Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday, 28 May 2014

Trung Quốc, Việt Nam đổ lỗi cho nhau trong vụ chìm tàu cá


EVIL chinese fishing Boats ATTACKS Vietnamese fishing boats...

SOS SOS SOS HELP Vietnamese fishermen in Vietnam Coast
Forty Chinese fishing vessels encircled a group of Vietnamese boats in Vietnam Coast
Expansionist ECIL chinese BACK-OFF Vietnam

 
__._,_.___

Posted by: Minh 70/2

Trung Quốc, Việt Nam đổ lỗi cho nhau trong vụ chìm tàu cá

Tàu Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu kiểm ngư Việt Nam gần giàn khoan.
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

  • Trung Quốc bác tuyên bố chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa
  • Việt Nam chuẩn bị kiện Trung Quốc về vụ giàn khoan
  • Nghe Tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu Việt Nam gần giàn khoan
  • 2 người bị tù vì biểu tình bạo động chống Trung Quốc
  • Hình ảnh/Video Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
  • Một phụ nữ tự thiêu phản đối Trung Quốc trước Dinh Thống Nhất

Hình ảnh/Video

Trang ảnh

Biểu tình trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London

Trang ảnh

Biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam

Trang ảnh

Tuần hành phản đối Trung Quốc tại Busan, Hàn Quốc

Ðường dẫn

CỠ CHỮ 
27.05.2014
Cả Hà Nội và Bắc Kinh đều lên tiếng cáo buộc nhau gây ra vụ chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam gần giàn khoan dầu gây tranh cãi của Trung Quốc ở Biển Đông mà Việt Nam nói nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Việt Nam nói rằng khoảng 40 tàu cá của Trung Quốc đã bao vây rồi đâm chìm tàu cá của ngư dân Đà Nẵng khiến 10 ngư dân rơi xuống biển nhưng sau đó đã được cứu sống.

Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm nay, 27/5, đã triệu đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến để phản đối các hành động đe dọa, tấn công tàu cá, xâm hại tính mạng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Trong khi đó, chính quyền Bắc Kinh hôm nay cho rằng tàu cá của Việt Nam đã tự ý đi vào vùng biển quanh giàn khoan dầu và đâm vào một tàu cá của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Tần Cương nói rằng ‘sự việc xảy ra cho thấy sự quấy rối và phá hoại trái phép và bất hợp pháp của Việt Nam nhắm vào các hoạt động bình thường của Trung Quốc là điều vô ích và sẽ chỉ làm tổn hại tới các lợi ích’ của Hà Nội.

  
Chúng tôi vẫn tin tưởng các ngư dân. Tàu cá Việt Nam báo cáo lại bằng văn bản đàng hoàng, cụ thể. Tôi tin tưởng rằng phía bên Việt Nam chúng tôi nói lên sự thật, còn phía Trung Quốc thì từ trước tới nay, nhiều lần nói không đúng sự thật, toàn là dựng chuyện và vu cáo lại...
Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam.
VOA Việt Ngữ đã liên lạc với ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, để hỏi thêm thông tin và được ông cho biết như sau.

Ông Nguyễn Việt Thắng: Anh em bên Đà Nẵng báo cáo lại rằng anh em đang đánh cá ở chỗ có cái giàn khoan 981 của Trung Quốc, tàu cá Việt Nam đang đánh cá tại các vùng đánh cá bình thường của chúng tôi từ trước tới nay thì các tàu của Trung Quốc ủi, đâm bể và chìm tàu. Các tàu cá Việt Nam đi cùng đoàn thì cũng đã cứu được và đem về nhà là 10 người.

VOA: Phía Trung Quốc hôm nay họ cũng đã lên tiếng nói rằng tàu của Việt Nam bị lật sau khi gây hấn và đâm vào tàu cá của Trung Quốc.
Không hiểu là bên phía Hội Nghề cá phản ứng ra sao trước tuyên bố này của Trung Quốc?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Cái đó là cái của Trung Quốc nói thôi còn về phía chúng tôi, chúng tôi vẫn tin tưởng các ngư dân. Tàu cá Việt Nam báo cáo lại bằng văn bản đàng hoàng, cụ thể. Tôi tin tưởng rằng phía bên Việt Nam chúng tôi nói lên sự thật, còn phía Trung Quốc thì từ trước tới nay, nhiều lần nói không đúng sự thật, toàn là dựng chuyện và vu cáo lại. Chúng tôi biết từ lâu rồi cho nên chúng tôi không thể tin tưởng được cái đấy [lời Trung Quốc].

VOA: Thưa ông, vì sao Hội Nghề cá lại kêu gọi ngư dân tiếp tục bám biển trong bối cảnh xảy ra tình trạng đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi kêu gọi bám biển vì đây là vùng biển truyền thống của chúng tôi từ trước tới nay. Trong bất cứ điều kiện gì thì chúng tôi vẫn tạo điều kiện cho bà con sinh sống bình thường bằng nghề cá của mình. Tất nhiên trong điều kiện hiện thời thì không phải bất cứ vùng nào thì tàu đánh cá Việt Nam cũng vào đánh cá mà chúng tôi chỉ đánh cá ở các vùng biển mà chúng tôi cho rằng đó là vùng biển của chúng tôi. Thì đó là cái việc thứ nhất.

Việc thứ hai, đấy cũng là hành động để chứng tỏ rằng không ai có thể xâm phạm vùng đánh cá truyền thống của chúng tôi từ trước tới nay.
  
Chúng tôi kêu gọi nhà nước, các cơ quan hữu quan, các cơ quan chấp pháp của Việt Nam tăng cường hiện diện để bảo vệ ngư dân. Và thứ hai, về kiểm ngư, chúng tôi vừa bảo vệ ngư dân, vừa bảo vệ ngư trường vừa bảo vệ quyền lợi.
Ông Nguyễn Việt Thắng.
VOA: Nhưng mà thưa ông, cũng có ý kiến cho rằng việc kêu gọi ngư dân tiếp tục ra bám biển thì nó cũng đẩy họ vào tình trạng nguy hiểm. Ông nghĩ sao về phản ứng này?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi thì cho rằng chúng tôi không đẩy bà con vào vùng nguy hiểm. Đấy là cái thứ nhất. Chúng tôi từ trước tới nay vẫn vậy thôi. Khi có bão táp, sau khi dứt bão táp thì bà con vẫn tiếp tục ra khơi đánh cá. Đó là cái chuyện bình thường từ trước tới nay. Nhưng mà trong điều kiện tình hình như thế này thì chúng tôi vẫn kêu gọi bà con rằng thứ nhất phải có tổ chức, có đoàn có đội và thứ hai là phải có trao đổi thông tin để có những vùng đánh cá tương đối an toàn nhưng mà vẫn bảo đảm được là đánh cá có hiệu quả. Thì hai thì cũng phải khẳng định được cái chủ quyền chứ không ai có thể xâm phạm được trên vùng biển của chúng ta. Chứ còn chúng tôi cũng không kêu gọi bà con vào những vùng biển nguy hiểm.

VOA: Thưa ông, Hội Nghề cá sẽ làm gì để bảo vệ ngư dân?

Ông Nguyễn Việt Thắng: Trước hết, chúng tôi kêu gọi nhà nước, các cơ quan hữu quan, các cơ quan chấp pháp của Việt Nam phải tăng cường hiện diện để mà bảo vệ ngư dân chúng tôi. Và thứ hai, về kiểm ngư, chúng tôi vừa bảo vệ ngư dân, vừa bảo vệ ngư trường vừa bảo vệ quyền lợi. Chúng tôi kêu gọi chính phủ tăng cường lực lượng đó.

Về phía Hội nghề cá chúng tôi, trước hết, chúng tôi kêu gọi các tỉnh hội, bà con ngư dân rằng trước khi ra biển thì phải tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế cũng như tổ chức lại đoàn đội cho chặt chẽ với nhau để vừa khai thác hiệu quả vừa đảm bảo được kinh tế nhưng đồng thời cũng góp phần vào khẳng định chủ quyền của mình trên biển.




Hội nghề cá VN có biện pháp gì để bảo vệ ngư dân?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
2014-05-27

Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
giaminh05272014.mp3Phần âm thanh Tải xuống âm thanh
hd-981
Tàu Trung Quốc dùng vòi rồng tấn công xua đuổi tàu VN ra khỏi khu vực giàn khoan HD981.
AFP





Một tàu cá Đà Nẵng của Việt Nam vừa bị đâm chìm chiều ngày 26 tháng 4 trong vùng biển Hoàng Sa. Trước đó một tàu bị đâm chìm và một ngư dân Việt Nam bị tử vong trong vùng Biển Bắc Bộ.
Gia Minh hỏi chuyện ông Võ Văn Trác, phó chủ tịch Hội Nghề Cá Việt Nam về hai vụ mới xảy ra và biện pháp đối phó của hội này cho ngư dân Việt đi đánh bắt tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Yêu cầu TQ không tái phạm

Gia Minh: Truyền thông hôm nay có đăng tàu cá hôm nay đã bị đánh chìm trong khu vục Trường Sa. Vậy lần này hội có nắm được những thông tin gì và có những phản ứng nhu thế nào rồi, thưa ông?
Võ Văn Trác: Chúng tôi cũng đã nắm được thông tin đó. 10 ngư dân thì được cứu nhưng tàu thì bị đắm do tàu của Trung Quốc đâm vào. Chúng tôi kịch liệt phản đối hành động ngang ngược, sai trái đó của phía Trung Quốc. Chúng tôi cũng đã có hành động rất rõ ràng và đề nghị phía Trung Quốc không tái phạm những việc đó và phải bồi thường cho ngư dân Việt Nam.
Gia Minh: Vâng, việc phản đối và đòi bồi thường như vậy được thực hiện bằng văn bản hay là qua các kênh nào, thưa ông?
Vì đây là lợi ích của ngư dân nên chúng tôi phải bảo vệ và bảo vệ bằng cách lên án, phản đối. Đồng thời phía Trung Quốc phải bồi thường những việc đó.
-Ô. Võ Văn Trác
Võ Văn Trác: Bằng văn bản và bằng các dư luận trên báo chí. Chúng tôi cũng đã lên tiếng về các chuyện đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vì đây là lợi ích của ngư dân nên chúng tôi phải bảo vệ và bảo vệ bằng cách lên án, phản đối. Đồng thời phía Trung Quốc phải bồi thường những việc đó. Các cơ quan ngoại giao, các cơ quan của nhà nước Việt Nam sẽ trực tiếp làm việc với Trung Quốc về việc này.
Gia Minh: Thưa ông, Hội đã làm việc và đề đạt những gì cho các cơ quan chức năng, các bộ cấp nhà nước?
Võ Văn Trác: Chúng tôi đề nghị phía Trung Quốc bồi thường việc này qua con đường ngoại giao, chính phủ làm việc với Trung Quốc. Mặt khác, chúng tôi cũng đã tổ chức cho những ngư dân bị nạn được cứu tế và tạo điều kiện cho họ đi sản xuất.
MG_0291-305B.jpg
Tàu đánh cá vừa đánh bắt về cặp bến Cảng cá Kỳ Hà - Quảng Nam hôm 05/07/2011 (Hình minh họa).

Gia Minh: Thưa ông, nếu tổ chức cho ngư dân tiếp tục sản xuất thì việc bảo vệ cho họ để không xảy ra những tình huống đáng tiếc như hôm 26 tháng 5 vừa qua ra sao?

Võ Văn Trác: Bây giờ chúng tôi tuyên truyền, giáo dục, động viên cho ngư dân nắm vững luật pháp cũng như nắm vững chủ quyền của mình và các văn bản về pháp luật. Mặt khác, chúng tôi tổ chức ngư dân phát triển theo đội hình chứ không đi riêng lẻ nữa. Đồng thời chúng tôi phối hợp với các lực lượng của nhà nước như kiểm ngư, cảnh sát biển... để bảo vệ ngư dân. Chúng tôi cũng có những chính sách để hỗ trợ cho ngư dân tiếp tục bám biển. 

Đó là những việc làm của chúng tôi nhưng quan trọng nhất là phía Trung Quốc phải dừng ngay những việc đó. Chúng tôi bằng mọi cách phản đối những việc phi pháp, trái với đạo lý này. Vùng biển đó là vùng biển thuộc Việt Nam nên ngư dân có quyền khai thác một cách tự do trên vùng biển đó. Trung Quốc vô cớ đâm chìm tàu may mà còn cứu vớt được người.

Giải quyết qua ngoại giao

Gia Minh: Xin được hỏi ông thêm là ngày 24 có một tàu bị đâm chìm ngay trong vùng Bắc Bộ có người chết và hôm nay mới đưa về Lý Sơn. Hội đã nắm tình hình đó đến đâu rồi ạ?
Võ Văn Trác: Chúng tôi cũng có nắm được và đồng thời cũng có báo cáo lên các cơ quan nhà nước để xử lý và cũng lên tiếng nói để phản đối việc này. Ở vịnh Bắc bộ thì tàu bị đắm và có người chết nên vấn đề rất ngiêm trọng.
Gia Minh: Ở vịnh Bắc bộ thì có Hiệp định đánh cá chung giữa Việt Nam và Trung  Quốc và như vậy thì việc vi phạm ra sao?
Chúng tôi tổ chức ngư dân phát triển theo đội hình chứ không đi riêng lẻ nữa. Đồng thời chúng tôi phối hợp với các lực lượng của nhà nước như kiểm ngư, cảnh sát biển... để bảo vệ ngư dân.
-Ô.Võ Văn Trác
Võ Văn Trác: Như vậy là vi phạm vào vùng biển của chúng tôi rồi. Đảo Koto là thuộc về phía Việt Nam rồi như vậy là tàu đã vi phạm vào phía của chúng tôi rồi và là trái với pháp luật.
Gia Minh: Thưa ông, nhiều người họ vẫn chưa hiểu với những việc vi phạm như vậy thì việc đấu tranh như thế nào cho có hiệu quả để không xảy ra những việc đáng tiếc nữa?
Võ Văn Trác: Như vậy là giải quyết thông qua con đường ngoại giao và hai nước sẽ làm việc với nhau. Vịnh Bắc bộ tương đối rõ, đã phân định rồi. Sự việc vừa mới xảy ra nên chúng tôi cũng đã kiến nghị với các cơ quan nhà nước để họ làm việc rõ ràng với phía Trung Quốc về việc này.
Gia Minh: Đối vời tình hình Hoàng Sa, mặc dầu mình nói đó là ngư trường truyền thống của Việt Nam nhưng Trung Quốc vẫn cứ nói đó là của họ thì việc chứng minh cũng như đấu tranh như thế nào cho có hiệu quả chứ cho đến nay ngư dân vẫn cứ phải tiếp tục chịu đựng những tình huống xấu, thưa ông?
Võ Văn Trác: Vấn đề này phải đấu tranh về pháp lý. Chúng tôi đang dùng pháp lý để đấu tranh về việc này vì Hoàng Sa là của chúng tôi. Trung Quốc thì nói của họ nhưng họ không có đủ bằng cớ để chứng minh được điều này. Việc này sẽ đấu tranh bằng pháp lý và công khai ở trường quốc tế. Hiện nay chúng tôi đang làm việc này. Chúng tôi rất rõ ràng về ciệc này.
Gia Minh: Nhưng họ lại quá mạnh?
Võ Văn Trác: Họ mạnh thì mạnh nhưng đứng về chứng cớ và pháp lý thì họ không thể mạnh được. Hiện nay về phía Việt Nam đang đấu tranh về pháp lý một cách công khai về việc này trên trường quốc tế.


“Nóng” từ Hoàng Sa ngày 26.5: Tàu Trung Quốc mở rộng phạm vi cản phá ra 9,5 hải lý

Đặng Trung Kiên (LĐO) - Ngày 26.5, kiểm ngư Việt Nam đã phát hiện tàu tên lửa tấn công nhanh, tàu khu trục tên lửa, tàu quét mình quanh khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981. Các tàu Trung Quốc cũng tăng cường hoạt động do thám nắm tình hình, mở rộng phạm vi cản phá ra 9,5 hải lý.

Những ngày gần đây, các tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 đã tăng cường mở rộng phạm vi cản phá ra đến vị trí cách giàn khoan 9,5 hải lý. 

Hiện số lượng tàu Trung Quốc hoạt động trên thực địa là 113 tàu các loại, tổ chức thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 8 - 10 tàu áp sát các tàu Việt Nam tìm cách đâm va, phun nước. 

Ở nhiều vị trí cách giàn khoan 25 - 30 hải lý, các nhóm tàu cá vỏ sắt, công suất lớn của Trung Quốc vẫn dàn hàng ngang để cản trở tàu cá và tàu chấp pháp của Việt Nam. 

Cũng trong ngày 26.5, lực lượng kiểm ngư đã phát hiện cách giàn khoan 25-30 hải lý có tàu tên lửa tấn công nhanh, cách giàn khoan 15-20 hải lý có tàu khu trục tên lửa, đặc biệt là ghi nhận sự xuất hiện của tàu quét mìn xung quanh giàn khoan trái phép.

Tàu kiểm ngư tiếp dầu cho tàu cá ngư dân trên vùng biển Hoàng Sa 

Theo ghi nhận của PV Lao Động tại thực địa, những ngày gần đây các tàu Trung Quốc đang tăng cường trinh sát, theo dõi mọi hoạt động xung quanh giàn khoan. Mỗi khi có tàu Việt Nam vừa từ đất liền ra, tàu Trung Quốc luôn theo sát thăm dò, có xu hướng tấn công phủ đầu. 

Riêng ngày 26.5, lực lượng kiểm ngư Việt Nam đã bị khoảng 10 tàu Trung Quốc tấn công, gây một số hư hỏng. Các biên đội tàu kiểm ngư đã chủ động, cơ động vòng tránh kịp thời vòng tránh, giảm thiệt hại. 

Hiện Việt Nam vẫn duy trì khoảng 60 tàu trên thực địa, kiên trì khẳng định chủ quyền, nhiều tàu liên tục vào cách giàn khoan 5 - 6 hải lý.


Chiều 26.5, tàu kiểm ngư HP 926 đã về đến Đà Nẵng để sửa chữa sau hơn 2 tuần làm nhiệm vụ tại thực địa. Đây là một trong những con tàu ngoan cường nhất khi nhiều lần tiến sâu vào giàn khoan HD 981 để tuyên truyền, khẳng định chủ quyền. Do vậy đây cũng là con tàu bị các loại tàu Trung Quốc nhiều lần truy đuổi, tấn công, gây thiệt hại. 

Tàu Cửu Liên 9 (đĩa bay) đâm vào tàu kiểm ngư HP 926

Từ ngày 12 đến 23.5, tàu HP 926 nhiều lần bị tàu Trung Quốc bao vây, phun vòi rồng làm hỏng hệ thống rada, phao bè mạn phải, đâm va 6 lần, trong đó một lần đâm chính ngang vào mạn trái làm sập be chắn sóng, hỏng ống thông hơi, thủng két nước... 

Trên đường hành trình về đất liền, tàu HP 926 đã phát hiện hơn 50 tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam, cách giàn khoan Hải Dương 981 13 hải lý về phía tây nam. Đồng thời gặp gỡ, động viên bà con ngư dân Việt Nam yên tâm đẩy mạnh sản xuất, giúp nhiên liệu cho một tàu cá ở Quảng Bình bị sự cố hết dầu trên biển. 

Thuyền trưởng Nguyễn Cao Duy cho biết, sau một chuyến đi dài, gặp nhiều tình huống nguy hiểm, tàu bị hỏng nhưng toàn thể CBCNV trên tàu vẫn hăng hái, quyết tâm bám thực địa bảo vệ chủ quyền. Ông Duy cho biết, tàu sẽ tiến hành sửa chữa khẩn trương, sẵn sàng chờ lệnh của cấp trên.



Đưa giàn khoan xuống Hoàng Sa, Trung Quốc tìm cách điểm vào yếu huyệt của Việt Nam

Giàn khoan dầu HD 981 trong vòng bảo vệ dày đặc của các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông.  Ảnh chụp ngày
 14/05/2014.
Giàn khoan dầu HD 981 trong vòng bảo vệ dày đặc của các tàu chiến Trung Quốc trên Biển Đông. Ảnh chụp ngày 14/05/2014.
REUTERS/Nguyen Ha Minh

Trọng Nghĩa

Ngày 03/05/2014, Trung Quốc đã cho giàn khoan Hải Dương 981 vào hoạt động tại vùng biển nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển miền Trung Việt Nam, một khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam đang bị Trung Quốc tranh chấp. Trả lời phỏng vấn của Ban Việt Ngữ RFI hôm 11/05/2014, Giáo sư Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng Úc – Đại học New South Wales) đã nêu bật tính chất phi pháp và khiêu khích trong hành động của Bắc Kinh, được ông xem là nhắm ngay vào một chỗ yếu của Việt Nam.

Vấn đề trung tâm của sự cố « Giàn khoan Hải Dương 981 » là vùng biển nơi Trung Quốc cắm giàn khoan lại nằm trên thềm lục địa và ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, thuộc lô dầu khí 142-143 mà Việt Nam từng thử thăm dò từ năm 1972. Địa điểm này cũng cách ‘đảo’ Tri Tôn ở cực tây nam quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam đòi chủ quyền sau khi bị Trung Quốc chiếm đóng vào năm 1974.

Bắc Kinh ngược lại đã nhân danh lịch sử để khẳng định chủ quyền trên 80% khu vực Biển Đông, với một tấm bản đồ hình lưỡi bò ăn vào vùng lãnh hải của hầu như mọi nước quanh Biển Đông. Riêng Hoàng Sa là vùng lãnh thổ đã bị Bắc Kinh chiếm trọn từ tay Việt Nam cách nay 40 năm và từ đó đến nay không ngừng xây thêm cơ sở để khẳng định quyền chiếm ngụ.
Sau đây, mời quý vị theo dõi bài phỏng vấn mà giáo sư Thayer dành cho RFI, với nhận xét chung đầu tiên : Động thái cắm giàn khoan tại Biển Đông của Trung Quốc vừa bất ngờ, vừa khiêu khích, vừa phi pháp.

Thayer : …Bất ngờ vì quan hệ Trung Quốc - Việt Nam đang ở trong một tiến trình tốt đẹp kể ngày Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm Việt Nam vào năm ngoái. Mặt khác, cũng không có một lời tuyên truyền cảnh báo nào từ phía Bắc Kinh theo đó Hà Nội đã vi phạm lợi ích của Trung Quốc, điều mà trong một chừng mực nào đó, có thể giải thích cho một phản ứng từ phía Bắc Kinh.

Động thái của Trung Quốc mang tính khiêu khích vì giàn khoan dầu đã được khoảng 80 chiếc tàu đi theo hộ tống, trong đó có 7 chiến hạm. Hành động này đã gây căng thẳng trong khu vực.

Sau cùng, động thái này bất hợp pháp ở chỗ Trung Quốc đã nói một cách sai lạc rằng lô 143 (nơi họ cắm giàn khoan) nằm trong "vùng lãnh hải" của họ. Thế nhưng không hề có thực thể lãnh thổ Trung Quốc nào trong vòng mười hai hải lý, nơi giàn khoan dầu đang hoạt động.
RFI : Phải chăng Trung Quốc chỉ muốn thử phản ứng của Việt Nam, ASEAN và Mỹ, hay là họ thực sự muốn chiếm hữu và khai thác vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền ?
Thayer : Dụng ý của Trung Quốc không rõ ràng. Về hình thức thì giàn khoan dầu HD-981 sẽ thăm dò cho đến ngày 15 tháng 8. Còn nếu để thử phản ứng thì Trung Quốc có lẽ đã phải ngạc nhiên trước phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam.

Nếu muốn thăm dò phản ứng của ASEAN, thì hành động của Trung Quốc đã phản tác dụng. Các Ngoại trưởng ASEAN đã có động thái bất thường là đưa ra một tuyên bố chung riêng biệt về tình hình Biển Đông.
Khó thể có hành động cụ thể từ Mỹ để đuổi Trung Quốc
Nếu hành động của Trung Quốc là để nắn gân Hoa Kỳ, thì tại sao họ lại chọn việc gây ra một sự cố với Việt Nam, một nước không phải là đồng minh của Mỹ.
Thế nhưng, hành động của Trung Quốc đã mặc nhiên thách thức lời bảo đảm gần đây của Tổng thống Mỹ Obama khi ông ghé khu vực, rằng Washington chống lại mọi nỗ lực nhằm giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng cách ép buộc và đe dọa.
Có vẻ như là Mỹ khó có thể có hành động cụ thể để đuổi giàn khoan và tàu hộ tống của Trung Quốc ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Mỹ không có lợi ích trực tiếp khi làm như vậy.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc phô trương sức mạnh sẽ không làm Việt Nam hoặc các quốc gia ven biển khác trong khu vực khuất phục.

Việt Nam trong thế yếu trong tranh chấp Hoàng Sa
RFI : Trong một bài phỏng vấn, Giáo sư từng nhận định rằng khi đặt giàn khoan vào khu vực lô 143, ở giữa Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam, Trung Quốc đã đánh vào chỗ mà Việt Nam dễ bị tổn thương nhất. Xin Giáo sư giải thích rõ hơn.
Thayer Nhiều nước ASEAN xem tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và vùng biển xung quanh là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc đã chọn một lô thăm dò dầu khí mà Việt Nam đã không tìm cách khai thác. Không có công ty dầu hỏa ngoại quốc nào hoạt động trong khu vực này và do đó hành động của Trung Quốc không đe dọa lợi ích của nước khác.
Trung Quốc cũng đã mang vào khu vực một lực lượng áp đảo - ít nhất là tám mươi tàu, trong đó có bảy tàu chiến. Việt Nam phải điều hòa phản ứng của mình để khỏi kích động bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc và bị cáo buộc là có hành động khiêu khích.
RFI : Giáo sư nhận định sao về phản ứng của chính quyền Việt Nam ?
Thayer : Phản ứng của Việt Nam trong việc gửi khoảng hai mươi chín tàu đến khu vực có lô 143 là một phản ứng tương xứng để bảo vệ thẩm quyền pháp lý đối với vùng EEZ của Việt Nam. Thực tế theo đó một số tàu ngoại quốc thách thức sự hiện diện của Việt Nam sẽ củng cố vị thế pháp lý của Việt Nam. Việt Nam hứa sẽ tiếp tục phát huy quyền lực của mình trong khu vực.
Việt Nam cũng lao vào một cuộc "chiến tranh thông tin", không chỉ tổ chức một cuộc họp báo được quảng bá rầm rộ, mà còn cho các phương tiện truyền thông loan tin rộng rãi về sự cố giàn khoan dầu.
Các điều đó sẽ kích thích lòng phẫn nộ yêu nước chống lại Trung Quốc và sẽ nhấn mạnh đến quyết tâm đấu tranh trên biển của Việt Nam chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc.
Một phong trào biểu tình của quần chúng cũng nhấn mạnh đến sự tồn tại của một tâm lý tức giận trên bình diện rộng trước các hành động của Trung Quốc.
Việt Nam sẽ tiếp tục đứng lên chống lại Trung Quốc trừ phi cuộc "chiến tranh thông tin" của mình và thái độ khoan dung trước các cuộc biểu tình bị phản tác dụng và dẫn đến những lời tố cáo chính quyền thiếu kiên quyết trong việc đối đầu với Trung Quốc.

Không thể loại trừ xung đột võ trang do tính toán sai lầm
RFI : Căng thẳng hiện rất cao, nhưng liệu có xẩy ra đụng độ vũ trang giữa Việt Nam và Trung Quốc hay không ?
Thayer : Một vụ đụng độ vũ trang không thể loại trừ và nếu xảy ra, thì có nhiều khả năng nguyên do đến từ một tính toán sai lầm. Cho đến nay, Trung Quốc đã đâm vào tàu Việt Nam và dùng vòi rồng xua đuổi tàu Việt Nam. Các hành động này dự kiến sẽ còn tiếp tục xẩy ra​​. Nhưng có khả năng là cả hai bên sẽ nỗ lực làm việc để quản lý tình hình sao cho khỏi leo thang.
RFI : Việt Nam có cơ sở pháp lý để chống lại giàn khoan dầu của Trung Quốc hay không ?
Thayer : Trung Quốc đã chỉ đưa ra những lập luận chung chung về quyền lợi hợp pháp của họ. Nhưng nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng Trung Quốc có hai căn cứ để đòi chủ quyền tại khu vực lô 143.
Trước hết lô này nằm trong vùng EEZ của tỉnh Hải Nam. Thứ hai, lô này cũng thuộc vùng EEZ của quần đảo Hoàng Sa, tính từ đường cơ sở của nó hoặc từ đảo Tri Tôn. Hai lập luận đó it ra cũng đặt lô 143 vào vòng tranh chấp. Thế nhưng, Trung Quốc lại không đưa ra lập luận này.
Luật pháp quốc tế yêu cầu các bên tranh chấp có biện pháp tạm thời, tránh làm thay đổi hiện trạng, và không sử dụng việc đe dọa dùng vũ lực hoặc chính vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Khả năng kiện Bắc Kinh ra trước trọng tài Liên Hiệp Quốc rất khó
RFI : Giáo sư có nghĩ rằng Việt Nam bây giờ phải đưa vụ việc ra tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc hay không ?
Thayer : Tòa án Trọng tài không thể giải quyết tranh chấp chủ quyền, chẳng hạn như phán quyết xem bên nào sở hữu quần đảo Hoàng Sa. Tòa án chỉ có thể giải quyết tranh chấp về thẩm quyền trên biển.
Để thụ lý vụ kiện, Tòa án Trọng tài trước tiên phải quyết định xem Việt Nam có đủ cơ sở căn cứ vào luật pháp quốc tế hay không, và tòa án có thẩm quyền xem xét vấn đề được nêu ra hay không. Việt Nam có khả năng không vượt qua được trở ngại đầu tiên này bởi vì Trung Quốc đang chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
RFI : Giáo sư nhận định thế nào về phản ứng của Hoa Kỳ ?
Thayer : Ngay từ đầu, Mỹ đã có tuyên bố ngắn gọn, đánh giá là việc triển khai giàn khoan dầu là một hành vi khiêu khích. Mỹ không trực tiếp dính líu vào vụ này và phải cẩn thận không để thế trận của mình bị sơ hở. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích là tuyên bố của Mỹ không có cơ sở.
Chúng ta sẽ rõ hơn về quan điểm của Mỹ sau báo cáo của Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel trở về từ Hà Nội, và sau khi Mỹ tham khảo ý kiến các đồng minh và các quốc gia khác cùng quan điểm.

__._,_.___

Posted by: hung vu

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List