Nước cờ hiểm của TQ với giàn
khoan
Đảng CSVN giữa ngã ba đường lịch sử
https://www.youtube.com/watch?v=wZ0JJXaQB4o
https://www.youtube.com/watch?v=wZ0JJXaQB4o
Nguyễn Lễ
BBCVietnamese.com
Cập nhật: 09:18
GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
·
Facebook
·
Twitter
·
Google+
·
chia sẻ
·
Gửi
cho bạn bè
·
In trang này
Trung̣ Quốc định ngày
rút giàn khoan là ngày 15/8
Các đợt xuống đường
của người dân Việt Nam có thổi bay cái giàn khoan của Trung Quốc khỏi Biển
Đông?
Câu trả lời, nhiều khả
năng, là ‘Không’.
Các bài liên quan
·
'Trung Quốc bên bờ một sai lầm
lớn?'
·
Dàn khoan TQ là tai họa hay phúc
lành?
·
Tướng Mỹ cảnh báo về xung đột
Chủ đề liên quan
·
Quan hệ
Việt Trung,
·
Biển
Đông,
·
Tranh chấp lãnh thổ,
·
Ngoại giao Việt Nam
Ít nhất những diễn biến
trên thực địa cùng với những tuyên bố cứng rắn cho đến giờ cho thấy Trung Quốc
quyết không lùi một bước.
Tôi không rành về khai
thác dầu khí nhưng theo lý mà suy thì chừng nào xong việc mới rút giàn khoan
chứ làm sao biết được sẽ rút ngày nào?
Nhưng nếu Bắc Kinh không
công bố trước thời hạn rút giàn khoan thì bất cứ lúc nào họ rút đi cũng sẽ bị
cho là chịu thua sức ép của Việt Nam.
Đưa giàn khoan ra Biển
Đông, Bắc Kinh muốn quyết tâm khẳng định với thế giới rằng vùng biển xung quanh
đó thuộc chủ quyền của họ.
Nhưng tại sao họ lại ra
tay vào lúc này? Giàn khoan Hải Dương 981 là cách mà họ thách thức cam kết
‘xoay trục’ mà Tổng thống Mỹ Barack Obama vừa khẳng định với các đồng minh.
Obama vừa mới lên
tiếng Senkaku nằm trong phạm vi hiệp ước an ninh với Nhật và Manila cũng vừa
ký với Mỹ Hiệp ước tăng cường liên minh quân sự. Kiếm chuyện với Tokyo hay
Manila khi Obama vừa rời đi thì quá 'bựa'.
Để thách thức Mỹ nhưng
vẫn tránh đối đầu trực diện, Bắc Kinh chọn mục tiêu mềm hơn là Hà Nội.
Nước cờ chắc ăn
Với lại khi có hành động
mà Bắc Kinh biết rằng sẽ bị thách thức dữ dội thì họ phải chọn nước cờ chắc ăn
nhất.
Họ không chọn vùng biển
xung quanh các đảo mà họ đang nắm giữ ở Trường Sa hoặc một vị trí nào khác
trong Biển Đông mà họ biết sẽ rủi ro hơn rất nhiều.
Quần đảo Hoàng Sa chỉ có
tranh chấp với Việt Nam, trong khi Trung Quốc còn không thừa nhận là có tranh
chấp và lâu nay vẫn cự tuyệt mọi đề xuất đàm phán của Hà Nội.
Về mặt thực tế, ‘Tây Sa’
đã nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc và cách nay không lâu họ còn gióng trống
mở cờ thành lập thành phố ‘Tam Sa’ đóng trên quần đảo này.
Tổng thống Mỹ Obama
vừa cam kết với các đồng minh châu Á về chính sách 'xoay trục'
Về mặt pháp lý, họ có
‘bửu bối’ là công hàm Phạm Văn Đồng mà nếu Hà Nội có cãi lý thì họ sẽ dùng để
đập lại.
Họ kiểm soát, họ không
thừa nhận có tranh chấp, họ có bằng chứng Hà Nội ‘công nhận chủ quyền’, rõ ràng
Bắc Kinh rất tự tin với ‘chủ quyền Tây Sa’ nên họ mới đưa giàn khoan ra đây.
Nếu Việt Nam có nói là
giàn khoan nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình thì Trung Quốc sẽ cãi rằng
giàn khoan này nằm cách ‘Tây Sa, lãnh thổ của họ’ chỉ 17 hải lý trong khi cách
bờ biển Việt Nam đến 150 hải lý.
Trên thực tế đó là kịch
bản mà báo chí và các quan chức Trung Quốc đã nói trong những ngày qua.
Một khi có bước đi
liều lĩnh như thế chắc chắn Bắc Kinh đã tính toán hết mọi rủi ro mới dám thực
hiện.
Nhìn vào động tĩnh của
Trung Quốc trong những ngày qua thì sẽ thấy họ theo dõi chặt chẽ phản ứng của
Việt Nam, của khối Asean và của Mỹ.
Ngay cả khi phản ứng
chính thức của Mỹ chỉ dừng ở mức ‘quan ngại’ và chỉ trích Trung Quốc ‘gia tăng
căng thẳng’ thì Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phủ đầu với tuyên bố ở
Thượng Hải rằng ‘các thế lực bên ngoài không được can thiệp’ và ‘chống lập liên
minh quân sự nhằm vào bên thứ ba’.
Còn với Asean, mặc dù
còn không nêu tên Trung Quốc mà chỉ bày tỏ ‘quan ngại’ nhưng Trung Quốc đã rất
nhanh chóng lấy quan hệ chung để nhắc nhở Asean không được dính vào tranh chấp
riêng và cảnh báo Hà Nội về việc ‘lôi kéo’ Asean.
Làm chủ tình hình
Phản ứng mạnh mẽ của
Việt Nam chắc chắn cũng đã nằm trong dự liệu của Trung Quốc.
Các lãnh đạo Asean
không muốn mất lòng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông
Mỹ can thiệp, Asean dính
líu và Việt Nam ngả về phía Mỹ là ba nỗi sợ của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan
HD-981 ra Biển Đông.
Về phía Mỹ thì Bắc Kinh
biết rõ vào lúc này Washington không thể làm được gì nhiều để giúp Hà Nội ngoài
hỗ trợ tinh thần.
Về phía Asean thì Bắc
Kinh biết rằng với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của khối, các nước
Asean sẽ hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, với
quan hệ khắng khít giữa hai Đảng Cộng sản trong những năm qua, Bắc Kinh chắc
hẳn nắm rõ suy nghĩ của Hà Nội.
Điều Bắc Kinh sợ nhất là
Hà Nội ngả về phía Washington để họ thêm một mối họa ở phía Nam, nhưng một khi
họ đã đưa giàn khoan ra thì có nghĩa họ tin rằng Hà Nội dù có bị o ép thế nào
đi nữa thì cũng không tìm kiếm liên minh với Mỹ
Chỉ có điều với hành
động này thì họ đã hủy hoại quan hệ với Việt Nam. Việt Nam sẽ không còn là
‘láng giềng thân thiện’ với Trung Quốc được nữa. Tuy nhiên, vì mục đích lớn ở
Biển Đông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh.
Trong cái mục đích
lớn đó, đảo thì họ đã nắm được một phần nhưng đường lưỡi bò thì đây mới là
bước đi quan trọng đầu tiên để hiện thực hóa.
Nếu như Trung Quốc lùi
trước sức ép của Việt Nam thì trước mắt người dân trong nước chính quyền là hèn
nhát không đủ sức bảo vệ chủ quyền, trước dư luận quốc tế lập luận chủ quyền
của họ không vững và nhất là đường lưỡi bò mới tiến được một bước đã phải lùi
thì sau này sẽ vô vàn khó khăn.
Biển Đông là cánh cửa để
Trung Quốc bành trướng ra ngoài và là chìa khóa để làm bá chủ ở Đông Á nhất
là khi họ đã bị chặn bởi các nước lớn khác ở các hướng bắc, đông và tây
nam.
Trung Quốc đang muốn
biến đường lưỡi bò trên bản đồ thành sự thật
Chậm mà chắc
Năm 1947, đường lưỡi bò
lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Trung Hoa.
Lúc đó, người Trung
Quốc còn chưa có gì trên Biển Đông. Gần 70 năm sau, họ đã có ‘thành phố Tam
Sa’ – tức là đã có chỗ đứng vững chắc để từ đó vươn ra Biển Đông.
Ai dám chắc sau 70 năm
hoặc 100 năm nữa toàn bộ Biển Đông không trở thành ao nhà của Trung Quốc?
Từ chỗ không có gì đến
có được như thế phải thấy tầm nhìn và sự khôn ngoan của Trung Quốc trên Biển
Đông: họ xác định đó là công việc lâu dài, tiến dần từng bước một, tranh thủ
thời cơ, sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh đến đâu hiện thực chủ quyền đến đó.
Mặc dù có yêu sách đường
chín đoạn từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2009 họ mới chính thức trình ra
quốc tế. Chứng tỏ Bắc Kinh giỏi giấu mình chờ thời cơ đến mức nào.
Tuy nhiên điều này cũng
cho thấy sự không trong sáng trong đòi hỏi chủ quyền của họ. Nếu có chủ quyền
thật sự thì cần gì đợi thời cơ mới đưa ra?
Và cái cách mà họ vẽ
đường chín đoạn trong tất cả các bản đồ của họ hiện nay, mặc dù chỉ là chủ
quyền trên giấy, là nhằm in sâu vào tâm trí mọi người để rồi đến lúc ai cũng
mặc nhiên thừa nhận ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của Trung Quốc.
Họ cũng rất biết lợi
dụng tình hình khi tranh thủ tối đa những lúc Việt Nam rối ren hay gặp tình
hình quốc tế bất lợi để ra tay chiếm đảo.
Chính phủ Bắc Việt
đã quá tin tưởng vào Trung Quốc?
Với một đất nước đã quen
với ván cờ quyền lực và đấu tranh chính trị trong hàng ngàn năm thì Việt Nam
không phải là đối thủ của họ trong cuộc đấu trí trên Biển Đông.
Họ có tầm nhìn cả trăm
năm, có chiến lược thực hiện rõ ràng và nhất là luôn ở thế tấn công trong khi
Việt Nam nằm ở thế bị động chống đỡ các bước đi của họ.
Trước phía nhiều mưu
chước như Trung Quốc, Việt Nam chẳng khác nào một đứa trẻ ngây ngô liên tục bị
gài bẫy.
Cái bẫy lớn nhất chính
là công hàm năm 1958 công nhận Tuyên bố về lãnh hải của Trung Quốc mà trong
Tuyên bố này có khẳng định chủ quyền đối với ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’.
Bắc Việt lúc đó chỉ nghĩ
đến cái lợi trước mắt là sự giúp đỡ của Trung Quốc chứ không lường được cái hại
sau này trong khi Trung Quốc mưu tính chuyện lâu dài về sau.
Công luận quốc tế không
cần biết ông Đồng suy nghĩ thế nào hay bối cảnh ra sao khi ky cái công hàm đó.
Chỉ biết giấy trắng mực đen rành rành Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung
Quốc.
Việt Nam đang chứng
kiến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn chưa từng thấy
Đành rằng ông Đồng không
thể đem cho cái mà Chính phủ của ông không có, nhưng ông có thể thừa nhận quyền
sở hữu của người khác đối với tài sản mà ông không có đó.
Và khi đã thừa nhận của
người khác thì bây giờ sao lại nói ngược là của mình được?
Rõ ràng Việt Nam tin vào
tình đồng chí còn Trung Quốc đã lợi dụng tình đồng chí đó.
Quan hệ quốc tế luôn dựa
trên nền tảng lợi ích quốc gia - không có chỗ cho ‘tinh thần quốc tế vô sản
trong sáng’. Bắc Kinh đã không đổ xương máu cho Hà Nội nếu không có lợi ích của
mình trong đó.
Bắc Việt đã quá ngây thơ
khi tin tưởng người đồng chí phương Bắc hơn đồng bào của mình ở miền Nam. Họ đã
để y thức hệ chi phối chính sách ngoại giao của mình.
Chính vì ý thức hệ mà
khi Việt Nam hụt hẫng sau khi Liên Xô sụp đổ đã bất chấp những kinh nghiệm đau
thương trong quá khứ lại tìm đến Trung Quốc làm chỗ dựa. Và đất nước lại bị đặt
trước miệng cọp.
Cũng vì ý thức hệ mà
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi sang thăm Trung Quốc đã chấp nhận lời khuyên
lấy ‘đại cục’ làm trọng, tức là đặt lên trên tranh chấp.
Khi đưa giàn khoan ra
Biển Đông, Bắc Kinh có nghĩ đến ‘đại cục’ không?
Các lãnh đạo Trung
Quốc tin rằng Việt Nam sẽ không thoát khỏi 'đại cục' với họ?
Rõ ràng ‘đại cục’ đó
không phải để ràng buộc Bắc Kinh mà là để Bắc Kinh ràng buộc Hà Nội.
Thậm chí khi Bắc Kinh đã
phá vỡ cam kết của lãnh đạo hai Đảng thì Thường Vạn Toàn vẫn tự tin nhắc nhở
Phùng Quang Thanh về ‘đại cục’.
Và cho đến giờ cũng
chính y thức hệ đã khiến Việt Nam mắc kẹt trong ‘đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, không liên minh với ai’
Mạnh như Nhật mà còn cần
hiệp ước an ninh với Mỹ, có vũ khí hạt nhân như Anh, Pháp vẫn cần Mỹ đồng minh
trong khối Nato.
Trong khi đó, Việt Nam
hiện nay vừa nhỏ yếu vừa bị đe dọa nghiêm trọng thì cứ nói là ‘độc lập, tự
chủ’ mà thực ra chỉ thiệt cho mình mà thôi.
Thử cho Mỹ vào Cam Ranh
xem? Bắc Kinh không sợ mới lạ.
Mỹ rất muốn nhưng Việt
Nam ‘độc lập, tự chủ’ không làm được.
Chính vì thế Việt Nam
mất đi một lá bài lợi hại trong cuộc đối đầu vốn dĩ không cân sức.
Trí thức Việt Nam gửi
thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Trung Quốc hạ đặt giàn
khoan Hải Dương-981 gần quần đảo Hoàng Sa
Tin liên hệ
Ðường dẫn
CỠ CHỮ
30.05.2014
Hơn một trăm nhà trí
thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng
viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “tình thế hiểm nghèo khi chủ
quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng
Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.
Trang mạng boxit.com đăng bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều trí thức cả trong lẫn ngoài nước. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này còn có chữ ký của một số lãnh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Bức thư ngỏ tố cáo mưu đồ lấn chiếm Biển Đông và “hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế” mà Trung Quốc đã ký kết.
Bức thư ngỏ này được soạn thảo bởi nhóm trí thức đã khởi xướng kiến nghị 72 và ký tuyên bố quyền thực thi quyền chính trị và dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, một trong những người đã ký vào thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này:
“Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không còn độc đảng, không còn toàn trị thì Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi vì Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi vì một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS và từng là Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nói rằng đã đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nên gạt sang một bên 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng liệu tình hình thực tế trong nước đã chín muồi cho các đảng chính trị khác sẵn sàng hoạt động hay chưa, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng nếu mà người dân thúc ép và bản thân những người cầm quyền cũng hiểu được điều đấy và có một thay đổi về mặt pháp luật, hợp thức hóa các đảng chính trị khác hoạt động thì tôi nghĩ rất là nhanh chóng họ có thể tự tổ chức được, chứ không có gì là quá khó khăn cả.”
Bức thư ngỏ nói chính quyền Việt Nam vẫn trấn áp các cuộc biểu tình khi người dân muốn bày tỏ ý chí muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống xâm lược trước dã tâm muốn thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh.
Nhóm khởi xướng bức thư ngỏ nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là “một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ”.
Bức thư kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Nguồn: boxit.com, VOA Interview Pending
Trang mạng boxit.com đăng bức thư ngỏ có chữ ký của nhiều trí thức cả trong lẫn ngoài nước. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này còn có chữ ký của một số lãnh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
Bức thư ngỏ tố cáo mưu đồ lấn chiếm Biển Đông và “hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế” mà Trung Quốc đã ký kết.
Bức thư ngỏ này được soạn thảo bởi nhóm trí thức đã khởi xướng kiến nghị 72 và ký tuyên bố quyền thực thi quyền chính trị và dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, một trong những người đã ký vào thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này:
“Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không còn độc đảng, không còn toàn trị thì Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi vì Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi vì một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS và từng là Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nói rằng đã đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nên gạt sang một bên 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc.
Nhưng liệu tình hình thực tế trong nước đã chín muồi cho các đảng chính trị khác sẵn sàng hoạt động hay chưa, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:
“Tôi nghĩ rằng nếu mà người dân thúc ép và bản thân những người cầm quyền cũng hiểu được điều đấy và có một thay đổi về mặt pháp luật, hợp thức hóa các đảng chính trị khác hoạt động thì tôi nghĩ rất là nhanh chóng họ có thể tự tổ chức được, chứ không có gì là quá khó khăn cả.”
Bức thư ngỏ nói chính quyền Việt Nam vẫn trấn áp các cuộc biểu tình khi người dân muốn bày tỏ ý chí muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống xâm lược trước dã tâm muốn thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh.
Nhóm khởi xướng bức thư ngỏ nói rằng tình hình nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là “một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ”.
Bức thư kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước hãy đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.
Nguồn: boxit.com, VOA Interview Pending
Đã tới lúc VN thừa nhận mạng xã hội?
Angela Vu
Gửi tới BBC Tiếng Việt từ Sydney
Cập nhật: 13:09 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
·
Facebook
·
Twitter
·
Google+
·
chia sẻ
·
Gửi cho bạn bè
·
In trang này
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm
23/5/2014 có bài trên trang blog của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) để khẳng định về sự hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam nhân dịp ông tham dự diễn đàn này tại Philippines.
Các bài liên quan
·
‘VN nên thừa nhận xã hội dân sự’
·
Điều trần về tự do báo chí VN ở Hoa Kỳ
·
Bắt 'khẩn cấp' blogger Hữu Vinh
Chủ đề liên quan
·
Xã
hội Việt Nam
Đây chỉ là một trong rất nhiều biện pháp được
Chính phủ Việt Nam sử dụng để khôi phục hình ảnh Việt Nam trong con mắt các nhà
đầu tư nước ngoài sau các cuộc biểu tình quá khích, cướp phá nhằm vào doanh
nghiệp Trung Quốc diễn ra tại Bình Dương và Hà Tĩnh sau sự kiện Trung Quốc hạ
đặt giàn khoan dầu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ngày 1/5 vừa qua.
Điều gây ngạc nhiên cho người dân Việt Nam và
giới quan sát không phải là nội dung của bài viết này, mà là việc lần đầu tiên
một vị thủ tướng của Việt Nam đã sử dụng mạng xã hội để quảng bá hình ảnh Việt
Nam – một đất nước mà tổ chức Phóng viên không Biên giới (Reporters without
Borders) vẫn thường gọi là Kẻ thù của internet (an enemy of the internet) bởi
chính sách hạn chế mạng xã hội và tình trạng bắt giữ và bỏ tù những người viết
blog bất đồng chính kiến.
Sự kiện Thủ tướng viết blog và những động thái
tích cực khác gần đây đã khiến không ít người đặt câu hỏi: Liệu có một sự thay
đổi trong chính sách của Chính phủ trong việc sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam?
Những tín hiệu đáng
mừng
Còn nhớ chỉ hơn một tháng trước, người dân và
cộng đồng mạng ở Việt Nam đã hồ hởi hoan nghênh việc Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam
quyết định đi thị sát tình hình dịch sởi sau khi đọc Facebook post của một bác
sĩ nói về sự nghiêm trọng của bệnh dịch này.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã thị sát tình hình dịch
sởi sau khi đọc tin từ Facebook
Nhờ chuyến đi này của Phó thủ tướng, những
thông tin và con số thật về tình hình bệnh sởi đã được công khai và Chính phủ
đã có những chỉ đạo quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan và dập dịch.
Các nhà báo trong nước ngay lập tức đã lên
tiếng ủng hộ việc Chính phủ sử dụng mạng xã hội như một tham khảo cho quyết
định điều hành của mình.
Ba ngày sau chuyến thị sát của Phó thủ
tướng, VietnamNet đã có bài viếtBấmRút
ASIAD, Chính phủ và... Facebook nói về vai trò ngày càng quan trọng
của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, một mạng xã hội phổ biến nhất và có tới
25 triệu người sử dụng ở Việt Nam.
Theo bài viết, Facebook là kênh thông tin
nhanh nhậy và đa chiều, là một sự tham khảo không thể thiếu đối với những nhà
lãnh đạo ra quyết sách chứ không chỉ là nơi cư dân mạng, các blogger... bày tỏ
những quan điểm bất đồng chính kiến như nhiều người thường nghĩ.
"Mạng xã hội là nơi dội lại các chính
sách ban hành một cách nhanh chóng và đầy đủ và “nó cũng chân thực hơn rất
nhiều các bản báo cáo của các bộ, ngành gửi lên - nhiều khi cố ý giấu nhẹm
những vấn đề thực tế để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá nhân của ai đó”."
Mạng xã hội là nơi dội lại các chính sách ban
hành một cách nhanh chóng và đầy đủ và “nó cũng chân thực hơn rất nhiều các bản
báo cáo của các bộ, ngành gửi lên - nhiều khi cố ý giấu nhẹm những vấn đề thực
tế để bảo vệ thành tích ngành, vì lợi ích cá nhân của ai đó”.
Tác giả bài viết thậm chí còn thẳng thắn rằng
những ý kiến yêu cầu phải chặn, đóng cửa Facebook tại Việt Nam “cho thấy sự
thiếu nhạy cảm với những công cụ mà nếu biết tận dụng sẽ rất hữu ích cho Nhà
nước.”
Một thực tế thú vị khác là trong những tuần
gần đây, các nhà báo trong nước đã thường xuyên trích dẫn công khai những thông
tin từ mạng xã hội làm cơ sở để đưa ra các câu hỏi tại các cuộc họp báo của
Chính phủ về dịch sởi hay vấn đề Biển Đông – điều trước đây rất ít người dám làm.
Trên thực tế, các nhà báo trước đây khi dùng thông tin mạng xã hội thường
không dẫn nguồn.
Thêm vào đó, không chỉ có những tin tức thời
sự về biển Đông mà cả những bài phân tích về quan hệ Việt - Trung, động thái
hay dở của Chính phủ hay những thông tin về việc tổ chức, tham gia, diễn biến
của các cuộc biểu tình ôn hòa đã được chia sẻ rộng rãi và liên tục trên các
trang blog, Facebook mà không gặp trở ngại.
Người dân đang được hít thở một bầu không khí
tự do chừng như chưa bao giờ có!
Nới lỏng tạm thời hay
vĩnh viễn?
Mạng xã hội cũng là nơi chỉ ra những sai sót chính tả như biển
hiệu tiếng Anh trong nghi lễ này.
Tận hưởng quyền tự do mới nhưng không ít người
đã tự hỏi sự nới lỏng này của Chính phủ sẽ kéo dài bao lâu?
Câu hỏi này hoàn toàn có lý vì Chính phủ Việt
Nam có “bề dày” lịch sử hạn chế và kiểm duyệt báo chí và mạng xã hội.
Chỉ chưa đầy một năm trước, hồi tháng
9/2013, Việt Nam đã ban hành Nghị định 72 về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng trong đó cấm người sử dụng mạng xã hội cung
cấp, chia sẻ tin tức thời sự tổng hợp (khoản 4, điều 20).
Lý do là nhằm ngăn chặn việc vi phạm bản
quyền và bảo vệ an ninh quốc gia nhưng thực chất, đây là quy định nhằm thắt
chặt sử kiểm soát đối với những nội dung được đăng tải và chia sẻ trên mạng xã
hội.
Trong khi các thể chế dân chủ cho rằng những
phản biện, phê phán thậm chí chỉ trích sẽ giúp họ tiến bộ hơn thì việc lắng
nghe những tiếng nói trái chiều vẫn khó được Chính phủ Việt Nam chấp nhận.
Cho đến nay, theo tổ chức Phóng viên không
Biên giới, Việt Nam vẫn còn giam giữ 33 bloggers và rất nhiều trong số họ bị bỏ
tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”.
"Cho đến nay, theo tổ chức Phóng viên
không Biên giới, Việt Nam vẫn còn giam giữ 33 bloggers và rất nhiều trong số họ
bị bỏ tù vì “tuyên truyền chống Nhà nước” và “lợi dụng các quyền tự do dân
chủ”."
Hôm 5/5 vừa qua, Hà Nội đã bắt giữ blogger nổi
tiếng Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang blog Anhbasam và nhân viên của ông
là chị Nguyễn Thị Minh Thúy cũng vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ.
Cách đây khoảng hai năm, không lâu sau khi Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng tái đắc cử nhiệm kỳ hai, Việt Nam từng “nếm” sức mạnh của
mạng xã hội khi những thông tin mất đoàn kết, đấu đá nghiêm trọng trong nội bộ
Đảng và Chính phủ được tung ra trên các trang blogs Quan Làm Báo và Dân làm báo
và trở thành tâm điểm của đời sống dư luận đồng thời đem lại một sự thất vọng
lớn trong nhân dân.
Ngày 12/9/2012, Thủ tướng đã phải chỉ đạo điều
tra, xử lý hai trang blogs có nội dung “bôi đen bộ máy lãnh đạo của đất nước”
này cùng với một số mạng xã hội khác.
Chỉ đạo của Thủ tướng cũng yêu cầu các cán bộ
đảng viên, công chức, viên chức nhà nước không xem, không sư dụng loan truyền
những thông tin phản động từ những blogs và website này.
Yêu cầu Bộ Thông tin Truyền thông “khẩn trương
trình” nghị định về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin
trên mạng cũng là một trong những nội dung của chỉ đạo này.
Tiến trình dân chủ hóa đời sống chính trị ở
Việt Nam đang trong một giai đoạn phát triển quan trọng với những nhân tố thuận
lợi.
Liệu Việt Nam sẽ đẩy nhanh tiến trình này
thông qua việc duy trì sự nới lỏng quản lý mạng xã hội, tránh xa khỏi cái bóng
của Trung Quốc hay sẽ quay lại với những hạn chế cũ khi những biến cố lớn cần
huy động sức mạnh toàn dân như việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép qua
đi?
Thực tế cho thấy mạng xã hội đã khiến người
Việt Nam trở nên mạnh bạo, hiểu biết và ủng hộ dân chủ hơn.
Với sự duy trì của chế độ một Đảng lãnh đạo và
với lịch sử áp chế báo chí và mạng xã hội, nhiều khả năng Chính phủ Việt Nam sẽ
lựa chọn trở về con đường cũ.
Tuy nhiên, trong bối cảnh người dân Việt trong
và ngoài nước chưa bao giờ đoàn kết và đồng lòng yêu nước như hiện nay, nếu
chọn con đường đẩy mạnh dân chủ hóa, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho Chính phủ
Việt Nam cải thiện lòng tin trong nhân dân, vượt qua những thách thức nội bộ và
quan trọng hơn cả là tạo ra những tiền đề tốt để đưa đất nước tiến lên.
Thư ngỏ về tình hình khẩn cấp của đất nước
Kính gửi đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài,
cùng toàn thể các đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ đầu tháng 5 năm
2014, Trung Quốc huy động nhiều loại tàu, đặc biệt là tàu vũ trang,
tàu quân sự và cả máy bay yểm trợ cho việc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vị trí ở sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, xâm hại tàu, thuyền của ngư dân và tàu công vụ của Việt Nam hoạt động ở vùng biển này. Đó là hành
vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi
phạm luật pháp và các cam
kết quốc tế mà chính Trung Quốc đã ký kết, đánh dấu một bước leo thang mới rất nguy hiểm của thế lực bành trướng Trung Quốc trong mưu đồ lấn chiếm Biển Đông, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, uy hiếp chủ quyền của một số nước khác tiếp giáp Biển Đông và đe dọa trực tiếp hòa bình, an
ninh, an toàn hàng hải trong khu vực. Hành động này, cùng với thái độ ngoan cố, xuyên tạc sự thật trước sự phản đối của dư luận quốc tế, đã phơi trần dã tâm bành trướng của nhà cầm quyền Trung Quốc, phản bội quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt-Trung.
Tình thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm đòi hỏi phải phân tích, dự báo diễn biến và có đối sách chủ động ứng phó. Trách nhiệm này được đặt ra trước hết cho cơ quan lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đảng đang cầm quyền. Mấy ngày sau khi
Trung Quốc đặt giàn khoan, Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI của ĐCSVN đã họp trong 7 ngày (từ 8/5 đến 14/5 năm 2014)
song không đáp ứng yêu cầu nêu trên. Phát
biểu khai mạc và bế mạc của Tổng Bí thư Đảng CSVN cũng như thông báo của Hội nghị khi kết thúc đều không lên án,
phân tích và đề ra đối sách chống lại mưu đồ và hành động xâm lược mới của thế lực bành trướng Trung Quốc. Như vậy, khi đất nước đối mặt với nguy cơ lớn, Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, trước hết là Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đã buông lơi trách nhiệm của mình đối với nước, với dân.
Trước dã tâm của nhà cầm quyền Trung Quốc, nhân dân muốn bày tỏ ý chí chống xâm lược, bảo vệ chủ quyền quốc gia, nhưng các cuộc biểu tình ôn hòa
trong mấy năm qua đều bị nhà cầm quyền trấn áp. Sau “vụ giàn khoan,” các
cuộc biểu tình yêu nước của dân vẫn không được chính quyền ủng hộ, mà còn dùng nhiều hình thức ngăn trở, phá đám nên
không đạt quy mô và hiệu quả thể hiện đúng sự phẫn nộ và đoàn kết của 90 triệu dân Việt trước kẻ xâm lăng.
Nghiêm
trọng hơn nữa là sự mất cảnh giác và tình trạng đột ngột tê liệt đến khó hiểu của nhà cầm quyền và các lực lượng an ninh để cho những phần tử xấu chen vào các cuộc biểu tình kích động bạo động phá hoại ở một số nơi, gây thiệt hại cho một số doanh nghiệp nước ngoài, cho nền kinh tế và cho uy tín quốc gia. Dư luận chưa được biết chính xác ai đứng sau những vụ kích động có chủ đích này, song thấy rõ một điều là nhà cầm quyền Trung Quốc đã lập tức thổi phồng những cuộc bạo động này để làm mờ hành vi xâm lược ở Biển Đông và bôi xấu hình ảnh Việt Nam. Các cấp chính quyền nước ta trong khi trợ giúp các doanh
nghiệp bị thiệt hại, trấn an các nhà đầu tư nước ngoài, lại lấy các sự cố đó làm cớ để ngăn chặn nhân dân tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược.
Tình thế hiểm nghèo của
đất nước hiện nay vừa thách thức nghiêm trọng, vừa tạo cơ hội lớn cho dân tộc
ta chấn hưng đất nước theo con đường dân tộc và dân chủ, trước hết là giải tỏa
nhận thức mơ hồ về thế lực bành trướng Trung Quốc, thấy rõ sự xâm nhập, lũng
đoạn bằng nhiều thủ đoạn tinh vi và thâm độc của thế lực này trên nhiều mặt mà
nước ta phải phấn đấu để thoát khỏi sự phụ thuộc, xây dựng quan hệ láng giềng
hòa bình, hữu nghị trên cơ sở tự chủ, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
Dư luận xã hội ghi nhận
và ủng hộ những quan điểm và hành động tích cực trong thời gian gần đây của
không ít người có trách nhiệm trong bộ máy cầm quyền ở các ngành, các cấp trước
mưu đồ bành trướng của Trung Quốc. Trong những biểu hiện đó, nổi lên lời phát
biểu của Thủ tướng tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN họp ngày 11-5, tại hội nghị
Diễn đàn kinh tế thế giới khu vực Đông Á ngày 22-5, đặc biệt là lời khẳng định
“Việt Nam nhất định không chịu đánh đổi chủ quyền thiêng liêng để nhận lấy một
thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”, thể hiện đúng ý chí của
nhân dân ta.
Tình hình hiện nay đòi
hỏi và tạo cơ sở cho các cán bộ, đảng viên trung thành với tâm nguyện vì dân vì
nước cùng với nhân dân vạch rõ và đấu tranh không khoan nhượng chống lại những
quan điểm và thái độ nhu nhược đối với kẻ xâm lược, dùng bạo lực, lừa mị đối
với dân, lo mất chức quyền hơn mất nước của một số người lãnh đạo ở cơ quan
Trung Ương và các cấp, đặc biệt là những kẻ có quan hệ mờ ám với nhà cầm quyền
Trung Quốc.
Những nhân tố tích cực trong giới cầm quyền cần thoát khỏi sự khống
chế và kìm hãm lâu nay, gắn bó mật thiết với dân để cùng nhân dân thúc đẩy cải
cách chính trị, chuyển đổi thể chế từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa,
gắn với cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng
hoảng toàn diện và sâu sắc hiện nay, mở ra một trang mới trong lịch sử dân tộc.
Chỉ có như vậy chúng ta mới tập hợp, đoàn kết được toàn dân tộc và thu hút được
sự đồng tình, ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ để có đủ sức mạnh bảo vệ và
phát triển đất nước.
Không một thủ đoạn lừa
bịp, hăm dọa hay bạo lực nào từ bên ngoài có thể khuất phục được ý chí bảo vệ
Tổ quốc của nhân dân ta!
Không một sự lừa mị, một
hành động trấn áp nào có thể lung lạc được tinh thần yêu nước của nhân dân!
Chúng tôi tin tưởng rằng
cuộc đấu tranh nêu trên của những đảng viên vì nước vì dân của Đảng CSVN sẽ
được nhân dân nhiệt tình ủng hộ, góp sức.
Mọi người Việt Nam hãy đồng lòng kiên
quyết đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia bằng nhiều hình thức thể
hiện rõ tính chính nghĩa và nhân văn, hết sức cảnh giác trước những thủ đoạn
kích động của thế lực bành trướng Trung Quốc và tay sai, hết lòng cổ vũ, hỗ trợ
các chiến sĩ bảo vệ biển đảo và ngư dân bám biển, đồng thời góp phần tích cực
thúc đẩy cải cách chính trị, xây dựng nền dân chủ và pháp trị thực sự, đổi mới
và phát triển kinh tế, văn hóa để bảo vệ chủ quyền, đưa đất nước thoát khỏi lệ
thuộc và tụt hậu.
Chúng tôi mong nhận được
sự đồng tình, hưởng ứng của đồng bào ở trong và ngoài nước cùng với nhiều đảng
viên ĐCSVN, thể hiện trước hết bằng việc ký thư ngỏ này và vận động nhiều người
khác tham gia.
Để ký tên xin ghi
rõ: (1) họ tên; (2) nghề nghiệp; (3) địa chỉ cư trú (mức thành phố, tỉnh); (4) nước nơi đang cư trú; và gửi về địa chỉ thungovn2014@gmail.com
|
Những người ký tên đầu
tiên và tập đoàn CSVN,
1. Phạm
Xuân Yêm, nguyên Giám đốc Nghiên cứu Khoa học (CNRS), Đại học Pierre et
Marie Curie, Paris, Pháp
2. Nguyễn
Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử, Huế
3. Tô
Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
4. Nguyễn
Trọng Vĩnh, Thiếu tướng, Hà Nội
5. J.B
Nguyễn Hữu Vinh, kỹ sư, blogger, nhà báo tự do, Hà Nội
6. Dương
Tường, nhà thơ – dịch giả, Hà Nội
7. Hoàng
Minh Tường, nhà văn, Hà Nội
8. Trần
Thị Tươi, làm biên tập website, TP HCM
9. Hoàng
Tụy, GS, Viện Toán học, Hà Nội
10.
Nguyễn Đức Tùng, M.D., Canada
11.
Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ
Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà
Nội
12.
Tô Văn Trường, TS, chuyên gia tài nguyên nước và
môi trường, TP HCM
13.
Nguyễn Trung, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn
Kiệt, Hà Nội
14.
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
15.
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên về văn
hóa, TP HCM
16.
Phạm Toàn, nhà giáo nghỉ hưu, Hà Nội
17.
Nguyễn Minh Tịnh, Australia
18.
Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An
Định, TP HCM
19.
Nguyễn Thị Thu, cán bộ nghỉ hưu, TP HCM
20.
Đào Tiến Thi, ThS, nhà giáo, nhà văn, nhà nghiên
cứu ngôn ngữ, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
21.
Lê Thân, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam,
nguyên cán bộ phong trào đấu tranh của nhân dân, sinh viên, học sinh tranh thủ
dân chủ Thành phố Đà Lạt, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
22.
JM. Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài
Gòn, TP HCM
23.
Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
24.
Trần Quang Thành, nhà báo, Slovakia
25.
Antôn Lê Ngọc Thanh, linh mục Dòng Chúa Cứu
Thế, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
26.
Thân Hải Thanh, nguyên Tổng Giám đốc
Benthanhtourist, TP HCM
27.
Trần Thị Băng Thanh, nghiên cứu văn học cổ Việt
Nam, Hà Nội
28.
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
29.
Trần Công Thạch, nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn
30.
Nguyễn Hữu Tế, TP HCM
31.
Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
32.
Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của
Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn
Khải, Hà Nội
33.
Trần Ngọc Sơn, kỹ sư, Pháp
34.
Tô Lê Sơn, kỹ sư cơ khí, TP HCM
35.
André Menras Hồ Cương Quyết, cựu tù chính
trị chế độ cũ, Cộng hòa Pháp
36.
Bùi Minh Quốc, nhà báo, nguyên Tổng Biên tập tạp
chí Lang Bian, Đà Lạt
37.
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá, nguyên cán bộ Bộ Công
an, Hà Nội
38.
Đặng Bích Phượng, đã nghỉ hưu, Hà Nội
39.
Hiền Phương, nhà văn, TP HCM
40.
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên thành viên
IDS, Hội An
41.
Hà Sĩ Phu, TS, nhà văn tự do, Đà Lạt
42.
Nguyễn Hữu Châu Phan, nhà nghiên cứu, Huế
43.
Nguyễn Văn Nhượng, kỹ sư, Thụy Sĩ
44.
Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Chủ bút nhật báo Tin Sáng
Sài Gòn, TP HCM
45.
Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà
Lạt
46.
Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban
Nghiên cứu của Thủ tướng, Hà Nội
47.
Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên
cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
48.
Nguyễn Đình Nguyên, TS, Australia
49.
Hạ Đình Nguyên, hưu trí, TP HCM
50.
Nguyên Ngọc, nhà văn, Hội An – Hà Nội
51.
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
52.
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài
Gòn Giải phóng, TP HCM
53.
Trần Tố Nga, nhà giáo về hưu, Huân chương Bắc
Đẩu Bội Tinh của Pháp, hiện sống ở Paris
54.
La Thi Nga, sinh viên, CHLB Đức
55.
Ngô Minh, nhà thơ, Huế
56.
Phạm Gia Minh, TS Kinh tế, Hà Nội
57.
GBt. Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận
Sài Gòn, TP HCM
58.
Phan Đắc Lữ, nhà thơ, TP HCM
59.
Lê Thăng Long, kỹ sư, TP HCM
60.
Mai Thái Lĩnh, nhà giáo nghỉ hưu, nhà nghiên cứu
độc lập, Đà Lạt, Lâm Đồng
61.
Hồ Uy Liêm, PGS TS, nguyên quyền Chủ tịch Liên
hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
62.
Cao Lập, hưu trí, cựu tù chính trị Côn Đảo,
nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới – Saigontourist
63.
Võ Thị Lan, cán bộ hưu trí (Công an TP- HCM), TP
HCM
64.
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
65.
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học
Việt Nam, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP HCM
66.
Trần Minh Khôi, kỹ sư điện toán, Đức
67.
Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về phát triển
nông thôn, TP HCM
68.
Hoàng Hưng, nhà thơ, nhà báo tự do, TP HCM
69.
Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng dạy đại học, TP HCM
70.
Nguyễn Thế Hùng, GS TS ngành Thủy lợi, Phó
Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, TP Đà Nẵng
71.
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận Vinh
72.
Tô Hòa, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải
phóng, TP HCM
73.
Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa
Thông tin, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Huế
74.
Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên chánh văn phòng
Ban Dân vận Thành ủy, TP HCM
75.
Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện
Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
76.
Phạm Duy Hiển, kĩ sư, đã nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng
Tàu
77.
Vũ Sinh Hiên, nhà nghiên cứu, TP
HCM
78.
Nguyễn Công Hê, TP HCM
79.
Nguyễn Thị Thanh Hằng, dược sĩ, Pháp
80.
Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
81.
Đặng Thị Hảo, TS, Hà Nội
82.
Nguyễn Gia Hảo, chuyên gia tư vấn (Kinh tế đối
ngoại) độc lập, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng Chính phủ (Võ Văn
Kiệt), trọng tài viên Trung tâm Trọng tài (Thương mại) Quốc tế Việt nam (VIAC),
Hà Nội
83.
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công
nghệ và Môi trường, Hà Nội
84.
Nguyễn Tất Hanh, họa sĩ, nhà thơ, hội viên Hội
Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hải Phòng
85.
Phạm Bá Hải, Ths Kinh tế, Sài Gòn
86.
Đặng Hạ, lão thành cách mạng, đã nghỉ hưu, Hà
Nội
87.
Lê Minh Hà, nhà văn, Đức
88.
Lê Công Giàu, nguyên Tổng Thư ký Tổng hội Sinh
viên Sài Gòn 1966, nguyên Giám đốc Trung Tâm xúc tiến thương mại đầu tư, TP HCM
89.
Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo về hưu, Pháp
90.
Nguyễn Hoàng Giao, nghiên cứu sinh tại Đại học
Macquarie, Australia
91.
Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn truyền hình,
nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Truyền thông Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch
hóa Gia đình, Hà Nội
92.
Lê Mạnh Đức, hưu trí, TP HCM
93.
Huy Đức, nhà báo độc lập, TP HCM
94.
Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí đã nghỉ hưu, TP HCM
95.
Phạm Ngọc Đăng, GS TSKH, Nhà giáo Nhân dân, Hà
Nội
96.
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
97.
Nguyễn Đức Dương, nghiên cứu tiếng Việt, cán bộ
nghỉ hưu, TP HCM
98.
Lê Đăng Doanh, TS Kinh tế, nguyên thành viên Ban
Nghiên cứu của Thủ Tướng, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
99.
Doãn Mạnh Dũng, kỹ sư Khai thác Vận tải biển,
Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Biển TP HCM, TP HCM
100.
Hoàng Dũng, PGS TS, Đại học Sư phạm TP HCM, TP
HCM
101.
Nguyễn Xuân Diện, TS Ngữ văn, Hà Nội
102.
Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
103.
Phạm Công Cường, TS Hóa học, nguyên giảng viên
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, cán bộ Viện Nghiên cứu Năng lượng Nguyên tử
Quốc gia, Hà Nội
104.
Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn tự do, Đà Lạt
105.
Ngô Thị Kim Cúc, nhà văn, nhà báo, TP HCM
106.
Tống Văn Công, nguyên Tổng Biên tập báo Lao
Động, TP HCM
107.
Nguyễn Kim Chung, giáo viên dạy toán đã về hưu,
TP HCM
108.
Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, nguyên
Phó phòng Tạp chí Nghiên cứu văn học, Viện Văn học, Hà Nội
109.
Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
110.
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, Sài Gòn
111.
Nguyễn Văn Binh, nguyên dân biểu Quốc hội
Sài Gòn, TP HCM
112.
Nguyễn Thị Hoàng Bắc, nhà giáo, nhà văn, Hoa Kỳ
113.
Trần Ngọc Báu, nghỉ hưu, Thuỵ Sĩ
114.
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí
thức, TP HCM
115.
Nguyễn Quang A, TS, nguyên Viện trưởng
Viện IDS, Hà Nội
Đợt 2:
116.
Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, nguyên
Phó ban Việt ngữ đài RFI, Pháp
117.
Lại Nguyên Ân, nhà
nghiên cứu văn học, Hà Nội
118.
Nguyễn Tường Thụy, viết báo tự do, Hà Nội
119.
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
120.
Nguyễn Lộc, giảng dạy Đại học, TP HCM
121.
Ý Nhi (Hoàng Thị Ý
Nhi), làm thơ, TP HCM
122.
Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ Nha
khoa, TP HCM
123.
Nguyễn Quang Thân, nhà
văn, TP HCM
124.
Dạ Ngân, nhà văn, TP
HCM
125.
Bùi Minh Quỳnh, kỹ sư cầu đường, Nghệ An
126.
Nguyễn Văn Dũng, nhà
giáo, nhà văn, Huế
127.
Nguyễn Huy Văn, kỹ sư điện, TP HCM
128.
Vũ Thị Bích, hưu trí, Pháp
129.
Nguyễn Viết Lầu, giảng viên hưu trí, Hà Nội
130.
Đỗ Xuân Thọ, TS Cơ học ứng dụng, Hà Nội
131.
Le Van Minh, CH Czech
132.
Nguyễn Minh Đào, cán bộ hưu trí 57 tuổi Đảng, tỉnh An Giang
133.
Bùi Thị Thiện Căn, nhà giáo hưu trí, Hà Nội
134.
Trần Khắc Trí, nghề tự do, Lâm Đồng
135.
Nguyễn Văn Thanh, cử nhân kinh tế, TP HCM
136.
Bùi Đức Hiệp, nhân viên vận tải, TP HCM
137.
Nguyễn Trí, cử nhân kinh tế, TP HCM
138.
Võ Thanh Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội
139.
Huu Loi Ngo nhà phản biện tự do, Huế
140.
Phan Cự Cường, kỹ sư ô tô, Hà Nội
141.
Nguyễn Phương Nam, cán bộ nghỉ hưu, Bà Rịa – Vũng Tàu
142.
Nguyễn Cao Phong, Hà Nội
143.
Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, Giáo sư Danh dự Thực thụ, Đại học Liège, Bỉ
144.
Đỗ Thành Long, giáo viên, TP HCM
145.
Nguyễn Văn Túc, cựu quân nhân tình
nguyện chiến trường Campuchia, Thái
Bình
146.
Doãn Quốc Khoa, TS, kiến trúc sư, giảng viên đại học, Hà Nội
147.
Nguyễn Văn Phú, nghiên
cứu và giảng dạy CNRS, Pháp
148.
Phạm Thế Phương, kỹ sư, Hải Phòng.
149.
Hoàng Quý Thân, PGS TS
ngành hệ thống điện, Hà Nội
150.
Nguyễn Quang, kỹ sư, CH Czech
151.
Lê Phú Khải, nguyên phóng
viên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Nam, TP HCM
152.
Đoàn Viết Hiệp, kỹ sư điện toán, Pháp
153.
Trần Việt Thắng, ThS khoa học, Hà Nội
154.
Hồ Trọng Để, kỹ sư cơ khí, TP HCM
155.
Tran Van Minh, nghỉ hưu, Đà Nẵng
156.
Lê Văn Ngọ, kỹ sư đã nghỉ hưu, Nha trang
157.
Lê Hoàng Lan, TS, cán bộ về hưu, Hà Nội
158.
Le Xuan Dieu, kinh
doanh, TP HCM
159.
Bùi Phan Thiên Giang, kỹ sư Tin học, TP HCM
160.
Hồ Văn Thân, nghề nghiệp tự do, TP HCM
161.
Tran Van Thuan, CNC
Programmierer, CHLB Đức
162.
Nguyễn Quang Cương, nhân viên bán
hàng kỹ thuật, Hà Nội
163.
Nguyễn Đức Quyết, kỹ sư xây dựng, CHLB Đức
164.
Đoàn Kim Dung, giáo viên
hưu trí, Hà Nội
165.
Lê Văn Oánh, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
166.
Le Xuan Vinh, nông dân,
TP HCM
167.
Đinh Việt Bình, nguyên giảng viên trường Đại học Ngoại Ngữ – Đại học Quốc gia, Hà Nội
168.
Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TP HCM
169.
Nguyễn Đình Quyền, kiến trúc/ xây dựng, TP HCM
170.
Phan Hữu Nam, CH Czech
171.
Huyen Stefan, California
State Employee, Hoa Kỳ
172.
Hoàng Thế Đức, kỹ sư, Hà Nội
173.
John Pham, học sinh, Hoa Kỳ
174.
Hà Dương Tuấn, nguyên chuyên
gia công nghệ thông tin, Pháp
175.
Nguyen Van Hai, kỹ sư, doanh nhân,
Cambodia
176.
Nguyễn Vũ, kỹ sư, hành nghề tự do, TP HCM
177.
Đặng Văn Lập, kiến trúc sư, Hà Nội
178.
Nguyễn Thiện Nhân, kế toán, Bình Dương
179.
Nguyen Phu Vinh, kỹ sư, TP HCM
180.
Ngô Minh Danh, giáo
viên, Đồng Nai
181.
Đặng Trần Hùng, bác sĩ, Hà
Nội
182.
Nguyễn Ngọc Thạnh, dược sĩ, Canada
183.
Trần Thế Việt, nguyên Bí thư Thành ủy Đà Lạt, Lâm Đồng
184.
Hoàng Ngọc Trường, kỹ sư hàng hải, thuyền trưởng, Hà Nội
185.
Trần Văn Bang, kỹ sư, cựu binh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc, TP HCM
186.
Nguyễn Văn Lý, cử nhân, lao động tự do, Hà Tĩnh
187.
Tống Hoàng Nhân,
công nhân, Huế.
188.
Phạm Tuấn Trung, kỹ sư tin, Australia
189.
Vũ Tuấn, GS TS, Đại học Sư phạm Hà Nội, đã nghỉ hưu, Hà Nội
190.
Ngô Đức Minh, dạy học, TP HCM
191.
Ngọc Dung Lê, nguyên
Tổng Biên tập báo Vietnameuropa, nhà báo quốc tế IFJ, CH Czech
192.
Nguyễn Quốc Ân, dược sĩ đại học, Hà Nội
193.
Tran Thi Quy, giáo viên,
nghỉ hưu, CHLB Đức
194.
Vinh Nguyễn, công nhân, Hoa
Kỳ
195.
Pet. Xuân Nguyễn, Công nghệ thông tin, TP HCM
196.
Giuse Nguyễn Công Bắc, linh mục giáo phận Vinh, Nghệ An
197.
Phạm Văn Lễ, kỹ sư cầu đường, TP HCM
198.
Hoàng Anh Vũ, chuyên gia
công nghệ ngân hàng, Indonesia
199.
Khuất Thu Hồng, nghiên cứu khoa học xã hội, Hà Nội
200.
Thu San Nguyễn Thế Hùng, TS Vật lý, Viện Vật lý, Hà Nội
201.
Tuyet A Jethwa, cử nhân kinh tế, Nhật Bản
202.
Nguyễn Thế Việt, TS Ngữ văn, CHLB Đức
203.
Vũ Quang Chính, nhà luận phê bình phim,
Hà Nội
204.
Trần Thị Hường, kỹ sư kinh tế điện (về hưu), Hà Nội
205.
Phạm Trọng Chánh, TS, nhà nghiên cứu, Pháp
206.
Pham Tuan Anh, kinh
doanh, Praha, CH Czech
207.
Lê Toàn, nhà giáo hưu trí, Đà Nẵng
208.
Nguyen Thanh
Chính, Hoa Kỳ
209.
Nguyễn Ngọc Duyên, TS,
Australia
210.
Nguyễn Hữu Phùng, bác sĩ hưu trí, Đà Nẵng
211.
Trần Ngọc Tuấn, nhà báo, CH
Czech
212.
Chu Văn Tiên, kỹ sư, CHLB Đức
213.
Phạm Minh Hoàng, cựu giảng viên Đại học Bách khoa TP
HCM, TP HCM.
214.
Chu Quốc Khánh, kỹ sư điện tử, cử nhân kinh tế, Hà Nội
215.
Phạm Hồng Hà, cán bộ hưu trí, Nghệ An
216.
Nguyễn Thanh Nga, MBA,
Hà Nội
217.
Nguyễn Ngọc Bảo, kỹ sư, trách nhiệm an ninh thông
tin, Pháp
218.
Phạm Duy Hiển, hưu trí, Gia Lai
219.
Lê Văn Chinh, kỹ sư xây dựng, Đà Nẵng
220.
Trần Thị Thúy Lan, nhân
viên trợ lý dự án, Hà Nội
221.
Nguyễn Đăng Lập, kỹ sư, Bà Rịa – Vũng Tàu
222.
Nguyễn Văn Vinh, hưu trí, Hà Nội
223.
Nguyễn Văn Thạnh, kỹ sư, Đà Nẵng
224.
Phạm Cường, đạo diễn, CHLB Đức
225.
Nguyễn Đào Trường, cán bộ hưu, Hải Dương
226.
Trần Rạng, nhà giáo, TP
HCM
227.
Nguyễn Hoàng Thanh
Liêm, An Giang
228.
Cao Nghĩa, kỹ sư cơ khí, Đà Nẵng
229.
Lê Tiên Hoàn, nghỉ hưu, Hà Nội
230.
Lê Xuân Đôn, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên học sinh Việt Nam Liên bang
Australia, Australia
231.
Nguyễn Tuấn Anh, kinh doanh
tự do, Hà Nội
232.
Phan Tinh, kỹ sư, Anh
233.
Trần Văn Tùng, lao động tự do, Tuyên Quang
234.
Nguyễn Hữu Thao, cựu quân nhân F289,
Bộ Tư lệnh Công binh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bulgaria
235.
Đỗ Thành Nhân, quản lý doanh nghiệp, Quảng Ngãi
236.
Nguyễn Minh Sang, làm ruộng, Bắc Giang
237.
Quý Hải, nhà tư vấn & đào tạo, TP HCM
238.
Phan Đình Hùng, kỹ sư vỏ tàu thuỷ, đăng kiểm (đã nghỉ hưu), Australia
239.
Trần Ngọc Hùng, y sĩ, Bình Dương
240.
Nguyễn Thị Thanh Tâm, nhà đầu tư, Hà Nội
241.
Trịnh Hồng Kỳ, nhân viên
xuất nhật khẩu, TP HCM
242.
Vũ Tuấn, TS phần mềm và điện tử, CHLB Đức
243.
Đào Văn Bính, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
244.
Trần Hữu Lực, kỹ sư điện tử, TP HCM
245.
Trần Tư Bình, giáo chức, chủ nhiệm web chữ Việt nhanh, Sydney,
Australia
246.
Lê Quang Thanh, TP HCM
247.
Đào Đình Bình, kỹ sư hưu trí, Hà Nội
248.
Huỳnh Thị Ngọc Tuyết, hưu trí, TP HCM
249.
Nguyễn Minh Hiền, nguyên Tổng biên tập báo Doanh Nhân
Sài Gòn, TP HCM
250.
Trần Hữu Khánh, hưu trí, TP HCM
251.
Phạm Văn Đỉnh, TS KH, Pháp
252.
Nguyễn Khánh Hưng, kiểm toán viên, Hoa
Kỳ
253.
Phan Quốc Tuyên, kỹ sư tin học, Thụy Sĩ
254.
Lý Đăng Thạnh, người chép Sử, TP HCM
255.
Phạm Thanh Lâm, kỹ sư điện tử, Đan Mạch
256.
Lê Manh Tiên, kinh
doanh, Lào
257.
Vũ Ngọc Thăng, dịch giả, Canada
258.
Việt Linh, đạo diễn, TP HCM
259.
Phạm Văn Thành, Pháp
260.
Đoan Trang, nhà báo, Hoa
Kỳ
261.
Đặng Kim Toàn, tư doanh, Hoa kỳ
262.
Nguyễn Cường, kinh doanh, CH
Czech
263.
Trần Văn Tấn, kỹ sư, CHLB Ðức
264.
Phan Thanh Bình, Hoa Kỳ
265.
Lê Công Định, tù nhân tư tưởng, bị quản chế, TP HCM
266.
Nguyễn Hồng Quân, kỹ sư xây dựng, TP HCM
267.
Trần Viết Tôn, bác sĩ,
CHLB Đức
268.
Trần Thị Thanh Tâm, nghỉ hưu, Ba Lan
269.
Phạm Toàn Thắng, kinh doanh, CH
Czech
270.
Trần Thị Quyên, giáo viên,
TP HCM
271.
Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư tin học, Pháp
272.
Nguyễn Trung Thành, kỹ sư Giao thông Vận tải, Phú Thọ
273.
Đặng Lợi Minh, giáo viên
hưu trí, Hải Phòng
274.
Ngô Đức Thọ, PGS TS, nhà
nghiên cứu di sản Hán Nôm, Hà Nội
275.
Le Luc, họa sĩ, Canada
276.
Nguyễn Quốc Quân, TS Toán,
Hoa Kỳ
277.
Nguyễn Minh Mẫn, kỹ sư, Canada
278.
Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Canada
279.
Nghiêm Ngọc Trai, kỹ sư xây dựng đã nghỉ hưu, Hà Nội
280.
Nguyễn Xuân Thọ, kỹ sư điện tử, CHLB Đức
281.
Nguyễn Trọng Hoàng, bác sĩ y
khoa, Pháp
282.
Nguyễn Quế Hương, kiến trúc sư, Hoa Kỳ
283.
Hà Minh Hiển, TS Hoá học, Ba Lan
284.
Võ Tiến Khai, kỹ sư Cơ khí, Biên Hòa
285.
Trương Long Điền, công chức hưu trí, An Giang
286.
Trần Định Quốc Khai Nguyên, FAA
Honeywell Aerospace, Hoa Kỳ
287.
Hoàng Dương Tuấn, giáo sư đại học công nghệ Sydney
(University of Technology, Sydney), Australia
288.
Nguyễn Hữu Sâm, cựu Giáo sư Trung học đệ nhị cấp, hồi hưu, Australia
289.
Tien Loc Nguyen, nhà
văn, Canada
290.
Thi Canh Nguyen, công
nhân, Canada
291.
Thu Hai Irich,
giáo viên, Canada
292.
Nguyễn Công Nghĩa, TS
bác sĩ, nghiên cứu viên đại học Waterloo, Canada
293.
Trần Quang Ngọc, TS, nghiên cứu khoa học, Hoa Kỳ
294.
Nguyễn Sỹ Phương, Dr, CHLB Đức
295.
Nguyễn Thanh Lam,
nghiên cứu khoa học, Viện Công nghệ California, Hoa
Kỳ
296.
Hanson Ngo, kỹ sư, Australia
297.
Trần Quốc Hải, TS Địa chất, Hà Nội
298.
Nguyễn Thanh Sơn, viết văn thơ (bút danh: Trầm Hương Thơ), CHLB Đức
299.
Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục Lâm Đồng, Lâm Đồng
300.
Phan Dương, kỹ sư, TP HCM
301.
Phạm Đỗ Chí, TS Kinh tế, chuyên gia độc lập, Hoa Kỳ
302.
Nguyễn Ngọc Thạch, hưu trí, TP HCM
303.
Phan Thành Khương, nhà giáo, Ninh
Thuận
304.
Nguyen Diep, Hoa Kỳ
305.
Phạm Anh Tuấn, kỹ sư, Australia
306.
Pham Dang Lam, kỹ sư, Australia
307.
Nguyễn Văn Dũng, TS Vật lý, nguyên là
cán bộ của Viện Khoa học Việt Nam, Hoa Kỳ
308.
Nguyễn Văn Mạnh, cử nhân, TP HCM
309.
Nguyễn Văn Bôn, kỹ sư, nguyên Đại uý Viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội
310.
Phạm Như Hiển, dạy học, Thái Bình
311.
Nguyen Minh Dang, kỹ sư, TP HCM
312.
Nguyễn Văn Nghiêm, thợ hớt tóc, Hòa Bình
313.
Trần Quốc Hùng, cựu giáo viên, TP
HCM
314.
Nguyễn Xuân Liên, giám
đốc bảo tàng, Quảng Bình
315.
Giáng Vân, nhà thơ, nhà báo, Hà Nội
316.
Nguyễn Văn Nghiêm, nhà
giáo nghỉ hưu, Hà Nội
317.
Nguyễn Việt Anh, cựu sinh viên Học viện Hành chính Quốc gia; sinh viên Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
318.
Tran Hung Thinh, hưu trí, Hà Nội
319.
Nguyễn Thị Kim Thoa, bác sĩ,
TP HCM
320.
Nguyễn Hồng Khoái, chuyên
viên tư vấn Tài chính, Hà Nội
321.
Hà Văn Thùy, nhà văn,
nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, TP HCM
322.
Chu Sơn, nhà văn, TP HCM
323.
Huỳnh Thị Ngọc Diệp, giảng viên Đại học Nông Lâm Huế, Huế
324.
Tạ Cao Nguyên, giáo viên Trung học Phổ thông, Lạng Sơn
325.
Bùi Ngọc Mai, cử nhân Khoa học, TP HCM
326.
Nguyễn Nhật Hoan, Hoa Kỳ
327.
Hà Văn Chiến, cựu chiến binh, Hà Nội
328.
Đào Minh Châu, tư vấn về chính sách công và hành chính công, Hà Nội
329.
Ho Van Thuy, kỹ sư hưu trí, Canada
330.
Nguyễn Thành Duy, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
331.
Nguyễn Đức Việt, IT Contractor,
Australia
332.
Đào Thanh Thủy, hưu trí, Hà Nội
333.
Nguyễn Thiện Tống, PGS TS, giảng viên hưu trí, TP HCM
334.
Vũ Quốc Ngữ, nhà báo, Hà Nội
335.
Nguyễn Đức Toàn, thạc sĩ kỹ thuật, TP HCM
336.
Trần Thiện Kế, dược sĩ, Hà Nội
337.
Trương Chí Tâm, cử nhân y khoa, TP
HCM
338.
Nguyễn Hữu Toàn, kỹ sư (nghỉ hưu), Hà Nội
339.
Nguyen Huu Loc, công
nhân, TP HCM
340.
Nguyễn Thế Thanh, nguyên Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Du lịch TP HCM, nguyên Tổng Biên tập báo Phụ Nữ TP HCM, TP HCM
341.
Nguyen Manh Cuong, kiến trúc sư, Hoa Kỳ
342.
Âu Dương Toàn, kỹ sư thủy lợi thủy điện, Huế
343.
Nguyễn Quốc Hùng, kỹ sư, doanh nhân ngoài
quốc doanh, Hà Nội
344.
Hung Huynh, nghỉ hưu, Hoa Kỳ
345.
Nguyễn Dũng, kỹ sư, TP HCM
346.
Đinh Thị Quỳnh Như, TS giảng viên ĐH, hưu trí,TP HCM
347.
Tô Xuân Thành Vinh, doanh
nhân, Nghệ An
348.
Đỗ Hữu Hải, kỹ sư điện, Hà Nội
349.
Nguyễn Hữu Dư, Long An
350.
Hoàng Ngọc Cầm, TS KH, Hà Nội
351.
Đào Thế Long, TS, giảng viên đại học, TP HCM
352.
Cao Thế Đoàn, sinh viên,
Hà Nội
353.
Nguyễn Hữu Tuyến, kỹ sư hưu trí, TP HCM
354.
Phùng Chí Kiên,
designer, Hà Nội
355.
Đỗ Quý, thạc sĩ, Australia
356.
Phạm Văn Thọ (luật gia – nhà báo
Minh Thọ), TP HCM
357.
Nguyen Me Linh, TS, đảng viên, Huy hiệu 50 năm tuổi đảng, TP HCM
358.
Huỳnh Văn Quốc Ấn, giáo viên, Huế
359.
Vũ Hồng Phong, kỹ sư, TP HCM
360.
Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales,
Australia
361.
Dương Sanh, nhà giáo,
Khánh Hòa
362.
Phan Trần Minh, kinh
doanh, TP HCM
363.
Vũ Thu Hương, TS Địa vật lý, Hà Nội
364.
Nguyễn Xuân Quy, nghề nghiệp tự do, Tiền Giang
365.
Phạm Văn Minh, làm ruộng, Hà Nội
366.
Trần Bình Nam, bình
luận gia, nguyên sĩ quan Hải quân VNCH, cựu Dân Biểu Quốc hội VNCH, Hoa Kỳ
367.
Lê Doãn Thảo, Ths Vật lý Hạt nhân, hưu trí, Hà Nội
368.
Tạ Huy Tuyến, kỹ sư, Hà Nội
369.
Nguyen Van Hoang, nghiên
cứu, Nhật Bản
370.
Nguyễn Thu Nguyệt, nhà giáo về hưu, TP HCM
371.
Lý Thường, công nhân,
Australia
372.
Hoàng Trọng Luận, kỹ sư Điện tử Viễn thông, TP HCM
373.
Nguyễn Huy Canh, giáo
viên, đảng viên, Hải Phòng
374.
Trần Quốc Tuấn, kinh doanh, Hà
Nội
375.
Phạm Ngọc Thái, nhà thơ, Hà Nội
376.
Phùng Hoài Ngọc, ThS,
nguyên Trưởng bộ môn Ngữ văn Đại học An Giang, An Giang
377.
Ngô Minh Hải, chuyên viên
phân tích đầu tư, TP HCM
378.
Trần Tuấn, nghề ngiệp tự do, Nha Trang
379.
Nguyễn Thị Ngọc Giao, Hoa Kỳ
380.
Nguyễn Việt Thu, hưu trí, TP HCM
381.
Đinh Hoàng Thắng, TS, Thành viên
“Chương trình Minh triết Nghiên cứu Biển Đông”, Hà Nội
382.
Phạm Văn Lộc, nhân viên kế toán, TP HCM
383.
Huỳnh Hải Nam, kế toán, TP HCM
384.
Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
385.
Nguyen The Phuong, TS,
phát triển software, Canada
386.
Nguyễn Văn Viên, kinh
doanh, Hà Nội
387.
Nguyễn Ngọc Nại, Hà Nội
388.
Hoàng Anh Tuấn, TS KH,
Singapore
389.
Bùi Kim Yến, Hà Nội
390.
Thanh Tran, nurse,
Australia
391.
Phan Văn Hiến, PGS TS, Hà Nội
392.
Nguyễn Quang Luân, thợ ảnh, Gia Lai
393.
Trịnh Ngọc Phương, giáo viên, Phú Thọ
394.
Nguyễn Văn Hớn, kỹ sư, nghỉ hưu, Hà Nội
395.
Nguyễn Thượng Long, dạy học và viết báo, Hà Nội
396.
Nguyễn Văn Ngọc, từng là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Thụy Điển
397.
Trần Văn Thành, linh
mục, Quảng Bình
398.
Trần Hữu Hạnh, nguyên Giám đốc Đài Australia,
Australia
399.
Trần Đình Nam, nguyên Trưởng ban biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội
400.
Phạm Quang Long, linh
mục giáo phận Vinh, Nghệ An
401.
Dương Tùng, chăn
nuôi, Bình Dương
402.
Phạm Kỳ Đăng, làm thơ, viết báo, dịch thuật, CHLB Đức
403.
Nguyễn Hòa, cao học hành chánh Sài
Gòn, đã hưu, Hoa Kỳ
404.
Hoàng Xuân Ý, kỹ sư, Nghệ An
405.
Trần Thái Ái Thiên
Ân, TP HCM
406.
Cao Tuấn Huy, Đồng Nai
407.
Võ Văn Điểm, nhà báo, Hoa Kỳ
408.
Phạm Khiêm Ích,
nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội
409.
Ngô Đình Thẩm, đồ họa máy tính, TP HCM
410.
Lê Mạnh Năm, nghiên cứu viên, Hà Nội
411.
Hoàng Ngọc Giao, LS TS, Hà Nội
412.
Nguyễn Văn Quang, kỹ sư xây dựng, nghỉ hưu, Bạc Liêu
413.
Nguyễn Quang Ngọc, kỹ sư, Hà Nội
414.
Trần Quốc Hưng, công nhân, Đồng Nai
415.
Lê Tuấn, kỹ sư xây dựng, Hà Nội
416.
Đỗ Văn Hoàn, tu nghiệp sinh, Nhật Bản
417.
Lê Hiền Đức, công dân chống tham nhũng, Hà
Nội
418.
Vũ Quang Anh Tuấn, Phó Chủ tịch H Hiệp Hội Nails & Thẩm Mỹ Người Việt / Trưởng Phòng Ngoại Vụ Hiệp Hội Nails & Thẩm Mỹ Người Việt (Vietnamese
Nails & Beauty
Association USA), Hoa Kỳ
419.
Khổng Hy Thiêm, kỹ sư Điện, Khánh Hòa
420.
Nguyễn Anh Vân, luật sư, Hà Nội
421.
Lê Quôc Thai, kỹ sư tin học, Phap
422.
Trương Bá Thụy, dược sĩ, TP HCM
423.
Phan Thi Lien, kỹ sư cơ khí, Australia
424.
Nguyễn Minh Tiến, giáo viên, Phú
Thọ.
425.
Quách Đăng Triều, GS TSKH, thuộc Viện Hoá học Việt Nam, Hà Nội
426.
Diep Kim Lan, engineer,
Hoa Kỳ
427.
Nguyễn Việt, nghỉ hưu, Hà Nội
428.
Vũ Duy Hoàn, kỹ sư, Hà Nội
429.
Trịnh Tuấn Dũng, kỹ sư, Hà Nội
430.
Trần Khuê, nhà nghiên
cứu văn hoá, TP HCM
431.
Tô Oanh, giáo viên nghỉ hưu, Bắc Giang
432.
Trần Trung Chính, nhà
báo, Hà Nội
433.
Tran Thien Nien, TP HCM
434.
Nguyen Thi Xuan Hoa,
giáo viên đã về hưu có 60 năm tuổi đảng, TP HCM
435.
Đào Thị Ngọc Trâm, giáo viên
đã về hưu, TP HCM
436.
Nguyen Thi Lan, công
nhân, CHLB Đức
437.
Phạm Tấn Hà, chuyên gia
Tài nguyên nước, Buôn Ma Thuột
438.
Phạm Văn Mầu, cán bộ hưu trí, Hà Nội
439.
Phan Xuân Ngọc, nguyên Phó Hiệu trưởng Đại học Hàng hải, Nha Trang
440.
Đỗ Đình Tuân, giáo
viên nghỉ hưu, Hải Dương
441.
Nguyên Văn Nghĩa, kỹ sư, Nga
442.
Nguyễn Anh Tuấn, nhân viên văn
phòng, TP HCM
443.
Tuấn Khanh (tên đầy đủ Nguyễn Tuấn Khanh), nhạc sĩ, TP HCM
444.
Nguyễn Lưu, Hà Lan
445.
Lê Thanh Tùng, phóng
viên tự do, TP HCM
446.
Thu Nguyen, nhân viên bảo vệ, Hoa Kỳ
447.
Võ Công Bằng, kỹ sư xây dựng, TP HCM
448.
Nguyễn Hữu Cầu, nhà giáo nghỉ hưu, Canada
449.
Nguyen Thi Thu Thuy,
nhân viên tư vấn tâm lý học đường, TP HCM
450.
Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
451.
Chu Văn Hòa, cử nhân, CHLB Đức
452.
Đặng Vũ Chương, Nga
453.
Thúy Ngoan, designer, Hà
Nội
454.
Lê Nguyên Hải, kỹ sư tin học, Hoa Kỳ
455.
Lê Văn Điền, TS Toán học, Ba Lan
456.
Hồ Vĩnh Trực, kỹ thuật viên vi tính, TP HCM
457.
Nguyen Minh Nhut, mục sư, Hoa Kỳ
458.
Bui Quang Trung, kỹ sư xây dựng, Pháp
459.
Lương Nguyễn Trãi, giáo viên
Trung học Phổ thông, TP HCM
460.
Trần Hồng Nhung, PGS TS Vật lý, cán bộ hưu trí, Hà Nội
461.
Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao),
TS Kinh tế, nguyên GS Đại học Laval, Canada
462.
Phạm Văn Đảng, lái xe, Bà Rịa – Vũng Tàu
463.
Truong Vinh Phuc, cựu chiến binh, hưu trí, Hà Nội
464.
Nguyễn Hồng Phi, họa sĩ, Thái Lan
465.
Phạm Ngọc Luật, nhà báo, nguyên
Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội
466.
Nguyễn San, ứng viên TS Vật lý Hải dương, Hoa Kỳ
467.
Võ Quang Tu, hưu trí, Canada
468.
Hồ Sĩ Phú, ThS, kỹ sư, TP HCM
469.
Khương Việt Hà, ThS, nghiên
cứu văn học, Hà Nội
470.
Tran Kim Nhung, hưu trí, TP HCM
471.
Trương Lợi, kỹ sư, TP HCM
472.
Mai An Nguyễn Anh Tuấn, nhà làm phim độc lập, nhà báo tự do, Hà Nội
473.
Lê Mạnh Hùng, kỹ sư Điện, CHLB Đức
474.
Hoàng Đình Tú, kỹ sư, TP HCM
475.
Thọ Lê, nhà giáo nghỉ hưu, Australia
476.
Nguyễn Út Việt, sinh viên trường Đại học Luật TP HCM, Ninh Thuận
477.
Trần Công Tâm, TS,
nguyên cán bộ khoa học, Nga
478.
Phan Hùng, bộ đội nghỉ hưu, Hà Nội
479.
Phi Chu, thợ máy, Hoa Kỳ
480.
Võ Nam Việt, Nga
481.
Tuan Tran, kỹ thuật gia hàng không,
Hoa Kỳ
482.
Đoàn Thị Kim Dung, giáo
viên, hưu trí, Hà Nội
483.
Nghiêm Sĩ Cường, kinh doanh, Hà
Nội
484.
Nguyễn Thế Tuyển, bác sĩ, Bắc Giang
485.
Tạ Quang Trung, luật sư tòa Thượng Thẩm, nguyên hội viên Hội đồng Luật sư luật sư đoàn tòa Thượng thẩm Sài Gòn, Hoa Kỳ
486.
Pham Thuc, công nhân, Na
Uy
487.
Le Dinh Hong, kế toán, Canada
488.
Le Thi Nhan, nội trợ, Canada
489.
Nguyễn Đình Hòa, đầu tư địa ốc, Hoa Kỳ
490.
Trần Trung Sơn, giảng viên trường Sĩ quan không
quân, Khánh Hòa
491.
Thích Nguyên Hùng, tu
sĩ, Pháp
492.
Nguyễn Văn Thạch, sinh viên Đại học Kinh tế, TP HCM
No comments:
Post a Comment