Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 23 May 2015

Nếu Mỹ không cứng rắn, TQ sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ


 Matthew Trần:
Tôi hoàn toàn đồng-ý với quan điễm đó.
MT
 

Nếu Mỹ không cứng rắn, TQ sẽ làm tình hình Biển Đông tồi tệ

 

Tình hình Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một bên khác là một nguy cơ hiển hiện.


Chuyên gia Gregory Poling từ Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS) tại Washington đã trao đổi với Dân trí điều này trước việc Mỹ cho biết đang xem xét điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông
Theo đó Gregory Poling cho rằng, Trung Quốc đã tuyên bố nước này không định lập ADIZ ở Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh có thể làm thế bất kỳ lúc nào.
"Rõ ràng là, việc tăng cường tuần tra và các khả năng ngăn chặn - có thể được hỗ trợ bởi một đường băng ở bãi Chữ Thập và có thể cả tại bãi Xu Bi - cũng như việc tăng cường radar và các khả năng nhận thức chủ quyền hàng hải khác có thể giúp Trung Quốc áp đặt ADIZ ở Biển Đông", Gregory Poling nói.
DaoChuThap.png 
Chuyên gia này cho rằng Bắc Kinh từng cố gắng đưa các vật liệu xây dựng tới cụm Hồ Tràm (thuộc quần đảo Trường Sa) vào năm 2012. Hành động đó có thể đánh dấu sự leo thang căng thẳng và có nguy cơ làm tổn hại nghiêm trọng vẻ bề ngoài mà Trung Quốc cố gắng thể hiện là nước này đang đàm phán một cách có trách nhiệm về việc thực thi DOC và thiết lập Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).
Thực thể cần được theo dõi chặt chẽ là bãi Én Đất. Hiện chưa nước nào thực sự kiểm soát bãi đá này.
Theo đó Gregory Poling cho biết Mỹ đang cân nhắc điều tàu và máy bay quân sự tới gần các bãi cạn mà Trung Quốc đang bồi đắp ở Biển Đông.
"Một hoạt động như vậy không phải là sự phô trương lực lượng quân sự và cũng không vi phạm luật pháp hay các quy định quốc tế. Mỹ thực hiện hàng chục hoạt động tự do hàng hải như vậy khắp thế giới mỗi năm, trong đó có các vùng biển mà Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
Rõ ràng là nếu Trung Quốc xem một hoạt động hợp pháp như vậy là gây hấn thì khi đó xung đột có thể xảy ra.
Tình hình tại Biển Đông đã trở nên rất căng thẳng, vì vậy một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và một bên khác là điều có thể xảy ra. Nếu Mỹ không bắt đầu tìm kiếm mạnh mẽ hơn các biện pháp nhằm hối thúc Bắc Kinh làm rõ các tuyên bố hàng hải và hành xử với tư cách là một bên có trách nhiệm đối với các tranh chấp, khi đó tình hình sẽ tiếp tục xấu đi", chuyên gia Gregory Poling cảnh báo.


Úc không ngồi im
Không riêng gì Mỹ, mới đây The Epoch Times đưa tin, Úc có thể điều máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông cùng Mỹ thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc.
Việc đẩy mạnh hoạt động quân sự ở Biển Đông đang được Peter Jennings, Chủ tịch Ban Cố vấn chính phủ của Thủ tướng Úc khuyến cáo.
Khuyến nghị từ Jennings phản ánh một chiến lược chiến tranh với Trung Quốc đã từng được đặt ra trong một chương bí mật trong sách trắng quốc phòng Úc năm 2009. Chi tiết này được tiết lộ năm 2012  trong cuốn sách của nhà báo Úc David Uren.
Ngay từ trong phương án 2009 Jennings đã đề xuất Úc điều động máy bay quân sự và tàu chiến đến Biển Đông nhằm ngăn Trung Quốc kiểm soát tuyến hàng hải quan trọng này.
Theo Jennings, Mỹ sẽ phải đâm thủng những tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không của Trung Quốc bằng việc điều tàu chiến, máy bay đi qua nó và Úc cần phải làm theo.
Mới đây hãng Reuters cũng cho biết, Nhật Bản có thể tham gia cùng Mỹ tuần tra tại Biển Đông nhằm đáp ứng lại thách thức trong khu vực khi Trung Quốc đang cải tạo những hòn đảo mà họ chiếm đóng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Phương Nguyên (Tổng hợp)


--
bacninh


No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List