Biển Đông : Việt Nam
phải kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc
Nghe (16:51)
Thêm vào danh mục của tôi
Tải về
Embed
Người biểu tình tuần
hành chống Trung Quốc trên đường phố Hà Nội ngày 11/05/2014.
REUTERS/Kham
Trọng Nghĩa
Hành động ngày
02/05/2014 của Trung Quốc tại Biển Đông, cắm một giàn khoan dầu tại ngay trên
thềm lục địa và trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, là một hành vi phá
hoại an ninh. Trả lời phỏng vấn của RFI, Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine –
Hoa Kỳ) cho rằng Việt Nam phải mạnh dạn từ bỏ thái độ e ngại Trung Quốc để kiện
Bắc Kinh ra trước Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về tội làm mất
an ninh Biển Đông.
Sau một thời gian
tránh không công khai đụng chạm đến Việt Nam trong cuộc tranh chấp chủ quyền
tại Biển Đông, ngày 02/05/2014 vừa qua, Trung Quốc đã tung ra một cú « tấn công
» dữ dội. Giàn khoan khổng lồ mang ký hiệu « Hải Dương 981 », với khoảng 80 tàu
tuần duyên, chiến hạm và phi cơ hộ tống, đã được đưa xuống hoạt động tại một
vùng biển nằm giữa bờ biển miền Trung Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa mà Trung
Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1974.
Vấn đề là giàn khoan
này được cắm tại một khu vực cách đảo Tri Tôn, phía Tây Nam quần đảo Hoàng Sa
18 hải lý, và chỉ cách bờ biển Việt Nam vỏn vẹn 120 hải lý, tức là sâu trong
vùng đặc quyền kinh tế và ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.
Phản ứng của Việt Nam
trước hành động trên phải nói là rất tức thời và toàn diện. Trên bình diện
ngoại giao, ngày 04/05/2014, chính quyền Việt Nam, đã chính thức gởi công hàm
phản đối phía Trung Quốc, và các lãnh đạo cao cấp của Bộ Ngoại giao Việt Nam
cũng gọi điện cho các đồng nhiệm Trung Quốc để tỏ thái độ bất đồng tình.
Đáng chú ý nhất là
việc chính quyền đã tung tàu cảnh sát biển và kiểm ngư đến nơi nhằm cản trở
hoạt động của giàn khoan. Va chạm với lực lượng tàu bán quân sự của Trung Quốc
đi theo bảo vệ giàn khoan đã nổ ra và tiếp diễn cho đến hôm nay.
Hành động lấn lướt của
Trung Quốc nghiêm trọng đến mức mà giới chức có trách nhiệm tại Việt Nam, hôm
07/05/2014 vừa qua đã tổ chức họp báo quốc tế tại Hà Nội để tố cáo hành vi xâm
phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc. Báo chí trong nước cũng đã được bật đèn
xanh để thông tin, bình luận và phân tích về sự cố này.
Đồng thời, chính quyền
một số nơi, cụ thể là tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, cũng nhắm mắt làm
ngơ cho một số người biểu tình phản đối hành vi xâm lược của Trung Quốc.
Hành vi ngang ngược
của Trung Quốc là cơ hội tốt cho Việt Nam
Theo giới phân tích,
phản ứng mạnh bạo của Việt Nam tương ứng với tính chất quá trớn trong hành động
của Trung Quốc, đã nghiễm nhiên mang giàn khoan vào cắm ngay trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam, tuyên bố rằng đó là vùng thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Đối với Giáo sư Ngô
Vĩnh Long, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, hành động « ngang ngược » của
Trung Quốc tại vùng biển nằm giữa quần đảo Hoàng Sa và bờ biển Việt Nam là một
bước mới của Bắc Kinh trong việc thực hiện ý đồ lâu dài đã được biết đến từ lâu.
Đó là độc chiếm Biển Đông.
Đối sách của Việt Nam trước
mưu đồ của Trung Quốc tuy nhiên đã bộc lộ một số yếu điểm cần phải nhanh chóng
được bổ khuyết. Theo Giáo sư Ngô Vĩnh Long, Việt Nam phải « đổi hướng » trong
chính sách Biển Đông, công nhận thực tế là các đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa
không thể có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, qua đó giải quyết được các
tranh chấp ở Trường Sa với các láng giềng, tranh thủ được sự ủng hộ của họ
trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trên vấn đề Hoàng Sa.
Ngoài ra, ngay vào lúc
Trung Quốc có hành động quá đáng tại vùng Hoàng Sa như đang diễn ra, gây nên
tình trạng mất an ninh cho toàn khu vực, Việt Nam cần phải mạnh dạn mang vấn đề
này ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, hay ít ra là ra trước Đại hội đồng
Liên Hiệp Quốc.
|
No comments:
Post a Comment