Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday, 4 October 2016

Vận dụng phán quyết Biển Đông vào quan hệ Philippines - Việt Nam




Vận dụng phán quyết Biển Đông vào quan hệ Philippines - Việt Nam

Trong hai ngày 28-29/09/2016, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã công du chính thức Việt Nam. Là hai nước có tranh chấp chủ quyền với nhau tại vùng quần đảo Trường Sa, nhưng đồng thời lại đi đầu trong việc kháng lại các yêu sách quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông trong nhiều năm qua, chuyến thăm của ông Duterte rất được chú ý, đặc biệt khi từ ngày lên nhậm chức từ tháng Năm, vị tân tổng thống Philippines đã có biểu hiện muốn xét lại quan hệ với Washington để xích lại gần Bắc Kinh hơn.

Trong bối cảnh đó, bản Tuyên Bố Chung Việt Nam-Philippines công bố sau các cuộc tiếp xúc tại Hà Nội giữa tổng thống Philippines và các lãnh đạo Việt Nam, đã cho thấy mong muốn tiếp tục thúc đẩy thêm quan hệ giữa Hà Nội và Manila, nhất là trên hồ sơ Biển Đông.
Theo bản tóm lược của Bộ Ngoại Giao Việt Nam, nhân chuyên thăm của ông Duterte, hai nước đã « cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không, cũng như thương mại không bị cản trở trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông ; kêu gọi các bên kiềm chế, không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực ; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý ; giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). »

Đà tăng cường hợp tác Manila-Hà Nội về Biển Đông vẫn tiếp tục
Những lời lẽ trên đây không có gì mới, nhưng trong bối cảnh vị tân lãnh đạo Philippines từng có những phát biểu không mấy rõ ràng và nhất quán về Biển Đông, lời khẳng định trở lại lập trường như được nêu lên trong bản Tuyên Bố Chung Việt Nam-Philippines cho thấy là chính sách của Philippines trong quan hệ với Việt Nam không thay đổi.

Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia về Biển Đông tại trường Đại Học Maine (Mỹ) đã ghi nhận hai mục tiêu chính của ông Duterte khi công du Việt Nam :
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Rodrigo chủ yếu là để củng cố quan hệ song phương với Việt Nam cũng như để thanh minh với các nước trong khu vực về vấn đề an ninh chung mà những tuyên bố của ông trước đó đã gây không ít lo ngại.
Nhìn vào toàn văn Tuyên Bố Chung Việt Nam-Philippines mà bộ Ngoại Giao Việt Nam đã đưa lên mạng ngày 30/09 thì ta thấy rõ điều này. Trong « Lời nói đầu » có 6 mục, thì 5 mục đề cập đến vai trò của hai nước trong vấn đề an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc.

Trong tuyên bố chung trích ở trên, có phần IV nói về « Hợp tác Biển và Đại dương » , trong đó có 8 đoạn chi tiết về hợp tác phù hợp với luật pháp riêng của hai nước cũng như luật pháp quốc tế. Thêm vào đó, trong phần về « Hợp tác Đa phương » (Phần VII và là phần cuối) thì có 10 đoạn, trong đó vấn đề Biển Đông và hợp tác với ASEAN là cốt lõi.
Do đó, ta thấy là chính sách Biển Đông của Philippines, qua thông cáo chung giữa hai nước, vẫn duy trì những tiến trình trước khi ông Duterte lên làm tổng thống tuy những tuyên bố của ông đã làm cho giới quan sát nghĩ khác đi, hay đã tạo nghi ngờ trong dư luận trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Duterte là để chứng minh cho dư luận quốc tế rằng quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang được củng cố và lập trường của hai bên về Biển Đông cũng còn nhiều điểm tương đồng và căn bản là không có gì thay đổi.
Đoạn 26 đến đoạn 28 của thông cáo chung về tiếp tục « thúc đẩy các cơ chế và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghề cá » « bảo đảm việc bảo vệ các quyền và lợi ích cho ngư dân của cả hai nước » có tầm quan trọng đặc biệt sau phán quyết của PCA (Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye) về « nghề cá truyền thống. »

Vận dụng phán quyết PCA để củng cố quan hệ Việt-Phi
Theo các chuyên gia phân tích, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực ngày 12/07/2016 đã khẳng định lại quyền của các nước ven biển trên vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình, và phủ nhận hoàn toàn yêu sách của Trung Quốc bên trong đường lưỡi bò mà họ tự vẽ ra.

Phán quyết cũng xác định rằng vùng Trường Sa không có đảo (island) mà chỉ có đá nổi (high-tide features) hay đá ngầm (low-tide features). Ngay cả các « đảo » lớn như Ba Bình (Itu Aba), Thị Tứ (Thitu), Trường Sa Lớn (Spratly Island), Bến Lạc (West York Island), Song Tử Đông (North East Cay), Song Tử Tây (South West Cay) cũng chỉ là đá nổi, nên không thể sản sinh ra vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, mà chỉ được tối đa là lãnh hải 12 hải lý mà thôi…
Hệ quả của các kết luận trên đối với các đòi hỏi của Trung Quốc tại vùng Biển Đông rất rõ : Trung Quốc không có quyền gì tại các vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven biển, trong lúc các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp như Xu Bi (Subi Reef), Ga Ven (Gaven Reef) , Vành Khăn (Mischief Reef)  vốn dĩ đều là đá ngầm, nên không thể có lãnh hải 12 hải lý. Giáo sư Long xác định :
Trước hết, giải thích của PCA khẳng định lại quyền về « vùng đặc quyền kinh tế » (Exclusive Economic Zones, EEZs) của các nước ven biển và quyền sử dụng và khai thác tài nguyên trong các khu vực đó. PCA khẳng định là Trung Quốc không có quyền đòi hỏi gì về các tài nguyên trong khu vực biển của cái gọi là « đường 9 đoạn » mà Trung Quốc đòi hỏi.
Phán quyết của PCA nói rõ là việc Trung Quốc chiếm đóng các thực thể chìm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, xây cất trên đó, và cấm ngư dân của Philippines đánh cá gần các khu vực đó, là xâm phạm chủ quyền của Philippines và vi phạm các điều khoản của Luật Biển.
Phán quyết của PCA chỉ đề cập đến những thực thể tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng các giải thích của PCA có giá trị đối với toàn bộ Biển Đông, và dĩ nhiên cũng liên quan đến các tranh chấp giữa các nước ASEAN với nhau, trong đó quan trọng nhất là tranh chấpTrường Sa giữa Philippines và Việt Nam.
Tạm gác bất đồng chủ quyền, thúc đẩy tương đồng về nghề cá
Một cách cụ thể, rất nhiều thực thể do Việt Nam kiểm soát, nhưng lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines như Đá Núi Thị (Petly Reef), Đảo Sơn Ca (Sand Cay), Đảo Nam Yết (Namyit Island) Đá Lớn (Discovery Great Reef), Đảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), Đảo Sinh Tồn Đông (Sin Cowe East Island), Đá Len Đao (Lansdowne Reef), Đá Cô Lin (Collins Reef), Đảo Phan Vinh (Pearson Reef), Đá Tiên Nữ (Tennent Reef), Đá Tốc Tan (Alison Reef) và Đá Núi Le (Cornwallis South Reef).

Đối với giáo sư Ngô Vĩnh Long, đây là những vấn đề mà Việt Nam và Philippines sẽ phải giải quyết trên tinh thần tôn trọng phán quyết của Tòa Thường Trực La Haye, nhất là trong bối cảnh Manila và Hà Nội phải đoàn kết để kháng lại các yêu sách của Trung Quốc. Đàm phán là chuyện phải làm, nhưng cần phải có thời gian. Trước mắt, giáo sư Long cho là cần phải tranh thủ động lực phát sinh từ chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Duterte, cụ thể là vận dụng phán quyết PCA trên lãnh vực bảo vệ ngư dân :

Về những thực thể nổi và chìm có tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam, trong vùng chồng lấn hay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, thì tôi nghĩ hai nước có thể cùng nhau điều tra và đàm phán để đi đến việc giải quyết ổn thoả và củng cố quan hệ giữa hai nước. Nhưng việc quan trọng hiện nay là thượng tôn Luật Biển và phán quyết của PCA để bảo vệ lợi ích chung.

Một ví dụ là Philippines và Việt Nam nên đẩy mạnh việc « bảo vệ các quyền và lợi ích của ngư dân »   như đã xác định trong tuyên bố chung. Theo đó, ngư dân của Philippines và Việt Nam có quyền đánh cá trong các ngư trường truyền thống của mình, kể cả trong các khu vực lãnh hải của các thực thể nổi mà bất kể ai đang tạm chiếm ở Trường Sa và Hoàng Sa, vì phán quyết của PCA là giải thích việc áp dụng Luật Biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Cho nên nếu bị Trung Quốc ngăn cản như đã làm với nhiều hình thức khác nhau, hai nước nên cùng nhau lên tiếng phản đối cũng như vận động dư luận quốc tế trước các hành động phi pháp của bất cứ ai.
Một ví dụ điển hình được nêu trong phán quyết PCA là trường hợp bãi Scarborough :

Trong phần nói về bãi cạn Scarborough, Tòa PCA cho phép đánh cá ở khu chủ quyền biển 12 dặm vòng quanh đá ở Scarborough, vì đó là nơi đã được coi là nơi đánh cá truyền thống của Philippines, Việt Nam và Trung Quốc.

Thế nhưng chỉ được phép dùng phương tiện truyền thống (artisanal) chứ không phải phương tiện kỹ nghệ (industrial). Phương tiện truyền thống còn tùy từng nơi, và thuyền bè nhỏ có thể lắp máy, hay trang bị các dụng cụ như máy truyền thanh, máy định vị, nhưng không phải là đánh cá theo cách kỹ nghệ và thương mại với tàu bè lớn như Trung Quốc đã và đang làm.
Về việc này, Philippines và Việt Nam có thể tiếp tục đem Trung Quốc ra toà kiện để xin giải thích nếu Trung Quốc cứ vơ vét xung quanh các đảo.

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra tuy nhiên vẫn là liệu Việt Nam có mạnh dạn kiện Trung Quốc hay không.
*
Toàn bộ bài phỏng vấn
Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại Học Maine (Hoa Kỳ) 03/10/2016 - Trọng Nghĩa Nghe

RFI : Giáo sư đánh giá như thế nào về chuyến thăm Việt Nam của tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ?

Ngô Vĩnh Long :Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Rodrigo chủ yếu là để củng cố quan hệ song phương với Việt Nam cũng như để thanh minh với các nước trong khu vực về vấn đề an ninh chung mà những tuyên bố của ông trước đó đã gây không ít lo ngại.

Nhìn vào toàn văn Tuyên Bố Chung Việt Nam—Philippines mà bộ Ngoại Giao Việt Nam đã đưa lên mạng ngày 30/09 thì ta thấy rõ điều này.
Trong “Lời nói đầu” có 6 mục, thì 5 mục đề cập đến vai trò của hai nước trong vấn đề an ninh khu vực dựa trên luật pháp quốc tế và Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Mục 4 chẳng hạn, nói rõ ràng về việc :
« Tái khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN trong việc củng cố và duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở khu vực, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác phù hợp với các cam kết ASEAN về thúc đẩy xây dựng một Cộng đồng ASEAN vận hành trên cơ sở luật pháp với các giá trị và chuẩn mực chung, cũng như xây dựng một khu vực đoàn kết, hòa bình, ổn định và bền vững, cùng chia sẻ trách nhiệm vì an ninh toàn diện. »

RFI : Chuyến thăm đó có làm rõ được điều gì trong chính sách Biển Đông của Philippines thời Duterte hay không ? Vì giới quan sát cho đến nay thường cho rằng ông Duterte có vẻ thân Trung Quốc và chống Mỹ nhiều hơn là người tiền nhiệm Aquino?

Ngô Vĩnh Long :Trong tuyên bố chung trích ở trên, có phần nói về “Hợp tác Biển và Đại dương” (Phần IV) trong đó có 8 đoạn chi tiết về hợp tác phù hợp với luật pháp riêng của hai nước cũng như luật pháp quốc tế. Thêm vào đó, trong phần về “Hợp tác Đa phương” (Phần VII và là phần cuối) thì có 10 đoạn, trong đó vấn đề Biển Đông và hợp tác với ASEAN là cốt lõi.
Do đó, ta thấy là chính sách Biển Đông của Philippines, qua thông cáo chung giữa hai nước, vẫn duy trì những tiến trình trước khi ông Duterte lên làm tổng thống tuy những tuyên bố của ông đã làm cho giới quan sát nghĩ khác đi, hay đã tạo nghi ngờ trong dư luận trong và ngoài khu vực Đông Nam Á.
Chuyến thăm Việt Nam của ông Duterte là để chứng minh cho dư luận quốc tế rằng quan hệ quốc phòng giữa hai nước đang được củng cố và lập trường của hai bên về Biển Đông cũng còn nhiều điểm tương đồng và căn bản là không có gì thay đổi.
Đoạn 26 đến đoạn 28 của thông cáo chung về tiếp tục “thúc đẩy các cơ chế và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực nghề cá” và “bảo đảm việc bảo vệ các quyền và lợi ích cho ngư dân của cả hai nước” có tầm quan trọng đặc biệt sau phán quyết của PCA về “nghề cá truyền thống.”

RFI : Việt Nam và Philippines hiện đang tranh chấp một số thực thể ở vùng quần đảo Trường Sa. Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye trong phán quyết ngày 12/07/2016 đã có nhiều kết luận quan trọng liên quan đến Trường Sa. Việt Nam nên vận dụng phán quyết đó như thế nào, đặc biệt khi cần giải quyết vấn đề với Philippines?

Ngô Vĩnh Long :Phán quyết của PCA ngày 12/07/2016 là để giải thích cho rõ ràng thêm Điều Khoản 121 của Luật Biển (UNCLOS) mà Việt Nam, Philippines, Trung Quốc và hàng trăm nước khác trên thế giới đã ký và thông qua.

Trước hết, giải thích của PCA khẳng định lại quyền về “vùng đặc quyền kinh tế” (Exclusive Economic Zones, EEZs) của các nước ven biển và quyền sử dụng và khai thác tài nguyên trong các khu vực đó. PCA khẳng định là Trung Quốc không có quyền đòi hỏi gì về các tài nguyên trong khu vực biển của cái gọi là ‘đường 9 đoạn’ mà Trung Quốc đòi hỏi.

Tuy phán quyết không đề cập đến việc phân định ranh giới. Nhưng vì lợi ích chung và vì không muốn cho Trung Quốc tiếp tục có cớ đòi hỏi quá đáng, theo tôi các nước ven biển trong khu vực nên giải quyết các vấn đề chồng lấn và tranh chấp một cách ổn thoả để làm gương.

Ở đây việc giải thích rõ ràng của phán quyết PCA về tại sao ở Trường Sa không có đảo (islands) có điều kiện tự nhiên để con người có thể sinh sống thường trực được (do đó không có thể có EEZs hai trăm hải lý) là việc tối quan trọng cần được quan tâm, không chỉ Việt Nam và Philippines, mà các nước khác cũng vậy.

RFI : Như vậy thì PCA đã lý giải như thế nào ?

Ngô Vĩnh Long : Theo phán quyết, tất cả các cái mà người ta đã gọi là đảo hay bất cứ tên gì khác tại Trường Sa, chỉ là những thực thể nhô trên mặt nước khi thủy triều lên cao (high-tide features) hay là chỉ nhô trên mặt nước khi thủy triều xuống (low-tide features). Những thực thể nhô trên mặt nước khi thủy triều lên cao thì được lãnh hải không quá 12 hải lý và không có EEZs. Những khu vực bên ngoài lãnh hải 12 hải lý, nếu không có chồng lấn với lãnh hải của thực thể khác, là vùng biển quốc tế.

Những thực thể chìm khi thủy triều lên cao, không những không có lãnh hải 12 hải lý mà cũng không có ai có thể đòi chủ quyền, và không được xây dựng trên đó để đòi lãnh hải, mặc dầu có xây cất to lớn đến bao nhiêu trên đó. Chỉ có các nước ven biển có quyền xây cất trên các thực thể chìm trong khu vực đặc quyền kinh tế của mình thôi, nhưng chỉ được một “vùng an toàn” (safety zone) không quá 500 mét xung quanh mỗi thực thể đó.

Đây là Điều khoản 60 của UNCLOS về xây dựng trong vùng đặc quyền kinh tế và Điều khoản 260 về “vùng an toàn.”
Phán quyết của PCA nói rõ là việc Trung Quốc chiếm đóng các thực thể chìm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, xây cất trên đó, và cấm ngư dân của Philippines đánh cá gần các khu vực đó, là xâm phạm chủ quyền của Philippines và vi phạm các điều khoản của Luật Biển.

Về những thực thể nổi và chìm có tranh chấp giữa Philippines và Việt Nam, trong vùng chồng lấn hay trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, thì tôi nghĩ hai nước có thể cùng nhau điều tra và đàm phán để đi đến việc giải quyết ổn thoả và củng cố quan hệ giữa hai nước. Nhưng việc quan trọng hiện nay là thượng tôn Luật Biển và phán quyết của PCA để bảo vệ lợi ích chung
.
Một ví dụ là Philippines và Việt Nam nên đẩy mạnh việc “bảo vệ các quyền và lợi ích của ngư dân” như đã xác định trong tuyên bố chung. Theo đó, ngư dân của Philippines và Việt Nam có quyền đánh cá trong các ngư trường truyền thống của mình, kể cả trong các khu vực lãnh hải của các thực thể nổi mà bất kể ai đang tạm chiếm ở Trường Sa và Hoàng Sa, vì phán quyết của PCA là giải thích việc áp dụng Luật Biển quốc tế của Liên Hiệp Quốc.

Cho nên nếu bị Trung Quốc ngăn cản như đã làm với nhiều hình thức khác nhau, hai nước nên cùng nhau lên tiếng phản đối cũng như vận động dư luận quốc tế trước các hành động phi pháp của bất cứ ai.

RFI : Xin giáo sư giải thích thêm về vấn đề ngư trường truyền thống và đánh cá truyền thống.

Ngô Vĩnh Long :Trong phần nói về bãi cạn Scarborough, Tòa PCA diễn giải là cho phép đánh cá ở khu chủ quyền biển 12 dặm vòng quanh đá ở Scarborough, vì đó là nơi đã được coi là nơi đánh cá truyền thống của Philippines, Việt Nam và Trung Quốc.

Thế nhưng chỉ được phép dùng phương tiện truyền thống (artisanal) chứ không phải phương tiện kỹ nghệ (industrial). Phương tiện truyền thống còn tùy từng nơi, và thuyền bè nhỏ có thể lắp máy hay trang bị các dụng cụ như máy truyền thanh, máy định vị, nhưng không phải là đánh cá theo cách kỹ nghệ và thương mại với tàu bè lớn như Trung Quốc đã và đang làm.

Về việc này, Philippines và Việt Nam có thể tiếp tục đem Trung Quốc ra toà kiện để xin giải thích nếu Trung Quốc cứ vơ vét xung quanh các đảo.

Tòa không chỉ dựa vào UNCLOS mà còn dựa vào luật quốc tế đã thường được sử dụng. Những luật được coi là thông dụng trước UNCLOS mà không bị UNCLOS gạch bỏ thì được coi là vẫn áp dụng. 

Quyền đánh cá truyền thống là một trong những quyền ấy. UNCLOS xóa bỏ quyền đánh cá truyền thống trong EEZ, nhưng không xóa bỏ quyền đánh cá truyền thống (của dân nước khác) trong lãnh hải. Do đó, quyền đánh cá truyền thống được coi là vẫn tồn tại trong các lãnh hải ngoài EEZ của các nước, trong đó có vùng xung quanh các thực thể ở Trường Sa và Hoàng Sa.

Cho nên nếu Trung Quốc tiếp tục cấm, và dùng tàu lớn để đụng chìm các chiếc tàu nhỏ của ngư dân Việt Nam hay Philippines, thì hai nước có thể kiện Trung Quốc.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List