Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 29 October 2015

Biển Đông trở nên quân sự hóa nhiều hơn Financial Times

Biển Đông trở nên quân sự hóa nhiều hơn
Financial Times

        Cùng tác giả:
Trận lớn của Trung Quốc: con đường xây dựng đế quốc 
Trận chiến khác của TPP bắt đầu 
Hiệp ước giao dịch TPP: 7 điều cần biết
         xem tiếp
Geoff Dyer - 26/10/2015

1. Biển Đông đang trở nên quân sự hóa ngày càng nhiều. Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã xây năm đảo nhân tạo trong vùng biển Đông và xây ít nhất là ba phi trường có khả năng đáp máy bay quân sự. Để phản ứng lại sự hiện diện của quân đội Trung Quốc, chiến hạm USS Lassen, một khu trục hạm loại Arleigh Burke, sẽ đi tuần tra gần hai đảo nói trên. Bắc Kinh sẽ cáo buộc Hoa Kỳ đang quân sự hóa vùng biển. 

2. Đây là việc kiểm soát vùng biển, chứ không phải chủ quyền đảo. Hoa Kỳ không gửi tàu chiến đến gần các đảo nhân tạo để phản đối chủ quyền mà Trung Quốc giành lấy trong vùng biển Đông - Hoa Kỳ vẫn khẳng định là giữ thế trung lập trong việc tranh chấp giữa Trung Quốc và năm quốc gia trong vùng. 

Thay vào đó, Hoa Kỳ muốn cho thấy là các hòn đảo nhân tạo không cho phép Trung Quốc quyền kiểm soát vùng biển chung quanh. Theo luật quốc tế, các quốc gia có chủ quyền 12 hải lý quanh các đảo thật sự, nhưng luật này không áp dụng cho các đảo, đá, bãi nhân tạo.

3. Điều đó có nghĩa là chi tiết thật quan trọng. Hải Quân Hoa Kỳ gửi chiến hạm đến Đá Xu Bi (Subi reef) và Đá Vành Khăn (Mischief reef) có lý do chính đáng - theo chuyên gia tại Hoa Kỳ, cả hai đảo nhân tạo này hoàn toàn do người làm ra. Trong khi đó Đá Chữ Thập (Fiery Cross reef), một hòn đảo khác mà Trung Quốc xây phi trường trên đó, nguyên thủy có nhô lên trên mặt nước biển, do đó cho tư cách pháp lý khác hơn.

4. Sự việc còn tiếp diễn. Giới chức Hoa Kỳ cho biết công tác “tự do hải hành” là khởi đầu của một loạt hải vụ trong vùng. Nhưng những chuyến kế tiếp sẽ đi gần đến các đảo của các quốc gia khác như Phi Luật Tân và Việt Nam, để chứng tỏ là Hoa Kỳ không nghiêng về phe nào trong cuộc tranh chấp lãnh thổ.

5. Phản ứng của Trung Quốc. Trung Quốc đã giận dữ với các chuyến hải hành của Hoa Kỳ gần các đảo của họ. Các phân tích gia nghĩ rằng rủi ro lớn nhất - xung đột giữa chiến hạm Hoa Kỳ và Trung Quốc - nhiều phần không xảy ra vào thời điểm này. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể dùng hành vi của Hoa Kỳ để làm lý cớ gia tăng sự hiện diện quân sự trên các đảo, gắn thêm các giàn ra-đa, các thiết bị liên lạc để gia tăng khả năng quan sát và theo dõi hoạt động trong vùng.

6. Phản ứng trong vùng. Một cách tổng quát, các quốc gia trong vùng hoan nghênh động thái của Hoa Kỳ. Việt Nam và Phi Luật Tân đã rất bất bình với thái độ lộng hành của Trung Quốc tại biển Đông trong những năm gần đây. Gần đây, cả Mã Lai và Inđônêxia cũng bày tỏ quan tâm. Câu hỏi lớn dài hạn là Hoa Kỳ có thể nào biến mối lo này để huy động một liên minh các quốc gia trong vùng nhằm quân bằng lại sức mạnh càng gia tăng của Trung Quốc.
Hoàng Thuyên lược dịch
Nguồn: Financial Times

Úc xem xét đưa tầu chiến vào Biển Đông
RFA
2015-10-28 

Hai Bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng Hoa Kỳ John Kerry và Ash Carter, bắt tay với các Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng Úc Julie Bishop và Marise Payne. 
AFP 

Các viên chức hoạch định quốc phòng Úc dự tính sẽ đưa tầu chiến vào khu vực 12 hải lý sát các đảo do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông, tương tự như điều Hoa Kỳ mới làm cách đây 48 giờ đồng hồ.
Tin này được báo Mỹ The Wall Street Journal loan tải trong bản tin phổ biến trên mạng, cho biết được tiết lộ từ các giới chức quốc phòng Úc ngay sau khi khu trục hạm USS Lassen của Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi và Vành Khăn, nơi Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền, đồng thời cũng nằm trong khu vực đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa.

Tự do hàng hải ở Biển Đông
Những viên chức quốc phòng Úc cũng cho hay kế hoạch được soạn thảo và đệ trình cho bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Marise Payne có nói tới việc đưa tàu chiến hay máy bay tuần tra vào khu vực này.
Một viên chức Úc cũng nói rõ ngay lúc này, Bộ Quốc Phòng Úc chỉ nói đến những gì có thể làm, nhưng chưa định thời điểm thực hiện.

Trước khi tin này được tiết lộ, bà Bộ Trưởng Quốc Phòng Úc nói rằng như tất cả các nước khác, Úc có quyền tự do hàng hải và hàng không qua Biển Đông, và tầu thuyền cũng như máy bay của Úc sẽ thực hiện quyền này theo đúng với quy định của luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, bà Bộ Trưởng Quốc Phòng úc nói tiếp là mục tiêu Úc theo đuổi luôn luôn là hòa bình, ổn định, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Sau Úc, đến lượt nước nào?

Cho đến sáng nay, vẫn chưa thấy chính phủ Trung Quốc lên tiếng nói gì về tin này. Tờ The Wall Street Journal cho biết đã gửi câu hỏi đến Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh nhưng không được trả lời.
Hiện nay Trung Quốc là nước bạn hàng lớn nhất của Úc. Ngoài ra, tuyến đường hàng hải biển Đông là nơi tới 60% tầu thuyển chở hàng từ Úc sang nước khác và từ nước khác đưa hàng đến Úc.

Cũng xin thưa thêm trong bản tin của tờ The Wall Street Journal, tờ báo có trích dẫn lời ông Peter Jennings, Giám Đốc Điều Hành Viện Nghiên Cứu Chính Sách Chiến Lược do chính phủ Úc tài trợ, nói rằng ông tin sau Hoa Kỳ, sẽ có những nước đồng minh khác của Mỹ cũng đưa tầu và máy bay vào Biển Đông, để cùng với chính phủ Mỹ thể hiện quyền tự do hàng hải và hàng không.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/aus-prepares-of-sail-through-scs-10282015121149.html

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List