Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday 25 October 2019

Biển Đông: Tàu khảo sát TC rời vùng biển Việt Nam CS.


Subject:  Biển Đông: Tàu khảo sát TC rời vùng biển Việt Nam CS.

Biển Đông: Tàu khảo sát TC rời vùng biển Việt Nam CS.

media


(Ảnh minh họa) - Giàn khoan JDC Hakuryu-5 của Tập đoàn Rosneft ở ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam CS. Ảnh chụp ngày 29/04/2018.REUTERS/Maxim Shemetov
       Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, vào sáng 24/10/2019, tàu khảo sát TC Hải Dương Địa Chất 8 đã tăng tốc rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của CS Việt Nam trên Biển Đông, và hướng về phía TC, dưới sự hộ tống của ít nhất hai tàu TC khác.
         Tàu khảo sát TC đã xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của CS Việt Nam từ cuối tháng 06/2019, thoạt đầu hoạt động ở vùng thềm lục địa Việt Nam CS, gần Bãi Tư Chính, rồi sau đó đi ngược lên khảo sát một dải biển dọc theo bờ biển miền Nam Trung phần, ngang tầm Phan Thiết ở phía dưới, và Bình Định ở phía trên, và càng ngày càng áp sát bờ biển Việt Nam CS, có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam CS khoảng 150 km, tức là rất sâu bên trong vùng 200 hải lý của CS Việt Nam.
         Chính quyền CS Hà Nội đã nhiều lần lên tiếng tố cáo TC vi phạm chủ quyền của CS Việt Nam, và yêu cầu CS Bắc Kinh rút tàu Hải Dương Địa Chất 8 ra khỏi vùng biển Việt Nam CS, nhưng vô hiệu.
         Hãng tin Anh Reuters đã gởi câu hỏi đến Bộ Ngoại Giao CS Việt Nam để tìm hiểu thêm về vụ tàu khảo sát TC rút đi, nhưng đến trưa nay chưa có hồi đáp.
         Giới Quan sát ghi nhận hai sự kiện gần như là đồng thời: Tàu khảo sát TC đã rút khỏi vùng biển Việt Nam CS, một hôm sau khi một số tin trên mạng internet, chưa được kiểm chứng, xác định rằng: Giàn khoan dầu Hakuryu-5 của CS Việt Nam đã hoàn tất công việc tại lô 06.1, gần Bãi Tư Chính và đang trên đường đi về phía bờ biển Việt Nam CS.
          Theo Reuters: Chuyên gia Hà Hoàng Hợp, thuộc Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế IISS đã cho rằng: TC chỉ rút tàu khảo sát đi, ngay sau khi giàn khoan Hakuryu-5 của CS Việt Nam hoàn thành công việc khoan dò tại lô 06.1 được giao cho công ty Nga Rosneft khai thác.
         Song song với việc cho tàu khảo sát vào hoạt động trong vùng biển Việt Nam CS, từ cuối tháng Sáu cho đến nay, tàu Hải cảnh TC đã liên tục sách nhiễu, và tìm cách cản trở hoạt động của giàn khoan CS Việt Nam tại Bãi Tư Chính.
         Theo Chuyên gia Hà Hoàng Hợp, người đồng thời là Chuyên gia khách mời của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS -Yusof Ishak ở Singapore : “TC không muốn bất kỳ công ty ngoài ASEAN nào khoan dầu ở Biển Đông, (và) quyết tâm gây sức ép để CS Việt Nam chấm dứt hoạt động thăm dò và khai thác dầu chung với các đối tác  ngoại quốc trong khu vực”.
         Chủ tịch nước CS kiêm Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào tuần trước đã kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông tự kềm chế, nhưng khẳng định rằng; CS Việt Nam “không bao giờ thỏa hiệp” về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
         Trái lại, TC vẫn lên giọng cứng rắn. Hôm thứ Hai 21/10/2019, Bộ trưởng Quốc Phòng TC Ngụy Phượng Hòa đã công khai nhắc lại rằng: Biển Đông là một phần lãnh thổ không thể tách rời của TC, và CS Bắc Kinh sẽ không để mất dù chỉ là một tấc đất !.
         Theo Reuters: Chuyên gia Hà Hoàng Hợp đã lo ngại rằng: “ Rất có thể là TC sẽ cho một giàn khoan dầu đến khu vực mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 của họ đã điều tra địa chấn, trong vùng đặc quyền kinh tế của CS Việt Nam”.
·         

Biển Đông: Tàu khảo sát TC rời vùng biển Việt Nam CS.

Theo dữ liệu trên mạng theo dõi hành trình tàu biển Marine Traffic, vào sáng hôm  24/10/2019, tàu khảo sát TC...

Hết.
·         



__._,_.___

Posted by: van tran 

Sunday 6 October 2019

Bãi Tư Chính và,,,,,....những bọn Lê Chiêu Thống thời đại





1-Bãi Tư Chính và,,,,,....những bọn Lê Chiêu Thống thời đại


2- Biển Đông Sinh Lộ Hay Tử Huyệt bài nói của Kim Âu Hà Văn Sơn


3- Phê Bình Diễn Văn Của Pham Binh Minh Tại LHQ

4-Biển Đông Hay Biển Động: Sự Thật Phũ Phàng Của Hiệp Định Ba Lê 1973 (5-10-2019


__._,_.___

Posted by: Kim Au 

Thursday 3 October 2019

Philippines phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải




Philippines phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

03/10/2019

AP - VOA Author Bio - Ðài Tiếng nói Hoa Kỳ

Voatiengviet.com-Thông tin để tiến bộ. Các tin tức chính xác và đáng tin cậy về Việt Nam và Thế giới. Các chương...



Ngoại trưởng Philippine Teodoro Locsin Jr. (trái), và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong chuyến viếng thăm thành phố Davao miền nam Philippines, ngày 29/10/2018.
Chia sẻ
  •  

Philippines phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải

Ngoại trưởng Philippines ra lệnh lập tức có hành động phản đối ngoại giao chống lại Trung Quốc sau khi các tàu t...


Ngoại trưởng Philippines ra lệnh lập tức có hành động phản đối ngoại giao chống lại Trung Quốc sau khi các tàu tuần duyên của Trung Quốc lãng vãng gần một bãi cạn Philippines chiếm giữ trong vùng Biển Đông đang tranh chấp.
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr., tháp tùng Tổng thống Rodrigo Duterte trong chuyến đi thăm Nga đã ban hành lệnh này hôm 2/10 cho các giới chức của ông tại Bộ Ngoại giao qua mạng xã hội. Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã cải thiện đáng kể dưới thời Tổng thống Duterte, nhưng những bất hòa về lãnh thổ vẫn là một vấn đề gai góc.
Tổng tư lệnh quân đội Philippines và các giới chức khác đã báo cáo về những hoạt động mới của các tàu tuần duyên Trung Quốc tại bãi cạn Second Thomas, nơi thủy quân lục chiến Philippines đang theo dõi mọi hoạt động từ trên một chiến hạm từ lâu không hoạt động.
Chưa có bình luận tức thì của các giới chức tòa đại sứ Trung Quốc tại Manila, nhưng trong quá khứ họ đã tuyên bố có chủ quyền trên bãi cạn và hầu hết các vùng ở Biển Đông.
Các tàu tuần duyên Trung Quốc đã canh phòng bãi cạn từ một khoảng cách gần kể từ có một vụ đối đầu ôn hòa vào năm 2013 với một đơn vị thủy quân lục chiến nhỏ của Philippines điều khiển con tàu rỉ sét. Tàu này tuy còn hoạt động được nhưng Manila cho ngưng hoạt động vào năm 1999 sau khi Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn gần đó cách đây 5 năm.
Trung Quốc đã yêu cầu Philippines rút khỏi tàu BRP Sierra Madre thời Thế Chiến Thứ Hai, và cũng cảnh báo Manila chớ xây dựng trong khu vực này. Manila bác yêu cầu Trung Quốc và phản đối các vụ phong tỏa của Trung Quốc đối với các chiến hạm Philippines chở lương thực, nước uống cho thủy quân lục chiến trú đóng tại bãi cạn.
Một toán các nhà báo của AP được phép đi trên một tàu tiếp liệu nhỏ của Philippines cùng với các phóng viên khác vào năm 2014 đã chứng kiến cảnh ít nhất 1 trong 3 tàu tuần duyên Trung Quốc dùng radio cảnh báo tàu phải rời khỏi vùng mà Trung Quốc nói là lãnh thổ của họ.
Khi tàu Philippines kháng cự lại, một tàu tuần duyên lớn hơn của Trung Quốc di chuyển một cách nguy hiểm gần tàu của Philippines để chặn đường tàu này, nhưng tàu Philippines đã tìm cách vượt qua.
Dưới quyền Tổng thống Duterte, các giới chức Trung Quốc và Philippines đã thảo luận để tránh những đối đầu nguy hiểm như thế. Chuyện này tuy có giảm nhưng thỉnh thoảng lại tiếp tục. Một viên chức Philippines nói với AP là một tàu tiếp tế của Philippines lại bị một tàu Trung Quốc ngăn chặn tại bãi cạn vào tháng 5 năm nay.
Giới chức này nói tàu tuần duyên Trung Quốc không có ý định ngăn tàu tiếp tế Philippines trên đường đến Bãi cạn Second Thomas nhưng muốn thỉnh thoảng kiểm tra để đảm bảo là những tàu này không chở vật liệu xây dựng.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List