Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday, 30 June 2015

Vì sao Trung Quốc lưỡng lự đưa hồ sơ Biển Đông ra Tòa án Công lý Quốc tế ?


Đăng ngày 29-06-2015

Vì sao Trung Quốc lưỡng lự đưa hồ sơ Biển Đông ra Tòa án Công lý Quốc tế ?

media
Cựu Bộ trưởng Malaysia, Hiệu phó danh dự trường Đại học Mở Wawasan Malaysia, tiến sĩ Koh Tsu Koon, đặt câu hỏi : Vì sao Trung Quốc lại không muốn đưa hồ sơ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh thực sự có bằng chứng khẳng định chủ quyền của mình.

Hôm qua, 28/06/2015, trường Đại học Mở Wawasan Malaysia đã tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề « Xung đột ở Biển Đông và Hợp tác An ninh ». Phát biểu tại hội thảo, tiến sĩ Koh Tsu Koon, hiệu phó danh dự, được hãng thông tấn Bernama trích dẫn, nhấn mạnh : « Về triển vọng của ASEAN, với tư cách là các nước nhỏ, chúng ta lo ngại về các cuộc xung đột ở Biển Đông và các yếu tố địa chính trị trong vùng, cũng như các vấn đề này sẽ tác động đến chúng ta ra sao ».

Theo quan chức này, nếu các cuộc xung đột không thể giải quyết được qua đàm phán thì cần đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế. Ông Koh đặt câu hỏi : « Nếu Trung Quốc rất tin tưởng vào những cơ sở lịch sử và pháp lý về những đòi hỏi của mình tại các vùng biển có tranh chấp, tại sao họ lại lưỡng lự đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế như vậy ? »

Ngày 27/06, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc là một quốc gia hàng hải từ một nghìn năm nay, do vậy, chắc chắn là Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai thác sử dụng và quản lý quần đảo Trường Sa, với tên gọi là Nam Sa.
Theo tiến sĩ Koh, tất cả các nước ASEAN đều chấp nhận Tòa án Công lý Quốc tế như là một định chế chung để giải quyết các vấn đề.

Ông Barry Desker, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, cho biết, mặc dù Singapore, Indonesia và Cam Bốt không liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các nước này cũng có cùng quan điểm như vậy.
Theo chuyên gia này, cho đến nay, Tòa án Công lý Quốc tế đã giải quyết các vấn đề về chủ quyền đối với Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge liên quan đến tranh chấp giữa Malaysia và Singapore cũng như các tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zonge) nói rằng các nước ASEAN đã thúc giục Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ đàm phán về Bộ Luật ứng xử ở Biển Đông - COC. Thế nhưng, Philippines lại đưa hồ sơ tranh chấp với Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc trong lúc các cuộc đàm phán về COC đang được tiến hành.

Về điểm này, theo tiến sĩ Koh, cho dù ASEAN là một hiệp hội nhưng khối 10 này không có lập trường mạnh mẽ ủng hộ Philipines. Mặt khác, đa số các đại diện những nước ASEAN tham dự hội thảo đều cho rằng việc Trung Quốc mở rộng các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông có thể gây ra xung đột trong khu vực.

ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC- năm 2002, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cuộc đàm phán về COC, mang tính ràng buộc pháp lý.

Đăng ngày 29-06-2015

Philippines tạm ngưng sửa chữa một phi đạo ở Trường Sa

media
Đảo Thitu (Thị Tứ) còn được người Philippines gọi là đảo Hy vọng (Pagasa / Hope Island) - Reuters

Trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan vào tháng 7 tới, Manila thông báo ngưng công tác kiến tạo đường băng ở đảo Thitu mà Philippines gọi là Pagasa. Trung Quốc một lần nữa lên án Philippines tranh đoạt biển đảo và « lừa gạt » công luận.

Theo hãng tin AFP từ Manila , trong tuyên bố ngày hôm qua 28/06/2015, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho biết « công tác sửa chữa phi đạo trên đảo Pagasa đã ngưng lại vì (Philippines) tôn trọng nguyên tắc duy trì nguyên trạng trong vùng liên quan » tranh chấp chủ quyền.

Phát ngôn viên Herminio Coloma giải thích thêm: Quyết định này nằm trong chiến lược của Philippines dựa trên nguyên tắc pháp luật và tiếp cận ngoại giao để kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Đảo Thitu hay Pagasa thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích hơn 37 hecta, do Manila kiểm soát từ trước đến nay. Trên đảo có một làng nhỏ và một phi đạo dành cho máy bay tiếp tế. Theo AFP, với thời gian, phi đạo này bị hư hỏng nhiều cần phải sửa chữa. Các hải thuyền của Philippines vận chuyển hàng tiếp tế và vật liệu phải xuyên qua hàng rào tàu tuần tra của Trung Quốc .

Đối với Bắc Kinh, hơn 80% diện tích Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc. Năm 2013, Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc và nhờ Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử. Trong vài ngày tới, Tòa án sẽ lắng nghe luận điểm của Philippines.

Trung Quốc từ chối ra tòa phân bua phải trái nhưng lại lên án chính quyền Philippines đánh lừa công luận.

Theo Reuters, ngày hôm nay 29/06 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho rằng Philippines phao tin thất thiệt, tuyên truyền dối trá, qua tập tài liệu « Karapatan sa Dagat » về quyền tự do hàng hải công bố hôm 12/06/2015 tại Manila nhân ngày Quốc khánh .

Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, Manila là kẻ xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc nhưng làm ra vẻ là « nạn nhân » trong mục đích chinh phục cảm tình thế giới và kích động hận thù giữa hai dân tộc.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Monday, 29 June 2015

Giàn khoan Hải Dương 981 lại hướng về bờ biển Việt Nam


Chắc TC lại giở trò dương Đông kích Tây,lôi kéo sự chú ý của thế́ giới và VC về giàn khoan để TC âm thầm xây đảo nhân tạo và trang bị vũ khí,lập vùng ...nhận dạng hàng không và hàng hải chỉ áp dụng riêng đối với VN là chắc ăn nhất? Xây mấy đảo nhân tạo nầy để cướp cá của VN vì cá Tầu bị ô nhiểm môi trường gần hết rồi?TC tuyên bố đã tìm thấy dầu mà tại sao lại kéo giàn khoan đi...tới đi lui khoan thử hoài vậy? Bị Mý̃ lừa rồi?
On Saturday, June 27, 2015 8:03 PM, Quyet Nong <> wrote:

TQ xê dịch giàn khoan 981 ở Biển Đông

·         26 tháng 6 2015


Giàn khoan 981 đang hoạt động ở Biển Đông

Cục an toàn Hàng hải Trung Quốc vừa công bố giàn khoan Hải Dương 981 của nước này sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vùng biển có tọa độ 17 độ 3,75 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,05 phút kinh Đông.

Đây là vị trí phía nam cửa Vịnh Bắc Bộ và tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Có chuyên gia cho biết hiện giàn khoan 981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý.

Thông báo của Trung Quốc cho hay giàn khoan 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại vị trí mới này từ ngày 25/6 đến ngày 20/8/2015.

Trung Quốc cũng yêu cầu tàu bè di chuyển trên vùng biển này tránh xa vị trí giàn khoan từ 2.000m trở lên để bảo đảm an toàn.

Trước đó, hồi tháng Năm giàn khoan 981 đã tác nghiệp tại giếng Lăng Thủy 25-1S-1, tọa độ 17 độ 03,44.5 phút vĩ Bắc; 109 độ 59,02.7 phút kinh Đông.

So với tọa độ đó, giàn khoan 981 chỉ xê dịch đôi chút.
Giới chức Việt Nam trong các phỏng vấn với báo giới trong nước nói vị trí giếng Lăng Thủy "ở ngoài vùng biển Việt Nam".

Việt Nam đang lo ngại giàn khoan 981 có thể sẽ được đưa vào vị trí hồi tháng Năm năm ngoái, tức nằm trong thềm lục địa của Việt Nam và chỉ cách đảo Lý Sơn chừng 120 hải lý.
Ngày 1/5/2014, giàn khoan 981 được đưa vào vị trí này, khơi nguồn một làn sóng phản đối Trung Quốc mạnh mẽ mà cao trào là đợt bạo lực nhắm vào doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam.

Cho tới giữa tháng 7/2014 giàn khoan này mới rút đi.

Vị trí mới của giàn khoan 981




Giàn khoan Hải Dương 981 lại hướng về bờ biển Việt Nam


Tàu của lực lượng tuần duyên Trung Quốc bảo vệ giàn khoan 981 hồi năm ngoái.
26.06.2015

Trung Quốc đưa giàn khoan tâm điểm cuộc tranh chấp chủ quyền với Việt Nam từ năm ngoái quay trở lại gần bờ biển Việt Nam, chỉ vài tuần trước khi Tổng bí thư đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng công du Hoa Kỳ.

Động thái được Cục An toàn Hải dương Trung Quốc loan báo diễn ra không lâu sau khi Bắc Kinh tỏ dấu đang tiến gần tới việc lập các tiền đồn mới ngay khu vực tâm điểm hàng hải của Đông Nam Á và đang gần hoàn tất công tác bồi đắp đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Năm ngoái, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý, gây ra các cuộc biểu tình bạo động chống Trung Quốc trên cả nước và đẩy quan hệ Việt-Trung xuống mức thấp nhất kể từ chiến tranh biên giới 1979.

Reuters ngày 26/5 dẫn phát biểu của một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore cho biết giàn khoan này hiện nay dường như đang ở khu vực mà vùng đặc quyền kinh tế của hai nước Việt-Trung chồng chéo nhau nhưng xa hơn vị trí hồi năm ngoái.

Thông cáo đăng trên trang web của Cục An toàn Hải dương Trung Quốc nói  giàn khoan Hải Dương sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò đại dương tại địa điểm cách thành phố nghỉ mát Tam Sa trên đảo Hải Nam chừng 75 hải lý.
Các chuyên gia ước tính vị trí Hải Dương 981 hiện cách bờ biển Việt Nam chừng 167 cây số về hướng Đông.

Giàn khoan trị giá 1 tỷ đô la sẽ lưu lại đây từ ngày 25/6 đến 20/8. Cục An toàn Hải dương Trung Quốc cũng yêu cầu tàu bè cách xa vị trí giàn khoan 2 ngàn mét.
Báo Tuổi Trẻ hôm nay dẫn các nguồn tin không nêu danh nói giới hữu trách hàng hải Việt Nam đang theo dõi sát vị trí của giàn khoan.

Vụ việc diễn ra vài tuần trước chuyến thăm đầu tiên của Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam tới Mỹ.
Trọng tâm chuyến công du của ông Nguyễn Phú Trọng nhằm thúc đẩy Hà Nội và Washington xích lại gần nhau trong mối quan hệ mà Bắc Kinh hết sức đề phòng.
Giàn khoan 981 tái xuất hiện giữa các mối quan ngại gia tăng trước việc Trung Quốc đang gia tốc các hoạt động xây dựng ở Biển Đông mà cả hai nước Việt-Mỹ đều phản đối.

Theo nhận định của phân tích gia Lê Hồng Hiệp thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore được Reuters trích dẫn, Hà Nội lần này sẽ không phản đối mạnh như năm ngoái nếu Bắc Kinh nói giàn khoan 981 nằm bên trong vùng đặc quyền kinh tế tính từ đảo Hải Nam chứ không ở vị trí tranh chấp nóng như ở Hoàng Sa hồi năm ngoái.

Theo Reuters/ China's Maritime Safety Administration website



--
Mời xem BLOG http://www.vn-share-news.com ,thêm section ENGLISH



__._,_.___

Posted by: Khai Vo

Sunday, 28 June 2015

Ấn Độ tăng cường tập trận hải quân với đồng minh để chống Trung Quốc

 
Đăng ngày 27-06-2015

Ấn Độ tăng cường tập trận hải quân với đồng minh để chống Trung Quốc

media
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ RK Dhowan (thứ 4 từ trái sang) trước hàng không mẫu hạm INS Viraat tại Bombay, 20/04/2015.REUTERS/Shailesh Andrade

Dù còn dè dặt trong việc mời Úc và Nhật cùng tham gia cuộc tập trận quy mô nhất của mình sắp mở ra với Mỹ, Ấn Độ đang lên kế hoạch mở những cuộc thao diễn hải quân với một loạt quốc gia trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. Theo thông tin được nhật báo Ấn The Economic Times tiết lộ vào hôm nay, 27/06/2015, mục tiêu của các cuộc tập trận song phương đó là để đối phó với Trung Quốc.

Nhiều nguồn thạo tin vào hôm qua, 26/06 xác nhận rằng trong những tháng tới đây, Ấn Độ sẽ tổ chức một loạt các cuộc tập trận hải quân song phương với các nước quan trọng trong vùng Châu Á, từ Úc, Nhật Bản, Indonesia cho đến Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện và Singapore. 

Đáng chú ý hơn cả là năm nay sẽ là lần đầu tiên mà Hải quân Ấn Độ tập trận song phương với Úc, nhân cuộc thao diễn mang tên IN-RAN mở ra từ 30/10 đến 04/11, cũng như cuộc tập trận JIMEX với Nhật Bản diễn ra sau đó vào giữa tháng 11. 

Bên cạnh đó, Hải quân Ấn Độ cũng sẽ rèn luyện năng lực cùng với các nước ngoài vùng trong các cuộc tập trận như Malabar với Mỹ, Konkan với Anh và Indra với Nga. Riêng cuộc diễn tập Varuna với Pháp đã được tổ chức trên Biển Ả Rập vào hai tháng Tư và Năm vừa qua. 

Theo các nhà phân tích, động cơ thôi thúc Ấn Độ tăng cường các cuộc tập trận là mối quan ngại của New Delhi trước việc Bắc Kinh không ngừng phô trương uy lực quân sự và thể hiện thái độ quyết đoán trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. 

Các cuộc tập trận Hải quân song phương nằm trong một kế hoạch tổng thể nhằm chống những mũi tiến công mang tính chiến lược của Trung Quốc vào các vùng bên trong và bên ngoài Ấn Độ Dương. 

Trong kế hoạch tổng thể đó, Ấn Độ đang dần xây dựng « nhịp cầu hàng hải » với các nước khác trong khu vực. Bốn chiến hạm Ấn Độ chẳng hạn, hiện đang công tác tại Biển Đông và tại miền Nam Ấn Độ Dương và Biển Đông trong khuôn khổ chính sách « Hành động hướng Đông ». 

Ấn Độ mới đây cũng đã quyết định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương với Việt Nam, thông qua một "Tuyên bố về Tầm nhìn chung" cho năm năm 2015-2020. Ngoài việc cung cấp thiết bị quân sự, Ấn Độ đã bắt đầu đào tạo lính hải quân Việt Nam hoạt động trên tàu ngầm Kilo, và hiện đang đề nghị giúp Việt Nam huấn luyện phi công lái chiến đấu cơ Sukhoi.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Mỹ : Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa hòa bình


Đăng ngày 27-06-2015

Mỹ : Hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa hòa bình

media
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Anthony BlinkenREUTERS/Mladen Antonov/Pool

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ vào hôm qua, 26/06/2015 đã lại tố cáo các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo rầm rộ mà Trung Quốc tiến hành ở Biển Đông, xem đấy là « mối đe dọa cho hòa bình ». Điểm đáng chú ý là nhân vật số hai của Bộ Ngoại giao Mỹ đã không ngần ngại so sánh các hành vi chiếm đảo của Trung Quốc tại Biển Đông với những gì mà Nga tiến hành tại miền Đông Ukraina.

Trong tham luận tại Trung tâm Center for a New American Century, một cơ quan tham vấn về an ninh, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken đã nhắc lại lập trường của Mỹ là không thiên về bên nào trong cuộc tranh chấp Biển Đông, nhưng có lợi ích thiết thân trong việc bảo về quyền tự do lưu thông tại vùng biển này. 
Đối với Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, các đề án cải tạo đất trên quy mô to lớn của Trung Quốc tại Biển Đông là « một mối đe dọa cho hòa bình và ổn định »

Theo ông Blinken : « Con đường phía trước đối với Trung Quốc, và tất cả các bên tranh chấp, làm phải đình chỉ mọi hoạt động cải tạo đất và giải quyết bất đồng đúng theo quy định của pháp luật ». 
Bắc Kinh đòi chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông và khẳng định họ có toàn quyền xây dựng trên các đảo đá trong tay ở Biển Đông. Nhân chuyến công du Hoa Kỳ hồi đầu tuần, nhân vật lãnh đạo nền ngoại giao Trung Quốc là Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ và khẳng định rằng tự do hàng hải ở Biển Đông không hề bị đe dọa. 

Hành vi hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông đã bị Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ so sánh với các hành động của Nga tại miền Đông Ukraina : « Ở cả miền Đông Ukraina lẫn Biển Đông, chúng ta đang chứng kiến ​​những hành động dùng sức mạnh để đơn phương thay đổi hiện trạng – những hành vi mà Hoa Kỳ và các đồng minh đồng lòng chống lại ». 

Vào tháng Tư năm ngoái, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á Daniel Russel cũng đã từng đánh đồng các hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông với việc Nga lấn chiếm vùng Crimée của Ukraina. Theo ông Russel, sự đe dọa trả đũa về kinh tế có khả năng làm cho Trung Quốc chùn bước trong việc sử dụng sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, tương tự như những gì Nga đã làm tại Crimée. 

Ông Russel cũng cảnh cáo Trung Quốc là không nên nghi ngờ quyết tâm của Mỹ trong việc bảo vệ các đồng minh châu Á

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

HẢI QUÂN NHẬT BẢN SẼ PHỐI HỢP HẢI QUÂN MỸ TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG CHỐNG TRUNG QUỐC

 


HẢI QUÂN NHẬT BẢN SẼ PHỐI HỢP HẢI QUÂN MỸ TUẦN TRA BIỂN ĐÔNG CHỐNG TRUNG QUỐC

Thursday, June 25, 2015

Đô đốc Katsutoshi Kawano nói Nhật Bản đang xem xét kế hoạch
phối hợp với Hải quân Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông

VietPress USA (25-6-2015): Tờ báo Wall Street Journal của Hoa Kỳ hôm nay Thứ Năm 25-6 cho hay rằng Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Lực lượng Tự vệ Nhật Bản là Đô đốc Katsutoshi Kawano tuyên bố Nhật Bản đang xem xét kế hoạch cùng phối hợp với Hải Quân Hoa Kỳ để tuần tra Biển Đông tùy theo tình hình đòi hỏi.
Năm 2011, chính phủ Nhật Bản đã mua lại hòn đảo nhỏ của một tư nhân Nhật Bản nằm trên biển Hoa Đông giữa Trung quốc và Nhật Bản. Đảo nầy tên là Senkaku đã có lâu đời là tài sản của công dân Nhật Bản; nhưng sau khi chính phủ Nhật Bản mua lại thì đột nhiên Trung Quốc nói rằng đó là đảo "Điếu Ngư" của tổ tiên Trung Quốc để lại trong lịch sử nên Trung Quốc dùng thế mạnh tranh chấp đòi chiếm đảo.
Máy bay do thám tuần tra P3C tối tân do
Nhật chế tạo cất cánh tuần tra biển đảo.











Thủ tướng Nhật Shinzo Abe rất cứng rắn và chống lại mọi kế hoạch cướp đảo do Trung quốc chủ trương và cuộc tranh chấp nầy đã đưa đến việc Trung Quốc lập vùng Nhận Dạng Phòng Không ADIZ trên biển Hoa Đông nhưng Hoa Kỳ và Nhật Bản không công nhận nên cho máy bay vẫn bay thách thức mà đến nay Trung Quốc không dám có hành động nào.

Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc tiến mạnh về phía biển Hoa Nam (tức Biển Đông) và tự bồi đắp cát xây lên 7 đảo nhân tạo lập căn cứ quân sự, hỏa tiễn và căn cứ Tàu Ngầm với âm mưu thôn tính và bá quyền vùng Biển Đông để kiểm soát tất cả tàu thuyền qua hải lộ quốc tế từ Nhật Bản đi xuyên Thái Bình Dương suốt lên Ấn Độ Dương.

Hải lộ huyết mạch nầy là 70% quyền lợi của Hoa Kỳ, nhưng là 90% quyền lợi của Nhật Bản nên Nhật Bản lo ngại trước sự bành trướng nầy của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhật là quốc gia nằm đơn độc giữa biển khơi bốn bề bao bọc bởi đại dương nên ngành hàng hải của Nhật Bản đã có trước Trung Quốc hằng trăm năm.

Vào thời Nhà Thanh, Trung quốc đã chiếm và cai trị Triều Tiên và nhòm ngó Nhật Bản. Vua Nhật cho đổ quân lên Triều Tiên và quân Thanh đã giết các lái buôn và binh lính Nhật nên Nhật đã tấn công đuổi quân Thanh ra khỏi Triều Tiên và tấn công thẳng vào chiếm vùng phì nhiêu của Trung quốc tại bán đảo Liaodong (nay là tỉnh Liaoning) kể từ ngày 01-8-1884 và Trung Quốc đã phải ký hòa ước ngày 17-4-1895, dành quyền cai trị của Nhật Bản tại khu vực rộng lớn của Trung Quốc; đồng thời bồi thường cho Nhật 13,600 Tấn Bạc ròng (Pure Silver) tương đương 510 Triệu Yen Nhật tức gấp 6.4 lần tổng thu nhập quốc gia của Nhật vào thời đó.

Đến năm 1931, Nhật Bản lại chiến thắng lần nữa vào vùng Liaoning và cai trị Tàu cho đến năm 1945 khi Nhật Bản đầu hàng vì bị Mỹ dội 2 quả bom nguyên tử vào Hiroshima và Nagasaki kết thúc Thế Chiến Thứ 2. 

Sự ô nhục của Trung Quốc bị thua trận hai lần tại Liaoning và bị Nhật Bản đô hộ nên khi Trung quốc phát triển hải quân, Trung quốc đặt tên cho chiếc Hàng Không Mẫu Hạm đầu tiên tên là "Liaoning" (Liêu-Ninh) nhằm nuôi chí phục thù Nhật Bản.

Sau thế chiến Thứ 2, Mỹ cấm không cho Nhật lập Quân đội mà chỉ cho lập Lực Lượng Phòng V mà thôi. Nhưng sau khi Hoa Kỳ dùng ván bài trao Việt Nam Cộng Hòa cho Trung Cộng và CS Bắc Việt qua thương thuyết mật giữa TT Richard Nixon và Chủ tịch TQ Mao Trạch Đong do cố vấn an ninh Hoa Kỳ Henry Kissinger thu xếp (https://en.wikipedia.org/wiki/1972_Nixon_visit_to_China ) để đổi lại Mỹ rút quân an toàn và viện trợ, đầu tư, mua hàng hóa của Trung Quốc với điều kiện TQ đứng ngoài để Mỹ hạ sụp Liên-Xô vào năm 1990; thì Mỹ thấy TQ là mối nguy hại vô cùng nên vội vàng hỗ trợ cho Nhật Bản phát triển quốc phòng từ năm 1995.

Với sự đầu tư hỗ trợ của Mỹ từ căn cứ Okinawa, Nhật phát triển các loại Tàu Ngâm, Hàng Không Mẫu Hạm, Chiến Hạm và các loại máy bay thế hệ mới. Năm 2014 Mỹ đồng ý để Nhật Bản sửa lại điều 9 Hiến Pháp cho phép Nhật Bản hỗ trợ các quốc gia khác cùng tự vệ và Nhật bt đầu viện trợ cho Philippines, Việt Nam về các Tàu tuần tra biển.

Nếu so sánh sức mạnh Hải quân giữa Trung quốc và Nhật Bản hiện nay thì Nhật Bản bỏ xa Trung Quốc lối 5 lần. Trung Quốc hiện có 1 Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) và 1 chiếc khác hiện đang đóng. Trong lúc Nhật Bản có tới 20 chiếc HKMH hoàn hảo nhưng hiện không sử dụng. Hoa Kỳ có 10 HKMH Nguyên tử, 2 chiếc trừ bị, 3 chiếc đang đóng và 56 chiếc không sử dụng (tổng cộng 68 chiếc HKMH)  (https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_aircraft_carriers_by_country).

Tập Cận Bình và Putin ký thỏa thuận hợp tác liên minh
hôm 19-6-2014và Nga bán cho Trung Quốc 400 Tỷ USD
tiền xăng dầu khí đết nhưng không thực hiện được vì giá
xăng dầu thế giới bị Mỹ bán quá thấp nên Nga suy sụp!
Trung Quốc hung hăng nhưng lo ngại nên cấu kết với Nga để xâm lăng Biển Đông sau khi tự thấy không thể thắng được Nhật trên biển Hoa Đông tranh chấp đảo Senkaku. 

TT Nga Putin và Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã ký các thỏa thuận hỗ tương chống Mỹ ( http://breakingdefense.com/2014/06/the-new-great-power-triangle-tilt-china-russia-vs-u-s/ ); nhưng vừa qua sau hội nghị củaSiêu Quyền Lực Bilderberg từ ngày 11-6 đến 14-6-2015 tại Áo quốc, Hoa Kỳ và Âu Châu gia hạn trừng phạt Nga và sẽ gia tăng mạnh hơn; trong khi NATO gồm 28 nước nay thay đổi chiến thuật trang bị hùng hậu hơn, bố phòng chặt chẽ hơn; và Mỹ đưa quân và vũ khí nặng vào các nước Bắc Âu, Baltics để áp đảo Nga. 

Nga bị kiệt quệ kinh tế vì bị Mỹ dùng vũ khí dầu hỏa tấn công làm xăng dầu của Nga không còn bán được bởi Mỹ trở thành nước sản xuất xăng dầu lớn nhất thế giới kể từ 2014 và giá bán của Mỹ đã có lời 30% nhưng vẫn thấp hơn giá thành sản xuất của Nga tới 50%! 

Nga không còn khả năng để gây chiến, không còn tiền nuôi quân và sản xuất vũ khí nên buộc lòng ngày 20-6-2015, TT Nga Putin tuyên bố không liên minh với TQ trong vụ đối đầu với Hoa Kỳ trên Biển Đông (http://www.chinadaily.com.cn/world/2015-06/20/content_21058430_2.htm).

Tổng Tham Mưu Trưởng Lực Lượng Phòng Vệ Nhật Bản Đô đốc Katsutoshi Kawano tuyên bố Nhật sẽ hợp tác tuần tra Biển Đông với Hải quân Hoa Kỳ; trong khi liên minh của Mỹ gồm Ấn Độ, Philippines, Malaysia, Úc, Hàn Quốc sẵn sàng đối đầi với Trung Quốc. 

Lâu nay người bạn liên minh với Trung Quốc chỉ có Bắc Triều Tiên và đàn em csVN; nhưng kể từ vụ Trung Quốc đưa dàn khoan HD-981 vào khaon đầu ngang ngược tại vùng biển nước sâu sát đảng Hoàng Sa thì đã thấy rõ đàn anh lưu manh ăn cướp. 

Năm 1979 TQ đã xua quân đánh đàn em csVN tại Biên giới phía Bắc, csVN đã phải cắt đất, dân Vịnh Bắc Bộ. Nay TQ đòi chiến toàn thể Biển Đông và các đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong đường Lưỡi Bò 9 đoạn nên buộc lòng csVN qua chuyến thăm Mỹ lần đầu của Chủ tịch đảng Nguyễn Phú Trọng vào ngày 06-7 đến 10-7-2015 sẽ phải đi theo quỹ đạo của Mỹ mà thôi 


MỜI ĐỌC TIẾP TRÊN VIETPRESS USA TẠI LINK:



__._,_.___

Posted by: HANH DUONG 

Biển Đông : Giàn khoan HD-981 lại xuống gần vùng biển Việt Nam


Đăng ngày 26-06-2015

Biển Đông : Giàn khoan HD-981 lại xuống gần vùng biển Việt Nam

media
Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR)

Chỉ vài tuần trước chuyến thăm Mỹ đầu tiên của một Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc vào hôm qua 25/06/2015 loan báo việc đã cho di chuyển giàn khoan HD-981 xuống vùng Biển Đông đang tranh chấp, hướng về bờ biển Việt Nam. Theo một chuyên gia tại Singapore, giàn khoan này nằm ở một vùng chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế hai nước ở phía Nam đảo Hải Nam.

Theo hãng tin Anh Reuters, chính Cục Hải sự, tức cơ quan phụ trách an toàn hàng hải của Trung Quốc, đã loan báo tin trên trên trang web của mình, cho biết là giàn khoan HD-981 sẽ thực hiện « các hoạt động khoan dò » tại vùng biển cách thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam 75 hải lý về phía nam.
Chuyên gia Lê Hồng Hiệp, thỉnh giảng tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore thẩm định rằng giàn khoan Trung Quốc hiện có dấu hiệu đang ở nơi chồng lấn giữa hai vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam và Trung Quốc, nhưng xa hơn vị trí hạ đặt giàn khoan này vào năm ngoái, ngay trên thềm lục địa của Việt Nam.
Theo Cục Hải sự Trung Quốc, vị trí khoan dò của HD-981 lần này nằm cách bờ biển Việt Nam khoảng 104 hải lý (167 km) về phía đông. Giàn khoan này sẽ hoạt động từ ngày 25/06 cho đến ngày 20/08.
Và như thông lệ, phía Trung Quốc yêu cầu mọi tàu thuyền tránh xa khu vực này trong một bán kính 2.000 m « vì lý do an toàn ».

Báo Tuổi Trẻ tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết là giới hữu trách Việt Nam đang theo dõi sát động thái của giàn khoan.
Giới quan sát đã gắn liền việc Trung Quốc điều giàn khoan HD-981 vào vùng biển Việt Nam với chuyến thăm Mỹ sắp đến của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, một chuyến đi được cho là có khả năng sưởi ấm thêm quan hệ Việt-Mỹ, điều mà Trung Quốc không hài lòng.
Việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào hạ đặt ngay trong vùng mà Việt Nam xem là thềm lục địa của mình vào tháng Năm 2014 đã làm dấy lên làn sóng chống Trung Quốc tại Việt Nam, gây căng thẳng trong quan hệ Việt-Trung trong nhiều tháng trời.

Tuy nhiên, theo chuyên gia Lê Hồng Hiệp, được Reuters trích dẫn, lần này có lẽ là chính quyền Việt Nam sẽ không phản ứng mạnh. Lý do là giàn khoan năm nay đặt bên trong vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tuyên bố tính từ đảo Hải Nam, chứ không phải là tại vùng quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp như vào năm ngoái.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 26 June 2015

Trung Quốc gia tăng việc dùng tàu dân sự cho mục đích quân sự

Trung Quốc gia tăng việc dùng tàu dân sự cho mục đích quân sự

Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần đảo Yeonpyong của Hàn Quốc.
Đoàn tàu đánh cá của Trung Quốc gần đảo Yeonpyong của Hàn Quốc.

25.06.2015
Trung Quốc mới đây đã ra lệnh để bắt buộc những chiếc tàu dân sự mới phải được đóng dựa theo các chi tiết kỹ thuật của tàu quân sự. Các nhà phân tích cho rằng hành động này có thể giúp tăng cường những nỗ lực của Bắc Kinh để khẳng định yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và bổ sung cho những nỗ lực của quân đội Trung Quốc nhằm nới rộng tầm hoạt động của hải quân.

Một bản phúc trình về tình báo hải quân của Mỹ công bố hồi đầu năm nay cho biết Bắc Kinh đã nới rộng đội tàu tuần duyên dân sự của họ thành đội tàu tuần duyên lớn nhất thế giới, và dùng những chiếc tàu dân sự đó để củng cố cho những yêu sách chủ quyền tại những vùng biển có tranh chấp. Điều này khiến cho các nhà phân tích gọi đội tàu đó là “lực lượng hải quân thứ nhì của Trung Quốc.”

Tuần trước, truyền thông nhà nước Trung Quốc cho biết chính phủ đã chấp thuận những qui định hướng dẫn mới để đòi hỏi các hãng đóng tàu tư nhân phải dành thêm chỗ trên những chiếc tàu mới để phục vụ cho hải quân trong thời chiến.
Quốc hội Trung Quốc cũng đang soạn thảo một dự luật Giao thông Quốc phòng nhằm giúp cho các công ty đóng tàu đài thọ những phí tổn để làm cho tàu bè có thể dùng vào mục đích quân sự và thực hiện những chương trình bảo hiểm để bồi thường cho tàu dân sự bị thiệt hại trong những chiến dịch quân sự.

Tờ Nhân dân Nhật báo của nhà nước Trung Quốc trích lời các chuyên gia nói rằng những đòi hỏi này “làm cho Trung Quốc có thể chuyển đổi đoàn tàu dân dụng khá lớn của mình thành sức mạnh quân sự.” Bài báo cũng cho biết tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc có khoảng 172.000 tàu dân dụng.

Tăng cường sức mạnh
Ông James Nolt, một nhà nghiên cứu cấp cao của Viện Chính sách Thế giới ở Washington, nói rằng kế hoạch mới về tàu dân dụng có thể là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm mỗi ngày một lớn của Trung Quốc ở Á Châu.

"Nó có thể nhắm tới việc cảnh báo các nước khác trong khu vực là Trung Quốc có thái độ rất nghiêm túc đối với những yêu sách chủ quyền ở Biển Đông và sẵn sàng hậu thuẫn cho những yêu sách đó bằng sức mạnh quân sự trong tương lai. Nó có thể được xem là một lời cảnh báo."

Ông Nolt cho biết việc xây dựng những chiếc tàu dân sự để bổ túc cho hải quân là một việc mà nhiều nước trên thế giới đã làm và đang làm vì đó là một việc có ích về phương diện kinh tế.

Hoa Kỳ đã làm như vậy sau Thế chiến Thứ nhất. Nước Anh cũng làm như vậy trong cuộc chiến đảo Falklands năm 1982. Và giờ đây Trung Quốc đang nối gót.
Các nhà phân tích cho biết dựa trên những bài tường thuật của Trung Quốc về kế hoạch này thì rõ ràng là Trung Quốc đang lấy cảm hứng từ các luật lệ của Mỹ để trợ cấp và bảo hiểm cho các chiếc tàu dân dụng có thể được dùng vào mục đích quân sự.
Bắc Kinh đã chấp thuận những qui định hướng dẫn mới để đòi hỏi các hãng đóng tàu tư nhân phải dành thêm chỗ trên những chiếc tàu mới để phục vụ cho hải quân trong thời chiến.Bắc Kinh đã chấp thuận những qui định hướng dẫn mới để đòi hỏi các hãng đóng tàu tư nhân phải dành thêm chỗ trên những chiếc tàu mới để phục vụ cho hải quân trong thời chiến.

Ông Nolt của Viện Chính sách Thế giới cho rằng điều quan trọng hơn nữa là kế hoạch này có thể hỗ trợ cho tham vọng của Trung Quốc để xây dựng một đội tàu viễn dương và nới rộng hoạt động tới những nơi cách xe vùng duyên hải của họ.
"Kế hoạch này có thể nói là một sự tiến hoá của Trung Quốc, bởi vì từ trước tới nay, Trung Quốc chưa tìm cách thực hiện nhiều hoạt động xa bờ như họ đang tìm cách thực hiện vào lúc này. Và họ hoạt động xa bờ nhiều chừng nào thì họ càng cần tới những sự phụ trợ của các tàu dân sự nhiều chừng đó."

Mục tiêu 'kép'
Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, có 5 loại tàu dân sự sẽ phải tuân theo những qui định mới. Đó là tàu container, tàu há mồm, tàu đa dụng, tàu chở nông khoáng sản và tàu chở hàng rời. Ông Nolt cho biết trong các loại tàu đó, tàu há mồm rất có ích cho việc chở quân xa và khí tài quân sự từ các cảng địa phương tới những hòn đảo giữa đường.

Ông Lâm Trung Bân, một nhà phân tích chiến lược từng giữ chức thứ trưởng quốc phòng Đài Loan, nói rằng hãy còn quá sớm để biết được kế hoạch này sẽ tăng cường khả năng hải quân của Trung Quốc tới mức nào. Nhưng ông nói rằng qua kế hoạch này Bắc Kinh muốn bày tỏ một lập trường cứng rắn đối với các nước láng giềng ở Á Châu và điều đó làm tăng uy tín của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với dân chúng của họ.

"Cả Trung Quốc lẫn các nước láng giềng của họ đang tỏ vẻ cứng rắn. Tuy nhiên, họ biết rằng họ không thể để cho tình hình căng thẳng hiện nay leo thang thành những vụ xung đột quân sự. Điều đó sẽ gây thương tổn cho kinh tế của họ. Do đó, tôi xem việc này là một việc mà tôi gọi là 'làm hung ở nước ngoài để tăng uy tín trong nước'".

Ông Lâm Trung Bân cho rằng “sự làm hung” này đặc biệt quan trọng đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vì ông Tập đang thúc đẩy cho một kế hoạch cải cách qui mô lớn ở trong nước và không thể để cho dân chúng nghĩ rằng ông ấy có thái độ nhu nhược trên trường quốc tế. Ông Lâm Trung Bân cũng cho rằng “sự làm hung” của Trung Quốc cũng phục vụ cho một mục đích ngoại giao trong lúc ông Tập Cận Bình đang chuẩn bị để hội đàm với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ.
Ông Tập Cận Bình sẽ thực hiện chuyến viếng thăm chính thức đầu tiên tới Washington và sẽ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vào tháng 9 tới đây.

mediaCảnh sát chống bạo động dùng vòi rồng giải tán người biểu tình ngày 23/6/2015.REUTERS/Narek Aleksanyan

Hôm nay, 25/06/2015, cuộc biểu tình chống chính phủ tại Armenia bước sang ngày thứ bảy liên tiếp. Hàng trăm người đã qua đêm gần ngay Phủ Tổng thống ở thủ đô Erevan. Đây cũng là cuộc biểu tình chống chính phủ quan trọng nhất trong những năm gần đây, sau việc chính phủ quyết định tăng giá điện thêm 16%. Sự việc khiến Matxcơva e sợ sẽ có một cuộc cách mạng màu kiểu Ukraina tại Armenia.

Từ Matxcơva, thông tín viên Muriel Pomponne cho biết thêm chi tiết :
"Theo nghị sĩ Igor Morozov “ tình hình Armenia lúc này giống như là có đảo chính quân sự. Đó là những gì sẽ xảy ra, nếu như Tổng thống Armenia Sarkissian không rút ra được bài học Maidan của Ukraina”.

Ông Konstantin Kosatchev, Chủ tịch Ủy ban phụ trách Đối ngoại của Nghị viện cũng có cùng cảnh báo. Theo ông, thủ đô Erevan hiện mang hơi hướm của một cuộc cách mạng màu, nói cách khác là một sự thay đổi quyền lực bằng các cuộc biểu tình.

Bộ máy tuyên truyền Nga bị ám ảnh bởi ý nghĩ cho rằng phương Tây và nhất là Hoa Kỳ đang thao túng đám đông để lật đổ chế độ dân cử. Tại Matxcơva, Hội đồng an ninh quốc nội, gần đây nhất là Bộ Quốc phòng, đã thông báo triển khai các biện pháp đề phòng cách mạng màu xảy ra.

Armenia là một đồng minh của Nga. An ninh của quốc gia này là do Nga đảm bảo. Và nền kinh tế cũng rất lệ thuộc vào Nga. Nhất là ngành điện lực, phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp Nga. Do đó, việc tăng giá điện là nguyên nhân dẫn đến việc người dân Armenia phải xuống đường".



Popular Posts

Popular Posts

My Blog List