Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday 31 October 2016

Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough


Philippines: Tàu Trung Quốc vẫn kiểm soát Scarborough

media
Tàu của ngư dân Philippines ảnh chụp ngày 06/07/2016.REUTERS/Romeo Ranoco

Trung Quốc vẫn chiếm giữ khu vực bãi cạn Scarborough nơi Bắc Kinh tranh giành chủ quyền với Manila nhưng để cho ngư dân Philippines trở lại đánh cá trong khu vực. 

Trên đây là thông báo của bộ trưởng QuốcPhòng Philippines một ngày sau khi tuyên bố « nhận được báo cáo tàu Trung Quốc đã rút khỏi khu vực tranh chấp ».

Theo AP, trong cuộc họp báo hôm nay 30/10/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Philippines,  Delphin Lorenzana cho biết nhiều tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn kiểm soát khu vực Scarborough. Ông thừa nhận thông tin « Trung Quốc rút đi » mà ông thông báo ngày hôm trước là « không chính xác ».
Máy bay trinh sát của Philippines tuần tra khu vực bãi cạn bị Trung Quốc chiếm giữ từ tháng Tư năm 2012 nhìn thấy có ít nhất bốn tàu tuần duyên Trung Quốc vẫn hoạt động tại đây. Tuy nhiên các tàu đánh cá của ngư dân Philippines không còn bị xua đuổi.

Theo bộ trưởng Quốc Phòng Philippines, sự kiện ngư dân có thể trở lại ngư trường trù phú này để đánh bắt hải sản là một « tiến triển quan trọng ». Theo nhận định của AP, không rõ Trung Quốc để yên cho ngư dân Philippines sinh sống hay có kèm theo điều kiện trói buộc nào.

Sau cuộc gặp gỡ với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình Trung Quốc hồi tuần trước, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết ông đã nhấn mạnh đến chủ quyền của Philippines trên vùng bãi cạn Scarborough, nhưng phía Bắc Kinh cũng nói « Hoàng Nham » là của họ.

Theo một ngư dân Philippines, đây là lần đầu tiên từ bốn năm nay, tàu tuần duyên Trung Quốc để cho các tàu cá thuộc loại nhỏ hoạt động trong ba ngày mà không xua đuổi.
Trong phán quyết công bố hồi tháng 7, Toà Trọng Tài La Haye phủ nhận đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc tại Scarborough mà Bắc Kinh đặt tên là Hoàng Nham.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday 30 October 2016

Nhật và Ấn thắt chặt quan hệ quốc phòng để đối phó với Trung Quốc


Nhật và Ấn thắt chặt quan hệ quốc phòng để đối phó với Trung Quốc

media
Hai thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (t) và Ấn Độ Narendra Modi có vẻ rất tâm đầu ý hợp. Ảnh chụp tại New Delhi (Ấn Độ) ngày 12/12/2015.© Reuters

Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Ấn Độ ngày 28/10/2016, thủ tướng Narenda Modi sẽ đến Tokyo ngày 11/11 trong một chuyến công du hai ngày. Ông Modi sẽ họp thượng đỉnh với đồng nhiệm Nhật Bản Shinzo Abe để bàn việc tăng cường quan hệ quốc phòng, hạt nhân dân sự giữa hai nước. Tại Tokyo, thủ tướng Ấn Độ cũng sẽ có cuộc hội kiến với Nhật Hoàng Akihito.
Thông cáo bộ Ngoại Giao Ấn Độ cho biết thêm là cuộc gặp thượng đỉnh Modi-Abe lần này « sẽ là dịp để lãnh đạo hai nước trao đổi kỹ lưỡng về các vấn đề song phương, khu vực và thế giới vì lợi ích chung ».
Trong khi đó báo chí tại Ấn Độ đưa tin, trong cuộc gặp lần này, lãnh đạo hai nước sẽ ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự, mà lần gặp trước hai bên đã thảo luận nhưng không đạt được kết quả. Một thỏa thuận hạt nhân sẽ cho phép Nhật xuất khẩu các công nghệ hạt nhân dân sự sang Ấn Độ, nước không phê chuẩn Hiệp ước không phổ biến vũ khi hạt nhân của quốc tế.
Một trọng tâm khác của cuộc gặp thượng đỉnh Ấn – Nhật lần này là tăng cường hợp tác an ninh quốc phòng, trong đó có vấn đề tổ chức tập trận chung giữa quân đội hai nước.
Ấn Độ và Nhật Bản là hai nước đều có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, Ấn Độ là trên đất liền và Nhật Bản là trên biển. Lãnh đạo hai nước đều được đánh giá là là những người theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa cứng rắn.
Ngay sau khi lên lãnh đạo Ấn Độ, tháng 8 năm 2014, thủ tướng Modi đã có chuyến công du đầu tiên đến Nhật Bản. Tháng 12 /2015, thủ tướng Shinzo Abe cũng đã tới thăm chính thức Ấn Độ. Trong chuyến đi đó hai bên đã có những phác thảo ban đầu cho cho sự hợp tác quốc phòng và hạt nhân dân sự.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Thursday 27 October 2016

Tổng thống Duterte muốn Mỹ rút quân khỏi Philippines trong 2 năm


Duterte muốn hay Bắc Kinh muốn?

...Trong kết quả cuộc thăm dò mới nhất ở Philippines, Mỹ vẫn được phần đông người tham gia tin tưởng. Theo đó, 76% nói rằng họ đặt nhiều niềm tin vào Mỹ.

Trong khi đó, số người tin tưởng Trung Quốc chỉ là 22%. 55% có ‘chút ít niềm tin’ vào Trung Quốc và chỉ 11% còn nghi ngờ Mỹ...

Tổng thống Duterte muốn Mỹ rút quân khỏi Philippines trong 2 năm

mediaTổng thống Rodrigo Duterte trong cuộc họp báo tại Davao, miền nam Philippines, ngày 21/08/2016REUTERS

Trong chuyến công du Tokyo hôm nay, 26/10/2016, tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố muốn Hoa Kỳ rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi Philippines trong vòng 2 năm tới, đồng thời, ông cũng cho biết sẵn sàng xem lại hiệp ước quốc phòng với Mỹ, nếu thấy cần thiết.

Lần đầu tiên tới thăm Nhật Bản, tổng thống Philippines nhấn mạnh trọng tâm chuyến đi là kinh tế, thương mại. Mặc dù vậy, trong một diễn đàn kinh tế tại Tokyo hôm nay, ông Duterte đã tuyên bố : « Tôi muốn, có thể trong vòng 2 năm tới, đất nước tôi sẽ không còn sự có mặt của quân đội nước ngoài » và dù có phải hủy bỏ các thỏa thuận thì ông cũng sẽ sẵn sàng làm. Tổng thống Philippines muốn ám chỉ lực lượng Mỹ đóng tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines theo thỏa thuận liên minh quân sự giữa hai nước.

Ngoài số quân đồn trú thường trực nói trên, Mỹ còn có một đơn vị đặc nhiệm đang có mặt trên đảo Mindanao để giúp Philippines chống lại các lực luợng khủng bố Hồi Giáo cực đoan.

Tuần trước, trong chuyến thăm Trung Quốc, ông Duterte đã gây bất ngờ khi tuyên bố muốn chia tay với đồng minh Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau đó ông đã phải lên tiếng giải thích rằng phát biểu đó không có nghĩa là cắt đứt hẳn quan hệ với Mỹ.
Tại Tokyo, tổng thống Philippines dường như muốn trấn an các cử tọa Nhật Bản về quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh. Ông Duterte khẳng định không tìm kiếm liên minh quân sự với Trung Quốc và trong các cuộc đàm phán với lãnh đạo Trung Quốc, hai bên đã không đề cập đến chuyện vũ khí, hay triển khai quân đội hay liên minh.

Phát ngôn viên chính phủ Nhật Yoshihide Suga tuyên bố Tokyo sẽ tiếp tục viện trợ phát triển cho Philippines, nhưng không cho biết là vấn đề quan hệ với Mỹ có được đề cập đến hay không trong cuộc hội đàm giữa tổng thống Philippines và thủ tướng Nhật Shinzo Abe vào chiều tối nay.
Dưới thời tổng thống Benigno Aquino, Nhật Bản và Philippines vẫn có quan hệ khăng khít. Tokyo đã cung cấp cho Manila các tàu tuần duyên, ủng hộ Philippines trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.

TẠP CHÍ KINH TẾ

Liên minh kinh tế Trung Quốc- Philippines

Với Bắc Kinh, Manila là một cửa ngõ chiến lược để tiếp cận thị trường ASEAN. Với Philippines, Trung Quốc là một trong ba đối tác thương mại và đầu tư quan trọng nhất. Những hiềm khích tranh chấp chủ quyền biển đảo đã làm rạn nứt liên minh kinh tế của trục Manila –Bắc Kinh. Liệu rằng Trung Quốc và Philippines trên đà bắt lại những cơ hội đã bỏ lỡ ?

Kết thúc chuyến công du Trung Quốc trong bốn ngày, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ra về với hàng loạt hợp đồng trị giá gần 15 tỷ đô la và nhận được 9 tỷ tín dụng, trong đó có 3 tỷ đô la nhằm giúp Philippines mở rộng cơ sở hạ tầng.
Philippines và Trung Quốc ký kết 13 thỏa thuận hợp tác trong rất nhiều lĩnh vực từ năng lượng đến đường sắt, từ công nghệ khai thác quặng mỏ đến hợp tác xây dựng hải cảng, từ ngành du lịch đến giao thông …

Nông gia Philippines đã phấn khởi trước tin được phép xuất khẩu trở lại vào thị trường Trung Quốc sau gần ba năm điêu đứng khi hạt điều, trà, cà phê Philippines không đến được tay người tiêu dùng tại nước đông dân nhất địa cầu.
Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez đã không khỏi hài lòng tuyên bố với báo chí : viễn cảnh tăng cường hợp tác với Trung Quốc cho phép tạo ra thêm tới 2 triệu công việc làm cho người dân Philippines trong vòng 5 năm sắp tới.

Trước khi lên đường sang Trung Quốc, tổng thống Duterte tuyên bố, trọng tâm chuyến công du của ông trên quê hương Đặng Tiểu Bình lần này là thương mại và đầu tư. Lãnh đạo Philippines đề ra mục tiêu « sưởi ấm » quan hệ kinh tế song phương, đã bị nguội lạnh từ khi Bắc Kinh kiểm soát bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và nhất là sau khi Manila đệ đơn kiện Bắc Kinh căn cứ vào bản đồ đường 9 đoạn để đòi hỏi chủ quyền với gần hết Biển Đông, một vùng biển mà hàng năm có tới 5.000 tỷ đô la hàng hóa phải được vận chuyển qua.

Trao đổi mậu dịch song phương lại càng xấu hẳn đi trong hai năm trở lại đây. Đầu tư Trung Quốc vào Philippines tuột đốc cả năm trước khi Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết phủ nhận cơ sở pháp lý bản đồ « đường lưỡi bò ».
Cái giá phải trả trong cuộc đọ sức bất cân xứng với Trung Quốc ở Biển Đông

Philippines đứng hạng thứ 41 trên trong số những quốc gia xuất khẩu hàng hóa nhiều nhất trên thế giới. Trung bình trong thời gian 2011-2013, các hoạt động thương mại chiếm 56 % GDP tại quốc gia Đông Nam Á này. Năm 2014 tổng kim ngạch xuất khẩu của Philippines lên tới 80 tỷ đô la. Theo thứ tự, Nhật Bản, Mỹ và Trung Quốc là ba thị trường xuất khẩu lớn nhất của các doanh nghiệp Philippines.

Rau quả tươi, đồ điện,trang thiết bị điện tử, khoáng sản, dệt may … là những mặt hàng Philippines bán ra nước ngoài để đổi lấy dầu lọc, dầu thô, xe hơi, máy bay, trực thăng, …
Vào tháng 3/2016, vài tháng trước phán quyết của Tòa Án Trọng Tài La Haye về vụ kiện Biển Đông, người tiêu dùng Trung Quốc đã hủy 35 tấn chuối Philipines, với lý do phát hiện một loại hóa chất được dùng trong phân bón quá cao so với chuẩn mực của nước này.
Nông dân Philippines riêng trong vụ đó bị thiệt hại 33.000 đô la. Giới quan sát đều biết, “chuẩn mực an toàn” chỉ là cái cớ để Bắc Kinh bắt chẹt Manila, khi biết rằng Philippines là nguồn xuất khẩu chuối đứng thứ nhì trên thế giới, sau có Ấn Độ.

Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều giữa Philippines và Trung Quốc năm 2015 đạt 17 tỷ đô la, giảm đi đáng kể so với 30 tỷ vào cuối 2011, tức là trước khi có tranh chấp ở bãi cạn Scarborough.
Cũng năm 2011, trong chuyến công du Bắc Kinh, tổng thống Philippines khi đó là ông Benigno Aquino đã kỳ vọng nâng tổng trao đổi mậu dịch hai chiều lên thành 60 tỷ đô la vào năm 2016.

Trong lĩnh vực đầu tư, Trung Quốc đứng thứ ba trong số các nước bỏ vốn vào Philippines. Sau tranh chấp năm 2012 và nhất là kể từ khi Manila khởi kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye đầu năm 2013, tống số vốn đầu tư trực tiếp Trung Quốc vào các dự án xây dựng đang từ gần 8 tỷ đô la cuối năm 2011 rơi xuống còn 251 triệu đúng một năm sau đó.
Trước ngày tổng thống Duterte lên đường sang Bắc Kinh, đại sứ Trung Quốc tại Manila đã nhắc khéo công luận Philippines rằng, trong 10 nước thành viên ASEAN, Philippines là quốc gia chỉ thu thút được có 1,6 % tổng số vốn đầu tư của Trung Quốc. Tỷ lệ này kém xa so với 9 nước còn lại trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, và thua rất xa 46 % của Singapore.

Một biện pháp trừng phạt khác mà Bắc Kinh đã giáng cho Manila là đã cắt giảm hẳn các chương trình tuyển dụng người lao động Philippines sang Trung Quốc, theo như quan sát của Viện Nghiên Cứu Quan Hệ Quốc Tế Đương Đại của Trung Quốc, trụ sở tại Bắc Kinh.
Một đòn nặng khác cho kinh tế Philippines là lượng du khách Trung Quốc tham quan quốc gia Đông Nam Á này cũng đã giảm mạnh trong 5 năm gần đây.
Về số lượng du khách Trung Quốc đứng hàng thứ tư, với hơn 6,21 % thị phần, nhưng sau vụ Manila kiện Bắc Kinh ra trước Tòa Án La Haye về Biển Đông, Cục Du Lịch Trung Quốc khuyến cáo công dân nước này tránh tới Philippines.
Trên thực tế, bên cạnh những con số vừa nêu, cần lưu ý trong 5 năm trở lại đây, Philippines được xem là một trong số các nền kinh tế năng động của Đông Nam Á với tỷ lệ tăng trưởng 7,1 % năm 2013 chủ yếu nhờ tiêu thụ nội địa, và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Theo thẩm định của Ngân Hàng Pháp Triển Á Châu, trong hai tài khóa 2014 và 2015, GDP của Philippines vẫn tăng đều đặn ở mức 6 % một năm ; lạm phát tăng chậm lại. Dù vậy về mặt xã hội Philippines vẫn phải đối mặt với cảnh bần cùng : 1/3 dân số sống dưới ngưỡng nghèo khó ; 6,3 % dân số trong tuổi lao động không có việc làm, và khoảng cách giàu ngheo là một mối đe dọa đối với ổn định xã hội.

Đầu óc thực tiễn của Manila
Trên thực tế, dù đọ sức với Bắc Kinh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ nhưng Manila luôn ý thức được tính sống còn của liên minh kinh tế với Trung Quốc.

Bằng chứng là chính quyền tổng thống Aquino vừa mãn nhiệm hồi tháng 6/2016, cuối năm 2015, Philippines vẫn hăng hái gia nhập ngân hàng AIIB và đã nỗ lực để được là thành viên sáng lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Á Châu, một sáng kiến của Bắc Kinh để làm đối trọng với Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu.

Là nền kinh tế lớn thứ 5 trong khối Đông Nam Á, theo thẩm định của Ngân Hàng Phát Triển Á Châu, Philippines cần đầu từ đến 127 tỷ đô la vào cơ sở hạ tầng trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 và ngay từ những năm tháng còn cầm quyền, tổng thống Benigno Aquino đã kỳ vọng dễ dàng vay được vốn của ngân hàng AIIB cho các dự án xây dựng từ hệ thống xa lộ, đến mang lưới viễn thông. Đó là lý do vì sao mà Manila luôn tách bạch hai hồ sơ tranh chấp biển đảo và hợp tác kinh tế.
Trả lời đài RFI Pháp ngữ, chuyên gia về Châu Á của Pháp, bà Valérie Niquet thuộc Viện nghiên cứu Chiến Lược Fondation pour la Recherche Stragégique không quên nhắc lại tổng thống Duterte đã kín đáo trên hồ sơ Biển Đông trong chuyến công du du Bắc Kinh vừa qua, chủ yếu là để thu hút đầu tư Trung Quốc. Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh sẽ chịu chi tiền cho Philippines tới mức độ nào và Manila không khi nào bỏ tất cả trứng vào một giỏ.

« Ông Duterte đã chứng minh rõ ràng là ông muốn huy động vốn của Trung Quốc. Thậm chí Manila kỳ vọng vay được của Trung Quốc 3 tỷ đô la tín dụng với lãi suất thấp. Tổng thống Duterte có đầu óc rất thực tế, ông chờ đợi xem là Bắc Kinh sẵn sàng chi ra bao nhiêu tiền, để lôi kéo Philippines và quỹ đạo của Trung Quốc, để chính sách xoay trục của Manila thuận lợi cho phía Trung Quốc. Bắc Kinh cũng chờ xem Philippines xa lánh Mỹ tới cỡ nào.

Có điều, tiền bạc không giải quyết được tất cả. Trước mắt, tranh chấp biển đảo giữa hai nước vẫn chưa ngã ngũ. Cụ thể là về quy chế bãi cạn Scarborough : cách nay vài tháng Tòa Án Trọng Tài La Haye đã ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc đòi hỏi quá đáng chủ quyền đối với vùng Biển Đông. Chưa biết được là Bắc Kinh sẽ có cho phép ngư dân Philippines quay trở lại vùng đánh bắt truyền thống này của họ hay ngược lại, Trung Quốc nhân dịp này sẽ lấn lướt thêm một bước nữa buộc Manila phải công nhận chủ quyền của Bắc Kinh đối với bãi cạn Scarborough.
Đây thực sự là một ẩn số. Thêm vào đó, cũng không ai biết được là Trung Quốc sẽ chịu chi tới mức nào để mua chuộc Philippines. Cũng đừng quên rằng, sau Bắc Kinh, tổng thống Duterte công du Nhật Bản và còn dự trù viếng thăm Matxcơva. Có nhiều khả năng là lãnh đạo Philippines sẽ tiếp tục thương lượng với các đối tác lớn về chính sách đối ngoại của Manila ».


  •  
  •  
  •  
  •  
Một cuộc thăm dò dư luận cho thấy người Philippines vẫn tin tưởng Mỹ nhiều hơn Trung Quốc, bất chấp luận điệu chống Mỹ và thái độ hữu hảo với Trung Quốc của ông Duterte.
Trong kết quả cuộc thăm dò mới nhất ở Philippines, Mỹ vẫn được phần đông người tham gia tin tưởng. Theo đó, 76% nói rằng họ đặt nhiều niềm tin vào Mỹ. Trong khi đó, số người tin tưởng Trung Quốc chỉ là 22%. 55% có ‘chút ít niềm tin’ vào Trung Quốc và chỉ 11% còn nghi ngờ Mỹ.

Khảo sát được Social Weather Stations (SWS) thực hiện từ ngày 24 tới 27/9 trên 1.200 người và không yêu cầu người tham gia giải thích quan điểm của mình. Niềm tin của người dân Philippines với cả 2 quốc gia đều giảm nhẹ từ cuộc khảo sát vào tháng 6.
Khảo sát của SWS năm ngoái cho kết quả 81% rất tin tưởng vào Mỹ, chỉ 9% còn nghi ngại. Những con số này đối với Trung Quốc là 27% và 51%. Thăm dò này được thực hiện sau cuộc bầu cử tổng thống Philippines, trước khi ông Duterte chính thức nhậm chức và trước quán quyết của tòa án trọng tài ở Hague về vấn đề Biển Đông vào tháng 7.
Nguoi Philippines tin tuong My hon Trung Quoc hinh anh 1
Bất chấp thái độ thù địch với phương Tây của Tổng thống Duterte, người dân Philippines vẫn tin tưởng Mỹ hơn Trung Quốc. Ảnh: Wikipedia. 

Ông Duterte bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc vào thứ 3 cùng đoàn đại biểu doanh nghiệp gần 200 người. Mục tiêu chuyến đi nhằm mở ra cơ hội liên minh thương mại mới với Bắc Kinh, từ đó thúc đẩy kinh tế Philippines và đa dạng hóa chính sách ngoại giao quá phụ thuộc vào Washington.
Trong một bình luận, ông Duterte nói rằng việc chuyển hướng chính sách đối ngoại cho thấy sự thay đổi trong mối quan hệ Philippines - Trung Quốc.Tuy vậy, ông không đánh đổi chủ quyền hàng hải và cũng sẽ nêu lại vấn đề phán quyết trước đó.

Theo Reuters, thái độ thù địch với Mỹ và hành động ‘tán tỉnh’ Trung Quốc ngay sau vụ kiện khiến cộng đồng quốc tế khá bối rối.  

Tuần trước, ông Duterte gọi Tổng thống Mỹ Barack Obama, Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hợp Quốc là “những kẻ ngốc” vì đã chỉ trích cuộc chiến chống ma túy ở Philippines. Trước đó, ông cũng dọa ‘chia tay’, đơn phương dỡ bỏ mối quan hệ liên minh nhiều thập kỷ với Mỹ. Một số chuyên gia đánh giá hành động này gây nên mối quan ngại gia tăng vị thế của Trung Quốc và suy yếu ảnh hưởng của Mỹ.  

Thúy Nguyên
__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh 

Wednesday 26 October 2016

Lần đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông

 

Lần đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông

mediaChiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.Reuters
Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã đến vùng Hoàng Sa thách thức « yêu sách trên biển quá đáng » của Trung Quốc tại Biển Đông nằm dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ, đặt bản doanh tại San Diego, California.
Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.
Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai mặt trận ở châu Á cùng một lúc.
Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.
Nguồn tin này khẳng định rằng sắp tới đây, các hoạt động của Hạm Đội 3 tại Châu Á sẽ thường xuyên hơn.
Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.
Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.
Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.
Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.
Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông.


Biển Đông: Hải quân Hoa Kỳ 'thách thức' Trung Quốc

  • 25 tháng 10 2016
Guided-missile destroyer USS Decatur (DDG 73) operates in the South China Sea as part of the Bonhomme Richard Expeditionary Strike Group (ESG) in the South China Sea on October 13, 2016
Chiến hạm USS Decatur tham gia một hoạt động trên Biển Đông hôm 13/10/2016
Tàu khu trục USS Decatur của hải quân Hoa Kỳ "tự do di chuyển" trên Biển Đông gần đây là nhằm thách thức "những tuyên bố hàng hải quá đáng" của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa, theo hãng tin Reuters.
Bài viết ký tên tác giả Tim Kelly hôm 25/10 dẫn hai nguồn giấu tên, cho biết hoạt động này do Hạm đội Ba ở San Diego chỉ huy, để "củng cố sức mạnh hàng hải Hoa Kỳ ở khu vực".
Tàu USS Decatur hôm 21/10 đi qua vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa, mà chỉ huy Gary Ross gọi là hoạt động "thường kỳ, hợp pháp mà không cần có tàu hộ tống và đã không xảy ra sự cố".
Trung Quốc đã có phản ứng trong cùng ngày, gọi đây là hoạt động "trái phép" và khiêu khích", và cáo buộc Washington cố tình tạo căng thẳng khi cho tàu tới sát các hòn đảo mà Bắc Kinh coi là của mình.
Bộ Quốc phòng nước này cho biết hai tàu Trung Quốc trong lúc đi tuần tra đã cảnh báo tàu của Hoa Kỳ phải rời đi. Trong một thông cáo trên trang điện tử, cơ quan này nói thêm rằng Bắc Kinh sẽ tăng cường tuần tra trên biển và trên không ở khu vực, theo Al Jazeera.
Thoát khỏi media player
Thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Josh Earnest nói việc Hoa kỳ đưa chiến hạm USS Decatur vào khu
Đây là lần đầu tiên một chiến dịch tự do di chuyển được thực hiện mà không có sự chỉ huy từ Hạm đội Bảy đóng ở Nhật, và là một phép thử nhằm cho phép Hoa Kỳ thực hiện các hoạt động hàng hải của mình đồng thời ở cả hai mặt ở châu Á, Reuters dẫn hai nguồn ẩn danh nói.
Việc đưa Hạm đội Ba vào thường xuyên chỉ huy các tàu thuyền ở khu vực châu Á, là hoạt động vốn đã không được thực hiện kể từ Thế chiến 2 tới nay, sẽ cho phép hải quân Hoa Kỳ có thể thực hiện các chiến dịch cùng lúc ở cả bán đảo Triều Tiên và Philippines, một trong hai nguồn nói với Reutes.
Hạm đội Ba có hơn 100 tàu, trong đó có bốn hàng không mẫu hạm, theo bài báo.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với đa số đảo ở Biển Đông mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Brunei cũng cho là của mình.
Thoát khỏi media player
Cam Ranh: Ba tàu hải quân Trung Quốc lần đầu cập cảng

Hôm 22/10 Việt Nam đón ba tàu hải quân Trung Quốc ở cảng quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa.
Hải quân Hoa Kỳ trước đó đã có chuyến ghé thăm lịch sử tới Cam Ranh, gần 21 năm sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ, với tàu khu trục hạm USS John S. McCaine và tàu tiếp liệu USS Frank Cable cập cảng hồi đầu tháng.
Trước đó, tàu Nhật Bản, Nga và Pháp cũng từng thăm cảng chiến lược miền Trung này.
Cam Ranh nằm ở vị trí chiến lược gần các tuyến hàng hải quốc tế, có thể bao quát phần lớn Biển Đông và hai quần đảo đang tranh chấp là Hoàng Sa và Trường Sa.
Đây từng là căn cứ không quân và hải quân của Hoa Kỳ trong thời Chiến tranh Việt Nam, sau đó, nơi này được Liên Xô quản lý từ 1979 trong gần 25 năm không phải trả tiền thuê, và trao lại cho Hà Nội vào năm 2002.


__._,_.___


Posted by: Dien bien hoa binh <

Tuesday 25 October 2016

Hoa Kỳ nói về lý do đưa tàu chiến gần Hoàng Sa


Hoa Kỳ nói về lý do đưa tàu chiến gần Hoàng Sa


Hoa Kỳ nói về lý do đưa tàu chiến gần Hoàng Sa - BBC Tiếng Việt

Tòa Bạch ốc nói việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào Hoàng Sa dip̣ cuối tuần qua là để thực thi quyền tự do đi lại.


  • 8 giờ trước
Thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Josh Earnest nói việc Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào Hoàng Sa dip̣ cuối tuần qua là để thực thi quyền tự do đi lại.
"Hoa Kỳ không phải là một bên tuyên bố chủ quyền đối với các vùng đất, đảo và đá ở Biển Đông. Quan điểm của Hoa Kỳ là tranh chấp về các tuyên bố chủ quyền đối với những chỗ đó không nên được giải quyết thông qua vây ép, sức mạnh quân sự hay đe dọa mà phải nên thông qua đàm phán."
"Việc chúng tôi đưa tàu vào đây không chỉ đại diện cho Hoa Kỳ và quân đội Hoa Kỳ. Đó là việc chúng tôi làm nhân danh tất cả các quốc gia trên thế giới trong đó có Trung Quốc," ông Earnest nói.

Việt Nam nhắc lại lập trường về Biển Đông

RFA
2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) trong vùng biển Nhật Bản hôm 14/9/2016.
Khu trục hạm tên lửa dẫn đường USS Decatur (DDG 73) trong vùng biển Nhật Bản hôm 14/9/2016.
AFP photo
Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không của các nước phù hợp theo luật pháp quốc tế, là lời của phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Lê Hải Bình liên quan đến sự kiện tàu khu trục Mỹ xuất hiện gần quần đảo Hoàng Sa thứ sáu 21 tháng 10 vừa qua.
Hôm nay khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc tàu khu trục USS Decatur của Hoa Kỳ tuần tra gần quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, ông Lê Hải Bình khẳng định Việt Nam là quốc gia ven Biển Đông, cũng là thành viên Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển 1982, vì thế Việt Nam tôn trọng việc thực hiện quyền của các nước trên Biển Đông trong đó có quyền tự do hàng hải và  hàng không.
Vẫn theo lời người phát ngôn Lê Hải Bình, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng và cơ sớ pháp lý nhằm tái khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, rằng sự đóng góp trong tinh thần thượng tôn pháp luật trên Biển Đông đều cần thiết nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vực.
Được biết ngày 21 vừa qua khu trục hạm USS Decatur có tên lửa dẫn đường đi qua gần đảo Trị Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ. Tuy nhiên tàu USS Decatur không tiến vào bên trong khu vực 12 hải lý quanh các đảo.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Quốc hội Việt Nam yên lặng về biển Đông


Quốc hội Việt Nam yên lặng về biển Đông

Kính Hòa, RFA
2016-10-24
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.
Tàu Hải quân Qiandaohu của Trung Quốc cập cảng Gdynia, Ba Lan, vào ngày 7 tháng 10 năm 2015.
AFP photo
Vào ngày 20/10/2016, Quốc hội Khóa 14 của Việt Nam bắt đầu phiên họp thứ hai. Cho đến lúc này chưa thấy vấn đề Biển Đông được đề cập đến, mặc dù trước đó, báo chí Việt Nam có tường thuật tại những buổi tiếp xúc cử tri của các vị lãnh đạo đại biểu quốc hội nhiều ý kiến lo lắng về thái độ và hành động cứng rắn của Trung quốc trên biển Đông lâu nay.

Đảng và Quốc hội

Ông Nguyễn Vũ Bình, một cựu tù nhân chính trị, và từng làm việc biên tập cho Tạp chí cộng sản của đảng cộng sản Việt Nam cho rằng việc truyền thông nhà nước loan tải các ý kiến cứng rắn của cử tri đối với Trung Quốc là một sự cởi mở trong không khí truyền thông ở Việt Nam,
“Dạo này cũng có cở mở do truyền thông lề trái rất gay gắt. Thứ hai là cũng có xu hướng ở trong dân, và một phần nào đó trong hệ thống, không khuất phục hoàn toàn chuyện đi chơi với Trung quốc.”
Tại Quốc hội Việt Nam, cơ quan được cho là không có thực quyền như đảng cộng sản, cũng từng có những đại biểu phát biểu một cách thẳng thắn thái độ của bản thân trên diễn đàn Quốc hội đối với sự lấn lướt của Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng những phát biểu như thế không thấy ở những kỳ họp đảng, hay những quan chức đại diện đảng khi thực hiện những chuyến viếng thăm Trung Quốc.
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam cho biết:
“Ở Việt Nam thì chỉ có một đảng lãnh đạo. Và đảng lãnh đạo thì thống nhất, trực tiếp và toàn diện. Cho nên về nguyên tắc thì những phát biểu đó phải thống nhất về nội dung, ý tưởng bên trong, còn sự thể hiện thì tùy ở mỗi con người, mỗi vai vế, phát biểu nó có thể khác nhau.
Ở đảng thì nói có thể khác quốc hội một chút, lực lượng vũ trang cũng có thể khác. Nhưng mục tiêu vẫn là giữ vững độc lập dân tộc, không lệ thuộc một nước nào. Cái độc lập đó, kể cả vùng biển đảo thì Việt Nam cũng đã khẳng định rồi.”
Ông Nguyễn Vũ Bình cũng cho rằng thực ra các phát biểu của các lãnh đạo đảng, hay đại biểu quốc hội, cũng là đảng viên, thực chất không khác nhau:
Nói năng và ứng xử có phần khác bên đảng thôi. Do môi trường nó như thế. Về mặt nói năng khá cởi mở hơn. Bởi vì anh tiếp xúc với dân thì ít nhiều anh cũng nghe phản ảnh của dân, tâm tư nguyện vọng của dân.
Rồi phải giao tiếp và trả lời, không thể cứng nhắc như bên đảng được. Cho nên nó bắt buộc là phải mềm dẻo phù hợp với môi trường đó. Chứ về bản chất không có gì khác nhau cả.”

Lãnh đạo Đảng sang Bắc Kinh

Ngày 20 tháng 10, ông Đinh Thế Huynh, nguyên Trưởng ban tuyên giáo Trung ương, hiện là thường trực Ban bí thư sang thăm Trung Quốc và có làm việc với ông Tập Cận Bình, người đứng đầu đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc.
000_HD434
Khu trục hạm có tên lửa dẫn đường USS Decatur của Mỹ tại vùng biển gần đảo Tri Tôn và Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa hôm 21/10/2016. AFP
Theo những bản tin của truyền thông Việt Nam loan tải thì ông Huynh có đề cập đến chuyện là Việt Nam đề nghị giải quyết chuyện Biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Nhưng không thấy trích lời ông Tập Cận Bình về biển Đông.
Chuyến thăm Trung Quốc của ông Đinh Thế Huynh trùng với các phiên họp của quốc hội Việt Nam đang diễn ra tại Hà Nội.
Theo dõi các phiên hợp quốc hội này, ông Phạm Chí Dũng, một nhà báo độc lập tại Sài gòn nói rằng:
Kỳ này không khí phản ứng của quốc hội Việt Nam đối với Trung Quốc là rất yếu ớt. Rất yếu ớt so với cuối năm 2011, và rất yếu ớt với tháng năm tháng sáu năm 2014 khi mà có sự kiện giàn khoan 981 nổ ra ở biển Đông.”
Sau sự kiện giàn khoan 981, trong một phiên họp của Quốc hội, tướng Đỗ Bá Tỵ, lúc đó là thứ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam tuyên bố rất cứng rắn rằng âm mưu của Trung Quốc thực hiện thống trị Biển Đông với đường ranh giới 9 đoạn tự tuyên bố của họ, là không bao giờ thay đổi.
Trong buổi trao đổi với chúng tôi vào ngày 24 tháng 10, ông Trần Quốc Thuận nói rằng âm mưu của Trung Quốc đối với Việt Nam là câu chuyện đã kéo dài hàng ngàn năm nay, tuy nhiên chiến tranh không phải là điều hay.
Nhưng ông nói tiếp là cũng phải chuẩn bị chiến tranh để mong giữ được hòa bình.

Chính sách Biển Đông của Việt Nam?

Cuối tháng chín 2016, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động dân sự hiện sống ở Hà Nội có nói với chúng tôi rằng tình thế của Việt Nam rất khó khăn vì có một quốc gia láng giềng như Trung Quốc, và ông đánh giá cao chính sách ngoại giao đi giữa các cường quốc của Việt Nam. Ông nói thêm:
Có thể nói bất kỳ một lực lượng chính trị nào, lên nắm quyền ở Việt Nam thay cho chính quyền hiện tại, đều phải đối mắt với những vấn đề hết sức khó khăn đó.
Và nếu mình biết được mối quan hệ như thế, tình hình như thế, nhiều người cho rằng chính sách đối ngoại của Việt Nam là chính sách đu dây, chưa biết chừng chính sách ấy là chính sách khó thể bỏ qua được.”
Đánh giá về thái độ của Quốc hội Việt Nam hiện nay về hàng loạt vụ lấn át của Trung Quốc ở Biển Đông từ năm 2015 đến nay, ông Phạm Chí Dũng cho rằng có lẽ Việt Nam đang chờ xem thái độ của các cường quốc Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong cuộc họp báo của Bộ ngoại giao Việt Nam vào ngày 24 tháng 10, bình luận về chuyến thực thi quyền tự do hàng hải của tàu chiến Mỹ ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm 21 tháng 10, người phát ngôn bộ ngoại giao là ông Lê Hải Bình trả lời rằng Việt Nam có chủ quyền ở Hoàng sa và Trường sa, đồng thời ông mong rằng các cường quốc đến với biển Đông để duy trì hòa bình. Ông không nhắc gì đến Trung quốc cũng như Hoa Kỳ.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List