VIỆT NAM - TRUNG QUỐC -
Bài đăng : Thứ tư 28 Tháng Năm 2014 - Sửa đổi lần cuối Thứ tư 28 Tháng Năm 2014
Kiện Bắc Kinh : Thế ứng xử mới của Việt Nam trước Trung Quốc
Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu
Trung Quốc vào cách bờ biển Viêt Nam 130 hải lý - Reuters
Trọng Thành
Ngày 26/06/2014, một
lá thư yêu cầu
lãnh đạo Việt Nam đưa
Trung Quốc ra tòa liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, với gần 4.000 chữ ký, đã được gửi đến ba lãnh đạo : Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Kiện Trung Quốc ra tòa về các tranh chấp chủ quyền trên biển là một giải pháp mà nhiều công dân Việt Nam cho rằng là cấp bách
để bảo vệ chủ quyền và không thể không làm để đòi hỏi Trung Quốc phải thay đổi thái độ.
Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, với máy bay và tàu chiến hộ tống, Việt Nam đã có nhiều phản ứng thể hiện sự phản đối, trên thực địa, cũng như về mặt ngoại giao, nhưng cho đến nay tất cả những nỗ lực này không làm Bắc Kinh thay đổi ý định.
|
Để chuyển thông tin đến quý thính giả về vấn đề này, RFI phỏng vấn Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh
(Paris), người đồng soạn thảo lá thư yêu cầu nói trên, cùng Tiến sĩ Nguyễn Quang A (nguyên
chủ tịch viện IDS/viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam). TS Lê
Trung Tĩnh là thành viên Nhóm
Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp.
Giàn khoan và Hoàng Sa : việc trước mắt, việc lâu dài
RFI : Xin chào Tiến sĩ Lê Trung
Tĩnh. Được biết ông là người đồng soạn thảo Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa, liên quan đến việc giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, vừa được chính thức gửi đến các lãnh đạo Việt Nam, cùng với chữ ký của gần 4.000 người.
Xin ông cho biết nội dung chủ yếu của lá thư yêu cầu và hy vọng gì từ việc kiện này.
TS Lê Trung Tĩnh : Bức thư một trang rưỡi này trình bày một cách cô đọng hai biện pháp pháp lý cần được tiến hành song song, để giải quyết các vấn đề trước mắt và trong tương lai. Thứ nhất là phải kiện việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (thậm chí không chỉ giàn khoan mà còn có cả máy bay và tàu
chiến, và gây hấn với mình) ra Cơ chế giải quyết tranh chấp, ràng buộc thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cơ chế này có thể gồm một trong ba cách
sau. Thứ nhất là đưa ra Tòa án Trọng tài về Luật Biển ITLOS, ở Hamburg (Đức), hoặc cơ chế thứ hai là Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye (Hà Lan).
Và cơ chế thứ ba là Tòa Trọng tài được thành lập bởi UNCLOS, cách mà
Philippines đang làm.
Các cơ chế này, hay các tòa
này, có thể tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 đưa vào vùng đặc quyền kinh tế như thế là một hành vi phi
pháp, dẫn đến chỗ giàn khoan phải rút ra, cùng với máy bay và tàu
chiến. Các cơ chế này cho phép giải quyết được vấn đề trước mắt.
|
Việc thứ hai là vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Cái
này Trung Quốc đã làm từ lâu rồi. Phải nói rằng, họ hoàn toàn không
muốn đưa ra tòa việc này. Có hai ý nghĩa trong chuyện này. Nếu Trung Quốc chấp nhận, mình có cơ hội để giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình và
công bằng nhất có thể. Vì sao ? Vì thực tế là đến giờ, mình yếu thế, Trung Quốc họ chiếm hoàn toàn rồi. Ngư dân mình ra họ không cho ra, họ bắn, ủi tàu, và họ dùng tranh chấp Hoàng Sa đó để làm bàn đạp (mở rộng chủ quyền - ndr).
Nên việc đưa tranh chấp ra tòa, nếu họ chấp nhận tranh chấp, dĩ nhiên sẽ có điểm yếu, điểm mạnh (trong tranh tụng – ndr) pháp
lý…, nhưng nó cũng là một cách tiếp cận duy lý, hòa
bình, công bằng, mà công bằng có nghĩa là có một xác suất thành công đối với Việt Nam. Hơn là để cái tình trạng như hiện giờ.
Mình không kiểm soát được trên thực tế, mình không đi đánh bắt cá và khai thác
được ở vùng biển đó (hoặc ngư dân phải đánh bắt và khai thác
trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm – ndr), và họ sẽ đẩy các vấn đề như giàn khoan Hải Dương 981 đi càng xa
để họ lấy luôn phần Biển Đông trong đường lưỡi bò mà họ vạch ra.
Trong trường hợp, nếu họ không chấp nhận ra tòa, thì vấn đề cũng tự nhiên được quốc tế hóa lên rất nhiều. Báo chí quốc tế sẽ nói có một tranh chấp, họ sẽ mô tả theo một quan điểm rất là quốc tế, đó là Trung Quốc và Việt Nam đang tranh
chấp nhau quần đảo Hoàng Sa và nước Việt Nam cố gắng sử dụng biện pháp pháp lý để mà giải quyết tranh chấp đó, đồng thời cũng có một sự chiếm đoạt bằng vũ lực từ phía Trung Quốc…
Tóm lại, khi Việt Nam cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng biện pháp pháp lý, nhưng Trung Quốc lại từ chối, thì nội bản thân sự từ chối đó cũng cho thấy Việt Nam là một nước tôn trọng giá trị của nhân loại, hòa bình và công lý. Trung Quốc là một nước làm ngược lại chuyện đó. Và điều này sẽ tạo một tiếng nói mạnh mẽ hơn cho Việt Nam trên đấu trường quốc tế, trong những đàm phán khác,
ví dụ như đàm phán về COC…
Chưa có thông báo chính thức từ người đứng đầu Nhà nước hay Quốc hội
RFI : Thưa ông, việc gửi lá thư yêu cầu đến lãnh đạo Việt Nam vào thời điểm này có ý nghĩa
gì, trong khi mà bản thân trong giới lãnh đạo Việt Nam đã có một số động thái bày tỏ sẵn sàng cho việc kiện Trung Quốc ?
TS Lê Trung Tĩnh : Lúc bắt đầu lấy chữ ký là ngày 14/05, ngày đó có thể các lãnh đạo cũng nghĩ về việc kiện rồi, nhưng thông tin được đưa ra rất không rõ ràng. Tới bây giờ, 10, 15 ngày sau, thì khả năng này đã trở nên rõ ràng hơn. Mình cũng hy vọng, cũng mong rằng, quá trình mình
viết lá « Thư yêu cầu… », mình vận động chữ ký cho chuyện này, thì cũng có
thể có một tác động nào đó cho công việc (chuẩn bị kiện – ndr) tiến đến ngày hôm nay.
Thứ hai là, câu chuyện này diễn tiến rất là nhanh, nên
mình cũng không biết là hôm qua họ nói gì, hôm nay,
họ có thể nói khác như thế nào.
|
Tới bây giờ dẫu gì cũng chưa có một thông báo chính
thức của người đứng đầu Nhà nước nói về việc kiện Trung Quốc, hay của Quốc hội, thì mình mới có cơ sở để tin tưởng hơn. Mấy ngày hôm trước (21/05, trả lời các hãng thông tấn nước ngoài từ Manila - ndr) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chúng tôi có thể sử dụng mọi biện pháp pháp lý, có
nghĩa là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc.
Tuy nhiên, trước đó ít ngày (ngày 17/05, trong buổi trao giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Hà Nội), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lại nói rằng chuyện kiện Trung Quốc giống như « bát nước đổ đi », không lấy lại được, đại loại còn gì vớt vát được, thì nên vớt vát. Những thông điệp chính trị người ta đưa ra lẫn lộn như thế.
Mình mong rằng chuyện mình làm đây, tiếp tục vận động lấy chữ ký nữa, cho đến lúc thực sự kiện, việc này cũng mang một ý nghĩa – trước là thúc đẩy rồi, bây giờ là phải đẩy thẳng đến vấn đề.
Cái thứ ba là không phải là lần đầu chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, những lần trước ví dụ như cắt cáp, đặt thành phố Tây Sa, Nam Sa… Những chuyện như thế trước đây có thể cũng đã kiện được rồi..., nhưng vì những lý do gì, mình
cũng không muốn nói lớn, chính quyền vẫn « kiên trì » đàm phán hòa bình, vẫn tiếp tục ca ngợi « 16 vàng, 4 tốt »…. Nên lần này, đã làm,
mình phải làm cho tới cùng sự việc, để không lập lại tình trạng như từ trước tới nay nữa, để không phải – nói nôm na – nuối tiếc rằng trong quá khứ đã không có các
biện pháp lý đáp trả một cách đúng đắn, tích cực nhất để cho sự việc diễn ra như thế này. Đó là nội dung những việc mà mình muốn làm trong chuyện này.
RFI : Hiện nay trong chính
quyền Việt Nam còn một số người vẫn hy vọng vào khả năng đàm phán nội bộ giữa hai bên để giải quyết mâu thuẫn này, và việc đàm phán dường như vẫn đang được tiến hành, bất chấp Trung Quốc đã và đang có những động thái gây hấn như vậy. Ông nghĩ như thế nào về điều này ?
TS Lê Trung Tĩnh : Nếu tình hình tới hiện giờ, vẫn có những đàm phán như thế, thì tôi nghĩ có
hai vấn đề sau đây.
Thứ nhất, nếu mà mình chủ động và kiên trì đàm
phán trong tình thế Trung Quốc đang, gần như có thể nói là xâm lấn và xâm lược mình, thì rõ ràng mình tự đặt mình vào thế yếu hơn, và có khả năng mình phải nhượng bộ nhiều hơn, để có được sự giảm nhiệt từ phía Trung Quốc. Có nghĩa là tự mình đặt mình vào thế có thể bị nhân nhượng nhiều hơn.
Chuyện thứ hai là, nếu tiếp tục kiểu đàm phán như thế này, nếu mà đi đến một kết quả nào đó, dĩ nhiên
là một kết quả nhân nhượng, thì lại một lần nữa mình lại lặp lại vết xe đổ như những lần trước, tức là mình không chọn một biện pháp pháp lý, để đạt được một kết quả công bằng nhất cho Việt Nam, bằng cách đưa chuyện này ra tòa. Thì
tôi nghĩ đây là một điều đáng tiếc.
Đàm phán khi kẻ cướp vô nhà ?
RFI : Chính quyền Việt Nam cũng có thể đưa ra giải thích, dựa trên kết quả đàm phán từng có trên Vịnh Bắc Bộ, để nói rằng đàm phán song phương cũng có thể đưa đến một giải pháp ?
TS Lê Trung Tĩnh : Tôi nghĩ, việc này rất là khó. Trung Quốc họ đã vẽ « đường lưỡi bò », họ cố gắng xác lập việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền theo đường lưỡi bò đó, bằng nhiều động thái từ trước đến nay một cách rất là có tính toán, ví dụ như cắt cáp tàu Bình
Minh (tháng 5/2011, tháng 12/2012), gây nhiễu trong vùng thuộc thềm lục địa Việt Nam, trong tuyên bố phản đối Tuyên bố chung Việt Nam – Malaysia họ cũng đưa đường lưỡi bò vào… và họ cũng in đường lưỡi bò vào hộ chiếu của công dân Trung
Quốc.
Tất cả những điều đó thể hiện tham vọng kéo dài và có
tính toán của Trung Quốc. Cho nên, làm
sao mình có thể bằng sự đàm phán của mình để hy vọng họ rút lại hoặc dịu giọng lại so với những tham vọng mà họ đã thiết lập từ nhiều chục năm nay, trong
lúc mà họ đang đẩy vấn đề lên mức tối đa ? Và họ càng có khả năng làm chuyện đó trong tình
hình kinh tế-chính trị hiện giờ trên thế giới.
|
Cái đàm phán phân định chỉ có thể đạt được dựa trên sự công bằng, mà sự công bằng ấy ít nhất cũng chỉ có thể xác định được qua kết quả các phiên tòa. Chứ nếu không, bây giờ mà đi phân định với họ, thì nguyên tắc phân định của họ là « đường lưỡi bò », chứ họ không quan tâm đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, song song đó là
quần đảo Hoàng Sa họ cũng không chấp nhận là vùng có tranh
chấp.
Nghĩ như vậy là ảo tưởng ! Ảo tưởng trong chính
tình trạng hiện nay, khi họ đương xâm lấn mình, gần như họ vô nhà mình họ cướp đồ rồi. Mình nói : Thôi tôi với anh đàm phán, như vậy, họ chỉ cướp ít đi mà thôi. Nếu mình đàm phán với họ trong tình trạng họ đương xâm lấn mình rất nhiều như hiện nay, thì kết quả tốt nhất mà mình có thể đạt được là họ giảm bớt sự xâm lấn mà thôi.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có thể cho biết thêm về ý nghĩa của việc ký tên vào
"Thư yêu cầu" này ?
TS Lê Trung Tĩnh : Giống như trong bài viết gần đây nhất của tôi với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chúng
tôi có ghi rằng, chúng tôi rất trân trọng tất cả các chữ ký của mỗi người ký tên. Tôi thấy những chữ ký này có ý nghĩa
cực kỳ to lớn. Thứ nhất điều này thể hiện lòng yêu nước, sự hiến kế trong việc chống giặc giữ nước, trong lúc nguy
nan cho nước nhà. Điều thứ hai là tinh thần công dân, yêu cầu, đòi hỏi lãnh đạo mình phải thực hiện trách nhiệm trước các công dân,
không ai khác.
Ý nghĩa thứ ba lớn hơn nữa, khi chọn ký tên vào Lá thư này, từng người ký và thông báo
về sự lựa chọn này họ đã thể hiện một hành xử đẹp hơn là Trung Quốc. Hành động như vậy có thể nói là một cách để thoát ra khỏi (sự phụ thuộc vào – ndr) Trung
Quốc. Vì sao ? Việc kiện không phải là một hành động chớp nhoáng, mà đó là một quá trình duy lý, quá trình đấu tranh duy lý,
cho sự công bằng trong một thời gian dài. Khi mà
đấu tranh trong một thời gian dài như vậy, tất cả các mối quan hệ, kiểu cách quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đều được đặt lại hết. Những 16 chữ vàng, 4 tốt không còn cơ hội tồn tại. Nhưng đây lại là một quá trình diễn ra một cách hòa bình.
Giữa nhân nhượng-phụ thuộc và chiến tranh :
cơ hội nào cho « giải pháp thứ ba » ?
Không chỉ giúp thoát khỏi Trung Quốc, mà thậm chí điều đó còn giúp mình thoát khỏi ứng xử thông thường của mình. Tức là trước đây, khi nghĩ về mối quan hệ với Trung Quốc, thì (chính quyền Việt Nam - ndr) hoặc phải là nhún nhường, hoặc là phải đi đến chiến tranh đổ vỡ… Kiện là một cách đặt người Việt Nam trước một ứng xử mới với Trung Quốc, một mặt thoát ra khỏi chính mình, và
biết yêu những giá trị như ‘‘công lý’’, như ‘‘hòa bình’’, như ‘‘duy lý’’ và quan trọng hơn nữa là biết được về lịch sử và các vấn đề khác, những cách tiếp cận khác hơn là « đàm phán, dàn xếp » hay là « chiến tranh ».
RFI : Ý tưởng "ứng xử mới" khi đối diện với Trung Quốc, và giữa người Việt với nhau này rất quan trọng, xin ông cho biết rõ thêm ?
TS Lê Trung Tĩnh : Chiến tranh là điều không ai mong muốn, vì nó gây ra
bao nhiêu đau khổ, mất mát. Mặt khác, chiến tranh không giải quyết được mâu thuẫn, nó chỉ làm cho mâu thuẫn thêm chất chồng. Và chắc chắn sau mỗi cuộc chiến, lịch sử sẽ bị chôn vùi dưới « tên gọi » của cuộc chiến đó, làm cho người ta không hiểu biết về quá khứ. Trong khi, một thái cực khác là dàn xếp và nhún nhường, dĩ nhiên vừa tệ hại, vừa là một sự che giấu lịch sử theo kiểu khác.
Việc đi kiện là chuyện diễn ra kéo dài và cả hai bên, Trung Quốc và Việt Nam, đều phải trưng ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý rõ ràng nhất. Khi câu chuyện lịch sử được nhắc đến một cách duy lý, một cách rõ ràng, vì chủ quyền đất nước, vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc, cần sự thông cảm của nhiều người, thì nó vừa giúp người ta vừa hiểu biết về sự việc, và cũng là giúp
người ta hiểu nhau hơn, mà khi hiểu nhau hơn, thì đó là một trong những tiền đề quan trọng của việc hòa giải những người Việt Nam với nhau hơn.
|
Nếu nói sâu về vấn đề này, có thể ví dụ như hiểu biết về lịch sử sẽ hiểu biết về "công hàm Phạm Văn Đồng" hơn. Phải biết chuyện đó thực sự là gì ? Việc che giấu sẽ không dẫn đến một hiểu biết rõ ràng. Mà khi
sự thật chỉ còn phân nửa, thì không thể nào nói chuyện với nhau được, đừng nói đến chuyện hòa giải làm gì !
Biết về công hàm Phạm Văn Đồng, biết về cuộc chiến tranh 1974 (trận hải chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa với Trung Quốc), biết về cuộc chiến 1988, khi các
chiến sĩ của CHXHCNVN đã ngã xuống dưới nòng súng của quân Trung Quốc như thế nào… tất cả những sự hiểu biết về lịch sử đó sẽ soi rọi hơn cho con người ta hiểu vấn đề hơn, tìm kiếm được cách giải quyết vấn đề một cách duy lý hơn, hòa bình hơn. Hiểu vấn đề cũng là một cách để tiến đến sự hiểu nhau hơn. Đó là một trong các ý
nghĩa của việc đi kiện.
Làm cho Trung Quốc hiểu là phải chọn giải pháp đó, thì rõ
ràng một mặt nào mình đã chọn duy lý thay cho
sự dàn xếp, mình đã chọn công bằng thay cho sự dàn xếp ; chọn hòa bình thay
cho chiến tranh, có thể xảy ra ; mình đã chọn sự ứng xử văn minh, trước ứng xử tham tàn của (chính quyền) Trung Quốc. Và tôi nghĩ là
người Trung Quốc sẽ hiểu chuyện này, và dù có thế nào họ cũng hiểu là đối mặt với dân tộc Việt Nam, chiến tranh có thể là gây ra rất nhiều mất mát và đau khổ cho nền kinh tế, cho dân chúng, cho dân tộc của họ.
Đáng tiếc, điều này đáng lý ra
phải được làm trước đây rất nhiều. Việc khẳng định Việt Nam có thể kiện Trung Quốc lẽ ra có thể đã giúp cho vấn đề được giải quyết sớm hơn, chứ không phải đợi đến bây giờ. Nhưng dẫu sao bây giờ cũng không quá muộn để làm chuyện này.
Tóm lại, khi suy nghĩ về việc kiện, đôi khi mình chỉ đặt vấn đề trong mối quan hệ với tranh chấp ngắn hạn, tức là vấn đề giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tôi nghĩ việc kiện Trung Quốc còn là bước khởi đầu, để có những chuyện khác : Ví dụ như thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, về chính trị, và sâu hơn nữa là giúp cho những người Việt Nam thoát khỏi cách ứng xử thông thường của mình, qua việc hiểu về lịch sử hơn, hiểu về các giá trị hơn...
Khi hiểu những chuyện đó hơn, người Việt có nhiều cơ hội để hiểu nhau hơn, dễ hòa giải hơn.
RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Trung
Tĩnh.
__._,_.___
VÁN CỜ TÀN TRÊN BIỂN ĐÔNG
DUYÊN LÃNG HÀ TIẾN NHẤT
Trước hành vi xâm lược của Tầu khựa, ít nhất bọn cầm quyền Hànội phải thi hành các biện pháp tối thiểu sau dây:
1.Cáo tri với toàn thế giới,
2.Mời đại sứ Tầu đến Bộ Ngoại Giao để phản đối,
3.Nếu Tầu khựa vẫn ngoan cố thì phải rút đại sứ tại Bắc Kinh về nước,
4.Chuẩn bị chiến tranh và tuyên bố tình trạng khẩn trương trên toàn quốc.
Thế nhưng, bọn đầu lãnh Hànội đã hoàn toàn ngậm miệng, bởi lẽ chúng há miệng bị mắc quai. Vấn đề bán đất bán đảo cho Tầu cộng đã có từ hồì thằng Hồ già còn sống thì còn nói năng gì được.
- Thứ nhất, vào ngày 15/6/1956, Phạm Văn Ðồng đã nóì với phía Trung Quốc: Từ quan điểm của lịch sử, thì những quần đảo này thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Cùng trong thời gian này, tên Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm dưới quyền của HCM nói với Li Zhimin, Xử lý Thường vụ Toà Đại Sứ Trung quốc tại Bắc Việt: Theo những dữ kiện của Việt nam, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là môt bô phận lịch sử của lãnh thổ Trung quốc. Lê Đốc, quyền vụ trưởng Á Châu Sự Vụ Bộ Ngoại Giao CSVN, cũng có mặt lúc đó, phụ họa thêm: Xét về mặt lịch sử thì các quần đảo này hoàn toàn thuộc về Trung Quốc từ thời nhà Tống.
- Thứ hai, ngày 4 tháng 9 năm 1958, chính phủ Trung cộng đã tuyên bố bề rộng của lãnh hải Trung Quốc là mười hai hải lý, được áp dụng cho tất cả các lãnh thổ của nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm cả Quần Đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa. Mười ngày sau đó tức là ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng dưới quyền HCM, gởi một công hàm ngoại giao cho Chu Ân Lai, ủng hộ lời tuyên bố chủ quyền của Trung cộng.
- Thứ ba, năm 1972, Cục Đo Đạc Bản Đồ trực thuộc Phạm Văn Đồng khi ấn hành bản đồ thế giới đã bỏ tên HSTS của VN và thay vào đó tên Tây Sa và Nam Sa của Trung cộng.
- Thứ tư, đặc biệt, ngày 15/10/2011, TBT Nguyễn Phú Trọng đã dẫn một đoàn cấp cao nhất của ĐCSVN và hành pháp sang Bắc Kinh, công khai và trắng trợn khẳng định VN là “tài sản quý báu” của TQ và “truyền mãi cho các thế hệ mai sau!”
- Thứ năm, nhưng tất cả chưa bằng chính miệng thằng giặc Hồ nói ra: Các đồng chí Trung Quốc đã giúp ta từ đầu đến cuối cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là nhờ ở họ. Nay họ muốn một vài hòn đảo nhỏ, sao có thể từ chối ? Vả lại, mảnh đất hoang dã ấy chẳng có gì ngoài cứt chim… (Hồ nói với Võ Nguyên Giáp, bà Bích Hà, vợ Giáp, thuật lại).
Hànội còn sợ há miệng mắc quai vì một sự thực khác nữa do các luật gia tỵ nạn phanh phui. Theo Luật Biển UNCLOS (United Nation Convention On The Law Of The See) năm 1982 thì đương nhiên thềm lục địa và cũng là vùng đặc quyền kinh tế của VN là 200 hải lý khỏi cần nộp đơn xin.
VN lại còn có đủ điều kiện để xin nới rộng thêm 150 hải lý nữa nếu có nộp đơn cho Ủy Ban Phân Ranh Thềm Lục Địa, Liên Hiệp Quốc để xin. Nhưng bọn Hànội lưu manh làm ngược lại: vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đương nhiên hợp pháp theo luật thì chúng lại nộp đơn xin xác nhận. Trong khi có đủ điều kiện để nộp đơn xin nới rộng chúng lại lờ tít đi.
Sở dĩ như vậy là bởi vì nếu nới rộng vùng đặc quyền kinh tế thì các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ nằm trong lãnh hải của VN. Điều mà bọn bán nước Hànội phải tránh né vì 2 quần đảo này đã bị chúng bán cho Tầu khựa rồi và cả hai đều nằm trong đường Lưỡi Bò của Tầu khựa.
Mở rộng thềm lục địa thêm 150 hải lý nữa [hạn chót là ngày 13/5/2009] là cơ hội bằng vàng để VN xác định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, và Vịnh Bắc Việt, nhưng VGCS không làm. Chúng bán biển đảo cho Tầu cộng là như thế.
No comments:
Post a Comment