapore, Trung Quốc bị hai nước Mỹ và Nhật Bản gọi đích danh là thủ phạm đe dọa an ninh khu vực qua các hành vi xây dựng, lấn chiếm ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết sẽ tiếp tục đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh ngưng « tức khắc » các công trình củng cố đảo nhân tạo.
Trong cuộc hội thảo tại Singapore quy tụ các lãnh đạo quốc phòng thế giới, trong đó có Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố « Trung Quốc không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế » khi xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, trại lính trong quần đảo Trường Sa. " Chỉ trong vòng 18 tháng, Trung Quốc đã xây thêm 800 hecta nhiều hơn tổng cộng diện tích bồi đấp của tất cả các nước khác có tranh chấp và nhiều hơn cả suốt chiều dài lịch sử của khu vực ".
Nhìn nhận là các nước khác từ Việt Nam, Philippines, Malaysia cho đến Đài Loan đều có hành động xây dựng tiền đồn nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định " chỉ có Trung Quốc là nước xây dựng nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất ". Sau khi đặt câu hỏi « Ai biết được Trung Quốc muốn đi về đâu ? » Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh « tất cả các bên phải tìm một giải pháp ôn hòa và ngưng ngay hành động xây dựng » tại Trường Sa.
Trong bối cảnh này Hoa Kỳ sẽ làm gì ? Bộ trưởng Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc " đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làm ở khắp nơi trên thế giới ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki cũng tố cáo hành động Trung Quốc lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Lãnh đạo quốc phòng Nhật kêu gọi các bên, nhất là Trung Quốc, phải có tinh thần trách nhiệm. Bộ trưởng Gen Nakataki e rằng nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì « trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽ sụp đổ ».

 

 

'Trung Quốc vượt ngoài khuôn khổ luật pháp'

Hồng Ngatường thuật từ Đối thoại Shangri-La, Singapore
·         30 tháng 5 2015
Ông Ash Carter có bài phát biểu mở đầu diễn đàn an ninh
Diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-La lần thứ 14 vừa chính thức bắt đầu tại Singapore.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter có bài phát biểu quan trọng, trong đó ông khẳng định Hoa Kỳ và các nước trong khu vực hết sức quan ngại về kế hoạch xây dựng đảo nhân tạo của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông kêu gọi các quốc gia cùng nỗ lực bảo đảm hoà bình và tự do hàng hải trong khu vực.
Đặc biệt Bộ trưởng Carter cho hay sau Đối thoại Shangri-La ông sẽ đi Việt Nam, nơi ông cùng Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sẽ ký một thoả thuận đầu tiên về thúc đẩy hợp tác quốc phòng một cách thực chất.
Thỏa thuận có tên “Thông cáo chung về viễn cảnh” hợp tác quốc phòng sẽ tạo tiền đề cho các hoạt động hợp tác trong tương lai gần.

Pháo trên Đá Gạc Ma?

Thoát khỏi media player
null
Lần đầu tiên người đứng đầu Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chỉ trích Trung Quốc rất nặng nề, rằng nước này đã vượt quá khuôn khổ luật lệ quốc tế.
Ông gọi các hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh là “chưa từng có tiền lệ”.
Ông nói trước cử tọa của diễn đàn an ninh lớn thuộc loại hàng đầu thế giới: “Với hành động của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đã vượt khỏi khuôn khổ luật lệ quốc tế vốn làm nền cho kiến trúc an ninh châu Á-Thái Bình Dương, cũng như quan điểm đồng thuận trong khu vực là nghiêng về ngoại giao mà chống ép buộc bằng sức mạnh”.
Tờ Wall Street Journal hôm 29/5 cho hay máy bay do thám của quân đội Hoa Kỳ phát hiện ra Trung Quốc đã đặt pháo trên một hòn đảo tranh chấp ở Biển Đông mà nước này đang tiến hành cơi nới cải tạo.
Nguồn tin của BBC nói rằng đây chính là đảo Gạc Ma, mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam từ năm 1988 sau trận hải chiến đẫm máu làm hơn 60 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng.
Đảo này nằm ngay cạnh các đảo mà Việt Nam hiện đang kiểm soát, có nghĩa là đảo của Việt Nam nằm trong tầm đạn pháo của Trung Quốc.
Tuy khả năng tấn công bằng hỏa lực theo các đánh giá là chưa lớn, việc mang pháo binh đặt tại đây mang ý nghĩa quan trọng và chắc chắn sẽ gây quan ngại cho giới chức Hà Nội.
Thoát khỏi media player
null
Bộ trưởng Ash Carter cho hay Hạ viện Hoa Kỳ đã chuẩn thuận cấp tới 425 triệu đôla (trong 5 năm) cho Sáng kiến an ninh hàng hải mà nước này vừa đưa ra nhằm giúp các quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam, nâng cao năng lực tự vệ trên biển.
Ông cũng nhận định “không thể có giải pháp quân sự cho Biển Đông” và kêu gọi các nước đoàn kết để giải quyết căng thẳng một cách hòa bình.
Bộ trưởng Carter tái khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “bay, đi biển và hoạt động” ở Biển Đông.

Nới lỏng cấm vận vũ khí

Quan điểm này của ông Ash Carter được Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ, Thượng Nghị sỹ John McCain, đồng thuận.
Ông McCain nói tuy đối đầu bao giờ cũng là một khả năng, Trung Quốc “không có lợi ích gì trong việc đối đầu bằng quân sự”.
Ông nói lịch sử cho thấy Trung Quốc luôn kiếm lợi trong các hoàn cảnh căng thẳng nhưng lại khôn khéo tránh đối đầu.
“Có thể sẽ có những tình huống căng thẳng, nhưng nếu các nước trong khu vực đoàn kết với nhau, điều đó sẽ khiến Trung Quốc chùn bước.”

Tình hình cấp bách trên khiến Hoa Kỳ sẽ cần “nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam sớm nhất có thể được”, theo ông thượng nghị sỹ.
Thượng nghị sỹ John McCain nói với các nhà báo tại Đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore rằng đề xuất về nới lỏng cấm vận sẽ được mang ra Thượng viện vào tuần tới và một số loại vũ khí phải được bỏ cấm vận 'càng sớm càng tốt'.
Tuy nhiên, ông McCain cho biết Hoa Kỳ sẽ không bỏ cấm vận đối với các loại vũ khí có thể gây hại cho các cá nhân và bị sử dụng để lạm dụng nhân quyền ở Việt Nam.
“Các vũ khí có thể được cung cấp sẽ chủ yếu mang tính phòng vệ, nâng cao năng lực bảo vệ biển cho Việt Nam trước các thách thức của Trung Quốc.”
Diễn đàn Đối thoại Shangri-La sẽ tiếp tục hai ngày và kết thúc vào Chủ nhật 31/5 với sự tham gia của hơn 450 đại biểu.
Đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Quốc phòng, dẫn đầu.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday 30 May 2015

Chiến tranh với Trung Quốc đang chờ Việt Nam ở Biển Đông



Chiến tranh với Trung Quốc đang chờ Việt Nam ở Biển Đông

QLB
Phạm Trần (Danlambao) - Lời người viết: Cường độ xung khích bằng lời nói giữa Việt Nam, Phi Luật Tân và Hoa Kỳ với quyết tâm bành trướng lãnh thổ mau chóng của Trung Quốc ở Biển Đông trong năm 2014 và 6 tháng đầu năm 2015 đã gia tăng hiểm họa chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Lý do vì Trung Quốc đã đặt Hoa Kỳ vá các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông, đặc biệt Việt Nam và Phi Luật Tân, vào “tình trạng đã rồi” qua việc họ tấp nập ngày đêm tân tạo các bãi đá ngầm thành đảo có phòng tuyến quân sự ở khu vực Trường Sa. Trung Quốc còn dự tính thiết lập mạng lưới “nhận diện phòng không” để kiểm soát không lưu ở Biển Đông, sau khi dựng 2 ngọn Hải Đăng ở Gạc Ma và Châu Viên.

Việc làm của Trung Quốc không chỉ nhằm chặn đường tiến của Việt Nam ra Biển Đông mà còn đe dọa an ninh hàng hải huyết mạch của Thế giới.

Vậy Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền?

Theo quan điểm của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason thì “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ”.

Trong cuộc Phỏng vấn riêng với chúng tôi (Phạm Trần), Giáo sư Hùng, một Học giả không thường trú của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quan hệ Quốc tế nổi tiếng ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS, Center for Strategic&International Studies) còn thảo luận về mối quan hệ tay ba phức tạp trước tình hình Biển Đông giữa Việt Nam-Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Cuộc Phỏng vấn này được đài Truyền hình SBTN phát sóng trên toàn Bắc Mỹ vào lúc 11:00 PM tối Thứ Sáu, 29/05/2015, giờ miền Đông Hoa Kỳ, hay 8:00 PM giờ California.

Sau đây là toàn văn cuộc Phỏng vấn:

Biển đông căng thẳng

Hỏi: Thưa Giáo sư, là Nhà nghiên cứu, ông thấy sự gia tăng cường độ hiềm khích giữa Việt Nam và Trung Quốc về tình hình Biển Đông trong thời gian gần đây như thế nào?

Đáp: Rất căng thẳng và khó chịu, khởi đầu bằng việc Trung Quốc tuyên bố đường lưỡi bò năm 2009 đòi chủ quyền trên 80 phần 100 Biển Đông, và cao điểm là việc họ đem dàn khoang khổng lồ HD 981 vào thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của VN mùa Hè năm ngoái (từ ngày 02/05 đến 15/07/2014) dẫn đến các cuộc biểu tình bạo động chống các cơ sở thương mại của Trung Quốc tại Việt Nam.

Gần đây, họ gấp rút lấp biển, biến các đá ngầm thành các đảo nhân tạo có tiềm năng quân sự, tăng cường khả năng khống chế và kiểm soát của TQ trong một vùng quan yếu tại Biển Đông và chặn đường tiến của VN ra biển. Có người gọi việc làm này của TQ là việc xây dựng một “trường thành trên biển.”

Hỏi: Trong bối cảnh dân chúng Việt Nam nói với Quốc hội rằng họ rất bất bình trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên 7 bãi đá mà họ chiếm được của Việt Nam trong khu vực Trường Sa năm 1988, và đề nghị Chính phủ có biện pháp hữu hiệu để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông. Theo ông thì Việt Nam có thể làm được gì vào lúc này?

Đáp: TQ biến các đá chìm thành đảo là việc đã rồi, không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ.

Riêng đối với Việt Nam, việc cần làm là cố giữ các đảo đã có, làm áp lực để TQ ngưng xây thêm, và ngăn cản không cho TQ độc quyền kiểm soát, tuần tra, và khai thác trong vùng biển tranh chấp.

Tất cà những việc này, Việt Nam không thể làm một mình có hiệu quả, mà cần có thêm sự phối hợp với các nước ASEAN có cùng quyền lợi, nhất là sự trơ giúp của các nước lớn như Mỹ, Nhật, Ấn. v.v…

Hỏi: Đại sứ Mỹ ở Hà Nội Ted Osius nói rằng chiến lược bành trướng lãnh thổ ở Biển Đông của Bắc Kinh trong thời gian gần đây đã khiến cho Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội xích lại gần nhau hơn, tiêu biểu là Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton (Ash) Carter sẽ thăm Việt Nam nay mai và sẽ có tới 5 Ủy viên Bộ Chính trị đảng CSVN sẽ thăm Hoa Kỳ trong thời gian tới.

Tôi biết Giáo sư là người theo dõi các biến chuyển này rất chặt chẽ, vậy ông đánh giá các chuyến thăm cao cấp của hai nước Việt-Mỹ như thế nào và liệu Bắc Kinh có quan tâm không?

Đáp: Các nhà lãnh đạo Việt Nam, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, thường kêu gọi hai bên phải xây dựng niềm tin chiến lược. Những hoạt đông mà ông vừa kể là cốt để gia tăng niềm tin ấy, đặt căn bản cho sự hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ sau hội nghị Đối thoại Sanghri-La (tại Tân Gia Ba từ ngày 29 đến 31/5/2015), và của một phái đoàn các nhà lãnh đạo ủy ban quốc phòng của Thượng Viện Mỹ trước khi họ đi Sanghri-La chắc chắn là để chuẩn bị cho nội dung hợp tác quốc phòng Việt-Mỹ trong chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư (Nguyễn Phú)Trọng.

Tiến trình này chắc chắn buộc TQ phải quan tâm.

(Chú thích: Trước khi đến dự Hội nghị Sanghri-La, Phái đoàn Nghị sỹ Cộng hòa John McCain (Arizona), Chủ tịch Ủy ban Quân viện Thượng nghị Viện và thành viên cao cấp của Ủy ban, Nghị sỹ Dân chủ Jack Reed (Rhode Island) và 2 Nghĩ sỹ Cộng Hòa Earnst (Iowa) và Dan Sullivan (Alska) đã gặp Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 27/5/2015.


Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam,) viết tại cuộc họp này: “Thượng Nghị sỹ John McCain và Đoàn bày tỏ quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở khu vực nói chung và những diễn biến gần đây ở Biển Đông nói riêng; khẳng định ủng hộ việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp ngoại giao, hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982.”

Về phía ông Trọng, VOV cho biết: “Về tình hình Biển Đông, Tổng Bí thư khẳng định lập trường kiên định của Việt Nam bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, trước hết bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tiến tới Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở biển Đông (COC); phản đối mọi hành vi coi thường luật pháp quốc tế, phá vỡ hiện trạng, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực.”

DOC hay Declaration of Conduct là Thỏa hiệp không có tính ràng buộc pháp lý giữa Trung Quốc với Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ký tại Nam Vang (Kampuchia) năm 2002. Trung Quốc đã công khai vi phạn để dành phần thắng về cho mình ở Biển Đông. Và từ năm 2012, ASEAN và Trung Quốc đã họp nhiều lần để thảo luận đi đến ký kết Thỏa hiệp COC (Code of Conduct) có ràng buộc pháp lý, nước nào vi phạm sẽ bị trừng phạt. Nhưng Trung Quốc đã tìm mọi lý do để trì hoãn, kể cả thi hành mánh khóe gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN và lập luận rằng tranh chấp trên Biển Đông là chuyện riêng giữa Trung Quốc với các nước có tranh chấp mà không liên hệ đến cả tập thể 10 nước ASEAN, hay các nước ngoài khu vực, ám chỉ Hoa Kỳ.

Chiến tranh - Nguyễn Phú Trọng

Hỏi: Thưa Giáo sư, phần trên ông có nói đến tình hình "căng thẳng rất khó chịu" do những hoạt động xây dựng đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và vị thế khó xử của Việt Nam và Hoa Kỳ, vậy ông có lo ngại sẽ xẩy một cuộc chiến tranh không?"

Đáp: “Những đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây cất một cách gấp rút ở cách bờ biển TQ 600 hải lý (trên 1,000 cây số), nằm giữa Việt Nam, Phi Luật Tân, Brunei, Mã Lai Á, và Nam Dương. Hoa Kỳ quan tâm đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo ở đây sẽ tăng cường mạnh mẽ khả năng của Trung Quốc kiểm soát và chế ngự một tuyến giao thông quan trọng ngay giữa Biển Đông, đe dọa trầm trọng tư do hang hải và quyền lợi của Mỹ.

Hơn nữa, theo luật quốc tế, không nước nào có chủ quyền trên đá chìm khi thủy triều lên, nếu chúng nằm ngoài lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế. Những đảo nhân tạo mà TQ đang xây nằm rất xa ngoài vùng đặc quyền kinh tế của TQ. Khi biến đá ngầm thành đảo, TQ đã thay đổi nguyên trạng một cách trầm trọng, áp đặt chủ quyền và nới rộng vùng kiểm soát của mình trên vùng biển tranh chấp. Nếu không bị chặn lại, TQ có thể dần dần biến toàn thể vùng biển ở trong khu vực đương lưỡi bò thành vùng biển của riêng mình.

Vì thế, Mỹ phản ứng bằng cách nêu rõ quan tâm của mình với TQ trong chuyến thăm TQ của Ngoại trương John Kerry, đồng thời cho phi cơ tuần thám hải quân P-8A Poseidon bay qua đảo nhân tạo của TQ, bất kể cảnh báo của TQ, để chứng tỏ Mỹ không công nhận chủ quyền của TQ trên những đảo ấy. Mặt khác, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ còn tuyên bố Mỹ dự tính gửi tầu hải quân đi sâu vào trong vùng 12 hải lý quanh đảo để xác định lập trường của mình.

Trước thái độ ấy, TQ đã chính thức đưa văn thư phản đối đòi Mỹ phải tôn trọng chủ quyền của TQ và tránh những hành động “khiêu khích.” Ngoại trương TQ Vương Nghị còn xác quyết “Quyết tâm bảo vệ chủ quyền và vẹn toàn lãnh thổ của TQ vững như đá và không thể lay chuyển.”

Hai lập trường đối nghịch này khi còn trong trạng thái các tuyên bố và cảnh báo cũng đủ gây căng thẳng, nhưng nếu được thực hiên bằng hành động nó sẽ tạo ra thế đối đầu quân sự ở trên không cũng như trên biển với rất nhiều rủi ro đi quá đà và dẫn đến xung đột. Chính vì thê mà Cựu Phó Giám Đốc Trung Ương Tinh Báo Mỹ, ông Mike Morell, cho rằng tình trạng đôi đầu này rất nguy hiểm và có thể dẫn đến chiến tranh Trung-Mỹ trong tương lai.

Hỏi: Cũng nhân tiện nói về các cuộc thăm nhau hữu nghị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tôi muốn biết sự thẩm định của Giáo sư về chuyến thăm lịch sử lần đầu tiên đến Hoa Kỳ sắp tới của Tổng Bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng có thể nào được coi như “một canh bạc ngoại giao và an ninh chính trị” của đảng CSVN, sau khi ông Trọng đã gặp Chủ tịch Nhà nước-Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng 4 vừa qua hay không?

Đáp: Chuyến thăm Mỹ sắp tới của Tổng Bí Thư Đảng CSVN có tính cách lịch sử vì đây là lần đầu tiên một TBT ĐCSVN, công du Mỹ. Nó càng có tính cách lịch sử hơn nếu ông Trọng được ông Obama tiếp như lời nói úp mở của Thứ Trưởng Ngoại Giao Mỹ hôm 19/5 tại Hà Nội rằng “TT Obama mong được tiếp TBT Trọng” ở Washington, DC, vì đây sẽ là lần đầu tiên người lãnh đạo quốc gia Mỹ tiếp người lãnh đạo một đảng của nước nhỏ, một biệt lệ trong nghi lễ ngoại giao của Mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay tại Biển Đông và những cuộc viếng thăm Việt Nam dồn dập của các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ --cả hành pháp lẫn lập pháp-- chuyến đi của ông Trọng sẽ bị coi là một thất bại nếu ông không tạo được bước tiến quyết liệt trong quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ.

Nếu ông thành công, thì việc mà Việt Nam rất mong muốn là chuyến công du Việt Nam của TT Obama cuối năm nay sẽ dễ thành sự thật.

TPP và Nhân quyền - Công đoàn

Hỏi: Thưa Giáo sư, như ông biết là 12 nước, kể cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đang cố gắng kết thúc đàm phán về Hiệp ước Thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership, TPP), nhưng có một số Dân biểu và Nghị sỹ trong Quốc hội Mỹ cho biết họ chưa sẵn sàng bỏ phiếu tán thành chừng nào Việt Nam còn tiếp tục đàn áp phi pháp người dân, chưa thả tù chính trị và chưa đồng ý cho phép công nhân được thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi.

Ông có nghĩ rằng Hiệp ước TPP đang gặp những khó khăn chính trị khó vượt qua giữa Mỹ và Việt Nam không?

Đáp: Tình trạng nhân quyền ở VN là một nguyên nhân chống đối, nhưng nguyên nhân ấy không quan trọng bằng quyền lơi kinh tế của nghiệp đoàn lao động, một nguồn phiếu và tài chính quan trọng của các chính trị gia thuộc đảng Dân chủ.

TPP không phải chỉ là một vấn đề thuần kinh tế mà nó có tầm quan trọng chiến lược lơn đối với Mỹ. Thất bại trong việc hoàn tất hiệp ước TPP sẽ là một thất bại của nước Mỹ trong cuộc tranh giành ảnh hưởng kinh tế và chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc ở Á châu-Thái binh dương với hậu quả biến Mỹ thành một cường quốc hạng hai ở một khu vực có tầm quan trọng kinh tế và chiến lược bậc nhất thế giới hiện nay và trong tương lai.

Tôi nghĩ rằng cuối cùng các chính trị gia Mỹ dù thiển cận, ích kỷ, và chịu áp lực của nhóm lơi ích đến đâu cũng nhận ra đâu là quyền lợi quốc gia quan trọng của nước Mỹ mà bỏ phiếu thông qua thủ tục phê chuẩn nhanh TPA (Trade Promotion Authority) và hiệp ước TPP.

Hỏi: Câu hỏi cuối cùng của chúng tôi với Giáo sư là vào tháng 9 tới đây, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Hoa Kỳ, vậy ông kỳ vọng gì về chuyến đi này trong bối cảnh Hoa Kỳ đã công khai khó chịu trước kế hoạch trang bị quân sự mới và bành trướng Quốc phòng của Bắc Kinh ở Á Châu và Thái Bình Dương?

Đáp: Nếu không có biến cố gì làm chuyến đi bị hủy hay trì hoãn, TQ sẽ tìm cách xoa dịu và ru ngủ Mỹ và hai bên sẽ tìm cách đạt được một số thỏa thuận trong khung cảnh xây dựng một “quan hệ đại cường kiểu mới.”

Quốc hội CSVN sẽ họp phiên đặc biệt vào ngày 5/6/2015 để nghe Chính phủ tường trình về tình hình Biển Đông. Tuy nhiên, nếu chỉ nói để cho Quốc hội nghe mà không có thảo luận và không công khai thì có họp cũng như không.

Chuyện họp kín về tình hình Biển Đông đã xảy ra vài lần tại Quốc hội trong quá khứ, cũng như chuyện Quốc hội không dám đưa ra Nghị quyết lên án Trung Quốc khi nước này đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tháng 5/2014 đã gây bất bình trong số đông Đại biểu Quốc hội và người dân.

Vậy liệu người dân có nên kỳ vọng gì vào phiên họp ngày 5/6 sắp tới của Quốc hội hay cứ tiếp tục cắn răng mà nghe Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói rằng: “Trung Quốc đang tiến hành xây dựng đảo nhân tạo cần thiết trong khu vực chủ quyền và điều này không gây ảnh hưởng đến ai… Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác tiến hành xây dựng trái phép trong khu vực của người khác. Chúng tôi chỉ xây dựng đảo ngay trên sân nhà của chúng tôi”?

(Trích phát biểu ngày 08/03/1015 tại Bắc Kinh)

Vào cuộc bằng nước bọt

Chính phủ CSVN đã không có “ăn miếng trả miếng” với tuyên bố của Vương Nghị mà để cho một số báo và cá nhân lên tiếng chống lại quan điểm tiếm nhận chủ quyền trắng trợn của họ Vương.

Mãi cho đến chiều ngày 27/5/ (2015), trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ, mới thấy Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn lên tiếng xác nhận: “Hiện nay Trung Quốc đang công khai và ráo riết triển khai các hoạt động lấn biển, thi công các công trình với quy mô rất lớn trên tất cả các cấu trúc mà Trung Quốc đang chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa của Việt Nam.”

Theo ông Tuấn: “Đặc biệt hiện nay các hoạt động này diễn ra nhiều tại 5 địa điểm, cụ thể là Gaven khoảng 15 héc-ta, Gạc Ma khoảng 13,2 héc-ta, Châu Viên khoảng 24 héc-ta; Huy Gơ khoảng 9,2 héc-ta và lớn nhất là chữ Thập khoảng 180 héc-ta.

“Tất cả các đoàn đi Trường Sa thì đều phát hiện điều đó. Ba cấu trúc mà Trung Quốc xây dựng thành đảo là Gaven, Huy Gơ và Gạc Ma. Hiện nay hầu hết ở các điểm đó hầu hết họ tạo các luồng lạch để cho tàu đi vào.

Ở một số đảo họ xây công trình cao tầng, thí dụ như ở Huy Gơ và Gạc Ma có công trình cao bảy, tám tầng. Ngoài ra, họ xây dựng các công trình cao như đèn biển hoặc trung tâm hướng dẫn bay”.

Những tiết lộ của ông Tuấn không mới vì đã được một số báo chuyên về Quốc phòng của nước ngoài tiết lộ rồi.

Có khác chăng là Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã vào cuộc lên án việc làm của Trung Quốc mà đảng và nhà nước CSVN từ lâu vẫn ca ngợi “vừa là đồng chí vừa là anh em”, hay “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”!

Thứ trưởng Tuấn nói: “Các hành vi xâm lấn trái phép biển đảo của Việt Nam do phía Trung Quốc thực hiện đã diễn ra trong nhiều năm nay. Thứ trưởng Trương Minh Tuấn khắng định: “Việc làm của Trung Quốc là bất chấp phản ứng của ta và cộng đồng quốc tế.

Có thể nói tình hình Biển Đông chưa có xảy ra đụng độ, nhưng việc làm đó là một bước đi chiến lược của Trung Quốc để nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò, không loại trừ khống chế và kiểm soát toàn bộ phía Nam của Biển Đông. Thí dụ như vừa rồi họ ra lệnh cấm đánh bắt cá và cũng không loại trừ trường hợp họ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không”. (Trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Vậy Việt Nam sẽ làm gì để lấy lại niềm tin trong dân và sự tin cậy của các nước trong khu vực hay Hà Nội cứ tiếp tục “nói cho qua cầu” với hy vọng áp lực của Quốc tế sẽ ngăn chận các bước đi tiếp theo của Bắc Kinh?

Nên biết Trung Cộng đã chiếm Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974 và đánh chiếm 8 bãi đã ở Trường Sa từ năm 1988 mà đảng CSVN chưa làm gì để chiếm lại hay ít ra ngăn chận Trung Cộng không thể biến bãi thành đảo như đang diễn ra ở vùng Trường Sa.

Vì lãnh đạo Việt Nam đã không làm gì cả nên biển đảo Việt Nam cứ mất dần vào tay Trung Quốc như ai cũng đã thấy.

Bằng chứng, như chuyên gia Nguyễn Mạnh Hùng cảnh giác về việc Trung Quốc hình thành các đảo nhân tạo “không ai, kể cả Mỹ, có thể đảo ngược tình thế trừ khi sẵn sàng chấp nhận chiến tranh với TQ", mà Thứ trưởng Trương Minh Tuấn vẫn cứ đề nghị hoang tưởng: “Trong thời gian tới chúng tôi rất mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền về chiến lược biển của Việt Nam đến năm 2020, tuyên truyền về mô hình phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền trên biển.”

Ông nói: “Tôi rất mong các cơ quan báo chí có những tin bài sắc bén, có lý lẽ và thuyết phục để đấu tranh với Trung Quốc trước những hoạt động lấn biển vi phạm DOC và Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982”. (trích báo Giáo dục Việt Nam, 27/05/2015)

Đề nghị của ông Tuấn sẽ như khua trống thùng rỗng chỉ đủ nghe cho Bộ Thông tin và Truyền Thông và Ban Tuyên giáo đảng. Nhà nước “bành trướng và bá quyền” Bắc Kinh ở cách xa thủ đô Hà Nội tới 2,322 cây số, và phải mất 4 giờ bay thẳng mới tới nơi thì làm sao Lãnh tụ Tập Cận Bình nghe thấu?

Rõ là chuyện chỉ biết “nói cho xong chuyện” mà quên rằng kẻ thù đã đến sau lưng.

28/05/2012


Phạm Trần
 


__._,_.___

Posted by:

TƯ LỆNH MỸ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TUYÊN BỐ



 
MUỐN ĐỘNG THỦ MỸ THƯỜNG CHUẨN BỊ DƯ LUÂN -TRUNG CỘNG RẤT BIẾT RÕ SỰ KIỆN NÀY - MỸ SẼ KHÔNG LÙI BƯỚC

TƯ LỆNH MỸ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TUYÊN BỐ
tka23 post

Tân chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc. Harry B. Harris Jr., hôm 27-5 mô tả các yêu sách của Trung cộng  trên biển Đông là hết sức “lố bịch”.

Tại buổi lễ tiếp nhận chức chỉ huy PACOM hôm 27-5, ông Harris bày tỏ lập trường cứng rắn đối với hoạt động xây dựng trái phép 7 hòn đảo nhân tạo của Trung cộng  tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một trong những thách thức mà ông phải đối mặt khi tiếp nhận  vị trí mới.

“Mỹ sẽ tái lập thế cân bằng ở Thái Bình Dương. Lực lượng kết hợp của chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè ở khu vực. Nếu được yêu cầu, chúng tôi sẽ chiến đấu ngay buổi tối hôm nay (27-5) để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại khu vực này” - ông Harris phát biểu trong lễ nhậm chức.


Cũng có mặt tại buổi lễ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắc lại lập trường của Mỹ là phản đối bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Trung cộng  tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Carter nói: 
Đầu tiên, chúng tôi muốn giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và yêu cầu Trung cộng  ngay lập tức ngừng tân  tạo đất (ở biển Đông) dựa trên các yêu sách của mình.
 Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp xữ dụng không quân ,  và hải quân   hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như cách chúng tôi đã từng làm trên phạm vi toàn thế giới”.
Cuối cùng, với những hành động của mình ở biển Đông, Trung cộng  đang đứng ngoài hai tiêu chuẩn quốc tế, đó là đe dọa an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vi phạm nguyên tắc “tiếp cận không cưỡng chế” mà các nước trong khu vực đang theo đuổi”.

Cuối tuần này, hai ông Carter và Harris sẽ tới Singapore để tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) và gặp gỡ nhiều đối tác quân sự. Ông Carter cho biết trong bài phát biểu ngày 30-5 tới, ông sẽ kêu gọi các thành viên trong khu vực củng cố thể chế an ninh cùng các mối quan hệ nhằm đảm bảo việc duy trì hòa bình và an ninh lãnh thổ, trước tình hình đầy biến động hiện nay.
P.Nghĩa (Theo Stars and Stripes)



View Full Size Image




 

---------- Forwarded message ----------
From: Nghia Nguyen 



BÁO MỸ: NẾU PHẢI GIAOTRANH, "TIỀN ĐỒN" TQ KHÔNG TRỤ NỔI MỘT NGÀY!

Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.
Tàu USS Michigan tới thăm cảng Busan, Hàn Quốc.

Theo ông Mizokami, năm vừa qua Trung Quốc đã có những động thái (chu*~VC động ddu*.c thi` se~ bi. thái die^'n) "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay (chu*~ VC, sa^n dde'o bay ddu*o*.c, chi? co' ta`u bay, ma'y bay, die^`u bay, la' bay ... ).

Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.

Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như tàu sân bay (
chu*~ VC, ta`u co' ca'i sa^n dde'o bay ddu*o*.c, chi? co' chim bay, ma'y bay, die^`u bay, la' bay ..., và nếu cần thiết có thể đánh chìm.

Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một tàu sân bay di động.(
stupid again, of course, the aircraft carriers are always movable!)
Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á Kyle Mizokami

Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.

Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.

Năm 2011, Trung Quốc xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực.

Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kì loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.

Theo ông Mizokami, Trung Quốc có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.

Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.

Thứ hai, Trung Quốc muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.

"Không ăn thua"

Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Trung Quốc trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.
Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell
Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Trung Quốc không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.
Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các tàu sân bay. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.

Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.

"Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk" - ông Mizokami cho biết.

Chuyên gia này cũng nói thêm, Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống tên lửa này.

"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.

Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Trung Quốc vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.

"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".









Posted by: truc nguyen 

TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành?

 

TQ sẽ bất chiến tự nhiên thành???

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com ·    1 giờ trước
Bãi Subi làm thay đổi cục diện chiến lược ở Biển Đông
Hoạt động xây cất đã được 800 ha của Trung Quốc ở Trường Sa có vẻ sẽ là tâm điểm của hoạt động ngoại giao tại Đối thoại An ninh Shangri-La ở Singapore cuối tuần này.

Nhưng đây có phải chỉ là chuyện ngoại giao?
Hay Trung Quốc xây cất còn vì lý do kinh tế?
Christopher Helman viết trên trang Forbes mới đây thì Trung Quốc cơi nới không phải vì dầu khí.
Lý do 'chặn' các hải lộ quốc tế cũng không có vì như ông Chen Dingding từ Đại học Macau nói, bản thân Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào tuyến hàng hải này.

Trong bài ‘China’s Master Plan in the South China Sea”, ông Chen đồng ý rằng công tác xây cất có thể có ý nghĩa quân sự nhưng “chỉ mang tính phòng thủ”.
Như thế, việc cơi nới ở Trường Sa là để phục vụ nhu cầu quân sự dù trước mắt còn chưa lớn.
Nó lớn hay không là tùy cách đánh giá trong không gian và thời gian thế nào.
Vậy ta thử nhìn một số cuộc chiến và kinh nghiệm lịch sử xem sao.

Thế ỷ dốc hai đầu tương trợ

Binh pháp cả Đông và Tây đều đã nói đến cách làm lập hai cứ điểm quan trọng tiếp ứng lẫn nhau trong quân sự.
Việt Nam chú tâm quan sát các diễn biến ở Biển Đông
Gia Cát Lượng (181-234) thời Tam Quốc đã cùng Chu Du chia quân đóng hai bờ Trường Giang.

Gọi là ‘thế ỷ dốc’, đây là cách liên quân Thục – Ngô chia sức kiềm chế và cuối cùng đã đánh tan 80 vạn hùng binh của Tào Tháo.
Nhưng trận pháp thời nay không còn là chuyện lập hai đồn binh hỗ trợ nhau.
Nhờ công nghệ mới, hải quân, không quân và các binh đoàn cơ giới có thể cơ động kết nối các cứ điểm và linh hoạt biến đổi thế trận khi cần.

Năm 1939, quân Đức đã sử dụng thần tốc hai cánh quân từ phía Đông Phổ và Tây Nam, kẹp quân Ba Lan vào giữa và tiêu diệt nhanh chóng cả một nước cộng hòa.
Nhưng vào năm 1944, chính Đức lại bị kẹt vào thế 'lưỡng đầu thọ địch' và Hitler đã đặt cược vào trận quyết tử đưa các binh đoàn thiết giáp SS-Panzer xuyên vùng núi Ardennes, tạo hành lang phá thế bao vây của quân Đồng Minh.

Trận Battle of the Bulge (12/1944 -01/1945) với 1.5 triệu quân tham gia đã làm hàng vạn binh sỹ bị giết nhưng cuối cùng, các quân đoàn Mỹ và Anh đã thắng Đức.

Giới quân sự luôn cần các tuyến đường và những các điểm chốt, to hay nhỏ không quá quan trọng, tại những địa bàn mới.
Trong Thế Chiến 2, Nhật Bản chiếm Đông Dương nhưng không trực trị mà để Pháp quản vì cần lập căn cứ cho chiến dịch đánh Singapore của Anh.

Đảo san hô Midway chẳng có giá trị kinh tế nhưng lại là điểm đọ găng của đô đốc Chester Nimitz (Mỹ) và Isoroku Yamamoto (Nhật) trong trận hải chiến Thái Bình Dương năm 1942, quyết định vận mệnh toàn châu Á.

Và ngay trong cuộc chiến Nam Bắc 40 năm trước, đường mòn Hồ Chí Minh không to nhưng giúp Hà Nội tạo hành lang dọc Trường Sơn liên tục đưa quân vào sát nách khu vực đầu não của Sài Gòn.
Vì thế, bãi đá Subi nay nhìn chưa to, chỉ đang phình ra nhưng vị trí của nó quả là lớn về lâu dài.

Bị chặn hai đằng phải ra tay

Trong lịch sử Việt Nam, vị thế tự nhiên của nước này luôn đặt ra vấn đề ‘đầu đuôi’ có ứng cứu kịp hay không và có bị bao vây hay không.
Chiến hạm của Hoa Kỳ trợ giúp Philippines
Năm 1075, nhà Lý đã rơi vào tình thế Tống cam kết với Chiêm Thành hẹn cùng đánh Đại Việt.
Lý Thường Kiệt ra tay trước tiêu diệt cơ sở hậu cần mà tể tướng Vương An Thạch chuẩn bị cho cuộc viễn chinh.
Đại Việt chỉ rút quân về vào tháng 3/1076 sau khi các chiến dịch thủy bộ, dùng cả voi trận tập kích và vây hãm thành trì ba châu của Tống đã giết tới 100 nghìn quân dân nước này, gồm hơn 50 nghìn dân thành Ung Châu bị xử tử vì không đầu hàng.
Nhưng trận xâm nhập tập kích của Lý Thường Kiệt cũng khiến cuộc Nam chinh phục thù do Quách Quỳ chỉ huy cùng năm đã không tiến quá được phòng tuyến Như Nguyệt và Tống phải nghị hòa.

Cuộc chiến đã đem lại hòa bình 182 năm giữa hai nước, tới khi quân Nguyên Mông đem quân đánh nhà Trần năm 1258.
Nhưng nhà Lý đã nhân cơ hội đó đưa quân trừng phạt Chiêm Thành vào tận Panduranga (Phan Rang).
Tới năm 1471, dưới triều Lê, vua Lê Thánh Tông vào phá tan thành Đồ Bàn, tiêu diệt hoàn toàn mối nguy bị Chiêm Thành đánh tập hậu.
Năm 1979, Đặng Tiểu Bình cho tấn công sáu tỉnh biên giới Việt Nam cũng là để ‘ứng cứu’ cho phe Khmer Đỏ ở phía Tây Nam và nếu không có hỗ trợ của Moscow thì tình hình đã rất khác.
Chiến sự ngày nay sẽ không xảy ra tàn khốc trên bộ mà có khi chỉ ùng oàng trên biển và trên không.
Nhưng các nguyên tắc cơ bản của chiến tranh thì vẫn thế.

Chỉ còn phòng thủ ven bờ?

Lấy căn cứ Tam Á làm điểm xuất phát, Hoàng Sa là điểm trung chuyển và điểm mới xây cất ở Trường Sa là tiền đồn, Trung Quốc hoàn toàn có thể tạo ra một hành lang 600 dặm cho chiến hạm và không quân tuần tra.
Bất chiến tự nhiên thành, hoạt động này sẽ khiến Vịnh Cam Ranh và quân cảng nổi tiếng của Việt Nam mất đi ưu thế chiến lược.
Một bài báo của Mark Valencia gần đây có trích dẫn cấp chỉ huy Quân Giải phóng Trung Quốc nói thẳng rằng họ “không thấy đe dọa gì từ các nước ASEAN”, trên biển.
Trung Quốc chắc chắn phải có cơ sở để phát biểu như vậy.
Tàu ngầm Hà Nội hạng Kilo-636 của Việt Nam tại Cam Ranh
Philippines nay đã ‘nằm trong tầm ngắm’ nếu Trung Quốc khai hỏa vì chỉ còn cách đá Subi 20 km mà không có hải quân mạnh để đối phó.
Cam Ranh của Việt Nam là lợi điểm chính của nước này khiến hải quân của họ có thể tiến từ phía trong ra, chặn giữa tuyến tuần tiễu, phá thế ỷ dốc của hai vùng đảo Trung Quốc có cơ sở quân sự.
Nhưng lâm chiến hay không lại là một quyết định chính trị.
Cho tới gần đây, chiến lược của nước này là liên kết quốc tế và tự cường.
Nhưng dù mua sắm nhiều vũ khí hiện đại, câu hỏi là lãnh đạo Việt Nam có dám hành động, kể cả mang tính chiến thuật hay không.
Giáo sư Hugh White từ Đại học Quốc gia Úc ở Canberra cho rằng Hoa Kỳ không nên đặt ra một ‘lằn ranh đỏ’ với Trung Quốc ở Biển Đông vì kinh nghiệm lập ‘red line’ ở Syria đã phản pháo quá tệ hại cho chính quyền Obama.
Ông đề nghị Mỹ – Trung không nên coi vấn đề Biển Đông là cuộc đấu sống còn, mà cần tìm ra nhiều giải pháp khác nhau.
Cách nhìn này hoàn toàn có lý với Hoa Kỳ và các đồng minh ở xa như Úc.
Nhưng với Việt Nam, điều này có ý nghĩa thế nào thì lại là chuyện hoàn toàn chưa rõ.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

My Blog List