Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday 23 July 2014

Nổ:...Trung quốc sẽ thua nếu gây chiến tranh ở biển Đông

Trung quốc sẽ thua nếu gây chiến tranh ở biển Đông
Ngô Văn


Trong tình trạng kinh tế toàn cầu chỉ vừa mới bắt đầu có chỉ dấu hồi phục, không một chính phủ tại nước dân chủ nào muốn xảy ra chiến tranh vào lúc này. Ngay cả tại những vùng sôi động trở lại như Iraq, Syria, Lybia, Palestine, các chính phủ Tây Phương vẫn cố chần chờ tránh bị hút vào các cuộc nội chiến.

Bắc Kinh rõ ràng đã bắt mạch được sự e ngại của các nước phát triển, đặc biệt là thái độ dè dặt của chính phủ Obama, và vì thế họ quyết định chọn thời điểm này để nâng cấp ý đồ chiếm trọn Biển Đông.

Thật ra thì các chỉ dấu về cuộc "Trỗi dậy không hòa bình chút nào" của Trung Cộng đã xuất hiện trong nhiều năm qua nhưng vẫn chỉ ở vận tốc tiệm tiến và bắt nạt riêng Hà Nội chứ chưa quá táo bạo tới mức báo động quốc tế. Nhưng bước nâng cấp qua việc kéo giàn khoan HD-981 khổng lồ vào giữa Biển Đông để khởi động một giai đoạn lấn chiếm mới của Trung Cộng đã thực sự làm giới nghiên cứu chính sách và chuyên gia quân sự của Nhật Bản lẫn Hoa Kỳ bắt đầu cảm thấy một cuộc chiến khó tránh trong tương lai trước mặt. 

Họ buộc phải chính thức lên kế hoạch phân tích và chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh rộng lớn giữa Trung quốc với các quốc gia trong vùng kể cả quân đội Hoa Kỳ đang trú đóng ở Á châu. Kế hoạch này phải có ngay vì không ai dám chắc chiến tranh sẽ xảy ra trong vài năm tới hay chỉ vài tháng tới.

Những chi tiết, không rõ do vô tình hay cố ý cho rò rỉ ra từ phía chính quyền, mà giới truyền thông Nhật Bản thu thập được đều cho thấy Bắc Kinh chắc chắn nắm phần thua nặng nếu gây chiến ở Biển Đông. 

Đối sách của đồng minh Mỹ-Nhật-và các nước đồng minh có tên là Offshore Control Strategy (OCS), tạm dịch là Chiến Lược Phong Tỏa Từ Ngoài Khơi. OCS có diễn trình và các điểm chính sau đây:
- Phần lớn năng lượng để nuôi sống nền kỹ nghệ, nền kinh tế, và sinh hoạt hàng ngày của Trung Quốc phải nhập từ bên ngoài. Và 90% lượng dầu thô mà Trung quốc nhập khẩu được chuyên chở bằng đường biển từ các nước Trung Đông, Đông Nam Á, và Trung Mỹ, Nam Mỹ về. Mục tiêu tối hậu của OCS, do đó, là bóp nghẹt các đường truyền máu này vào nội địa Trung Quốc.

- Theo giới chuyên gia quân sự Mỹ Nhật hình dung thì sớm muộn gì Bắc Kinh cũng sẽ bước tới lằn mức tung ra thông báo cấm mọi tàu thuyền đi qua vùng lưỡi bò mà không "xin phép" Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ tập trung tàu chiến, máy bay phát xuất từ các sân bay tại Hoàng Sa, Trường sa để áp đặt lệnh cấm này.

- Nhưng đó sẽ là lý cớ cần thiết để Hoa Kỳ tập hợp công luận thế giới và bắt đầu phối trí lực lượng hải quân, không quân của mình từ các quần đảo phía Tây Nam nước Nhật đến quần đảo Philippines chạy song song với đường lưỡi bò. Khu vực đối đầu chính giữa Trung quốc với Hoa Kỳ là khoảng giữa hai đường vạch đỏ (đường lưỡi bò và đường phối trí lực lượng quân sự Hoa Kỳ từ Nhật đến Philippines)

- Kế hoạch Phong Tỏa Từ Ngoài Khơi bắt đầu với việc cấm tàu thuyền Trung Quốc, đặc biệt các tàu chở dầu, không được đi qua vùng biển giữa 2 vạch đỏ nêu trên. Nếu bất tuân, các tàu này sẽ bị tấn công. Tàu chiến Trung Cộng hiện không đủ số lượng và không có khả năng đối đầu với hải quân Hoa Kỳ để bảo vệ các tàu dầu này.

 Cùng lúc, Hoa Kỳ, với sứ mạng được thế giới giao phó vì quá bất bình trước hành vi của Bắc Kinh, sẽ kết hợp với các nước chủ nhà để phong tỏa các eo biển hệ trọng liên hệ. Đó là eo biển Malacca - nằm giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra, nối liền biển Đông và Ấn Độ dương; eo biển Lombok - nối biển Java với Ấn Độ dương, nằm giữa các đảo Bali và Lombok ở Indonesia; kênh đào Panama và eo biển Magallanes ở Chile - 2 con đường tắt để chở dầu từ Trung và Nam Mỹ về Trung Quốc.

- Vì Hoa Kỳ không sử dụng vũ lực quân sự tấn công thẳng vào Hoa lục nên nhiều phần sẽ tránh được một cuộc chiến tranh nguyên tử. Bắc Kinh có vũ khí hạt nhân từ lâu nhưng chưa có loại hỏa tiễn liên lục địa để đưa vũ khí hạt nhân đi tấn công ở tầm hoàn cầu. Việc mua và vận chuyển loại hỏa tiễn liên lục địa từ Nga có thể xảy ra nhưng rất khó trốn thoát các dụng cụ theo dõi và khả năng phá hủy bằng drone (máy bay không người lái) của Mỹ. 

Ngay cả nếu Bắc Kinh xử dụng hỏa tiễn tầm trung và tầm ngắn để mở chiến tranh nguyên tử với Nhật Bản, Nam Hàn thì cũng chưa chắc thành công vì hệ thống hỏa-tiễn-chống-hỏa-tiễn hiện có của Mỹ. Cùng lúc đó, việc tấn công nguyên tử sẽ là lời mời liên quân thế giới đổ bộ trực tiếp vào Trung Quốc để thay đổi chế độ hiện tại.

- Do đó, nếu chiến tranh ở biển Đông xảy ra thì sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ không bị hao mòn bao nhiêu qua chiến lược Offshore Control, trong khi đó Trung quốc sẽ bị tê liệt không chỉ về kinh tế và cả khả năng vận hành xã hội hàng ngày. 

Tình trạng này chắc chắn dẫn đến sự nổi dậy của các phe cánh đang căm thù nhóm Tập Cận Bình đến xương tủy và dẫn đến nhiều nguy cơ sụp đổ chế độ Cộng sản, một chế độ mà người dân ở Hoa lục muốn dẹp bỏ khi có điều kiện.
- Đặc biệt, nếu chính quyền của Thủ tướng Abe được Quốc hội Nhật thông qua việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp cho phép cho phép Tự Vệ Đội nước này có thể nổ súng khi đồng minh chiến lược của Nhật bị tấn công thì Hoa Kỳ sẽ nhẹ gánh hơn vì lực lượng hải quân và không quân Nhật hiện nay một mình cũng đã có thể đương đầu với Trung quốc. Hải quân Hoa Kỳ sẽ rảnh tay phong tỏa một vùng hải dương rộng ngoài khơi.

- Bắc Kinh, theo các chuyên gia hoạch tính quân sự nêu trên nhận định, đã dư biết sự thất lợi của họ và cũng biết luôn Chiến lược Offshore Control của Hoa Kỳ. Và đó là lý do mà Bắc Kinh còn dè dặt chờ cơ hội cho đến gần đây. 

Hiện nay để tránh né OCS, Bắc Kinh chỉ ra sức xây hệ thống dẫn dầu bằng đường bộ và cố tránh sử dụng tàu chiến hải quân để không tạo lý cớ cho đồng minh Mỹ Nhật báo động thế giới. Thay vào đó, Bắc Kinh dồn ngân sách nhiều cho việc gia tăng lực lượng cảnh sát biển. Cả 2 cách đối phó nói trên đều không hữu hiệu vì đường dẫn dầu trên bộ quá dài và bị tấn công ở bất kỳ điểm nào cũng sẽ tê liệt.

 Còn lực lượng cảnh sát biển nếu được dùng để cản trở tàu bè đi lại tại Biển Đông thì sẽ vẫn bị thế giới trừng phạt như tàu chiến hải quân. Cần nói thêm, riêng chiếc tàu sân bay (hàng không mẫu hạm) mua của Nga, theo giới phân tích quân sự, chỉ có thể dùng làm công cụ tuyên truyền với dân chúng Hoa Lục chứ không đóng góp gì cho cuộc chiến lần này.

 Ngược lại, nếu chiếc tàu sân bay này bị đánh chìm tương đối dễ dàng thì thiệt hại đó cũng làm sụp đổ nặng hình ảnh vô cùng hùng mạnh mà lãnh đạo Trung Cộng đã bơm vào đầu người dân trong nhiều năm qua.

- Cũng theo truyền thông Nhật, trước đây giới chức quân sự Hoa Kỳ, Nhật, Úc, Philippines, Ấn Độ đã bàn đến vai trò của Việt Nam trong mạng lưới phòng thủ chung chống Trung Cộng bành trướng, nếu Hà Nội đồng ý tham gia liên minh. Vị trí địa lý của Việt Nam thuận lợi cho không quân ngăn chận các tàu dầu, tàu chở hàng Trung Cộng vì lý do nào đó chạy thoát được mạng lưới ngăn chận tại hai eo biển Malacca, Lombok, và các ngõ ngách khác từ phía Nam.

Tuy không dám dùng tông điệu khẳng định, nhưng giới hoạch định quân sự Mỹ, Nhật và nhiều nước trong vùng đã lệt kê các dữ kiện rất vững chắc rằng nếu Trung Cộng giao tranh với liên minh này tại Biển Đông thì chắc chắn Trung Cộng thua. Cùng lúc, giới lãnh đạo đảng CSVN nay xác nhận tại các buổi học tập cho cán bộ trung cấp rằng nếu Việt Nam giao tranh với Trung Cộng thì chắc chắn Việt Nam thua.

Khi tổng hợp 2 kết luận khó cãi này lại, cả người Việt lẫn quốc tế đều không sao hiểu được tại sao lãnh đạo CSVN lại cứ từ chối tham gia các liên minh phòng thủ chung và cứ nhất quyết chỉ giải quyết song phương với Bắc Kinh? 

Thông Tin Đức Quốc http://www.ttdq.de/node/1592


No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List