Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday, 9 June 2014

Việt cộng ui...Trung Quốc đưa tàu tiếp tế lớn nhất tới biển Đông


On Sunday, June 8, 2014 11:11 AM, "Tran Ho  [HUYETHOA]" > wrote:

 




Trung Quốc đưa tàu tiếp tế lớn nhất tới biển Đông

alt
Quân đội Trung Quốc đang triển khai một tàu tiếp tế lớn nhất tới biển Đông
để tăng cường sức mạnh quân sự trên vùng biển Đông Nam Á.
Theo Thời báo Hoàn Cầu, hôm 31-5 hải quân Trung Quốc đã đưa tàu tiếp tế Fuchi lớp 903A tới Quảng Đông. Hiện tàu này đang trên đường tới biển Đông. Tàu Fuchi có sức chứa 11.000 tấn hàng hóa, có thể cung cấp nhiên liệu và nhu yếu phẩm cho các tàu chiến Trung Quốc trên biển Đông.
Tàu Fuchi có thể cùng lúc tiếp nhiên liệu cho hai tàu chiến. Ngoài ra, nó còn chở theo hai máy bay trực thăng Z-8, có thể chở hàng tiếp tế tới các tàu khác. Báo Đài Loan Want China Times cho biết hiện hải quân Trung Quốc đã triển khai các tàu khu trục tên lửa lớp 052D tới biển Đông.
Want China Times nhận định sự hiện diện của tàu Fuchi cùng tàu khu trục tên lửa sẽ khiến hạm đội Nam Hải của Trung Quốc trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với các tàu trong khu vực.
Hiện Trung Quốc đang triển khai hai tàu tiếp tế lớp 903D khác ở vịnh Aden. Theo Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc sẽ đóng thêm một số tàu tiếp tế lớp 903D để mở rộng tầm hoạt động của hải quân nước này.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Trung Quốc âm mưu trang bị 70 tàu ngầm Type 041 cho hải quân

alt

Các chuyên gia dự đoán rằng Trung Quốc có thể sẽ tăng số lượng tàu ngầm thông thường Type 041 lên 60-70 chiếc trong thập kỷ tới - Tờ Want Daily (Đài Loan) đưa tin.
Trong khi đó, Hải quân Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng số lượng tàu ngầm diesel-điện lớp Soryu lên 16-22 chiếc nhằm đối phó với mối đe dọa từ Trung Quốc. Tàu ngầm diesel điện lớp Soryu là lớp tàu ngầm mới nhất của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Con tàu có lượng giãn nước khi nổi 2.950 tấn, khi lặn 4.200 tấn, được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Hải quân Nhật Bản sẽ mua thêm 5 tàu ngầm này và tiếp nhận theo từng năm.
Trung Quốc đang chuẩn bị thử nghiệm chiếc tàu ngầm Type 041 mới nhất trên biển. Con tàu này tương tự với tàu ngầm mới của Đức và được trang bị thêm một hệ thống sonar. Lượng giãn nước của con tàu có thể đạt 3.500 tấn.
Hồi tháng 3, Tướng Samuel Locklear, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cũng nhận định rằng Trung Quốc có kế hoạch gia tăng số lượng tàu Type 041 lên tới 60 – 70 chiếc. Ngoài ra, quốc gia này đang chế tạo thêm một tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể mang các tên lửa đạn đạo JL-2. Cho tới nay, tên lửa này được trang bị chủ yếu cho tàu ngầm hạt nhân Type 094 mà Trung Quốc hiện có 4 chiếc.
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 của Trung Quốc
Tàu ngầm phi hạt nhân Type 041 của Trung Quốc
Theo tạp chí Quốc phòng Jane's Defence Weekly (Anh), Hải quân Trung Quốc có ít nhất 4 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể phóng tên lửa đạn đạo và 53 tàu ngầm diesel-điện hiện đã có phần lạc hậu. Thiếu tướng Michael Flynn của Mỹ hồi tháng 2 cho hay các tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã tiến hành các nhiệm vụ thường xuyên và đã được nhìn thấy ở Ấn Độ Dương.
Các nguồn tin tình báo của Mỹ nhận định tàu ngầm Type 041 của Trung Quốc mang nhiều đặc điểm giống tàu ngầm Kilo của Nga, có khả năng hoạt động tương đối yên tĩnh hơn so với các tàu ngầm trước đó của Trung Quốc.

Việc Trung Quốc tăng cường số lượng tàu ngầm Type 041 nói riêng và các loại tàu ngầm, tàu chiến khác nói chung là một động thái nguy hiểm, kích động chạy đua vũ trang trong khu vực. Bên cạnh đó, động thái này còn cho thấy tham vọng bành trướng ngày càng lớn của Bắc Kinh, muốn sử dụng sức mạnh quân sự chèn ép các nước khác và kết hợp với những tuyên bố chủ quyền phi lý, trắng trợn của mình để thực hiện tham vọng bá quyền trên biển.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Mưu đồ của TQ khi bố trí 2 đội tàu Hải cảnh trên đảo Hải Nam

alt

Hải Nam đang dần trở thành trung tâm trong các mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc khi có đến 2 đội tàu Hải cảnh được bố trí ở hòn đảo này.
Đảo Hải Nam có diện tích 33.920 km2, là tỉnh nhỏ nhất ở điểm cực Nam của Trung Quốc. Do đặc điểm địa lý là một hòn đảo nằm trên khu vực biển Đông nên đảo Hải Nam ngày càng có vai trò quan trọng, mang tầm chiến lược đối với âm mưu độc chiếm biển Đông của Bắc Kinh.
Hòn đảo này là nơi đặt căn cứ tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất Trung Quốc. Căn cứ này được xây dựng bằng các đường hầm nằm sâu bên trong lòng núi có khả năng chứa đến 20 tàu ngầm hạt nhân chiến lược. Căn cứ quân sự khổng lồ trên đang gây ra nhiều mối quan ngại đối với các nước trong khu vực về bản chất thực sự của quá trình hiện đại hóa quân đội Trung Quốc.
Bên cạnh căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất, đảo Hải Nam còn được xem là tiền đồn của Hải cảnh Trung Quốc, lực lượng tiên phong trong âm mưu thôn tính biển Đông. Hải Nam tuy là tỉnh nhỏ nhất của Trung Quốc nhưng lại được bố trí đến 2 đội tàu Hải cảnh.
2 đội tàu Hải cảnh Trung Quốc bố trí ở đảo Hải Nam có trụ sở tại Hải Khẩu và Tam Á, 2 thành phố lớn nhất của hòn đảo này. Hai đội tàu Hải cảnh trên được trang bị khá mạnh với rất nhiều tàu tuần tra cỡ lớn. Nòng cốt là các tàu tuần tra trước đây thuộc biên chế của lực lượng Hải giám và Cảnh sát biển thuộc Cục Quản lý Biên phòng.
Hậu thuẫn cho Hải cảnh Hải Nam là 3 đội tàu Hải cảnh khác bố trí ở tỉnh Quảng Đông, ngay sát đảo Hải Nam. 3 đội tàu Hải cảnh Quảng Đông có trụ sở tại Quảng Châu, Sán Đầu và Trạm Giang. Hải cảnh Quảng Đông sẽ phối hợp cùng Hải cảnh Hải Nam trong mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Dựa vào lực lượng hùng hậu, Chính quyền Hải Nam luôn tự cho mình cái “quyền” đặt ra những quy định riêng mà không cần phải dựa theo bất kỳ văn bản pháp luật quốc tế nào. Điển hình là trong tháng 11/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam đã ban hành một quy định mới về an ninh ven biển đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tự do hàng hải trên biển Đông.
Cụ thể, Hải cảnh Trung Quốc đồn trú ở đảo Hải Nam được “quyền” kiểm tra, bắt giữ, trục xuất các tàu thuyền nước ngoài hoạt động "bất hợp pháp" trong cái họ gọi là “vùng biển thuộc chủ quyền” của Trung Quốc bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Chưa dừng lại ở đó, chính quyền Hải Nam hàng năm còn ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên khu vực mà họ gọi là “vùng biển thuộc quyền quản lý của đảo Hải Nam” trải dài trên một diện tích mặt nước lên đến 2 triệu km2, chiếm đến hơn một nửa diện tích biển Đông. Lực lượng Hải cảnh Hải Nam được giao nhiệm vụ thực hiện quy định hết sức phi lý này của chính quyền.
Bình luận về quy định trên của chính quyền đảo Hải Nam, ông M. Taylor Fravel một giáo sư khoa học chính trị, thành viên của Chương trình nghiên cứu an ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ nhận xét “Nếu được thực hiện, các biện pháp trên sẽ kiểm soát toàn bộ hoạt động đánh cá trong khu vực rõ ràng là không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982”.

Đến cuối năm 2013, chính quyền Hải Nam tiếp tục đặt ra một quy định “trên trời” khác, đó là yêu cầu các tàu thuyền đánh
Tàu Hải cảnh-1003 được chuyển đổi từ tàu khu trục nhỏ Type-053. Sắp tới sẽ có thêm nhiều tàu loại này được chuyển loại cho Hải cảnh Trung Quốc.
Tàu Hải cảnh 1003 được chuyển đổi từ tàu khu trục nhỏ Type-053.
Sắp tới sẽ có thêm nhiều tàu loại này được hoán cải cho Hải cảnh Trung Quốc.
cá nước ngoài phải được phép của họ trước khi hoạt động tại vùng biển "do họ quản lý" bao trùm đến 80% diện tích biển Đông.
Những quy định bất chấp luật pháp quốc tế trên của Chính quyền đã “cổ vũ” cho các hành động ngày càng hung hăng của Hải cảnh Trung Quốc trên biển Đông khi họ liên tục quấy rối hoạt động đánh bắt hải sản hợp pháp của ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền đất nước.
Nền kinh tế phát triển với tốc độ “chóng mặt” đã cho phép Trung Quốc đầu tư mạnh cho các lực lượng hoạt động trên biển trong đó Hải cảnh là một trong hai ưu tiên hàng đầu trong chiến lược đại dương của Trung Quốc.
Hải cảnh Trung Quốc đang được đầu tư đóng các tàu tuần tra ngoài khơi cỡ lớn có lượng giãn nước từ 4.000 - 5.000 tấn, thậm chí lên đến 12.000 tấn trong kế hoạch phát triển lực lượng tuần duyên ngang bằng với lực lượng tuần duyên Mỹ và vượt qua Nhật Bản.
Bên cạnh việc đóng tàu tuần tra mới, Trung Quốc đang có kế hoạch chuyển đổi các tàu khu trục nhỏ Type-053 lớp Giang Hồ thành tàu tuần tra cho Hải cảnh. Do đặc thù là tàu quân sự nên vỏ tàu được làm bằng thép cường độ cao, có khả năng chống chịu va đập rất tốt.
Những tàu khu trục chuyển đổi này sẽ là công cụ hiệu quả khi thực hiện hành động đâm, húc, chèn ép mà Hải cảnh Trung Quốc đang thực hiện đối với các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam trong sự kiện hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981. Đến nay, đã có ít nhất đã có 2 tàu khu trục nhỏ lớp Giang Hồ được chuyển giao cho Hải cảnh Trung Quốc.
Hải cảnh Hải Nam lực lượng chủ đạo hộ tống giàn khoan HD-981 tấn công các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam.
Hải cảnh Hải Nam - Lực lượng chủ đạo hộ tống giàn khoan Hải Dương 981
tấn công các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư của Việt Nam.
Hải cảnh Hải Nam được xác định sẽ là một trong những đơn vị ưu tiên nhận trang bị các tàu tuần tra cỡ lớn và các tàu quân sự chuyển đổi nhằm đạt được các tham vọng chủ quyền phi lý của họ. Hành động đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam là bước đi cụ thể đầu tiên trong mưu đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc huy động nhiều tàu lớn dàn hàng ngang quanh khu vực giàn khoan.

Giàn khoan Hải Dương được đặt ở vị trí cách đảo Lý Sơn của Việt Nam chỉ 120 hải lý về phía đông, xâm phạm nghiêm trọng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982. Những ngày qua, các tàu Hải cảnh Trung Quốc đi theo hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ căn cứ trên đảo Hải Nam.
Qua sự việc trên, một lần nữa cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của đảo Hải Nam đối với các âm mưu thâm độc của Trung Quốc trên biển Đông. Đây sẽ là tiền đồn, là nơi xuất phát các hoạt động xâm lấn, gây hấn tiếp theo của Trung Quốc mà Hải cảnh vẫn là lực lượng đóng vai trò trung tâm.

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List