Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 29 May 2014

Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?


Expansionist EVIL china Drill second Oil Test On Next Location...

Expansionist EVIL china completed the first drilling round and move into second drilling in Vietnam Coast
Expansionist EVIL china moved to the next location and test drill for oil in Vietnam Coast
Expansionist EVIL china want to drill any where in Vietnam Coast
Expansionist EVIL China's oil rig moved but still within Vietnam waters, says Hanoi
Expansionist EVIL China's oil rig Haiyang Shiyou-981 was moved to a new site yesterday, but it was still within Vietnam's continental shelf, the Ministry of Foreign Affairs of Vietnam said yesterday
Dung is taking legal action against Expansionist EVIL China
Trong SAID NO taking legal action against Expansionist EVIL China
Trong BOW-DOWN to Expansionist EVIL China
__._,_.___

Posted by: Minh 70/2 



Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?

Đọc Báo Vẹm 374 Ngày 26/5/2014

Việt Hà, phóng viên RFA
2014-05-28

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
05282014-wht-cn-gain-fr-oi-rig.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. (14/05/2014)
Giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt nam. (14/05/2014)
AFP





Bộ Ngoại giao Philippines mới đây cáo buộc Trung Quốc đang cho xây dựng một đường băng trên đảo Gạc Ma thuộc khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với các nước khác. Hành động này diễn ra trong lúc Trung Quốc cũng đang đặt giàn khoan HD 981 tại gần khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền. Những hành động này đã gây quan ngại cho các nước đang gây quan ngại trong khu vực.

Xây dựng ở Gạc Ma đe dọa an ninh khu vực?
Cáo buộc hôm 13 tháng 5 vừa qua của Philippines liên quan đến việc Trung Quốc tiến hành xây dựng một đường băng trên bãi Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa mà cả Việt nam và Philippines đều đòi chủ quyền là cáo buộc gần đây nhất liên quan đến hành động của Trung Quốc ở biển Đông sau vụ giàn khoan 981 gần quần đảo Hoàng Sa. Đây là hành động khiến những chuyên gia về biển Đông lo ngại cho an ninh khu vực.

Thạc sĩ luật Hoàng Việt, chuyên gia về biển Đông của Việt Nam nhận định:
Theo tôi thì Trung Quốc làm vậy để củng cố vị thế của Trung Quốc trên đảo. Cái quan trọng là hành động đó của Trung Quốc dẫn đến phá vỡ duy trì nguyên trạng ở Trường Sa. Cái tình hình Hoàng sa căng thẳng rồi nhưng tình hình Trường Sa còn phức tạp hơn nữa vì nó liên quan đến 5 nước 6 bên.

 Nhưng mà Trung Quốc khuấy động ở Trường Sa ở bãi Gạc ma bằng cách xây một cái đảo nhân tạo thì nó phá vỡ nguyên trạng và dẫn đến các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như  Trung Quốc. Và hành động giống như sự kiện giàn khoan thì có thể Trung Quốc sẽ lập lại trên vùng Trường Sa và sự đụng độ trên Trường Sa sẽ rất căng thẳng, và điều đó dẫn đến đe dọa lớn cho hòa bình an ninh khu vực cũng như của toàn bộ châu Á.

... TQ khuấy động ở Trường Sa ở bãi Gạc ma bằng cách xây một cái đảo nhân tạo thì nó phá vỡ nguyên trạng và dẫn đến các kịch bản. Kịch bản thứ nhất là tất cả các quốc gia trong tranh chấp sẽ cũng làm tương tự như TQ.
Thạc sĩ luật Hoàng Việt

Nói với báo giới tại Manila hôm 13 tháng 5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Charles Jose khẳng định Trung Quốc đã chuyển vật liệu lên bãi này trong vài tuần gần đây. Ông này nói bằng hành động này, Trung Quốc đã vi phạm tuyên bố của các bên trên biển Đông gọi tắt là DOC. 

Phía Philippines cũng cho biết, dựa trên các hình ảnh vệ tinh của hải quân Philippines, Trung Quốc đang chuẩn bị xây dựng một đường băng tại đây.


Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA
Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam. RFA files:UNCLOS-CIA

Phía Trung Quốc mặc dù không cho biết đang xây dựng gì trên đó nhưng trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm 15 tháng 5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc có chủ quyền không tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa và vùng nước tiếp giáp. Vì vậy tất cả những xây dựng do Trung Quốc tiến hành trên bãi Gạc Ma hoàn toàn là thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Gạc Ma là bãi đá từng do Việt Nam kiểm soát cho đến khi bị mất vào tay của Trung Quốc vào năm 1988 sau một trận hải chiến ngắn khiến gần 70 thủy thủ Việt Nam tử nạn.

Tờ Hoàn Cầu Thời báo của Trung Quốc hôm 25 tháng 5 có bài viết cho biết Bắc Kinh đang chuẩn bị xây dựng một đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Theo tờ báo này thì việc xây dựng sẽ do Viện Nghiên cứu và thiết kế tàu thứ 9 của Trung Quốc có trụ sở ở Thượng hải thực hiện và có nhiều khả năng là ngay trên bãi Gạc Ma. 

Cũng theo tờ báo này thì các cơ sở được xây dựng trên bãi sẽ bao gồm sân bay, cảng biển, được sử dụng để làm tăng khả năng đáp ứng nhanh của tàu chiến Trung Quốc. Hiện tại, đảo nhân tạo sẽ đóng vai trò như một nơi cung cấp cho các tàu cá của Trung Quốc ngoài biển Đông với nhà nghỉ, tòa nhà văn phòng, sân vận động và thậm chí cả nông trại.

Theo dõi cách đi của Trung Quốc từ lúc chiếm Hoàng Sa năm 74 rồi nhảy ra Scarborough của Philippines, rồi xuống đây, rồi cắm giàn khoan dưới này thì có thể là ông dương Đông kích Tây tức là ông tập trung dư luận ở đây thì ông ngồi xây dựng đường băng, sân bay vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng.
Tiến sĩ  Đinh Hoàng Thắng
Theo tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, thành viên nhóm Minh Triết nghiên cứu biển Đông, hai hành động gần đây của Trung Quốc là rất nguy hiểm:
Nếu chị theo dõi cách đi của Trung Quốc từ lúc chiếm Hoàng  Sa năm 74 rồi nhảy ra Scarborough của Philippines, rồi xuống đây, rồi cắm giàn khoan dưới này thì có thể là ông dương Đông kích Tây tức là ông tập trung dư luận ở đây thì ông ngồi xây dựng đường băng, sân bay vì căn cứ ở Gạc Ma rất quan trọng. Tôi nghĩ là nó nguy hiểm nhưng tiếc là mình không có nhiều thông tin, có ai được đến đó đâu mà chỉ theo dõi vệ tinh mới biết được.
Hai tàu Trung quốc tàu được ghi nhận tại vùng biển Gạc Ma gồm 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu vận tải đổ bộ.(tháng 5, 2014) (Source news.china.com)
Hai tàu Trung quốc tàu được ghi nhận tại vùng biển Gạc Ma gồm 1 tàu hộ vệ tên lửa và 1 tàu vận tải đổ bộ.(tháng 5, 2014) (Source news.china.com)

Tuy nhiên tờ The Diplomat hôm 15 tháng 5 trích lời chuyên gia Richard Bitzinger thuộc trường nghiên cứu quốc tế Rajaratnam ở Singapore, thì cho rằng việc xây dựng một đường băng ở bãi Gạc Ma là quá nhỏ để có thể có bất cứ ảnh hưởng nào về mặt chiến lược. Trước đó cả Philippines và Đài Loan cũng đã cho xây dựng đường băng tại đảo Thị tứ do Philippines kiểm soát và đảo Ba bình hiện do Đài Loan kiểm soát.

Tham vọng của Trung Quốc
Tuy nhiên, cũng có lo ngại cho rằng Trung Quốc có thể đi xa hơn là việc xây dựng một đường băng tại bãi Gạc Ma. Thạc si luật Hoàng Việt cho rằng có nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cho xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự như tờ Hoàn Cầu Thời báo đã nói đến. 

Ông nói:
Nếu họ làm một đảo nhân tạo lớn thì có nguy cơ họ sẽ xây dựng căn cứ quân sự trên đó. Nếu Trung Quốc có căn cứ quân sự và với thói quen, hành động và tham vọng, và quy luật họ đang sử dụng thì chắc chắn nó sẽ gây ra nhiều vấn đề tiềm ẩn mà trong đó cuộc chạy đua vũ trang, căng thẳng trong khu vực Trường sa đó sẽ dâng lên rất nhiều.

Về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông Lưu Hoa Thanh, theo đó họ phát triển mạnh, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất mà biển đông là nằm trong chuỗi đảo thứ hai, và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ dương và TBD và đe dọa vị trí của Mỹ
Thạc sĩ Hoàng Việt

Theo Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, việc xây dựng trên bãi Gạc Ma của Trung Quốc là nằm trong một chiến lược lâu dài thực hiện giấc mộng Trung Hoa, trở thành một cường quốc biển của Trung Quốc trong tương lai:

Đây là đường đi ra của Trung Quốc từ căn cứ Hải Nam xuống Hoàng Sa, rồi xuống sâu dưới này, tức là Trung Quốc đã tính một lối ra để thực hiện giấc mộng Trung Hoa, cường quốc biển, cường quốc đại dương. Cái này nó nằm trong âm mưu đó cho nên rất khoát là nguy hiểm.

Thạc sĩ Hoàng Việt nhận định nếu Trung Quốc thực sự xây dựng một căn cứ quân sự tại đây, thì điều này có nghĩa là Trung Quốc đang thực hiện việc chinh phục chuỗi đảo thứ nhất để vươn ra Thái Bình Dương:
Tôi nghĩ về lâu về dài họ sẽ làm vì mục tiêu của họ là chiếm được vùng biển Đông tức là kế hoạch nước sâu của họ đưa ra từ năm 1982 từ thời ông lưu Hoa thanh, theo đó họ phát triển mạnh, họ phải vươn từ chuỗi đảo thứ nhất mà biển đông là nằm trong chuỗi đảo thứ hai, và từ chuỗi đảo thứ hai và họ vươn ra Ấn Độ dương và Thái Bình dương và đe dọa vị trí của Hoa Kỳ.

Chuỗi đảo thứ nhất mà Trung Quốc muốn vượt qua kéo dài từ Hàn Quốc đến Philippines tức là bao gồm khu vực biển Đông. Chuỗi đảo thứ hai kéo dài từ đảo Honshu của Nhật, đi qua quần đảo Ogasawara, quần đảo Mariana, và quần đảo Palau. Trong hệ thống ‘mắt xích  Thái Bình Dương’ do chuỗi đảo hợp thành, Nhật Bản và Hàn Quốc là trung tâm của mắt xích. Đây cũng là những đồng minh quan trọng của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Đô đốc Lưu Hoa Thanh của Trung Quốc từ năm 1982 đã đề xuất Trung Quốc cần kiểm soát chuỗi đảo thứ nhất và thứ hai vào năm 2010 và 2020. Hải quân của Trung Quốc cần sẵn sàng đón nhận những thách thức của quân đội Mỹ tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ dương vào năm 2040 và biển Hoa Đông sẽ trở thành sân sau của hải quân quân đội nhân dân Trung Quốc trong thời gian không xa.


Biển Đông: Trung Quốc triển khai 3 tàu ngầm trang bị tên lửa hạt nhân

Tàu ngầm Trung Quốc có gắn tên lửa hạt nhân tại căn cứ Hải Nam - DR / Washington Free Beacon
Tàu ngầm Trung Quốc có gắn tên lửa hạt nhân tại căn cứ Hải Nam - DR / Washington Free Beacon

Thanh Phương

Trung Quốc đã triển khai ba tàu ngầm có trang bị tên lửa hạt nhân tại một căn cứ hải quân trên Biển Đông, theo bức ảnh gần đây được phổ biến trên Internet. Theo nhật báo Mỹ The Washington Free Beacon hôm nay, 28/05/2014, bức ảnh này chụp ba chiếc tàu ngầm trang bị tên lửa Type 094 đậu tại một căn cứ hải quân của Trung Quốc trên đảo Hải Nam, phía Bắc vùng Biển Đông. Các tàu ngầm trong bức ảnh được trang bị các tên lửa đạn đạo JL-2, có tầm bắn lên tới 4.900 hải lý.

Những tàu ngầm này dường như đã được triển khai trong khuôn khổ một kế hoạch đầu tiên của Trung Quốc tuần tra Biển Đông bằng tàu ngầm tên lửa hạt nhân. Trong thập niên qua, Trung Quốc đã đẩy mạnh xây dựng các cơ sở hạ tầng cho lực lượng tàu ngầm của nước này. 

Cũng theo tờ The Washington Free Beacon, một trong những tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ, đậu tại đảo Guam, vào tuần trước đã bắt đầu triển khai hoạt động tại vùng châu Á - Thái Bình Dương và có thể sẽ nhân dịp này giám sát lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc trong khu vực. 

Tờ báo nhắc lại là trong cuộc điều trần trước Uỷ ban Quân sự Hạ viện Mỹ vào tháng 3 vừa qua, tư lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Samuel Locklear đã bày tỏ mối quan ngại về khả năng ngày càng cao của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc, cũng như về việc Trung Quốc tiếp tục sản xuất các tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo. 

Bức ảnh về tàu ngầm Trung Quốc triển khai trên Biển Đông xuất hiện trên mạng vào lúc căng thẳng trên Biển Đông gia tăng, đặc biệt là sau vụ tàu cá Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam ngày 26/05 ở khu vực gần giàn khoan Hải Dương 981. Hiện có những thông tin chưa được kiểm chứng về việc Trung Quốc đang tập trung quân ở vùng biên giới giáp với Việt Nam.


Tổng thống Obama: Thế giới dựa vào sức mạnh của Hoa Kỳ

Tổng thống Obama phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ ở West Point, New York, 28/5/2014.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Ngoại trưởng Kerry: 'Snowden nên can đảm đối mặt với cáo trạng'
  • Obama: Hoa Kỳ đạt tới một bước ngoặt tại Afghanistan
  • Hoa Kỳ bày tỏ quyết tâm ủng hộ Tổng thống tân cử Ukraine
  • Bà Clinton ‘tự hào’ về thành quả ngoại giao của mình
  • Dùng vn1975.info, vn3000.com, hoặc vn510.com để vào VOA hoặc Facebook nếu bị chặn
CỠ CHỮ 
Cập nhật: 28.05.2014 17:20
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố chủ nghĩa cô lập của Hoa Kỳ không phải là một giải pháp, nhưng không phải vấn đề nào cũng có giải pháp quân sự.

Nhân bài phát biểu tại lễ tốt nghiệp trường Võ bị Quốc gia Hoa Kỳ hôm nay, ông Obama đã trình bày quan điểm về chính sách đối ngoại trong những năm cuối tại chức của ông.

Ông nói khủng bố vẫn là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh Mỹ, và ông kêu gọi hợp tac với các nước mà các mạng lưới khủng bố tìm cách bắt rễ. Ông nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ không bao giờ nên xin phép bảo vệ cho nhân dân hay tổ quốc của mình, nhưng khi các vấn đề gây quan tâm toàn cầu gặp nguy cơ mà không đề ra mối đe dọa trực tiếp cho Hoa Kỳ, thì “ngưỡng hành động quân sự phải được đặt cao hơn.”

Tổng thống nói: “Trong các tình huống đó, chúng ta không nên làm một mình. Thay vì thế, chúng ta phải huy động các đồng minh và đối tác để có hành động tập thể. Chúng ta phải mở rộng các công cụ của chúng ta để bao gồm ngoại giao và phát triển; chế tài và cô lập; kêu gọi luật pháp quốc tế - và - chỉ nếu cần, và hữu hiệu, hành động quân sự đa phương. Trong các tình huống như thế, chúng ta phải hợp tác với các nước khác bởi vì hành động tập thể trong các tình huống này có phần chắc đạt được hiệu quả hơn.”

Ông Obama đề nghị một ngân khoản 5 tỷ đôla để giúp các nước chống khủng bố và mở rộng việc tài trợ cho tình báo Bộ Quốc phòng, kiểm soát, tình báo, hoạt động đặc biệt và các sinh hoạt khác.

Tổng thống nói Hoa Kỳ hiếm khi mạnh hơn so với phần còn lại của thế giới. Ông nói công tác của Hoa Kỳ qua các tổ chức quốc tế từ NATO cho đến Quỹ Tiền Tệ Quốc tế đã chứng tỏ nhiều lần rằng Hoa Kỳ là “quốc gia duy nhất không thể không có được.”

Bài phát biểu được đưa ra vào lúc ông Obama bị chỉ trích từ phía các chuyên gia về chính sách đối ngoại vì những cách đáp ứng của ông đối với những vấn đề từ cuộc nội chiến ở Syria cho đến vụ khủng hoảng chính trị ở Ukraine.

Tổng thống cam kết tăng cường các nỗ lực hỗ trợ cho các lân quốc của Syria như Jordan, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, cũng như hợp tác với Quốc hội để tăng cường hỗ trợ cho “những người thuộc phe đối lập ở Syria đem lại sự lựa chọn tốt đẹp nhất thay thế cho các phần tử khủng bố và một nhà độc tài tàn bạo.”

Về vấn đề Ukraine, ông Obama nói khả năng của Hoa Kỳ hình thành công luận quốc tế đã mau chóng góp phần cô lập hóa nước Nga.

Ông giải thích: “Nhờ sự lãnh đạo của Mỹ, thế giới lập tức lên án các hành động của Nga. Châu Âu và khối G-7 đã cùng với chúng ta áp đặt các biện pháp chế tài. NATO củng cố cam kết của chúnt ta với các đồng minh Ðông Âu. Các thanh sát viên OSCE khiến thế giới chú mục vào những nơi bất ổn ở Ukraine, và sự huy động công luận thế giới này và các cơ chế quốc tế có tác dụng như một đối trọng với tuyên truyền của Nga, và quân đội Nga ở biên giới cùng các dân quân vũ trang đeo mặt nạ trượt truyết."




__._,_.___

Posted by: hung vu 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List