Ngoại trưởng Mỹ: Giàn
khoan Trung Quốc tạo các vụ gây rối ở Việt Nam
22/05/2014 17:02
Hành vi của Trung Quốc
hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam đã dẫn đến các vụ gây rối
nhằm vào công nhân và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, theo lời Ngoại
trưởng Mỹ John Kerry trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày 21.5.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói rằng hành động của Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển Việt Nam đã dẫn đến các vụ gây rối nhằm vào người nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam - Ảnh: Business Recorder |
Theo AFP, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Jen Psaki cho biết
Ngoại trưởng Kerry đã có cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại
giao Việt Nam Phạm Bình Minh sáng ngày 21.5 về mối quan ngại của Mỹ trước các
hành động khiêu khích của Trung Quốc trên Biển Đông.
Căng thẳng gia tăng từ vụ giàn khoan Trung Quốc hạ đặt trái phép
trên vùng biển Việt Nam cùng việc tàu của chính phủ Trung Quốc đâm vào tàu lực
lượng chấp pháp Việt Nam khiến Washington đang nêu trách nhiệm cụ thể này với
Trung Quốc để giảm căng thẳng.
"Ngoại trưởng Kerry bày tỏ mối quan ngại về quyết định mang
tính khiêu khích của Trung Quốc trong việc đưa giàn khoan và hàng loạt tàu
chính phủ vào vùng biển Việt Nam, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và dẫn
đến các vụ rối loạn nhắm vào công nhân và doanh nghiệp nước ngoài tại Việt
Nam", bà Psaki nói.
Ngoại trưởng Mỹ cũng thúc giục hai bên kiềm chế, để làm giảm tình
hình căng thẳng, bảo đảm các hành vi an toàn cho tàu bè và giải quyết tranh
chấp thông qua các biện pháp hòa bình ph2u hợp luật pháp quốc tế, bà Psaki cho
biết thêm.
Ngoại trưởng Kerry cũng mời Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại
giao Phạm Bình Minh thăm Mỹ để tham vấn về các vấn đề song phương và khu vực là
một phần của quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Sửa chữa tàu kiểm ngư KN-766 của Việt Nam ngày 22.5 tại Đà Nẵng. Tàu này bị tàu Trung Quốc đâm móp cabin trên vùng biển Việt Nam, nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan cùng hàng loạt tàu chính phủ hung hăng tấn công tàu chấp pháp Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Tú |
Được biết, trong buổi điều trần trước Tiểu ban châu Á - Thái Bình
Dương, thuộc Ủy ban đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 20.5, ông Daniel R. Russel, trợ
lý Ngoại trưởng đặc trách Vụ Đông Á - Thái Bình Dương đã có báo cáo về ngân
sách 2015 dành cho Vụ Đông Á - Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ông Russel
cho biết trong tài khóa 2015 sẽ cần 1,2 tỉ USD cho hoạt động hỗ trợ tại khu vực
này.
Theo ông Russel, trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ tại Việt
Nam tháng 12.2013, Mỹ tuyên bố hỗ trợ nâng cao năng lực chấp pháp trên biển của
Việt Nam qua việc viện trợ hơn 18 triệu USD để củng cố các đơn vị tuần duyên
nhằm đáp ứng nhu cầu cứu hộ - cứu nạn nhanh chóng, khắc phục thiên tai và các
hoạt động khác.
Việt Nam và Philippines
lập liên minh chống Trung Quốc?
Nhiều người dân Philippines đã xuống đường phản đối Trung Quốc và
bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam.
VOA Tiếng Việt
Cập nhật: 21.05.2014 12:16
Chuyến thăm Philippines của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng,
trong bối cảnh căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đã khiến
nhiều nhà quan sát nêu giả thuyết rằng Việt Nam đang chủ động xích lại gần hơn
nữa với Philippines để tạo lập liên minh nhằm đương đầu với Trung Quốc.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Các tuyên bố của giới chức Việt Nam tại Philippines, nước cũng có tranh chấp lãnh hải quyết liệt với Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh vẫn chưa thoái lui trong vụ đối đầu xung quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Sau cuộc hội đàm ở Manila hôm 21/5, với sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông hiện nay ‘đặc biệt nguy hiểm’ đồng thời khẳng định rằng hai nước sẽ củng cố hợp tác quốc phòng và sẽ ‘kiên quyết phản đối’ Trung Quốc.
Trước đó, đại sứ Việt Nam tại Philippines Trương Triều Dương được các hãng truyền thông quốc tế trích lời nói rằng hai nước sẽ ‘hợp tác chặt chẽ nhằm giải quyết các vấn đề hết sức nghiêm trọng hiện thời trên biển Đông’.
Các tuyên bố của giới chức Việt Nam tại Philippines, nước cũng có tranh chấp lãnh hải quyết liệt với Trung Quốc, được đưa ra trong bối cảnh Hà Nội và Bắc Kinh vẫn chưa thoái lui trong vụ đối đầu xung quanh giàn khoan dầu gây tranh cãi ở biển Đông.
Trong khi các chuyên gia nhận định Hà Nội và Manila đang gầy dựng liên minh chống Trung Quốc thì phát ngôn viên của Tổng thống Philippines nói rằng cuộc gặp của hai nhà lãnh đạo không nên được nhìn nhận như vậy.
Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng đưa ra một lập
trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi tương đồng ít nhất
về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái
gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt
Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu.
Cái
đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện chiến
thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói chuyện
với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, từ Đại học George Mason (Mỹ) nói Việt Nam và Philippines đang mưu tìm ‘tiếng nói chung’.
Ông Hùng nói: “Liên minh chỉ có nghĩa là cộng tác với nhau để cùng đưa ra một lập trường chung, thì cái đó là có bởi vì hai nước có quyền lợi tương đồng ít nhất về phương diện biển Đông trước sự thách thức của Trung Quốc. Tuy nhiên, về cái gọi là đòi hỏi chủ quyền chính thức thì dĩ nhiên nó không giống nhau vì Việt Nam đòi sở hữu tất cả Trường Sa và Hoàng Sa thì Philippines sẽ không chịu.
Cái đó không giống nhau về phương diện nguyên tắc. Thế nhưng về phương diện
chiến thuật, cả hai nước đều bị thách thức bởi Trung Quốc nên cái việc họ nói
chuyện với nhau để tìm một đường lối chung là cái chuyện tự nhiên”.
Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu vào vùng mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình không chỉ dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động gây chết người khắp Việt Nam mà nó còn buộc các giới chức nước này phải thẳng thắn nêu rõ quan điểm của phía Hà Nội cũng như tăng cường vận động sự ủng hộ từ bên ngoài.
Trong bài phát biểu ở Manila, ông Dũng cũng kêu gọi ‘các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, tuân thủ luật pháp quốc tế’.
Liên quan tới chiến dịch ngoại giao của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam ‘đã tranh đấu hữu hiệu hơn và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới’.
Ông nói: “Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng)".
Việc Trung Quốc triển khai giàn khoan dầu vào vùng mà Việt Nam nói là nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình không chỉ dẫn tới các cuộc biểu tình bạo động gây chết người khắp Việt Nam mà nó còn buộc các giới chức nước này phải thẳng thắn nêu rõ quan điểm của phía Hà Nội cũng như tăng cường vận động sự ủng hộ từ bên ngoài.
Trong bài phát biểu ở Manila, ông Dũng cũng kêu gọi ‘các nước, cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm, tuân thủ luật pháp quốc tế’.
Liên quan tới chiến dịch ngoại giao của Việt Nam thời gian qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng Việt Nam ‘đã tranh đấu hữu hiệu hơn và nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới’.
Ông nói: “Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng)".
Có lẽ là bởi vì thế giới đã bắt đầu thức tỉnh, thấy sự nguy hiểm
của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Cho nên cả các quốc gia trong khối
ASEAN, vốn bị coi là đồng sàng dị mộng, mà một số quốc gia đã phải lên tiếng
cảnh cáo về sự nguy hiểm từ hành động của Trung Quốc ở biển Đông. Còn Mỹ, từ
trước tới nay các tuyên bố về biển Đông thì nặng nhất từ trước tới nay, với
những lời nói như ‘provocative’ (khiêu khích) hay ‘aggressive’ (hung hăng).
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nhận định.
Ông Hùng nhận định thêm: "Tất cả các lời nói đã gia tăng cường độ. Dĩ nhiên chưa bằng hành động nhưng lời nói thì đã có cái đó. Lập trường của Mỹ vẫn rõ rệt là họ trung lập về phương diện chủ quyền, họ không bênh vực chủ quyền của nước nào cả nhưng mà họ nói là thứ nhất, họ muốn các bên dàn xếp không bằng vũ lực, không bằng hành động đơn phương thay đổi nguyên trạng và không bằng sự đe dọa, thì điều đó có nghĩa là về phương diện tranh chấp chủ quyền thì họ đứng trung lập nhưng họ lại chống đối các biện pháp sử dụng vũ lực hay đe dọa. Điều đó có nghĩa là họ gián tiếp chỉ trích hành động của Trung Quốc hiện nay”.
Về việc Hà Nội cùng với một đồng minh của Mỹ trực tiếp kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chuyên gia về tình hình Việt Nam, giáo sư Carl Thayer nói với hãng tin Reuters rằng đó là điều ‘chưa có tiền lệ’. Nhà nghiên cứu này cũng nói rằng Việt Nam buộc phải ‘sử dụng các lá bài còn lại’.
Trong khi đó, hôm 21/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo các nước châu Á chớ xây dựng điều mà ông cho là 'liên minh quân sự không có ích'.
Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử. Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’. Ông Paul Reichler đó là một ‘giải pháp mà Việt Nam có thể cân nhắc’.
Giáo sư Hùng nói ông cũng cho rằng Việt Nam nên đưa Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.
Ông nói: “Rất nhiều người ở trong và ngoài nước đều nghĩ rằng Việt Nam nên kiện Trung Quốc hay đưa Bắc Kinh ra Tòa án trọng tài quốc tế để giải thích rõ rệt cái nội hàm của đường lưỡi bò là gì. Điều này là điều mà mọi người đều khuyên. Vấn đề là nhà nước, chính phủ Việt Nam có đồng ý với nhau để đưa vấn đề ra không thì lại là một chuyện khác”.
Việt Nam chưa chính thức xác nhận là có theo chân Philippines hay không, nhưng mới đây, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘không loại trừ khả năng dùng biện pháp pháp lý’ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc trên biển Đông.
Việt Nam sẽ đơn độc nếu
bị tấn công?
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2014-05-21
2014-05-21
Trung quốc biểu dương lực lượng tầu ngầm trên biển đông trong ngày
kỷ niệm thành lập QDND
Courtesy defensestatecraft
Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc nếu tiếp tục kéo dài thì khả
năng một cuộc chiến ngắn hạn do Trung Quốc phát động có thể diễn ra. Câu hỏi đặt
ra: Trung quốc sẽ sử dụng vũ khí nào và Việt Nam có thể ứng phó ra sao, trong
bao lâu? Mặc Lâm phỏng vấn GS Carl Thayer hiện là cố vấn cho Học Viện Quốc phòng
Úc để biết thêm ý kiến một chuyên gia quân sự trước những câu hỏi này.
Mặc Lâm: Thưa GS nếu cuộc
chiến xảy ra, liệu Trung Quốc sẽ dùng loại vũ khí chiến lược nào để tấn công
Việt Nam nhằm chiếm thế thượng phong thưa ông?
GS Carl Thayer: Vũ khí bí mật mà Trung Quốc xem là mạnh nhất có thể nói là hỏa
tiển đạn đạo nhưng tôi nghĩ họ sẽ không cần sử dụng tới nó vì nếu chiến tranh
có diễn ra sẽ là các cuộc hải chiến trên biển và Trung Quốc sẽ tận dụng sức
mạnh không quân của họ để tấn công và yểm trợ cho hải quân. Những cứ điểm quan
trọng của Việt Nam như Hải Phòng, Nha Trang hay Vịnh Cam Ranh sẽ bị tấn công
nhằm không cho các tàu ngầm lớp Kilo của Việt Nam xuất kích.
Trung Quốc sẽ tận dụng các loại tên lửa đất đối không trên các chiến
hạm và chiến đấu cơ của họ để áp đảo làm cho Việt Nam không có cơ hội kiểm soát
mặt biển.
Mặc Lâm: Trong thế mạnh quân
sự giữa hai nước rõ ràng Việt Nam không phải là địch thủ của Trung Quốc. Theo
ông Việt Nam có thể cầm cự và kéo dài cuộc chiến trong bao lâu?
Chắc chắn tên lửa phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả
năng này vì Nga sẽ không thể cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn
nữa không có lý do gì khiến Nga phải làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ giữ thái
độ trung lập và điều này làm cho Việt Nam thất thế
GS Carl Thayer
GS Carl Thayer: Việt Nam có thể tập trung nhanh chóng một lực lượng đủ mạnh để
chống lại Trung Quốc với 5 triệu người dân dự bị cộng với 400 ngàn binh sĩ trên
đất liền. Chiến lược mà Việt Nam dùng là sẽ tập trung vào sức mạnh mà họ kêu
gọi từ toàn dân và họ sẽ chống trả từ trên bờ đối với các cuộc tấn công của
Trung Quốc.
GS Carl Thayer cố vấn cho Học Viện Quốc phòng Úc tại Đài Á Châu Tự
Do. RFA
Các loại tên lửa sẽ được Việt Nam dùng đến là chủ yếu nhưng vũ khí
phòng vệ này của Việt Nam sẽ nhanh chóng không còn trong kho dự trữ và câu hỏi
đặt ra Việt Nam sẽ tiếp tục có chúng từ nguồn cung cấp nào. Chắc chắn tên lửa
phải được nhập từ Nga nhưng tôi rất nghi ngờ khả năng này vì Nga sẽ không thể
cung cấp một cách nhanh chóng cho cuộc chiến hơn nữa không có lý do gì khiến Nga
phải làm cho Trung Quốc nổi giận. Nga sẽ giữ thái độ trung lập và điều
này làm cho Việt Nam thất thế.
Việt Nam có tên lửa Bastion rất mạnh và chính xác để tự vệ. Những
tên lửa này có thể tấn công căn cứ hải quân Tam Á trên đảo Hải Nam của Trung
Quốc hay thành phố San Sha trên đảo Phú Lâm và các cuộc tấn công này sẽ làm cho
Trung Quốc khó khăn bất ngờ. Bên cạnh đó những chiến đấu cơ tương đối hiện đại
của Việt Nam cũng sẽ gây khó khăn cho tàu chiến Trung Quốc bằng các loại hỏa
tiển tầm xa. Tuy nhiên phải nói là cũng rất giới hạn về số lượng.
Mặc Lâm: Khi nhắm vào các
quân cảng quan trọng của Việt Nam như Nha Trang hay vịnh Cam Ranh Trung Quốc sẽ
có chiến thuật gì để tấn công trực tiếp vào đây?
GS Carl Thayer: Chiến đấu cơ Trung Quốc phát xuất từ Hải Nam sẽ được bổ sung từ
đảo Phú Lâm sẽ là lực lượng chính tấn công những căn cứ hải quân này của Việt
Nam vì khoảng cách cho phép chúng bay vào rồi quay trở lại nơi xuất phát. Hỏa
tiển đạn đạo từ tàu ngầm Trung Quốc sẽ được mang ra tấn công vào đất liền của
Việt Nam. Tàu ngầm cũng sẽ mang thủy lôi để phong tỏa các điểm quan trọng này
và ngăn không cho tàu ngầm Việt Nam ra khơi. Thế mạnh của Trung Quốc về vũ khí
sẽ làm Việt Nam không thể chiến đấu từ thời điểm bắt đầu cuộc chiến và do đó
Việt Nam sẽ không vận dụng được chiến lược phòng thủ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
tham dự buổi hội nghị thượng đỉnh (CICA: tương tác và xây dựng lòng tin ở châu
Á) tại Thượng Hải vào ngày 20 tháng năm 2014. AFP
Mặc Lâm: Lúc gần đây Hoa Kỳ
có ngầm gợi ý sẽ mang chiến hạm thuộc Hạm đội 7 vào thăm Việt Nam thường xuyên
hơn, theo ông nếu cuộc chiến xảy ra khả năng can thiệp của Hoa Kỳ có cao không?
Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ cộng với cuộc chiến tranh
nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép hải quân của họ
tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi
GS Carl Thayer
GS Carl Thayer: Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ cộng với cuộc chiến
tranh nếu có cũng rất ngắn. Tôi cho rằng Hoa Kỳ sẽ không cho phép hải quân của
họ tham gia vào cuộc chiến và vì vậy Việt Nam phải tự lo liệu cho mình mà thôi.
Mặc Lâm: Còn Nhật Bản thì sao
thưa GS, họ có nắm lấy cơ hội này tham gia cuộc chiến nhằm tự bảo vệ cho chính
họ trước các hành động gây hấn liên tục của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku
hay không?
GS Carl Thayer: Nhật Bản sẽ tập trung cao độ nếu cuộc chiến xảy ra nhưng họ sẽ
không làm gì hơn là chuẩn bị một cuộc tấn công khác có thể Trung Quốc sẽ nhằm
vào họ. Vì vậy tôi nghĩ Nhật Bản sẽ không có bất cứ hành động nào yểm trợ Việt
Nam. Hơn nữa từ vùng biển của Nhật tới biển Đông là một chặng hành trình rất
dài và sẽ rất dễ tổn thương nếu bị Trung Quốc tấn công.
Mặc Lâm: Xin được hỏi ông câu
cuối cùng, Việt Nam sẽ gặp các hậu quả như thề nào nếu cuộc chiến xảy ra?
GS Carl Thayer: Trước tiên là giá bảo hiểm về hàng hải và hàng không sẽ tăng rất
cao khi chiến tranh xảy ra. Quan hệ kinh tế là điều tệ hại nhất sẽ xảy ra cho
doanh nghiệp cả hai nước, họ sẽ trở thành nạn nhân đầu tiên. Tử vong sẽ lan
tràn khi cuộc chiến nổ ra và Việt Nam có thể tấn công trả đũa vào các thành phố
miền Nam của Trung Quốc gây tác hại cho kinh tế tại các nhiều khu vực phía Nam
sát với biên giới hai nước.
Một làn sóng tỵ nạn rất lớn khi người Hoa chạy sang Cambodia sẽ làm
cho tình hình càng khó kiểm soát hơn.
Vấn đề chính tệ hại nhất xảy ra cho Việt Nam là thời điểm hiện nay
không phải là thời gian của thập niên 60 khi Mỹ đánh bom xuống miền Bắc, lúc
ấy người dân có thể chiến đấu trong tình trạng rất khó khăn, họ có thể dùng than
để nấu nướng mà không hề gì. Tuy nhiên khi cuộc chiến xảy ra vào lúc này hàng
chục thành phố miền Bắc sẽ mất điện kéo dài vì Trung Quốc cắt nguồn điện mà họ
cung cấp cho Việt Nam, lúc ấy hàng triệu người dân Việt Nam sẽ trở thành con tin
của Trung Quốc và đây là điểm chính mà Việt Nam sẽ gặp phải khi chiến tranh nổ
ra mặc dù ngắn hạn đi nữa.
Mặc Lâm: Xin cám ơn giáo sư.
No comments:
Post a Comment