Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 17 May 2014

Chiến lược bành trướng của Trung cộng


 
Matthew Trần:

Rứa thì Hãi Quân VC mua mấy chiếc tàu lặn (tiềm thũy đĩnh) cũa Nga tốn kã tỹ đôla đem về zấu ỡ mô mà trong zịp mà lại không đưa ra xài !! Lạ hen !!

Hãy fóng vài "torpedo" vào zàn khoan cũa bọn Chệt vài fát !!! Thế là xong ngay !!

Chắc bọn VC định zùng  mấy chiếc tàu lặn ni đễ đi buôn lậu chắc !!

MT 
       




anh truong Anhdalat2
To 
Today at 5:34 AM
TRUNG CỘNG CHỌN  BÀNH TRƯỚNG XUỐNG  PHƯƠNG NAM - VN LÀ NẠN NHÂN - VN SẼ LÀM GÌ ?
THEO NGA CHẾT DỄ NGA ĐANG VE VÃN TÀU VÌ SA LẦY Ở UCRAINE.
THEO MỸLÀ LỰA CHỌN DUY NHẤT- ĐIỀU KIÊN KHÔNG CỘNG SẢN - DÂN CHỦ- NHÂN QUYỀN .
THỜI CƠ THUẬN LỢI NHẤT ĐÃ ĐẾN - ÁC MỘNG NÔ LỆ TÀU NGÀN NĂM SẼ  KHÔNG CÒN BỊ  ÁM ẢNH

CHỐNG GIẶC BÀNH TRƯỚNG TRUNG CỘNG
tka23 post
 Chiến lược bành trướng của Trung cộng

Luật sư Nguyễn Văn Đài -
tka23 post

 Trung cộng  có tiềm lực kinh tế, quân sự rất hùng hậu. GDP và chi phí quân sự đều đứng thứ hai trên thế giới. Nền kinh tế luôn đòi hỏi nguồn nguyên, nhiên liệu rất lớn cho sự phát triển. Bởi vậy, việc tìm kiếm các nguồn nguyên, nhiên liệu luôn được ưu tiên trong chính sách bành trướng của Trung cộng .

Chúng ta hãy cùng suy xét xem quốc gia nào trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là mục tiêu bành trướng đầu tiên của Trung cộng ? 

Nhìn lên phía Bắc của Trung cộng  là một nước Nga hùng mạnh về quân sự và rất cứng rắn trong vấn đề chủ quyền quốc gia. Hải quân Nga không nhân nhượng mà đã nổ sung vào tàu cá của TC khi xâm phạm lãnh hải của họ. TC  còn thua kém Nga rất nhiều về tiềm lực quân sự. Do vậy, TC không thể bành trướng sang nước Nga.

Nhìn sang phía Đông là Hàn Quốc và Nhật Bản, Đài Loan. Họ đều hùng mạnh về kinh tế, quân sự và là đồng minh của Mỹ. Mỹ có hiệp ước an ninh với Nhật và Hàn, có luật về bảo vệ Đài Loan. TC không thể bành trướng về phía Đông.

Nhìn sang phía Tây là các nước Trung Á, là vùng đệm chiến lược của Nga. Tiếp đó là Afganistan, quân Mỹ và Nato đang đóng quân ở đó. Tiếp đến Pakistan đang là đồng minh chiến lược  của TC.
 Còn Ấn Độ là cường quốc kinh tế, quân sự, là đối thủ ngang sức của TC. Tiếp theo là Miến Điện, đang là đồng minh, đối tác tốt của TC. Nhưng tương lai, Miến Điện có thể là đồng minh của Mỹ và phương Tây.

Phía Nam là Philippin và Việt Nam. Philippin có hiệp an ninh với Mỹ và là đồng minh lâu năm của Mỹ. TC không thể tùy tiện mà bành trướng sang Philippin.

Việt Nam có biển Đông với trữ lượng dầu khí, khoáng sản và thủy hải sản dồi dào. Kinh tế kém phát triển và phụ thuộc nhiều vào TC về nguồn nguyên liệu. Chi phí quốc phòng chỉ bằng 1/30 của TC. Lực lượng hải quân và không quân chỉ bằng 1/3 hạm đội Nam Hải của TQ. Việt Nam là nước CS,  không có đồng minh để có thể giúp đỡ quân sự, chuyên viên  quân sự, tiếp vận , thông tin tình báo,… nếu sảy ra xung đột. Chính quyền và đảng CS cầm quyền thì tham nhũng, nhu nhược và không đoàn kết, đánh mất niềm tin và sự ủng hộ của nhân dân.

Bởi vậy, Việt Nam là mục tiêu yếu nhất và dễ nhất trong chiến lược bành trướng của TC. Và thực tiễn đã, đang và sẽ chứng minh điều này.


Chiến lược bành trướng của TC đối với VN

Hiện tại và tương lai, Trung cộng không sử dụng quân sự để tấn công đánh chiếm các đảo của VN ở quần đảo Trường Sa trước. Mà TC đang và sẽ tiếp tục sử dụng chiến thuật lấn chiếm từng bước vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của VN. Họ tiếp tục sử dụng lực lượng quân sự, bán quân sự, dân sự với số lượng đông  đảo để tiếp tục duy trì và đặt các dàn khoan mới. Mỗi năm, họ có thể đặt từ 2-3 dàn khoan và từng bước lấn chiếm cho tới khi hết các vùng biển có tiềm năng dầu khí của VN.

Các giải pháp đối phó của VN:

Việt Nam chỉ đưa các lực lượng cảnh sát biển, kiểm ngư ra thực thi công vụ, thì chẳng khác gì con muỗi đốt  vào mông con voi. Chỉ tự thiệt hại về kinh tế, tài sản, thương vong về người mà trong khi TC vẫn tiếp tục lẫn chiếm.

Việt Nam sử dụng quan hệ ngoại giao để kêu gọi và được cả thế giới ủng hộ, lên tiếng, thì đó cũng chỉ là những phát ngôn, tuyên bố chính trị, ngoại giao. TC vẫn trơ mặt mà tiếp tục lấn chiếm. Lợi ích quốc gia về kinh tế, chính trị, an ninh của họ vẫn quan trọng hơn. Các nước khác dù ghét TC nhưng vẫn là đối tác kinh tế của họnên làm lơ.

Việt Nam kiện TC ra các tòa án quốc tế và thắng kiện. VN cũng không đủ sức mạnh để dùng các phán quyết, bản án đã thắng đó để thi hành án, thực thi phán quyết với TC.(con kiến kiện củ khoai) Thắng kiện nhưng không đòi lại được chủ quyền lãnh hải quốc gia.

Cuối cùng là Việt Nam phải dùng giải pháp quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. VN không có đồng minh và tiềm lực quân sự lại thua kém TC. TC sẽ mượn cớ VN dùng vũ lực giải quyết tranh chấp, TC sẽ uy hiếp trên đất liền và dùng toàn bộ sức mạnh tiêu diệt lực lượng quân sự của VN trên biển, đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa. Lúc đó, người VN muốn rửa chân ở biển cũng phải xin phép TC. Việt Nam không thể một mình, đơn phương dùng giải pháp quân sự với TC.

Vậy, giải pháp nào để VN có thể bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia của mình?

 Giải pháp cho đảng CSVN để bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia. 

Muốn bảo vệ được chủ quyền lãnh hải quốc gia, muốn phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế và trở thành một quốc gia hùng mạnh về kinh tế, quân sự. Việt Nam phải xây dựng được các mối quan hệ đồng minh chiến lược. Từ đó VN có đủ sức mạnh về quân sự cùng với sự giúp đỡ của các đồng minh thì mới có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia. 

Lựa chọn quốc gia để xây dựng mối quan hệ đồng minh: Có hai quốc gia mà VN có thể lựa chọn để xây dựng mối quan hệ đồng minh.

Thứ nhất là Nga, nhưng Nga đang sa lầy ở Ukraine, bị Mỹ và các nước phương Tây bao vây, cấm vận. Mâu thuẫn, tranh chấp giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây sẽ còn kéo dài. Bởi vậy, Nga rất cần TC để buôn bán, làm ăn. Đồng thời, Nga cũng cần TC trong các liên kết chính trị, kinh tế để đối phó với phương Tây. Do vậy, Nga không bao giờ muốn làm phật lòng TC để xây dựng quan hệ đồng minh với VN chống TC. Thực tế, từ khi TC xâm lược VN trên biển Đông, Nga chưa lên tiếng để bênh vực cho VN. Thậm chí, Nga còn mong TC và VN có mâu thuẫn, chiến tranh với nhau để Nga bán vũ khí và làm TC suy yếu một phần. 

Chắc chắn, Nga sẽ không bao giờ đồng ý xây dựng mối quan hệ đồng minh với VN.

Thứ hai là Mỹ, Mỹ luôn luôn muốn VN đứng về phía Mỹ, cùng chia sẻ mối quan tâm và lợi ích trên biển Đông. Nước Mỹ với tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh của họ, Mỹ hoàn toàn có đủ khả năng không chỉ giúp VN phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Mà còn bán vũ khí, viện trợ vũ khí, cung cấp thông tin tình báo, hỗ trợ tiếp liệu , huấn luyện,… Giúp VN có đủ năng lực đối phó với TC trên biển Đông. 

Khi VN đã xây dựng được quan hệ đồng minh với Mỹ, thì VN sẽ dễ dàng trong việc xây dựng quan hệ đồng minh với Nhật, Hàn Quốc, Úc, Canada, các nước phương Tây và Nato. Từ đó VN sẽ nhanh chóng phát triển về kinh tế, tăng cường tiềm lực quốc phòng đủ sức bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Làm sao để xây dựng mối quan hệ đồng minh với Mỹ?

Trở ngại lớn nhất và duy nhất là vấn đề nhân quyền và dân chủ. Nước Mỹ chỉ có thể xây dựng mối quan hệ đồng minh với một nước VN dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Vậy muốn xây dựng được quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ để có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế đất nước. VN phải thả hết tù chính trị, cải thiện và tôn trọng các quyền con người. Công nhận và cho phép các tổ chức chính trị, đảng phái chính trị thành lập và hoạt động bình đẳng. Sửa đổi Hiến pháp, luật bầu cử và tiến hành bầu cử tự do, công bằng. 

Làm được điều này, đảng VN không chỉ xây dựng được quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ. Mà còn hòa hợp, hòa giải dân tộc và đoàn kết được tất cả người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước trong việc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

Giải pháp duy nhất mà VN có thể bảo vệ được chủ quyền quốc gia đó là   VN phải cải thiện và tôn trọng nhân quyền, dân chủ hóa xã hội. Xây dựng các mối quan hệ đồng minh chiến lược với Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây.

Hà Nội, ngày 14-5-2014

Luật sư Nguyễn Văn Đài



To 
Today at 7:49 AM



Học giả Edward Luttwak phân tích Trung Quốc

Trịnh Thái Bằng - Báo Mai
EmailIn
Học giả Edward Luttwak phân tích Trung Quốc
image

Tác giả người Mỹ, một chuyên gia trong lĩnh vực chiến lược Edward Luttwak đã phân tích và bày kế khống chế Trung Quốc trong cuốn "Sự trỗi dậy của Trung Quốc đi ngược logic chiến lược phát triển» đã đưa ra những phân tích và luận điểm rất đáng chú ý về Trung Quốc.

Trung Quốc 'quá tự phụ'

image

E. Luttwak, một chuyên viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), trên quan điểm cá nhân của mình và cũng là một quan điểm khá độc đáo trong cuộc tranh luận về làm thế nào để kiềm chế "nguy cơ Trung Quốc".

Luttwak tin rằng hiện tượng tăng trưởng địa chính trị của Trung Quốc trên ba vị trí cơ bản - kinh tế, sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị và ngoại giao - không thể tiếp tục mãi mãi và chắc chắn sẽ gây ra phản ứng từ các nước khác. Những nước này nhận thức được rằng sự phát triển tiềm lực quốc gia hùng mạnh của Trung Quốc đi cùng với việc thiết lập quyền kiểm soát và ảnh hưởng - đầu tiên ở châu Á và sau đó là trên quy mô toàn cầu.

Theo Luttwak, quyết định đúng đắn nhất của Trung Quốc là tự kiềm chế: Bắc Kinh duy trì một tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng loại trừ khả năng tăng cường tương xứng về sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chính trị. Chỉ theo phương án này, Trung Quốc có thể giảm thiểu những lo ngại của các nước khác và tránh bị đối đầu với một liên minh phản đối mạnh, tương tự như liên minh chống lại Đức vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, tác giả tin tưởng rằng, đợi cho Trung Quốc có một một tầm nhìn chiến lược như vậy là không thể.

Nguyên nhân chính của vấn đề này – tính tự phụ quá lớn của một siêu cường – tự phụ của một siêu cường được hiểu như là sự tập trung tối đa cho các công việc nội bộ và không hề quan tâm đến những gì đang xảy ra bên ngoài biên giới. Tính tự phụ còn được thể hiện ở trong lĩnh vực đối ngoại, các lãnh đạo hoàn toàn không muốn nghe và không muốn biết, các nước láng giềng họ nghĩ gì về mình. Căn bệnh tự phụ này là bản chất của các siêu cường – nước lớn như Mỹ, Nga, Ấn Độ. Nhưng với Trung Quốc, nó đặc biệt nghiêm trọng.

image
Trung Quốc đã quá tự phụ với sức mạnh của mình và say sưa với 'giấc mơ Trung Hoa'. Ảnh: Nhà lãnh đạo Tập Cận Bình thị sát quân đội sau khi trở thành người đứng đầu nhà nước

Thứ nhất: Chính quyền Trung Quốc tập trung toàn bộ sự quan tâm của mình đối với những nguy cơ có thể đe dọa đến nền chuyên chính của giai cấp. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có quá nhiều thời gian và sức lực để nghiên cứu và phân tính những tiến trình phát triển của thế giới.

Thứ hai: Ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thống lịch sử - Trung Quốc tự coi mình là nước lớn và là trung tâm của thế giới, các nước láng giềng quanh đại lục được nhìn nhận như những nước nhược tiểu. Truyền thống này đã định hướng các mối quan hệ nước ngoài từ rất lâu và ảnh hưởng trực tiếp đến ngày nay, đồng thời là trở ngại khiến Trung Quốc không nhìn nhận được các nước khác như các đối tượng bình đẳng trong quan hệ quốc tế. Mặc dù có một nền văn hóa lâu đời, Trung Quốc rất thiếu kinh nghiệm trong các mối quan hệ quốc tế - đặc biệt là trong các quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước đối tác trong khu vực.

image

Thứ ba: Một trong những ảnh hưởng tai hại đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc là niềm tin vào những lý luận chiến lược của các học giả Trung Hoa cổ đại, một trong những tác phẩm đó là “Nghệ thuật chiến tranh” của Tôn Tử. Những bài học lý luận, được trình bày trong tác phẩm đó – được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm của các cuộc chiến tranh trong nội bộ Trung Quốc ( có cùng ngôn ngữ, cùng văn hóa và tư duy chiến lược) đặc biệt trong thời kỳ “Chiến quốc” (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên - 221 TCN).

Đạt đến giới hạn cuối cùng của chủ nghĩa thực dụng, luôn có xu hướng thúc đẩy giải quyết vấn đề bằng cách kích động một cuộc khủng hoảng, các kỹ thuật khác nhau của âm mưu và các thủ đoạn - những đặc điểm này và các đặc trưng khác của “Binh pháp Tôn tử” Trung Quốc có thể đạt hiệu quả trong bối cảnh của nền văn minh Trung Hoa, nhưng thường không đạt hiệu quả trong đối phó với các nền văn hóa và các dân tộc khác. Bằng chứng cho thấy rằng, huyền thoại về sự ưu việt của tư duy chiến lược và các chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc, tác giả Luttwak tin rằng thực tế là hơn một thiên niên kỷ, người Hán thực tế (người Trung Quốc) trong triều đại của mình chỉ trị vì có một phần ba thời gian. Các bộ tộc du mục dễ dàng xâm lược và đánh bại các triều đại Trung Quốc, những người tự hào là có tư duy "khôn khéo và đầy cơ mưu tầm chiến lược."

Lầu Năm Góc: TQ là 'đối tượng tác chiến số 1'

image

Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc hiện đại và quan điểm cứng rắn không khoan nhượng của Bắc Kinh về nhiều vấn đề (đặc biệt là trong các tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông) đã dẫn đến thực tế là chống lại Bắc Kinh bắt đầu hình thành một liên minh không chính thức, trong đó bao gồm Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Đông Nam Á và các nước Châu Á -Thái Bình Dương khác. Hoa Kỳ, tất nhiên cũng tham gia vào liên minh và là động lực mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên, Luttwak tin rằng sự hình thành của liên minh này không có quá nhiều xúi giục từ phía Washington. Những nước tham gia năng động nhất là nước láng giềng bị o ép của Trung Quốc.

image
Chiến hạm Trung Quốc bắt đầu vươn ra Thái Bình Dương, thách thức vị thế thống trị của Mỹ lâu nay.

Trong một quan điểm, Úc đóng vai trò của một trong những nước khởi xướng và dẫn dắt chính sách ngoại giao đa phương chống Trung Quốc. Việt Nam là đất nước có lịch sử dân tộc chống ngoại xâm phương Bắc trong nhiều thế kỷ. Quan điểm phản kháng cũng được Mông Cổ duy trì quyết liệt và nhận thức được vấn đề không thể duy trì độc lập nếu rơi vào quỹ đạo ảnh hưởng của Trung Quốc.

Indonesia và Philippines được Luttwak trích dẫn như là ví dụ về các quốc gia, nửa đầu thập kỷ 1990 đã sẵn sàng làm bạn với Trung Quốc, nhưng sang đến thập kỷ 2000 đã kiên quyết phản đối Trung Quốc – mà đó là lỗi của Bắc Kinh, khi cách cư xử của quốc gia này trên Biển Đông trở nên không thể chấp nhận.

image
Trung Quốc đã và đang ráo riết phát triển vũ khí nhằm tiêu diệt các đội tàu sân bay Mỹ.

Câu chuyện đối ngoại chính trị tương tự cũng xảy ra với Nhật Bản trong mối quan hệ Trung Nhật. Không lâu lắm, vào khoảng năm 2009, khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên nắm quyền, có cảm giác rằng Tokyo đang chuyển hướng dần về phía Trung Quốc và có thể nói là, âm thầm rơi vào tầm ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc. Nhưng những hành động gây căng thẳng do chính Trung Quốc tiến hành ở quần đảo Senkaku và trên biển Hoa Đông – Biển Đông đã gạch chéo lên tất cả mọi kế hoạch hợp tác hữu nghị và đẩy Nhật Bản về mối quan hệ ngày càng chặt chẽ hơn với Mỹ.

image
Căn cứ tàu ngầm của hải quân PLA ở Hải Nam.

image
Trung Quốc luôn mơ về các hạm đội viễn dương với các đội tàu sân bay thống trị đại dương như Mỹ.

image
Và tích cực phát triển 'sát thủ' diệt tàu sân bay DF-21 nhằm đối phó tàu sân bay Mỹ.

Một ngoại lệ trong xu hướng phản kháng Trung Quốc lại là Hàn Quốc, theo quan điểm của tác giả cuốn sách này, Hàn Quốc luôn thể hiện “sự phụ thuộc” vào Bắc Kinh. Đã từ lâu Hàn Quốc đã quá coi trọng nền văn minh Trung Hoa và trên thực tế khá lệ thuộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế. Để duy trì được khả năng tiếp cận nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc đã làm mờ đi những quan hệ còn lại của chính mình. Luttwak đưa ra một dự đoán cho quan điểm chính trị của Hàn Quốc – đó là giải pháp "Thoát ly chiến lược", cho rằng không thể xem xét Hàn Quốc là một đồng minh đáng tin cậy trong liên minh phản kháng Trung Quốc.

Không chỉ riêng đối với Hàn Quốc, ngay cả chính quyền Mỹ cũng còn xa mới đạt được sự đồng thuận chống những nguy cơ từ Trung Quốc. Tác giả Luttwak cho rằng, chính sách đối ngoại đối với Trung Quốc của Mỹ bị ảnh hưởng bởi 3 nhóm lợi ích: nhóm thứ nhất là Bộ Tài chính, nhóm thứ hai là Bộ Ngoại giao và nhóm thứ ba – Bộ quốc phòng Mỹ.

image

Bộ Tài chính đại diện cho nhóm lợi ích của phố Wall. Đối với nhiều tập đoàn kinh tế mạnh của Mỹ, thương mại với Trung Quốc là một nguồn lợi nhuận vô cùng lớn. Bỏ qua nguồn lợi này, các tập đoàn không sẵn sàng. Lợi nhuận trong quý tiếp theo của một năm tài chính quan trọng hơn lợi ích lâu dài của an ninh quốc gia. Vì vậy, Bộ Tài chính luôn có quan điểm thân thiện với Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao, đặc biệt là trong thời kỳ bà Hillary Clinton không phủ nhận tầm quan trọng hợp tác thương mại với Bắc Kinh, nhưng nhận định rằng, hầu hết các vấn đề lợi ích của Mỹ và Trung Quốc luôn luôi đối kháng lẫn nhau. Công bố chính sách đối ngoại của chính quyền Obama "Trở lại Châu Á - Thái Bình Dương”, theo Luttwak, không có gì khác hơn một chính sách đối ngoại chính trị nhằm ngăn chặn Trung Quốc.

Chính sách kiềm chế đối ngoại do Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành, được sự hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự của Lầu Năm Góc. Bộ Quốc phòng Mỹ có quan điểm coi Trung Quốc là "kẻ thù chính" đồng thời lên kế hoạch tác chiến chiến lược, đưa ra các đơn đặt hàng vũ khí mới với quan điểm coi Trung Quốc là “đối tượng tác chiến số 1”.

Đánh quỵ bằng đòn phong tỏa

image

Tuy nhiên, tác giả Luttwak khẳng định, giải pháp quân sự để giải quyết vấn đề Trung Quốc là không thể được xét trên mọi góc độ, ngay cả trong trường hợp Quân đội Mỹ có ưu thế thống trị chiến trường. Trong kỷ nguyên của vũ khí hạt nhân, xung đột vũ trang giữa hai cường quốc quân sự có thể rất dễ dàng dẫn đến thảm họa toàn cầu.

Mỹ hoàn toàn có khả năng phong tỏa con đường huyết mạch trên biển của Trung Quốc. Nhưng nếu Trung Quốc duy trì tốt quan hệ chiến lược với Nga thì không có gì bảo đảm chiến lược phong tỏa sẽ thành công.

Từ những quan điểm và phân tích đánh giá đã nêu. Tác giả Luttwak đưa ra những giải pháp nhằm giải quyết những nguy cơ từ phía Trung Quốc, mà theo tác giả là rất nghiêm trọng:

Giải pháp nhằm giải quyết vấn đề nguy cơ Trung Quốc, Luttwak đề xuất phương án gây áp lực địa chính trị chiến lược lên Trung Quốc, với mục đích làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế của đại lục đến cấp độ không còn có thể gây ra các mối đe dọa, nhằm cân bằng lực lượng trên trường thế giới và loại bỏ khả năng Trung Quốc đạt được quyền thống trị thị trường thế giới. Mục tiêu đó có thể đạt được, nếu chặn được hàng hóa Trung Quốc trên các thị trường của các đối tác chính. Đồng thời với việc ngăn chặn khả năng Trung Quốc tiếp cận các tài nguyên khoáng sản và công nghệ, mang ý nghĩa sống còn với đời sống kinh tế Trung Quốc trong điều kiện hiện nay. Theo ông Luttwak đã có những dấu hiệu đối kháng đại lục trong lĩnh vực kinh tế: Úc cấm các công ty Trung Quốc mua các khu tài nguyên và nguyên liệu thô, Argentina và Brazil đã ra lệnh cấm các doanh nhân Trung Quốc mua các vùng đất đai nông nghiệp của họ, chính quyền Mỹ không cho phép các công ty Trung Quốc bỏ thầu trong các hợp đồng mua sắm công, v.v….

image

Tất nhiên, có thể gọi giải pháp đó là “phong tỏa kinh tế”, đòi hỏi rất nhiều thời gian, sức lực và quan hệ ngoại giao. Trong cái gọi là “phong tỏa địa chính trị Trung Hoa” vị trí then chốt đối với Mỹ lại chính là Nga. Luttwak đã nhận thấy một vấn đề khá rõ nét: Nếu người Mỹ và các đồng minh của họ tiến hành phong tỏa kinh tế Trung Quốc, vòng phong tỏa này sẽ không thành hiện thực nếu không có sự tham gia của Nga và các nước Trung Á, nằm trong tầm ảnh hưởng của Nga. Ngay cả trong trường hợp cứng rắn hơn, Mỹ phong tỏa quân sự đường biển, Trung Quốc vẫn có thể nhận được những nguồn nguyên liệu thô, năng lượng từ những đối tác Trung Á và châu Âu của họ.

Nếu tham gia phong tỏa kinh tế Trung Quốc có cả Nga và các nước Trung Á, thì nền kinh tế Trung Quốc sụp đổ. Rõ ràng, trong liên minh đối kháng với Trung Quốc, Moscow đóng vai trò then chốt chiến lược. Về vấn đề này, nếu Nhật Bản coi như là một thành viên chống Trung Quốc, ông Luttwak cho rằng Nhật Bản nên bình thường hóa quan hệ với Nga và có những xem xét mang tính xây dựng cho tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Nam Kuril: Tranh chấp nhỏ phải nhường cho lợi ích lớn – một liên minh ngăn chặn Trung Quốc.

image
Trung Quốc rất cần Nga nhưng Nga chưa chắc đã cần Trung Quốc. Ảnh: Chủ tịch Tập Cận Bình đã chọn Nga là địa chỉ trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nằm quyền lực tối cao.

Mặc dù không nói ra, nhưng rõ ràng logic Luttwak đã nhận định vị thế vô cùng quan trọng của Nga trong mối quan hệ địa chính trị của Trung Quốc trên bản đồ thế giới. Trung Quốc cần Nga như một đối tác chiến lược sống còn trong khi Nga thì không. Về nguyên tắc, Nga có thể loại bỏ khả năng hợp tác kinh tế với Trung Quốc, dù có những tổn thất lợi ích không hề nhỏ. Trung Quốc đứng vị trí hàng đầu trong kinh doanh thương mại với Nga, nhưng Nga hoàn toàn không mua và không có những lợi ích mang tính tồn vong từ Trung Quốc. Đối với Trung Quốc, vấn đề thương mại thông suốt với Nga đóng vai trò sống còn có tính chiến lược trong hiện tại và tương lai.

Lịch sử thế giới đã chứng minh một chân lý mà Luttwak một lần nữa chứng minh lại: Trước nguy cơ một quốc gia trở thành một thế lực với những chính sách mang tính áp đặt ảnh hưởng cao, các quốc gia khác sẽ liên kết lại trong các hoạt động phản kháng hiệu quả. Trong trường hợp này có Trung Quốc.

Nhưng vấn đề tồn tại ở điểm, không phải lúc nào logic của sự cân bằng lực lượng cũng có ưu thế trước một thế lực áp đặt đơn cực. Trong lịch sử quan hệ thế giới không ít những ví dụ cho thấy, các quốc gia nhỏ hơn không chống lại được quyền lực ảnh hưởng của một cường quốc – thường là có nguyên nhân quan trọng – không có khả năng tổ chức được những hoạt động phản kháng tập thể (collective action problem) bản thân các nước thành viên cũng không có khả năng huy động các nguồn lực trong nước để đẩy lùi nguy cơ, cũng như sự không có sự chắc chắn về mối nguy hiểm chính đến từ hướng nào.

image

Từ góc nhìn của Luttwak cho thấy: sự trỗi dậy của Trung hoa đại lục trong giai đoạn gần đây đã gây lên những hoài nghi, lo lắng, và thậm chí sự phản kháng trong nhiều học giả, các nhà chính trí và các nhà lý luận chiến lược đối ngoại trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Giải pháp phong tỏa nền kinh tế Trung Quốc từ một góc độ nào đó, có thể phản ánh những quan điểm của các chính trị gia phương Tây.

Lịch sử các cuộc đầu tranh kinh tế - chính trị đương đại sau Đại chiến thế giới lần thứ II cho thấy những mâu thuẫn đối đầu và sự phát triển mạnh mẽ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc có thể không khác gì hơn như một áp lực địa chính trị buộc các nước trong khu vực và trên thế giới có một quan điểm, một góc nhìn và sự phát triển mới. Tương tự như Ấn Độ, trước những áp lực của Trung Quốc trên biên giới và trên Ấn Độ Dương, Ấn Độ cũng có những giải pháp đáp trả mạnh mẽ, như xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh và sẵn sàng cho mọi hoạt động, từ đối ngoại chính trị đến đấu tranh vũ trang.

Trịnh Thái Bằng



------- Forwarded message ----------
From: anh truong Anhdalat23@yahoo.com 

Ở UCRAINE NGA KÍCH ĐỘNG TẤN CÔNG NGƯỜI NÓI TIẾNG NGA - TẠO CỚ ĐEM QUÂN CAN THIỆP - TRUNG CỘNG CÓ THỂ COPY NGUYÊN BẢN CỦA PUTIN.

BẠO LOẠN Ở BÌNH DƯƠNG AI CHỦ XƯỚNG
tka23 post

Thật sự ai, thế lực nào đứng sau cuộc bạo loạn, đập phá khu kỹ nghệ ở Bình Dương và các vùng phụ cận?

Công nhân là nạn nhân trong một xã hội mà bạo lực được xiển dương bằng mỹ từ,bạo lực cách mạng. Nền chuyên chính vô sản đã biến họ thành biểu tượng, trong khi cuộc sống thường nhựt họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Chính từ những áp bức, bất công, như: Đi vệ sinh phải xin phép, phải cật lực tăng ca, sống trong những căn phòng chật hẹp, thiếu thốn dần dần tạo cho họ những uất hận. Và chỉ chờ có cơ hội những uất hận kia sẽ bùng phát.
 Cuộc bạo loạn của công nhân.
Các cuộc biểu tình của công nhân nhanh chóng biến thành các cuộc bạo động. Hàng ngàn công nhân đã đập phá, đốt cháy nhà xưởng. Họ còn đuổi đánh những người chủ, quản đốc mà họ nghi ngờ là người Trung cộng. Một giám đốc người Hàn Quốc được cho là đã chết sau khi nhảy từ lầu 2 xuống để cố thoát khỏi sự truy đuổi của công nhân. Chính quyền hoàn toàn bất lực, bỏ mặc cho công nhân tha hồ đập phá trong ngày 13/5. Tình hình chỉ được kiểm soát vào trưa ngày 14/5.

Từ những hình ảnh, thông báo của người dân ở Bình Dương, lửa bốc cháy ngùn ngụt ở những Khu kỹ nghệ (KKN). Rất nhiều công ty đã bị công nhân tràn ào vào để đốt cháy. Bảo vệ công ty đành bất lực trước sự hung hãn của hàng ngàn công nhân.

alt
Tòa nhà văn phòng nhà máy Tân Thành đã cháy rụi. Ảnh: Facebook Osin Huy Đức

Theo những con số mà chúng tôi ghi nhận được từ các báo, có 460 công ty ở Bình Dương bị công nhân đập phá nhà xưởng, cửa kính, cổng… Trong đó, thị xã Dĩ An có 183 công ty, thị xã Thuận An có 140 công ty, thị xã Bến Cát có 7, thành phố Thủ Dầu Một 10, thị xã Tân Uyên 107, huyện Bắc Tân Uyên 13.

alt
Công nhân lo lắng, bảo vệ cố gắng chặn cửa công ty Chutex, Singapore, trong khi khói vẫn bốc lên từ một nhà xưởng bị cháy. Ảnh: Facebook Osin Huy Đức

Chiều ngày 14/5, Công an tỉnh Bình Dương cho biết họ đã bắt giữ hơn 400 người  gây rối, kích động, xúi giục công nhân đập phá nhà xưởng của doanh nghiệp. Rất nhiều người trong số họ là những tay anh chị, trên người hình xăm chi chít. Nhiều người cho rằng, những thành phần này được nhận tiền để kích động công nhân bạo động. Họ nhận được lệnh từ những thế lực nào đó đứng phía sau.

alt
Các nhà máy vội vàng "ủng hộ Việt Nam". Ảnh: Facebook Osin Huy Đức

Tất cả các nhà máy trong các KKN ở Bình Dương đều đóng cửa vô thời hạn. Cho đến nay vẫn chưa biết khi nào sẽ mở cửa lại. Nạn nhân của cuộc bạo động không chỉ ở những công ty Trung Cộng, mà rất nhiều trong số đó là của người Nam Hàn và Singapore.

Trên trang Channel News Asia ngày 14/5, dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore cho biết, phía Singapore bày tỏ quan ngại với Việt Nam về vụ việc.

"Singapore xem đây là một vấn đề rất nghiêm trọng, nhất là khi xét quan hệ kinh tế mật thiết của chúng tôi với Việt Nam."

"Sáng nay, Bộ Ngoại giao Singapore đã gọi cho đại sứ Việt Nam tại Singapore đề bày tỏ quan ngại sâu sắc trước tình hình an ninh ở VSIP I và II, cũng như các vụ tấn công vào các công ty nước ngoài tại hai khu công nghiệp này."
"Bộ Ngoại giao Singapore yêu cầu chính phủ Việt Nam lập lại luật pháp và trật tự ở hai khu VSIP trước khi tình hình an ninh xấu thêm, làm giảm niềm tin của nhà đầu tư".

Lợi dụng vụ bạo động, rất nhiều người đã tràn vào công ty để hôi của, cướp phá. Không những vậy, họ còn kéo đến những khu trung tâm hành chánh để quậy phá, khiêu khích nhân viên công quyền.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Quang A, vụ bạo động ở những KKN tại Bình Dương đã giống lên hồi chuông cảnh báo để người dân bình tĩnh, cân nhắc trong đấu tranh với giới chủ và tìm mọi biện pháp cách ly những kẻ kích động bạo lực.

Ông này cũng cho biết thêm rằng, Nga cũng đã kích động ở Ukraine, rồi cảnh báo chính quyền Ukraine phải bảo vệ người nói tiếng Nga. Sau đó tìm cớ can thiệp. Và Trung Cộng cũng có thể sử dụng ngón bài này với Việt Nam.

Chén cơm của công nhân và vai trò của công đoàn.

Sau cuộc bạo loạn , tất cả các công ty trong các KKN phải đóng cửa. Đứng trước tình cảnh đó, hàng chục ngàn công nhân đang phải lo lắng trước cảnh thất nghiệp. Và rất nhiều trong số họ đã phải bật khóc.

Vào trưa ngày 14/5, vẫn còn hàng trăm công nhân ngồi trên xe, tụ tập thành từng nhóm chạy qua lại trước KKN VSIP1. Nhóm này  xe máy tuần hành với thái độ khiêu khích, tiếp tục lôi kéo người tham gia. Nhiều công nhân đã quay sang phản ứng lại số người quá khích trên. Họ rỏ ra bực mình trước sự khiêu khích của nhóm người gây rối. Không những vậy, họ còn đứng thành hàng với những biểu ngữ giơ lên kêu gọi hãy vì chén cơm manh áo, vì gia đình và vì việc làm mà thôi bạo động.

Cho dù không thể biện minh cho hành động bạo lực mà những công nhân kia gây ra. Song, cũng cần phải nhìn nhận lại rằng, công nhân cũng chỉ là nạn nhân của một chế độ độc tài tham nhũng  thối nát. Họ không được tiếp cận với thông tin, đã vậy lại ít học, nghèo khổ.Chính vì vậy nên họ dễ dàng trở thành nạn nhân của những mưu đồ chính trị, có thể là từ phía Trung Cộng, nhưng cũng có thể từ những bàn tay đen tối trong nội bộ chính quyền CSVN.

Công nhân là nạn nhân trong một xã hội mà bạo lực được xiển dương bằng mỹ từ, bạo lực cách mạng. Nền chuyên chính vô sản đã biến họ thành biểu tượng, trong khi cuộc sống thường nhựt họ phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn. Chính từ những áp bức, bất công, như: Đi vệ sinh phải xin phép, phải cật lực tăng ca, sống trong những căn phòng chật hẹp, thiếu thốn dần dần tạo cho họ những uất hận. Và chỉ chờ có cơ hội những uất hận kia sẽ bùng phát.

Công nhân không có người đại diện chính đáng cho mình. Tiếng nói của họ không được coi trọng. Ở Việt Nam, công nhân không có một tổ chức đại diện chính danh cho mình. Liên đoàn lao động là một cơ quan của Đảng. Trong những công ty, người đứng đầu Công đoàn do người chủ chỉ định và họ nhận lệnh từ người chủ.

Trước tình trạng bạo động của công nhân, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam được xem như người đại diện cho công nhân lại đưa ra văn bản nói rằng, “việc công nhân lao động có hành động quá khích như: tự ý bỏ việc, đập phá nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị là không đúng pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến việc làm đời sống của công nhân lao động”. Đó không phải là lời nói của người đại diện cho công nhân. Những lời ấy hãy để cho ban tuyên giáo hoặc phía Công an, chính quyền.

Cuộc bạo động của công nhân không thể chỉ vì lý do giàn khoan HD 981, mà ẩn sâu trong đó là những xung đột giữa giới chủ và công nhân không được giải quyết. Không phải bây giờ mới có những cuộc bạo động của công nhân, mà trước đó cũng đã từng xảy ra rất nhiều. Và, giàn khoan HD 981 của Trung Cộng chỉ là cái cớ để công nhân trút xả những bức xúc, uất hận của mình.

Tương lai của những công nhân đáng thương kia sẽ đi về đâu khi hàng loạt công ty đóng cửa. Hành động bạo lực chỉ có thể giúp họ trút xả được những bực dọc trong nhất thời, nhưng chén cơm chính là hậu quả mà họ phải gánh chịu trong những ngày tới.

Chưa bao giờ trong lịch sử, lực lượng nòng cốt của đảng CSVN lại bấp bênh như bây giờ.

Người Quan Sát





No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List