Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 11 May 2014

Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam nhằm củng cố tham vọng ở Biển Đông


communist EVIL China test communist Vietnam...

What would Vietnamese fight for...
Vietnamese fight for the country NOT for communism regime
EVIL China become Asia EVIL to dominate their neighbours
Washington's commitment to come to the rescue of Tokyo if a conflict were to erupt over the Senkaku/Diaoyu islands
America and Manila coincided with the signing of a new security pact, the Enhanced Defense Cooperation Agreement (EDCA), which provides the U.S. forces inexpensive, flexible access to Philippine bases
NO reassurance to communist Vietnam as communist party refuse to ask for help
EVIL China strikes back to US and ASEAN by moved HD 981 rig into Vietnam Coast
EVIL China put communist Vietnam regime where they wants with NO strong friends
EVIL China is once again willing to manage the crisis in Vietnam East Sea follow EVIL China laws but NOT International laws
EVIL China accompanied by an over 50 of Chinese para-military vessels to attack communist Vietnam Naval vessels NOT include many planes
NO response from Dung Sand Trong ONLY the Vietnamese protest against EVIL China rig
communist Vietnam Regime refuse US help and NOW WHAT ARE THEY GOING TO DO...
History for short live communist Vietnam Regime

__._,_.___

Trung Quốc đưa giàn khoan vào biển Việt Nam nhằm củng cố tham vọng ở Biển Đông

HD 981 mer de chine vietnam Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam (DR)
HD 981 mer de chine vietnam Vị trí của giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa của Việt Nam (DR)

Đức Tâm

Gây hấn, tạo sự cố để chứng tỏ có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ hoặc vẫn quan tâm, làm chủ vùng lãnh thổ có tranh chấp, đó là chiến lược thực hiện các tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Theo giới chuyên gia, việc Trung Quốc đưa giàn khoan dầu khổng lồ vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam là nhằm củng cố về mặt pháp lý đòi hỏi chủ quyền, duy trì tranh chấp, bất chấp cái giá phải trả về chính trị, ngoại giao, trong ngắn hạn.

Hành động của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến công du một số nước Châu Á, vài ngày trước khi ASEAN họp Thượng đỉnh tại Miến Điện, trong lúc quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines căng thẳng do việc Manila đệ đơn lên Tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc đề nghị xử lý đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung Quốc đã bác bỏ vai trò của Tòa án và chỉ muốn đàm phán trực tiếp với các nước láng giềng nhỏ yếu hơn.

Các nhà phân tích cho rằng, đối với Trung Quốc, trong việc di chuyển giàn khoan, vấn đề tìm kiếm khai thác nguồn năng lượng chỉ là thứ yếu. Qua động thái này, Trung Quốc muốn tìm cách chứng minh là có xẩy ra cái gọi là « sự cố về tranh chấp chủ quyền » và đây là một phần trong chiến lược rộng lớn, nhằm chứng tỏ là Bắc Kinh vẫn kiểm soát các lãnh thổ đang có tranh chấp.

Ông Barry Sautman, chuyên gia về chính trị Trung Quốc, ở Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, được AFP trích dẫn, nhận định : « Tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc tìm cách tỏ ra quyết đoán về các đòi hỏi chủ quyền đối với một hòn đảo này hoặc hòn đảo kia ở Biển Đông hoặc biển Hoa Đông, nhằm duy trì sự tồn tại của các tranh chấp », bởi vì, « theo luật pháp quốc tế, tất cả các nước có tranh chấp về lãnh thổ phải làm một việc gì đó một cách đều đặn, để cho thấy là họ vẫn rất quan tâm đến vùng lãnh thổ này », còn « hành động này có lợi cho Trung Quốc về mặt chính trị hay không, thì đó là một chuyện khác ».

Trong vụ giàn khoan, Trung Quốc tuyên bố là hành động của họ « hoàn toàn hợp lý, hợp pháp và chính đáng » vì nơi mà Bắc Kinh dự tính đặt giàn khoan gần quần đảo Hoàng Sa. Tuy nhiên, chính quyền Hà Nội khẳng định quần đảo Hoàng Sa là của Việt Nam và đã bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974.

Ngày 07/05, Việt Nam họp báo quốc tế tố cáo tàu Trung Quốc đi hộ tống giàn khoan, đã dùng vòi rồng phun nước tấn công và đâm thẳng vào tàu của Việt Nam. Trung Quốc chối bỏ điều này và đổ lỗi cho phía Việt Nam. Đây chỉ là một trong những vụ va chạm hàng hải giữa Trung Quốc với các nước láng giềng Châu Á.

Trước đó, ở biển Hoa Đông, tàu Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã nhiều lần đối mặt với nhau trong vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trong vụ này, lập luận của Nhật Bản là cho đến tận những năm 1970, không có một giai đoạn đáng kể nào Trung Quốc tỏ ra quan tâm đến các hòn đảo nói trên. Do vậy, dường như Bắc Kinh rút kinh nghiệm, tránh phải đối mặt với những lập luận tương tự.

Theo giáo sư Lý Minh Giang (Li Mingjiang), chuyên gia về an ninh Đông Á, thuộc Học viện nghiên cứu quốc tế ở Singapore, động thái cứng rắn của Trung Quốc chống Việt Nam có thể là do lãnh đạo Trung Quốc hiện nay, ông Tập Cận Bình, thiên về « cách tiếp cận mạnh tay » hơn so với các thế hệ lãnh đạo trước.

Nhưng, phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam cho thấy thái độ các nước trong khu vực đối với Trung Quốc đã cứng rắn hơn và đây là điều mà dường như Bắc Kinh không lường trước. Ông nói : « Hầu như chắc chắn là Trung Quốc không tính đến việc Việt Nam có thể đưa tất cả tàu bè của mình ra nhằm buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan đi ». Hà Nội tránh đưa ra tín hiệu là ngầm đồng ý với Bắc Kinh, bởi vì « Việt Nam không thể không lo ngại về hậu quả của việc không phản ứng mạnh mẽ » trước hành động của Trung Quốc.


'Đã đến lúc tứ trụ của VN lên tiếng?'

Cập nhật: 16:36 GMT - thứ bảy, 10 tháng 5, 2014

Media Player

Đã tới lúc tứ trụ lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam phải lên tiếng trước dân về vụ dàn khoan HD-981 và Trung Quốc 'gây hấn' trong khu vực Hoàng Sa, theo một nhà bình luận từ trong nước.

Trả lời phỏng vấn BBC hôm 10/5/2014 từ Hà Nội, ông Trần Tiến Đức, nguyên Vụ trưởng, Ủy ban Dân số & Kế hoạch hóa Gia đình Việt Nam, nguyên chuyên viên Ban Khoa giáo Đài truyền hình Việt Nam (VTV), nói:
"Người dân chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc những người lãnh đạo cao nhất... là 'tứ trụ triều đình' phải lên tiếng...
"Chả nhẽ các vị lãnh đạo chỉ biết đọc những bài diễn văn đã viết sẵn, mà không biết phản ứng, không biết thể hiện được những quan điểm của mình, để đáp ứng lại những tình cảm của người dân. Tôi nghĩ rằng đấy là một điều hết sức đáng buồn cho người Việt Nam"
Ông Trần Tiến Đức
"Mọi người rất phẫn uất và rất là bất bình trước việc các nhà lãnh đạo của Việt Nam chưa có một ý kiến nào chính thức,
"Rất đáng buồn rằng ngay cả ông Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản cầm quyền trong bài diễn văn của Hội nghị Trung ương vừa mới họp ngày hôm qua, cũng không có một lời nào lên án hành động xâm lược của Trung Quốc..."

'Hết sức đáng buồn'

Nhà bình luận tỏ ra băn khoăn về cách thức ứng xử của các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam trong sự việc, ông đặt câu hỏi:
"Chả nhẽ các vị lãnh đạo chỉ biết đọc những bài diễn văn đã viết sẵn, mà không biết phản ứng, không biết thể hiện được những quan điểm của mình, để đáp ứng lại những tình cảm của người dân?
"Tôi nghĩ rằng đấy là một điều hết sức đáng buồn cho người Việt Nam."
Mở đầu cuộc trao đổi hôm thứ Bảy, ông Trần Tiến Đức bình luận về động thái được cho là thay đổi bước ngoặt của chính quyền Việt Nam khi đã không trấn áp hoặc ra tay đàn áp, giải tán hai cuộc biểu tình phản đối 'tự phát' chông giàn khoan HD-981 của người dân trước Tòa Đại sứ và Lãnh sự quán Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn trong hai hôm thứ Sáu và thứ Bảy tuần này.
"Theo ý kiến của tôi, chắc chắn việc người dân được biểu tình một cách tương đối là tự do, mà không bị lực lượng an ninh hoặc công an ngăn cấm, thì chắc chắn đó là có chủ trương của nhà nước," ông nói với BBC từ Hà Nội.


Khoảng 1.000 người biểu tình và mít tinh ở Sàigòn phản đối Trung Quốc

Người biểu tình ở Sài gòn với biểu ngữ : Hải Dương 981, hãy cút khỏi biển Việt Nam (DR)
Người biểu tình ở Sài gòn với biểu ngữ : Hải Dương 981, hãy cút khỏi biển Việt Nam (DR)

Thụy My

Sáng nay 10/05/2014 trên hai trăm người đã biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Saigon để phản đối hành động xâm lăng của Bắc Kinh đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Cùng ngày vào buổi chiều, một cuộc mít-tinh phản đối Trung Quốc do Hội Luật gia và Mặt trận Tổ quốc tổ chức tại Nhà văn hóa Thanh niên diễn ra với khoảng 800 người tham dự.

Theo anh Bùi Dzũ, một người tham gia cuộc biểu tình trước Tổng lãnh sự quán Trung Quốc sáng nay, thì dù mang tính ôn hòa nhưng cũng đã đạt được mục đích là bày tỏ sự phản kháng ngay trước cơ quan đại diện ngoại giao của Trung Quốc : 
Bùi Dzũ

10/05/2014

More


Thực ra mọi người đã họp mặt lại với nhau vào 7 giờ 30 sáng, tuy nhiên mãi cho đến tầm 9 giờ thì mọi người đến rải rác rồi mới tập hợp lại. Cũng có những trở ngại nhưng đến cuối cùng thì nhóm đã tổ chức được việc xuống đường, bày tỏ thái độ phản đối Trung Quốc đang ngang nhiên đem giàn khoan vào thềm lục địa của Việt Nam như vậy.

Và khi bày tỏ trước lãnh sự quán Trung Quốc sáng nay, thì có những người của lãnh sự quán đứng ở trên nhìn xuống. Thấy được đoàn người như vậy, họ cũng đã chụp hình, đã điện thoại cho ai đó không biết, nhưng họ đã có thấy được Việt Nam mình đã phản ứng lại như thế nào đối với Trung Quốc, bằng những khẩu hiệu, biểu ngữ tiếng Anh, tiếng Việt và cả tiếng Hoa nữa.

 Để cho phía Trung Quốc thấy và người dân Việt Nam mình ở Saigon đi ngang qua cũng nhìn thấy mình đã bày tỏ một thái độ rõ ràng như vậy nhưng trong một không khí rất ôn hòa. Về phía chính quyền thì họ không cản trở, cũng không khuyến khích.

Có khoảng trên dưới 200 người, nhưng nhóm đứng trước lãnh sự thì gần 100 người, hô vang những khẩu hiệu và hát tiếp nối liên tục như vậy cho đến khi nhóm di chuyển lên phía ngã tư chỗ công viên Lê Văn Tám thì dừng lại. Các bạn hô những khẩu hiệu như : « Đả đảo Trung Quốc xâm lược », « Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi Việt Nam », « Việt Nam muôn năm ! »

Anh Bùi Dzũ không thấy băn khoăn gì về sự hiện diện của lực lượng chức năng, vì theo anh nếu những người quá khích xuất hiện thì nhóm của anh sẽ được bảo vệ. Anh nhấn mạnh nhóm mình chỉ muốn « tỏ thái độ với những kẻ ngoại bang có dã tâm thôi, chứ không tham gia vào các cuộc vận động chống lại chính quyền Việt Nam ».
Còn về cuộc mít-tinh vào cuối giờ chiều nay, blogger Huỳnh Ngọc Chênh cho biết đã diễn ra một cách kinh điển, trong hội trường máy lạnh. Tuy nhiên những diễn giả chính thức được phép phát biểu đã có tiếng nói mạnh dạn, đòi kiện Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế và chính quyền Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ hơn. Bên cạnh đó, những khuôn mặt đấu tranh dân chủ vẫn bị theo dõi chặt chẽ, chứng tỏ cuộc biểu tình do phía « lề trái » kêu gọi vào ngày mai cũng không dễ dàng.
Huỳnh Ngọc Chênh

10/05/2014

More


Đó là một cuộc mít-tinh kinh điển của Nhà nước, do Hội Luật gia được ủy quyền tổ chức để phản đối hành vi xâm lấn của Tàu Cộng. Mít-tinh trong phòng lạnh, có công an lớp trong lớp ngoài bảo vệ, đại biểu tham dự được xe buýt có máy lạnh đưa đến. Theo một phương pháp tổ chức rất kinh điển là chủ tịch Hội Luật gia và phó chủ tịch chủ trì, những người phát biểu được dự định trước.

Mỗi người cầm một tờ giấy lên đọc – chừng khoảng năm, sáu người chi đó được chỉ định – đọc khoảng một tiếng đồng hồ thì xong chương trình, vỗ tay và ra về. Nhưng nội dung của một số người đọc thì có tiến bộ. Họ kịch liệt phản đối hành vi cắm giàn khoan của Trung Quốc vừa rồi và đòi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, đòi hỏi Nhà nước phải có những biện pháp mạnh để dỡ giàn khoan đi. Nội dung của cuộc mít-tinh chiều nay là như vậy.

Tôi không được giấy mời, nhưng tôi nghe cuộc đấy nên tôi tới dự. Đây là một cuộc mít-tinh được Nhà nước cho phép, và có mời các nhân sĩ trí thức như ông Huỳnh Tấn Mẫm, ông Kha Lương Ngãi…và nhiều người khác tới dự, và phần lớn là người trong Hội Luật gia thành phố, có đại diện các tôn giáo nữa.

Cuộc biểu tình ngày mai là biểu tình tự phát của đồng bào bức xúc trước việc xâm lăng của Tàu Cộng, đồng bào mọi giới mọi nơi đứng ra tổ chức. Cho nên ngày mai có nhiều địa điểm. Một địa điểm là Nhà hát lớn thành phố do các nhân sĩ trí thức, đứng đầu là anh Huỳnh Tấn Mẫm, tổ chức một cuộc mít-tinh tại đó. Rồi 20 tổ chức dân sự thì kêu gọi biểu tình, tập kết từ Nhà văn hóa Thanh niên để kéo qua Tổng lãnh sự quán Trung Quốc. Cũng có những lời kêu gọi khác tập trung thẳng tại lãnh sự quán Trung Quốc.

Chưa biết sẽ như thế nào, nhưng có nhiều người hồi trước tới giờ có đi biểu tình, có thành tích và là chủ chốt thì đã bị chặn cửa từ hôm qua tới hôm nay rồi. Gác trước cửa nhà, hoặc công an khu vực gọi điện hỏi thăm, dò hỏi, đưa ý kiến khuyên can đừng nên đi. Và tôi cũng nghe được thông tin là các trường đại học cũng nhận được thư yêu cầu không cho sinh viên mình đến gần những địa điểm ngày mai biểu tình sẽ nổ ra. Cho nên tôi nghĩ ngày mai không phải dễ dàng xuống đường.

Theo quan sát của nhà báo Phạm Chí Dũng, muốn tham dự cuộc mít-tinh này phải có thẻ do Hội Luật gia cấp phát mới được vào. Bên ngoài, công an mặc sắc phục lẫn thường phục canh gác chặt chẽ. Có những bạn trẻ mong ngóng được khơi dậy bầu nhiệt huyết tập thể, nhưng sau các bài phát biểu là tuyên bố kết thúc. Các nhân sĩ tham dự bức xúc sau đó đã ra ngoài khuôn viên Nhà văn hóa Thanh niên cùng hô vang các khẩu hiệu chống Trung Quốc xâm lược.




__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List