Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 30 May 2015

TƯ LỆNH MỸ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TUYÊN BỐ



 
MUỐN ĐỘNG THỦ MỸ THƯỜNG CHUẨN BỊ DƯ LUÂN -TRUNG CỘNG RẤT BIẾT RÕ SỰ KIỆN NÀY - MỸ SẼ KHÔNG LÙI BƯỚC

TƯ LỆNH MỸ Ở THÁI BÌNH DƯƠNG TUYÊN BỐ
tka23 post

Tân chỉ huy Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ (PACOM), Đô đốc. Harry B. Harris Jr., hôm 27-5 mô tả các yêu sách của Trung cộng  trên biển Đông là hết sức “lố bịch”.

Tại buổi lễ tiếp nhận chức chỉ huy PACOM hôm 27-5, ông Harris bày tỏ lập trường cứng rắn đối với hoạt động xây dựng trái phép 7 hòn đảo nhân tạo của Trung cộng  tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, một trong những thách thức mà ông phải đối mặt khi tiếp nhận  vị trí mới.

“Mỹ sẽ tái lập thế cân bằng ở Thái Bình Dương. Lực lượng kết hợp của chúng tôi sẽ làm việc chặt chẽ với các đồng minh và bạn bè ở khu vực. Nếu được yêu cầu, chúng tôi sẽ chiến đấu ngay buổi tối hôm nay (27-5) để bảo vệ lợi ích của Mỹ tại khu vực này” - ông Harris phát biểu trong lễ nhậm chức.


Cũng có mặt tại buổi lễ, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter nhắc lại lập trường của Mỹ là phản đối bất kỳ hành động quân sự hóa nào của Trung cộng  tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Ông Carter nói: 
Đầu tiên, chúng tôi muốn giải quyết các tranh chấp trong hòa bình và yêu cầu Trung cộng  ngay lập tức ngừng tân  tạo đất (ở biển Đông) dựa trên các yêu sách của mình.
 Thứ hai, Mỹ sẽ tiếp xữ dụng không quân ,  và hải quân   hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép, như cách chúng tôi đã từng làm trên phạm vi toàn thế giới”.
Cuối cùng, với những hành động của mình ở biển Đông, Trung cộng  đang đứng ngoài hai tiêu chuẩn quốc tế, đó là đe dọa an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vi phạm nguyên tắc “tiếp cận không cưỡng chế” mà các nước trong khu vực đang theo đuổi”.

Cuối tuần này, hai ông Carter và Harris sẽ tới Singapore để tham dự Hội nghị thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) và gặp gỡ nhiều đối tác quân sự. Ông Carter cho biết trong bài phát biểu ngày 30-5 tới, ông sẽ kêu gọi các thành viên trong khu vực củng cố thể chế an ninh cùng các mối quan hệ nhằm đảm bảo việc duy trì hòa bình và an ninh lãnh thổ, trước tình hình đầy biến động hiện nay.
P.Nghĩa (Theo Stars and Stripes)



View Full Size Image




 

---------- Forwarded message ----------
From: Nghia Nguyen 



BÁO MỸ: NẾU PHẢI GIAOTRANH, "TIỀN ĐỒN" TQ KHÔNG TRỤ NỔI MỘT NGÀY!

Trong bài viết đăng trên tạp chí War Is Boring hôm 21/5, tác giả Kyle Mizokami tự tin Mỹ có đủ hỏa lực để loại bỏ hệ thống tiền đồn của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ trong vài giờ.
Tàu USS Michigan tới thăm cảng Busan, Hàn Quốc.

Theo ông Mizokami, năm vừa qua Trung Quốc đã có những động thái (chu*~VC động ddu*.c thi` se~ bi. thái die^'n) "rất bất thường" trên Biển Đông. Cụ thể, Bắc Kinh đã và đang xây dựng trái phép đảo nhân tạo trên các bãi đá ngầm với mục đích đặt căn cứ quân sự, trong đó có sân bay (chu*~ VC, sa^n dde'o bay ddu*o*.c, chi? co' ta`u bay, ma'y bay, die^`u bay, la' bay ... ).

Nhà phân tích này ví hệ thống tiền đồn trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng như một "sợi xích" kết nối với Bắc Kinh, với đầy đủ trang thiết bị từ radar dò tìm hay máy bay chiến đấu đến vệ tinh theo dõi và tàu ngầm bảo vệ.

Trong trường hợp chiến sự nổ ra, "sợi xích" này sẽ đóng vai trò xác định vị trí các tàu nước ngoài, đặc biệt là những chiến hạm lớn như tàu sân bay (
chu*~ VC, ta`u co' ca'i sa^n dde'o bay ddu*o*.c, chi? co' chim bay, ma'y bay, die^`u bay, la' bay ..., và nếu cần thiết có thể đánh chìm.

Tuy nhiên, theo ông Mizokami, hệ thống tiền đồn này của Bắc Kinh "mỏng manh dễ vỡ" hơn nhiều so với một tàu sân bay di động.(
stupid again, of course, the aircraft carriers are always movable!)
Chuyên gia an ninh quốc phòng châu á Kyle Mizokami

Trong trường hợp có giao tranh trên Biển Đông, hệ thống phòng ngự của Trung Quốc sẽ không trụ nổi quá vài giờ đồng hồ.

Ông Mizokami lấy ví dụ về căn cứ do Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền Việt Nam). Do vị trí chiến lược giữa Biển Đông, đây cũng chính là căn cứ quân sự tối tân nhất của Bắc Kinh.

Năm 2011, Trung Quốc xác định Đá Chữ Thập là "trung tâm chỉ huy chính". Kể từ đó, tiền đồn này được đầu tư phát triển thành một căn cứ quân sự đích thực.

Đến nay, đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã có thể lắp đặt đường băng dài 3km, đủ để "chứa chấp" gần như bất kì loại máy bay nào của quân đội Trung Quốc.

Theo ông Mizokami, Trung Quốc có hai lý do để mở rộng căn cứ quân sự như vậy.

Thứ nhất, Bắc Kinh ngang ngược đòi chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông, nhưng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) rõ ràng không thể có đủ nguồn lực cũng như vị trí địa lý thuận lợi để tuần tra trên toàn bộ không gian đó.

Thứ hai, Trung Quốc muốn tăng diện tích đảo nhân tạo để chứa được máy bay không người lái, phương tiện có thể giúp Bắc Kinh tuần tra mà không phải huy động nhiều sức người.

"Không ăn thua"

Theo ông Mizokami, tuy hệ thống tiền đồn này rất hữu dụng với Trung Quốc trong việc tuần tra thời bình, nhưng trong trường hợp xảy ra giao tranh với quân đội Mỹ, "sợi xích" của Bắc Kinh sẽ không phát huy mấy tác dụng.
Cựu Giám đốc CIA Mỹ Michael Morell
Nguy cơ xảy ra chiến tranh Mỹ -Trung là hoàn toàn có thể, trong thời điểm Mỹ tuyên bố điều tàu và máy bay do thám tới giám sát tại Biển Đông, còn Trung Quốc không ngừng thực hiện âm mưu bành trướng của mình.
Vấn đề lớn nhất của các đảo đá nhân tạo đó là chúng không thể di chuyển như các tàu sân bay. Tọa độ cố định của các "mắt xích" này khiến việc công kích trở nên rất dễ dàng, đặc biệt là trong thời đại vũ khí cự ly dài phát triển.

Một ví dụ, theo ông Mizokami, là việc tàu USS Michigan thuộc hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hoàn toàn có khả năng phá hủy căn cứ quân sự của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập chỉ trong vài phút.

"Một đợt tấn công với 10 tên lửa hành trình Tomahawk-D là đủ để tiêu diệt hết máy bay, radar, tháp kiểm soát, kho xăng dầu, và kho vũ khí trên Đá Chữ Thập. Trong khi đó tàu USS Michigan đang mang theo tới 154 tên lửa hành trình Tomahawk" - ông Mizokami cho biết.

Chuyên gia này cũng nói thêm, Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống đối không HongQing-9 trên các đảo nhân tạo. Nhưng ông cho rằng một lực lượng đổ bộ của Thủy quân Lục chiến Mỹ có thể dễ dàng tiếp cận và vô hiệu hóa hệ thống tên lửa này.

"Tóm lại, những căn cứ quân sự này tuy rất quan trọng với Trung Quốc, nhưng cũng có thể bị công kích tương đối dễ dàng. Trong thời chiến, "tuổi thọ" của chúng có lẽ chỉ được tính bằng ngày, nếu không muốn nói là giờ" -ông nhận định.

Tuy nhiên, ở thời điểm tương đối "trời yên biển lặng" như hiện tại, ông Mizokami cho rằng "sợi xích" của Trung Quốc vẫn tương đối hữu dụng trong việc tuần tra trên Biển Đông.

"Những tiền đồn cỡ nhỏ kiểu này sẽ tiếp tục là một phần không thể thiếu trong chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng với công nghệ quân sự phát triển như bây giờ, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ không cho xây dựng thêm nhiều ’mắt xích’ trong tương lai".









Posted by: truc nguyen 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List