Carl
Bildt nói về Biển Đông và tự do
Cập nhật: 12:28 GMT - thứ năm, 29 tháng 5, 2014
Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay
Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt vừa chủ trì một hội nghị quốc tế về tự do internet - Diễn đàn Internet
Stockholm 2014, trong đó ông có bài phát biểu nói về tầm quan trọng của tự do và cởi mở trên không gian ảo.
Stockholm Internet
Forum | Stockholm Internet Forum on Internet Freedom for Global Development
thường niên lần thứ ba do Bộ Ngoại giao Thụy Điển, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế (Sida) và Quỹ Hạ tầng internet .SE đồng tổ chức hai ngày 27/5-28/5 với chủ đề "Internet - riêng tư, minh bạch, theo dõi và quản lý".
Ông Carl Bildt đã dành cho BBC một cuộc phỏng vấn ngắn bên lề diễn đàn, trước hết là về căng thẳng biển đảo trong vùng Đông Nam Á.
BBC: Nói về căng thẳng hiện thời tại Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của ông như thế nào?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi đã phát biểu nhiều lần là các xung đột thế này cần phải được giải quyết theo luật pháp quốc tế.
Có nhiều luật, thí dụ như Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển, hay các văn bản pháp lý quốc tế khác mà các nước cần phải tuân thủ một cách minh bạch và thực chất để có thể giải quyết các vấn đề một cách hòa bình.
Căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc, và cả các nước xung quanh khác cần phải được giải quyết giống như các nước tại các khu vực khác đã từng làm.
Chúng tôi đã chứng kiến nhiều bất đồng thí dụ tại biển Baltic hay biển Bắc, Bắc Đại Tây Dương... các tranh chấp bất đồng đó đều đã được giải tỏa theo luật pháp quốc tế.
Thụy Điển không đứng về phía nước nào mà chúng tôi muốn đóng vai trò trung gian thúc đẩy cách giải quyết bằng luật pháp quốc tế.
BBC: Trong thời gian Diễn đàn Internet
Stockholm, các bên đã thảo luận khá nhiều về mối liên quan giữa các quyền tự do của người dân, trong đó có tự do internet, và phát triển kinh tế. Thế còn liên quan giữa các quyền tự do này với an ninh và chủ quyền của một quốc gia thì như thế nào thưa ông?
Ngoại trưởng Carl Bildt nói quan điểm căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc cần giải quyết theo luật quốc tế.
Xemmp4
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Bấm vào đây để tải Flash Player mới nhất
Mở bằng chương trình nghe nhìn
khác
Ngoại trưởng Carl Bildt: Chúng tôi thấy có liên quan giữa sự phổ cập internet và tự do internet với khả năng phát triển thực sự của một quốc gia trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội.
Những nước nào tìm cách hạn chế tự do, trong đó có tự do internet,
thì cũng gặp phải nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế, xã hội.
Thụy Điển chúng tôi là bạn bè thân thiết với Việt Nam trong nhiều năm qua, chúng tôi cũng duy trì quan hệ với Việt Nam lâu nay nhưng tôi phải thành thật mà nói rằng tôi từng trông đợi Việt Nam phát triển tốt hơn là như bây giờ. Một trong các lý do chính có thể là môi trường chính trị không cởi mở như chúng tôi hy vọng và do vậy mà cả đầu tư nước ngoài lẫn tốc độ phát triển đều không được như dự đoán 15-20 năm trước đây.
Đây cũng là minh chứng rõ ràng cho mối liên hệ giữa tự do chính trị và phát triển kinh tế.
BBC: Chắc là ông đã được biết về trường hợp một blogger Việt Nam (Facebooker
Anh Chí) bị ngăn cản không được tới Thụy Điển tham dự Diễn đàn Internet Stockholm?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Vâng tôi có được biết và điều này cho thấy một lần nữa là môi trường chính trị o ép và hạn chế sẽ có những hậu quả xấu tới tiềm năng phát triển xã hội và kinh tế của Việt Nam.
BBC: Trong cách hành xử đối với các quốc gia hạn chế quyền tự do internet, dường như đang có chỉ trích là châu Âu và phương Tây đưa ra quá nhiều khuyến khích và nâng đỡ mà quá ít biện pháp trừng phạt. Ông trả lời thế nào về chỉ trích này?
Ngoại trưởng Carl Bildt: Tôi cho là về lâu dài thì khuyến khích có lợi hơn là chế tài. Tính hiệu quả của việc trừng phạt như thế nào thì còn phải tranh cãi và thường về ngắn hạn nhưng hiệu quả của sự khuyến khích thì lâu dài vì nó thường liên quan tới cải cách dài hạn.
Ông Carl Bildt là Ngoại trưởng Thụy Điển từ 2006 tới nay. Ông từng giữ chức Thủ tướng Thụy Điển từ 1991-1994. Năm
1994, ông đã thăm Việt Nam trong vai
trò thủ tướng.
__._,_.___
No comments:
Post a Comment