Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 22 October 2016

Vì Biển Đông, Trung Quốc không hẳn muốn Hillary Clinton làm tổng thống



Vì Biển Đông, Trung Quốc không hẳn muốn Hillary Clinton làm tổng thống

mediaHồng y New York Timothy Dolan cầu nguyện cho hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump, tại bữa tối từ thiện cho Quỹ Alfred E. Smith Memorial, 20/10/2016.REUTERS/Carlos Barria

Khi bà Hillary Clinton chính thức thông báo quyết định tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2015, mạng xã hội Trung Quốc tràn ngập lời bình luận.

Theo nhận định của nhà báo Gavin Fernando, trang News.com.au (17/10/2016), phần lớn trong số đó không mang tính ủng hộ : “Ghét bà ấy! Từ lâu tôi đã quá chán bà này”, một người sử dụng viết ; còn một người khác đánh giá : “Phiên bản phụ nữ của Hitler”.Thậm chí, có người cho rằng bà sẽ là người chịu trách nhiệm về Thế Chiến III. Ngoài ra, còn có rất nhiều lời bình luận gay gắt về mọi việc, từ chính sách ngoại giao đến tuổi tác của bà, từ giới tính đến hình thức bên ngoài.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng chẳng tỏ ra nhẹ tay hơn. Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo nhà nước nổi tiếng với những quan điểm dân tộc chủ nghĩa, cho rằng bà là “chính trị gia Mỹ bị ghét nhất nước”.

Đầu năm 2016, tờ báo đã tiến hành thăm dò trực tuyến, với kết quả là 54% người Trung Quốc sẽ bỏ phiếu bầu Donald Trump làm tổng thống Mỹ. Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước, thì lại chỉ trích Hillary Clinton vì “cá tính khác biệt” và vì tuổi của bà. 
Theo kết quả thăm dò mới nhất của Real Clear Politics, bà Hillary Clinton hơn đối thủ đảng Cộng Hòa Donald Trump 6 điểm, trên quy mô toàn quốc. Nhiều cuộc thăm dò khác cũng cho thấy bà có lợi thế tại rất nhiều bang được cho là ủng hộ Donald Trump.

Nếu thực ứng viên đảng Dân Chủ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 08/11, nhiều người tại Trung Quốc sẽ không hài lòng.

Tại sao Hillary Clinton không “được lòng” Trung Quốc?
Một trong những thách thức lớn nhất mà tổng thống sắp tới của Hoa Kỳ phải đối mặt là “xử lý” sự trỗi dậy của Trung Quốc. 
Bà Hillary Clinton nổi tiếng với lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc. Trước đó, bà từng công khai lên án vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, hệ thống chính trị cũng như chính sách kiểm duyệt internet. Bà cũng cáo buộc Bắc Kinh đã đánh cắp dữ liệu máy tính của Mỹ, bí mật thương mại và thông tin của chính phủ. 

Cuối tuần qua, một lượng thư điện tử mới được cho là có liên quan đến chiến dịch tranh cử của bà đã được WikiLeaks tiết lộ. 

Theo một số thư, bà nói với một số lãnh đạo ngân hàng cách đây ba năm rằng Hoa Kỳ đã cảnh báo Bắc Kinh là họ có thể “bị bao vây bởi hệ thống phòng thủ tên lửa ”, trừ khi Trung Quốc hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn Bắc Triều Tiên. Theo tài liệu vận động tranh cử bị đánh cắp, 
thông điệp của bà gửi tới Trung Quốc năm 2013 là “Hoặc các vị kiểm soát họ, hoặc chúng tôi phải phòng vệ chống lại họ”.
Thế nhưng, chính những quan điểm diều hâu của bà về chủ quyền tại Biển Đông đã tác động mạnh đến dư luận Trung Quốc. 

Năm 2010, trong tư cách ngoại trưởng Mỹ, bà Clinton đã làm cho Bắc Kinh nổi đóa vì bà đã đưa vấn đề Biển Đông lên hàng đầu trong chương trình nghị sự các diễn đàn an ninh khu vực và Hoa Kỳ. Bà cũng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ can thiệp nhiều hơn vào vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Theo một bài phát biểu được tiết lộ, tại ngân hàng Goldman Sachs vào tháng 10/2013, bà Clinton nói trước cử tọa rằng Trung Quốc “về cơ bản muốn kiểm soát” toàn bộ Biển Đông. Báo chí cho biết là bà còn nói : “Bạn không thể ngăn cản được họ làm điều này. Tự họ cho mình cái quyền đòi hỏi này. Nhưng nếu không một ai có mặt ở đó để làm đối trọng tạo nên thế cân bằng, thì họ sẽ kiểm soát các tuyến đường hàng hải cũng như các nước giáp Biển Đông”

Nếu các thư điện tử nói trên là có thật thì bà Clinton còn tìm cách lập luận rằng Hoa Kỳ cũng có đòi hỏi tại vùng biển có tranh chấp giống như Trung Quốc, và thậm chí còn đi xa hơn là đặt tên thành “Biển Hoa Kỳ - American Sea” :
“Tôi đã lưu ý một điểm trong lập luận này rằng các vị có thể gọi vùng biển này là gì mà các vị muốn. Các vị không đòi hỏi cả vùng biển. Tôi đã nói là Hoa Kỳ cũng có thể đòi hỏi cả Thái Bình Dương. Chúng tôi đã giải phóng và bảo vệ vùng biển này”.

Vẫn theo văn bản trên, bà Clinton nói tiếp : “Chúng tôi cũng có thể đòi hỏi cả Thái Bình Dương và chúng tôi có thể gọi đó là Biển Hoa Kỳ, từ bờ tây California chạy suốt cho đến Philippines. Các bạn biết không, đối tác của tôi ngồi thẳng cứng và nói, các vị không thể làm như vậy được. Tôi đáp, chúng tôi cũng có quyền đòi hỏi như các vị đã làm. Ý tôi muốn nói, các vị đòi chủ quyền dựa trên các mảnh gốm hay một vài tầu cá đắm ở một rạn san hô nào đó. Các vị biết không, chúng tôi đã bố trí lại sức mạnh quân sự. Lạy Chúa, chúng tôi đã phát hiện ra Nhật Bản”.

Ban vận động tranh cử của ứng viên đảng Dân Chủ không khẳng định cũng như phủ nhận tính xác thực của những bức thư điện tử này.

Theo nhận định của giới chuyên gia, được tác giả bài báo trích dẫn, nếu bà Clinton được bầu làm tổng thống, mọi việc trở nên khó khăn hơn đối với Úc, trong khi nước này đang phải đối mặt với sức ép ngày một tăng khi ủng hộ Mỹ chống Bắc Kinh.

Tại sao Trump lại được cho là giải pháp thay thế tốt hơn?
Chính sách đối ngoại của ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump về Trung Quốc không rõ ràng lắm, và cũng tương tự với các nước có liên quan, đây lại thực sự là một điều tốt.
Hiện nay, không thể rõ mức độ hiểu biết của nhà tỉ phú về quốc gia Đông Á này. Ông tuyên bố kiếm “hàng tỉ đô la nhờ làm ăn với Trung Quốc” nhưng lại không có dự án đầu tư quan trọng nào trong vùng.

Tuy nhiên, việc Donald Trump phản đối hiệp định tự do mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TTP) lại được hoan nghênh ở Trung Quốc vì nước này không tham gia hiệp định quốc tế trên.
Tháng 05/2016, Tân Hoa Xã ghi nhận chiến dịch tranh cử của Trump theo khuynh hướng biệt lập hơn so với đối thủ Hillary Clinton, người được miêu tả theo đuổi “chính sách ngoại giao cũ” và nhiệt tình ủng hộ chính sách xoay trục sang châu Á-Thái Bình Dương mà Trung Quốc coi đó là một mối đe dọa.

Tân Hoa Xã bình luận, “liên quan đến Clinton, có lập trường cứng rắn trong chính sách đối ngoại, có thể là cách tốt nhất để chứng tỏ cái gọi là vai trò “lãnh đạo”của Mỹ”.
Trong một bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo vào đầu năm 2016, ông Vương Nhất Vĩ (Wang Yiwei), đại học Nhân Dân Trung Quốc, cho biết người Trung Quốc “coi Trump như một anh hề, buồn cười và vô đạo đức”.

Ông viết : “Tôi nghĩ, ông Trump trở thành tổng thống sẽ là điều tốt cho quan hệ Trung-Mỹ. Trump muốn theo đuổi chính sách cô lập trong quan hệ đối ngoại. Ông không muốn Hoa Kỳ phải gánh nhiều trọng trách của thế giới. Ngược lại, bà Clinton lại khởi xướng chiến lược tái cân bằng tại châu Á-Thái Bình Dương nhằm kiềm chế Trung Quốc”

Điều này không có nghĩa là Trung Quốc ủng hộ Donald Trump, mà đây chỉ là trường hợp khả quan hơn trong hai “mối họa”. Đầu năm 2016, Donald Trump từng có những lời nhận xét thái quá về quốc gia Đông Á này.

Tháng 5, trong một cuộc vận động tại Fort Wayne, bang Indinana, nhà tỉ phú thuộc đảng Cộng Hòa trở thành tâm điểm của báo chí thế giới khi tố cáo Trung Quốc “cưỡng hiếp” Hoa Kỳ.

Ông nói : “Chúng ta không thể tiếp tục để Trung Quốc “cưỡng hiếp” đất nước chúng ta, và đây là điều họ làm (hàm ý nói đến mức xuất khẩu tương đối cao của Trung Quốc sang Mỹ). Chúng ta sẽ thay đổi xu hướng này. 

Đừng quên là chúng ta có nhiều lá bài để làm việc này. (…) Chúng ta giống như con heo đất để tiền tiết kiệm mà họ bòn rút. Chúng ta có nhiều lá bài. Chúng ta có nhiều sức mạnh để đối phó với Trung Quốc”.

Ông còn gây tranh cãi khi muốn đánh thuế 45% đối với các sản phẩm của Trung Quốc.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List