Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 1 July 2014

Trung Quốc: Thảm Họa Của Á Châu


Nhật Ký Biển Đông
Trung Quốc: Thảm Họa Của Á Châu
Nhật Ký Biển Đông hạ tuần Tháng 6 ghi nhận những chuyển biến quan trọng như sau:

-AFP ngày 15/6/2014: Bốn sĩ quan Trung Quốc được mời thăm viếng HKMH Washington đang bỏ neo cách Hong Kong 200 hải lý về phía nam theo lời mời của Chuẩn Đô Đốc Mark C. Montgomery và rất mong Trung Quốc sẽ đáp ứng bằng lời mời tương tự. Hành động “thân hữu”  diễn ra giữa bối cảnh “Xoay Trục” và đe dọa lẫn nhau tại Đối Thọai Shangri-La 13 có ý nghĩa gì? 

Vào ngày 27/6/2014 nhiều dân biểu quốcc hội và cựu nhân viên tình báo bộ ngọai giao Hoa Kỳ chế riễu việc Hoa Kỳ mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân RIMPAC 2014 lớn nhất thế giới là “Thiếu khôn ngoan. Chuyện này khiến chúng ta liên tưởng đến việc mời một con cáo đến dự hội thảo về bảo vệ gà".

-VOV ngày 16/6/2014: “Chiều 16/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức "Họp báo Quốc tế về tình hình Biển Đông" để phản bác các luận điểm thiếu căn cứ của Trung Quốc cũng như một số nội dung sai trái mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra thời gian gần đây.”

-RFI ngày 16/6/2014: “Trả lời phỏng vấn của hãng truyền thông Philippines ABS-CBN, Ngoại trưởng Albert del Rosario cho biết là ông sẽ đề xuất một lệnh cấm xây dựng trong khu vực Biển Đông và sẽ nói chuyện với cả Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) lẫn Trung Quốc về việc này.”

-VOV ngày 16/6/2014: “Trong dịp viếng thăm Việt Nam, thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có cuộc gặp gỡ với Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Hai bên đã ký bản thông cáo chung nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sự cần thiết của việc sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).” Hà Lan giúpViệt Nam đóng pháo hạm Sigma trang bị hỏa tiễn và tàu cảnh sát biển với tầm họat động 5000 hải lý.

-BBC ngày 18/6/2014: Ông Dương Khiết Trì là quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc tới Hà Nội kể từ sau vụ Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển mà cả hai bên đều nhận là của mình. Hãng tin AP dẫn lời một nguồn tin giấu tên của Việt Nam nói Hà Nội và Bắc Kinh vẫn kiên quyết bảo vệ quan điểm trái ngược nhau quanh giàn khoan. Còn hãng AP loan tin hai bên không đạt được tiến bộ nào trong cuộc đụng độ tại giàn khoan Haiyang 981. Vào ngày 20/6/2014 BBC loan thêm, tờ Hoàn cầu Thời Báo bản tiếng Hoa đăng tải một bài xã luận trong đó gọi chuyến thăm của ông Dương là cơ hội để Việt Nam "kiềm chế bản thân trước khi quá muộn".

Bài viết này cũng cho rằng bằng thông qua việc đối thoại với Việt Nam, Trung Quốc đang "thúc giục đứa con hoang đàng hãy trở về nhà".

-RFI ngày 18/6/2014: “Phát biu nhân cuc điu trn ti Thượng vin M, ông Ted Osius, mt nhà ngoi giao kỳ cu, thm đnh rng bây gi là lúc mà chính quyn M phi xem xét kh năng bãi b lnh cm nói trên theo mt tiến đ thích hp. Theo hãng AP, việc Hoa Kỳ giải tỏa cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam có thể sẽ khiến Trung Quốc tức tối trong bối cảnh họ đang dùng sức mạnh lấn lướt Việt Nam ngoài Biển Đông, và coi việc Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á là nhằm kiềm chế đà vươn lên của Trung Quốc.”

-VOV ngày 18/6/2104: Theo ông Rosario - bộ trưởng ngọai giao- Philippines sẽ yêu cầu luật sư khuyến nghị Tòa án trọng tài Liên Hợp Quốc có trụ sở ở The Hague (Hà Lan) đưa ra phán quyết sớm hơn sau khi Trung Quốc tuyên bố không tham gia vụ kiện này. Ngoại trưởng Philippines nói: “Tôi hy vọng chúng tôi sẽ nhận được phán quyết trong năm tới bởi vì Trung Quốc không tham gia vụ kiện và vì tình hình Biển Đông đang ngày càng trở nên tồi tệ”. 

-Baomoi.com ngày 18/6/2014: Chiều 17/6, đội tàu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Liên bang Nga đã cập Cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) để bảo đảm hậu cần và khắc phục kỹ thuật. Đội tàu gồm ba chiếc với 511 thủy thủ do Chuẩn Đô Đốc Dmitriev Vladimir Aleksandrovich chỉ huy.

-AP (Beijing) ngày 19/6/2014: Vào ngày Thứ Năm, Trung Quốc nói rằng họ đang di chuyển giàn khoan thứ hai gần bờ biển Việt Nam trong một hành động cương quyết đẩy mạnh tuyên bố chủ quyền và tiếp tục thăm dò tài nguyên tại những vùng biển tranh chấp cho dù đang căng thẳng với Việt Nam vì vụ giàn khoan Haiyang 981. Cũng theo AP phía Việt Nam sẽ không phản ứng gay gắt trước việc di chuyển giàn khoan thứ hai vì vị trí của nó nằm cách vùng biển nơi đang xảy ra va chạm khá xa về phía bắc.

-Reuters (Tokyo) ngày 19/6/2014: Các bà vợ yêu nước Nhật Bản tụ tập tại một khu thương mại trương biểu ngữ “Hiến pháp hòa bình không bảo vệ được tương lai của trẻ nhỏ còn nguy hiểm hơn nhà máy điện nguyên tử” đồng thời công kích Trung Quốc “không cẩn trọng”, chế riễu cờ Nam Hàn.

-Reuters (Beijing/Hong Kong) ngày 20/6/2014: Trung Quốc đưa thêm bốn giàn khoan tới Biển Đông- dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh tăng cường thăm dò dầu khí tại một khu vực đang căng thẳng sau gần hai tháng đã đưa giàn khoan khổng lồ tới vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Tân Hoa Xã trích dẫn lời của phát ngôn viên Hoa Xuân Ánh nói "Những hoạt động (đó là) bình thường". Trong khi đó Hoa Kỳ tuyên bố chưa xác định được vị trí của những giàn khoan này (có lẽ còn đang di chuyển).

-BBC tiếng Việt ngày 23/6/2014: Thượng tướng hải quân Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung QuốcTrung Quốc nói các nước nhỏ không nên phối hợp với các cường quốc để làm bất ổn an ninh khu vực. Phát biểu này được xem là là lời cảnh báo đối với Việt Nam và Philippines đừng hợp tác với Mỹ và các nước khác để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trên Biển Đông.

-VOV ngày 23/6/2014: Tình hình vùng giàn khoan Haiyang 981 càng ngày càng nguy hiểm. Tàu dịch vụ 284 của Trung Quốc đâm thẳng vào mạn phải của tàu Kiểm ngư 951 của Việt Nam. Tiếp đó, tàu đầu kéo không rõ số hiệu của Trung Quốc đâm vào mạn trái của tàu Kiểm ngư 951 và đẩy tàu Kiểm ngư 951 về phía trước. Tổng số tàu của Trung Quốc bao vây để bảo vệ giàn khoan là 137 chíếc. Cũng theo VOV, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại và Quốc phòng Quốc hội Na Uy khẳng định, luật pháp quốc tế phải là cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc tế hiện nay.

-BBC tiếng Việt ngày 23/6/2014: Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Hồ Xuân Sơn và Tổng thư ký PCA Hugo Hans Siblesz. đã ký kết hiệp định về việc hợp tác với Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration). Văn bản mà hai bên ký kết sẽ thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực trao đổi thông tin, đào tạo và tư vấn các vấn đề thủ tục thuộc quy trình trọng tài quốc tế do PCA điều hành. Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) có thẩm quyền giải quyết tất cả các tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp lãnh thổ, giữa các quốc gia thành viên, trừ khi các quốc gia thỏa thuận lựa chọn một phương thức giải quyết khác. Hiện tại PCA có 115 nước thành viên, trong đó có Trung Quốc.

-BBC tiếng Việt ngày 24/6/2014: “Một nhà nghiên cứu về Biển Đông từ trong nước nói với BBC rằng chính quyền Việt Nam đang xúc tiến việc khởi kiện Trung Quốc xung quanh việc nước này đưa giàn khoan ra Biển Đông chứ ‘không nói suông’.”

-VOA tiếng Việt ngày 24/6/2014: Một cuộc họp ở Tokyo giữa Thủ Tướng Abe và Tổng thống Philippines Benigno Aquino  được xem như là một sự bày tỏ tình đoàn kết giữa Philippines-Nhật Bản, là hai nước đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc. Ông Aquino cho biết ông hoan nghênh sự thay đổi trong hiến pháp Nhật nếu điều đó cho phép Tokyo trợ giúp các nước đồng minh khi xảy ra một vụ tấn công.

-Bloomberg News ngày 24/5/2014:  Tại Hà Nội, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói với các đại biểu quốc hội: “Chủ quyền và an ninh của Việt Nam cũng như hòa bình của khu vực đang bị đe dọa bởi quyết định của Trung Quốc đặt giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam. Sự đụng độ trên biển khiến đưa tới sự đâm húc, làm chìm tàu đánh cá của Việt Nam ngày 26/5/2014 và biểu tình bạo động chống Trung Quốc đã làm tổn thương quan hệ giữa hai quốc gia cộng sản.” : “Vietnam’s sovereignty and security as well as regional peace are “threatened” by China’s decision to place an oil rig off Vietnam’s coast on May 2, National Assembly Chairman Nguyen Sinh Hung told legislators in Hanoi. The friction at sea, which has led to collisions, the sinking of a Vietnamese fishing boat on May 26 and anti-China riots in Vietnam, is hurting ties between the two communist countries, Hung said in his address.” (By John Boudreau and Nguyen Dieu Tu Uyen)

-Tuổi Trẻ Online ngày 24/6/2014: Tàu tiếp vận hạng nặng của Mỹ USNS Cesar Chavez sau khi di chuyển từ Phi Luật Tân đã ghé Vịnh Nha Trang 15 ngày để các kỹ sư, công nhân của Công ty TNHH một thành viên nhà máy đóng tàu Cam Ranh tiến hành bảo dưỡng. Tàu USNS Cesar Chavez mang theo 144 thủy thủ.

-VietnamPlus ngày 24/6/2014: “Theo hãng Kyodo ngày 24/6. Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố Manila đã nối lại kế hoạch kêu gọi tổ chức một cuộc họp giữa bốn nước ASEAN có tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang trong tình trạng tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei, để đề ra một lập trường chung về cách thức đối phó với một Trung Quốc ngày càng quyết đoán trong đòi hỏi chủ quyền đối với quần đảo này.”

-BBC tiếng Việt ngày 25/6/2014:Việt Nam có nhiều hoạt động ngoại giao quốc phòng trong bối cảnh tiếp tục căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông. Đó là các đoàn Tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang Philippines, Tư lệnh Tác chiến hỗn hợp Nam Phi, Cục Nhân sự Bộ Quốc phòng Vương quốc Kampuchia và Đoàn công tác đặc biệt của Chính phủ Lào do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu có mặt tại Hà Nội để làm việc với giới chức quốc phòng Việt Nam.”

-VOA tiếng Việt ngày 25/6/2014: “Trung Quốc đưa gần như toàn bộ Biển Đông kể cả Hoàng Sa-Trường Sa vào bản đồ mới hình dọc công bố trong tuần này, thêm một nỗ lực nhằm khẳng định chủ quyền của Bắc Kinh giữa những tranh cãi căng thẳng về chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng.Thông tấn xã Việt Nam gọi bản đồ 10 đoạn của Trung Quốc là ‘trắng trợn’ ‘nuốt chửng’ Biển Đông.” Còn phát ngôn viên bộ ngọai giao Phi Luật Tân cho rằng, việc Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ khổ dọc mới là một bước đi sai trái để hiện thực hóa yêu sách chủ quyền phi lý của nước này ở Biển Đông.

-BBC tiếng Việt ngày 26/6/2014: “Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói rằng Việt Nam ‘mang ơn’ Trung Quốc trong quá khứ thì sẽ trả theo cách của mình, chứ Bắc Kinh không được phép áp đặt… Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, báo Dân Trí đưa tin.”

-AFP ngày 26/6/2014: “Hoa Kỳ và Phi Luật Tân khởi đầu cuộc thao diễn hải quân chung hôm Thứ Năm tại Biển Đông gần khu vực Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đang có những tranh cãi với các nước láng giềng. Cuộc thao diễn gồm ba tàu chiến Mỹ và cả ngàn binh sĩ.”
-VOV ngày 26/6/2014:  “Phát biểu trong buổi điều trần về quan hệ Mỹ-Trung vừa diễn ra tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào sáng 26/6 (theo giờ Việt Nam), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng: “Các lợi ích quan trọng của Mỹ tại Biển Đông và Hoa Đông đang bị đe dọa”.

-BBC tiếng Việt ngày 27/6/2014: “Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đang cân nhắc kỹ lưỡng thời điểm dùng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.Trong khi đó Trung Quốc cảnh báo Việt Nam sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu.”

-RFI ngày 27/6/2014: “Hà Nội công khai tố cáo Trung Quốc đưa giàn khoan Nam Hải 9 đến một vị trí ở Vịnh Bắc Bộ và có tin là đã bắt đầu hoạt động khoan dò. Đây là một hành động phi pháp, vì địa điểm thăm dò của giàn khoan nằm trong một vùng chồng lấn chưa được phân định.”

-NHK World ngày 30/6/2014: Phái đòan Nhật Bản tới Bắc Kinh để gặp gỡ các giới chức Bắc Hàn để bàn về số phận công dân Nhật Bản bị bắt cóc hoặc mất tích. Trong khi đó Bắc Kinh loan tin Ô. Tập Cận Bình sẽ công du Nam Hàn vào các ngày 3&4/7/2014 với rất nhiều đề nghị lớn lao. Họat động ngọai giao chồng chéo và đầy những toan tính khiến Nhật Bản và Mỹ lo ngại. Ai cũng lo cho đất nước mình trước.  

Nhận Định:
            Sau khi Việt Nam phản ứng mạnh về vụ giàn khoan Haiyang 981 và dư luận thế giới vô cùng bất lợi cho Hoa Lục, thì người ta tiên đoán Hoa Lục sẽ hòa dịu, rút lui giàn khoan và đối thọai với Việt Nam. Thế nhưng mọi phỏng đoán đều sai. Ngày 20/6/2014 Trung Quốc đưa thêm bốn giàn khoan tới Biển Đông và ngày 25/6/2014 Trung Quốc đưa gần như toàn bộ Biển Đông kể cả Hoàng Sa-Trường Sa vào bản đồ mới. Đây là hành động khẳng định chủ quyền của mình và thách thức công luận, “ngồi xổm” lên luật pháp quốc tế, phớt lờ những cảnh báo mạnh mẽ của Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Phụ Tá Ngọai Trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel và những đe dọa của của Ô. Chuck Hagel tại Đối Thọai Shangri-La 13.

Có thể Hoa Lục đã bắt mạch thấy Hoa Kỳ- siêu cường duy nhất có thể can dự vào Biển Đông- nội bộ đang chia rẽ về chính sách đối ngọai và đang lún sâu vào nhiều cuộc khủng hoảng như Ukraine, Afghanistan, Bắc Triều Tiên, Syria (sẽ viện trợ cho phiến quân 500 triệu về huấn luyện và trang bị vũ khí), Iran, Libya, nay thêm Iraq (gửi 300 biệt kích giả danh cố vấn để giúp chính quyền Maliki đang có nguy cơ xụp đổ)…khiến không còn hơi sức đâu để đối đầu với Trung Quốc. Đó là thế kẹt của Mỹ và phủ một bóng đen u ám lên Biển Đông và Đông Nam Á.

Nếu ví Hoa Kỳ và Trung Quốc như hai người chơi cờ tướng thì Trung Quốc vừa xuất quân đã vào thế “Pháo đầu mã đội” tức ở thế công. Còn Hoa Kỳ ở thế thủ, be bờ “Bình phong mã”. Thế “bình phong mã” thủ rất kỹ, nếu kẻ tấn công không thắng hoặc sơ hở thì “Bình phong mã” trở thành thế công. Hiện nay Hoa Kỳ đang giàn trận và thành lập liên minh/hợp tác với nhiều nước ở mức độ vừa phải để thăm dò phản ứng của Hoa Lục và luôn luôn hy vọng Hoa Lục sẽ ngừng tay lại. Hoa Kỳ theo chiến thuật vừa xoay trục vừa thoa dịu vừa đàm phán và thỏa hiệp nếu có thể. 

Còn Hoa Lục theo chiến thuật “lấy thịt đè người” dùng “sức mạnh mềm” không cần nổ một tiếng súng, không tốn một viên đạn, không đụng chạm tới Hoa Kỳ, chèn ép các nước nhỏ, từ từ làm chủ Biển Đông mà lúc đó Hoa Kỳ cũng chẳng làm gì được. Chính vì thấy nguy cơ lù lù trước mắt và không thể chờ đợi được nữa cho nên Nhật Bản đã phải “sắn tay áo”, gấp rút sửa đổi “Hiến Pháp Hòa Bình” thành ”Hiến Pháp Diểu Hâu”, “Phòng ThủTập Thể” để hợp tác với một số nước Đông Nam Á, tự cứu mình - trước khi nhờ cậy “Anh hai Mỹ”. 

Còn các nước nhỏ như Việt Nam, Phi Luật Tân thì nôn nóng. Việt Nam vừa kêu gọi Hoa Kỳ can dự mạnh hơn nữa vào vấn đề Biển Đông. Chuyến công du Nhật Bản của tổng thống Phi Luật Tân ngày 24/6/2014 vừa qua cho thấy Phi Luật Tân đã nhìn thấy - nương tựa vào cam kết và sức mạnh của Hoa Kỳ mà thôi chưa đủ. Noi gương Việt Nam, Phi Luật Tân thấy cần phải theo chính sách “ngọai giao đa phương ” tìm sự hỗ trợ từ các cường quốc khác. Có thể rồi đây Phi Luật Tân sẽ tìm đến Nga - nước mà Việt Nam thiết lập quan hệ hợp tác chíến lược. Do tham vọng cuồng điên của Hoa Lục, Nhật Bản nổi bật lên như một thủ lãnh của NATO ở Phương Đông. Nam Hàn rồi đây có lẽ cũng phải hòa dịu với Nhật Bản vì đã nhìn thấy rõ Hoa Lục cũng là nguy cơ cho chính mình.

Rõ ràng Hoa Kỳ không hy sinh quyền lợi sinh tử của mình (1000 tỷ USD thương mại mỗi năm và sự an tòan của nước Mỹ) để bảo vệ biển đảo cho Phi Luật Tân và Việt Nam. Do đó các nước nhỏ phải noi gương Nhật Bản- tự lực tự cường, một mặt vẫn hợp tác hay liên minh với Hoa Kỳ để tạo hậu thuẫn quốc tế nhưng vẫn phải tiếp tục mặt trận ngọai giao, pháp lý và công luận để đối phó với Hoa Lục, cùng lúc tăng cường binh bị, chuẩn bị chiến tranh, chấp nhận thương đau. Ngày 27/6/2014 Trung Quốc lên tiếng đe dọa Việt Nam, “Sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu”. 

Hoa Lục hiện nay đang ôm ấp và điên cuồng thực hiện giấc mộng bành trướng kiểu Quân Phiệt Nhật và Đức Quốc Xã năm xưa. Hy vọng về đối thọai song phương, mong đợi Hoa Lục tương nhượng hoặc tuân thủ luật pháp quốc tế hoặc hữu nghị, nhường nhịn, sống chung hòa bình…chỉ là ảo vọng và đưa tới thảm họa. Chỉ có một thất bại về quân sự mới làm Hoa Lục tỉnh mộng. Cái sai lầm “thâm căn cố đế” có lẽ có từ thời Tam Hoàng-Ngũ Đế là Trung Hoa không bao giờ coi các nước nhỏ chung quanh mình là bạn mà luôn coi họ hoặc muốn biến họ thành chư hầu. Ngay như Mỹ, một siêu cường mạnh hơn Hoa Lục gấp bội cũng không thể coi hoặc biến các nước nhỏ chung quanh mình như Nam Mỹ và Canada thành chư hầu. Xa hơn nữa là NATO, thực tế chỉ là công cụ của Mỹ nhưng các nước trong NATO vẫn duy trì thế độc lập về ngọai giao và cũng chống Mỹ trong một số vấn đề.

 Ngày 28/6/2014 hãng thông tấn AP đưa tin “Vào ngày Thứ Bảy, nhân kỷ niệm 60 năm hiệp định chung sống hòa bình giữa Trung Hoa, Ấn Độ và Miến Điện, Chủ Tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc không chủ trương bá quyền khu vực cho dù Trung Quốc có mạnh như thế nào đi nữa và cho dù các nước láng giềng đang lo lắng về những hành động của Bắc Kinh trong một vài tranh chấp lãnh thổ “. Thưa Ô. Tập Cận Bình: Vẽ bản đồ gom hết 90% biển đảo của thiên hạ, rồi đem tàu chiến tới chiếm các đảo, bãi đá ngầm rồi biến cải thành phi đạo, rồi đem giàn khoan tới hải phận của người ta với cả trăm tàu đủ lọai để bảo vệ. Khi người ta phản đối thì ông lại đe dọa ”sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả nếu tiếp tục đối đầu rồi bù lu bù loa phổ biến văn thư tùm lum ở Liên Hiệp Quốc theo kiểu “vừa đánh trống vừa ăn cướp”…như thế có phải là hành vi “bá quyền” không?

 Nếu không phải thì chắc đó là hành vi “cướp biển”. Năm xưa Tô Tần, Nhạc Nghị “thuyết khách” đâu ra đó khiên thiên hạ tâm phục. Nay miệng lưỡi của ông chẳng giống tổ tiên tí nào. Có thể trình độ của ông thấp hoặc ông coi thường thiên hạ quá đỗi! Xin ông nhớ cho “Thiên ngọai hữu thiên” (Ngòai trời còn có trời).

Ngày nay dù nơi chốn “thâm sơn cùng cốc” hang cùng ngõ hẻm đểu có điện thọai cầm tay, truyền hinh và Internet. Con người bây giờ quá khôn, quá hiểu biết. Lời nói phải đi đôi với việc làm. Lời nói không đi đôi với việc làm là gian trá. Một đất nước không thể xây dựng trên gian trá. Tương quan thế giới không thể ổn định trên gian trá. Gọi nhau là “đồng minh” (sống chết có nhau) mà nghe lén nhau là gian trá. Gọi nhau là “đồng chí”, “hữu hảo” (bạn tốt) mà lấn chiếm đất đai, biển đảo của nhau là gian trá. 

Nhìn vào lịch sử Trung Hoa 5000 năm qua chúng ta rút ra được bài học: Nếu con cừu không thể sống chung với con sói thì Á Châu…ít ra là Nhật Bản, Phi Luật Tân và Việt Nam rồi đây cả Thái Lan, Miến Điện cũng  không thể sống chung hòa bình với Hoa Lục, đó là điều khẳng định.

Nếu trong cuộc sống bình thường mỗi ngày đều có thêm người điên thì trên thế giới này, một cường quốc có trở nên “điên cuồng” cũng là lẽ thường… nhất là khi họ thấy họ mạnh và sự “điên cuồng” của họ không  ai ngăn cản. Những dự đoán về tham vọng của Trung Quốc cách đây một thập niên nay hiện rõ mồn một. Với sức mạnh quân sự khổng lồ cộng thêm với những việc ngang ngược “cướp biển” đang làm,Trung Quốc sẽ là thảm họa cho Á Châu.
Đào Văn Bình
(California ngày 30/6/2014)




__._,_.___

Posted by: Binh Dao 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List