Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 11 May 2014

Biển Đông : Trung Quốc leo thang vì biết Mỹ sẽ không can thiệp ?


11.05.2014
Việt Nam lên án Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông tại Thượng đỉnh ASEAN

Các nguyên thủ Đông Nam Á tại
          Thượng đỉnh Asean, Naypyidaw, 10/05/2014. Thủ tướng Việt Nam
          Nguyễn Tấn Dũng (thứ sáu từ trái sang).
Các nguyên thủ Đông Nam Á tại Thượng đỉnh Asean, Naypyidaw, 10/05/2014. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (thứ sáu từ trái sang).

REUTERS/Soe Zeya Tun
Ngày 11/05/2014, Thượng đỉnh ASEAN khai mạc tại Miến Điện. Căng thẳng tại Biển Đông là trọng tâm Hội nghị. Lãnh đạo 10 thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á đặc biệt quan ngại về tình hình Biển Đông. Thủ tướng Việt Nam trực tiếp lên án Trung Quốc «ngang nhiên» gây hấn và đã có những hành động « cực kỳ nguy hiểm » đe dọa hòa bình.

Căng thẳng ở Biển Đông làm lu mờ sự kiện lần đầu tiên thượng đỉnh ASEAN được tổ chức tại Miến Điện kể từ khi quốc gia này tham gia Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Phát biểu tại phiên họp toàn thể các lãnh đạo ASEAN tại Naypyidaw, Miến Điện, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng lên án Trung Quốc vi phạm luật biển quốc tế qua việc đã « ngang nhiên » đưa giàn khoan vào thềm lục địa, « rất hung hăng » bắn vòi rồng, và « đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, dân sự của Việt Nam, gây nhiều hư hại và làm nhiều người bị thương ».

Thủ tướng Việt Nam nói thêm : « Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào địa điểm nằm sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của một nước trong ASEAN. Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế, Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động cực kỳ nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở biển Đông ». 

Sau cùng Thủ tướng Việt Nam cho biết Hà Nội đã dùng mọi kênh đối thoại để liên lạc với Bắc Kinh nhằm "phản đối và yêu cầu” Trung Quốc rút giàn khoan, tàu vũ trang, tàu quân sự ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Nhưng đến nay « Trung Quốc không những không đáp ứng mà còn tiếp tục gia tăng các hành động vi phạm ngày càng nguy hiểm và nghiêm trọng hơn ».

Trong cuộc họp với các lãnh đạo ASEAN, Thủ tướng Việt Nam khẳng định coi trọng quan hệ Việt Trung nhưng « kiên quyết phản đối các hành động vi phạm và bằng mọi biện pháp cần thiết, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình ». Việt Nam kêu gọi ASEAN và quốc tế phản đối hành động khiêu khích của Trung Quốc và ủng hộ Việt Nam.
* * *
Biển Đông : Trung Quốc leo thang vì biết Mỹ sẽ không can thiệp ?
07.05.2014
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam là một bước leo thang mới nhằm xác quyết chủ quyền trên Biển Đông. Bắc Kinh có bước leo thang như vậy phải chăng vì họ tin rằng Hoa Kỳ sẽ không can thiệp vào vùng biển này ?

Cho tới nay, Trung Quốc vẫn thường xuyên đưa các tàu tuần tra đến Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên Bắc Kinh đưa một cơ cấu lớn như vậy, bởi vì giàn khoan HD-981 có kích thước gần như là một hàng không mẫu hạm.

Theo chuyên gia về Đông Nam Á Ian Storey ở Singapore, hành động mới này của Trung Quốc là một « kịch bản tiềm tàng rất nguy hiểm » và nó đặt Việt Nam vào tình thế rất khó khăn.

Cũng như các nước Châu Á khác có tranh chấp biển đảo với Trung Quốc, các phương án của Việt Nam đối phó với cường quốc hàng đầu Châu Á này rất giới hạn, mặc dù gần đây Hà Nội đã tăng cường khả năng phòng thủ trên biển và đã củng cố quan hệ với Nga.

Để ngăn cản Trung Quốc đặt cố định giàn khoan trên Biển Đông, Việt Nam đã huy động nhiều tàu của Cảnh sát biển và Cục Kiểm ngư, và đã không ngại đụng độ với tàu của Trung Quốc. Một chuyên gia Việt Nam về Biển Đông được hãng tin Reuters trích dẫn hôm nay lưu ý đây là hành động mạnh mẽ nhất của Việt Nam kể từ năm 1992 đến nay. Vào năm đó, Hà Nội đã điều nhiều tàu chiến đến khu vực mà Trung Quốc vừa ký hợp đồng với một công ty Mỹ để khai thác dầu khí nằm trong lãnh hải của Việt Nam.

Khác với những lần trước, lần này Việt Nam buộc phải hành động để bảo vệ lãnh hải, bởi vì nếu để yên cho Trung Quốc đặt cố định giàn khoan thì chẳng khác gì công nhận khu vực này là thuộc chủ quyền Trung Quốc. Nhưng với tương quan lực lượng bất lợi như vậy, liệu Việt Nam có thể ngăn chận được hành vi xâm lược này của Trung Quốc hay không, khi mà chúng ta không có một cường quốc nào sau lưng để yểm trợ ?

Ngay cả Philippines cũng khó mà trông chờ vào đồng minh Hoa Kỳ. Vào tháng trước, Manila có tuyên bố rằng, chiếu theo hiệp ước an ninh song phương, Hoa Kỳ có nghĩa vụ trợ giúp Philippines trong trường hợp lãnh thổ hoặc lực lượng vũ trang của nước này trên Biển Đông bị tấn công. Thế nhưng, cho tới nay, chưa bao giờ Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dứt khoát là Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Biển Đông để trợ giúp Philippines.

Theo hãng tin Reuters, Washington hiện nay không còn ủng hộ quan điểm của Manila cho rằng Hoa Kỳ có nghĩa vụ can thiệp nếu xảy ra xung đột trên Biển Đông. Còn Trung Quốc thì có lẽ sẽ cố giữ cho các tranh chấp trên Biển Đông ở một tầm mức vừa đủ để Washington thấy rằng không đáng để can thiệp quân sự.

Tình hình Biển Đông như vậy là khác với biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc đang tranh chấp với Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Chính quyền Obama đã nói rõ rằng quần đảo Senkaku là nằm trong khuôn khổ hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, tức là nếu quần đảo này bị Trung Quốc tấn công, Hoa Kỳ sẽ bảo vệ.

Có lẽ vì thấy là không thể làm được gì hơn ở vùng biển Hoa Đông, nay Trung Quốc tập trung lấn chiếm Biển Đông, vì nghĩ rằng Hoa Kỳ sẽ rất ngại ra tay hỗ trợ các nước Đông Nam Á.


No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List