Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Sunday 14 June 2015

Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa Tokyo về Biển Đông

 
Đăng ngày 13-06-2015

Bắc Kinh lớn tiếng đe dọa Tokyo về Biển Đông

media
Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại lâu đài Elmau, Kruen, Đức, ngày 08/06/2015.Reuters

Với những lời lẽ thể hiện rõ rệt thái độ cay cú, vào hôm qua, 12/06/2015, Trung Quốc đã lớn tiếng cảnh cáo Nhật Bản rằng hành động của Tokyo liên quan đến tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông đang đe dọa các tiến bộ gần đây trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đây là phản ứng gay gắt của Bắc Kinh sau vụ Tokyo vận động được nhóm G7 phản đối các hành động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang rầm rộ tiến hành tại Biển Đông.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua là những lời đả kích nặng nề nhất mà Bắc Kinh đưa ra từ nhiều tháng nay.
Trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh, ông Hồng Lỗi xác nhận : « Phía Trung Quốc bày tỏ mối quan ngại nghiêm trọng và sự phẫn nộ về những động thái tiêu cực do phía Nhật Bản tiến hành ». Theo nhân vật này, hành vi của Tokyo « gây tổn hại nặng nề cho sự tin tưởng về mặt chính trị và an ninh giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và đi ngược lại với xu thế cải thiện quan hệ » giữa hai nước.

Đối với phía Trung Quốc, « Nhật Bản không phải là một bên tranh chấp trong vấn đề Biển Đông », do đó Tokyo đã hành xử một cách « kỳ lạ » và đã « thổi phồng » căng thẳng trong khu vực.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh nhóm G7 kết thúc hồi đầu tuần tại Đức, Nhật Bản đã vận động được toàn nhóm thêm vào bản tuyên bố chung cuộc của hội nghị một đoạn đề cấp đến hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông.
Đoạn tuyên bố không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ các hành vi « hù dọa, thúc ép hay sử dụng võ lực, cũng như bất kỳ hành động đơn phương nào khác để tìm cách thay đổi hiện trạng, chẳng hạn như cải tạo đất trên quy mô lớn. »

Nhật Bản đã quyết tâm can dự thêm vào hồ sơ Biển Đông trong bối cảnh từ Nhật Bản, Hoa Kỳ, cho đến các nước khác, tất cả đều ngày càng lo ngại trước tốc độ thực hiện và quy mô các công trình xây dựng của của Trung Quốc trong khu vực Trường Sa, đang tranh chấp với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Mọi người lo ngại về ý đồ của Trung Quốc muốn biến các công trình đang bồi đắp, xây dựng thành căn cứ quân sự, và không mấy tin tưởng vào lâp luận của Bắc Kinh theo đó các công trình của họ cũng nhằm mục tiêu cung cấp một « dịch vụ công cộng quốc tế » cho việc bảo đảm an toàn hàng hải.
Quan hệ Tokyo-Bắc Kinh sau nhiều năm căng thẳng do vấn đề tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, đang có dấu hiệu được cải thiện từ từ trong những tháng gần đây, nhất là từ sau cuộc gặp đầu tiên vào tháng 11 năm ngoái giữa hai lãnh đạo Tập Cận Bình và Shinzo Abe.

Đăng ngày 13-06-2015

Biển Hoa Đông : Bắc Kinh muốn gia tăng tuần tra bằng drone

media
Phi cơ không người lái Dực Long của Trung Quốc được giới thiệu tại Triển lãm hàng không quốc tế Châu Hải ngày 13/11/2012.AFP

Trong một động thái có thể gây thêm căng thẳng với Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Biển Hoa Đông, Quân đội Trung Quốc đang cân nhắc việc sử dụng thường xuyên máy bay không người lái – tên tiếng Anh là drone - để giám sát vùng biển đang tranh chấp. Hãng tin Nhật Bản Kyodo ngày 13/06/2015 đã cho biết tin trên dựa theo một tài liệu Trung Quốc về việc sử dụng máy bay được tiết lộ hôm 12/06.

Theo Kyodo, tài liệu biên soạn vào tháng Mười năm ngoái 2014, đã nêu lên sự cần thiết phải dùng đến phi cơ không người lái, vì lẽ công việc tuần tra khu vực bằng tàu không đủ để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.
Trích dẫn các chuyên gia về phi cơ không người lái Trung Quốc, tài liệu nêu bật tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện này trong hai mục tiêu : Chống lại các phi vụ do thám thường xuyên bằng loại drone Global Hawk mà Mỹ tiến hành tại Biển Hoa Đông, và đối phó với các tranh chấp lãnh thổ liên quan đến Nhật Bản.

Từ sau khi Tokyo quốc hữu hóa quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh đòi chủ quyền dưới tên gọi Điếu Ngư, Trung Quốc đã gia tăng các vụ giám sát khu vực bằng tàu thủy và máy bay để khẳng định yêu sách của mình trên những hòn đảo hiện do Nhật Bản quản lý.

Bắc Kinh đã từng sử dụng drone trong công việc giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Ngày 09/09/2013, lực lượng Không quân Nhật Bản đã phải cho chiến đấu cơ cấp tốc bay lên để sẵn sàng nghênh chiến, khi phát hiện một phi cơ không người lái Trung Quốc gần quần đảo tranh chấp.

Tài liệu do Bắc Kinh biên soạn cũng khẳng định rằng Trung Quốc có đầy đủ cơ sở pháp lý để tiến hành tuần tra vùng Senkaku/Điếu Ngư bằng máy bay vì Trung Quốc đã thiết lập một vùng nhận dạng phòng không bao trùm khu vực này vào tháng 11 năm 2013.

Theo hãng Kyodo, Quân đội Trung Quốc hiện có khoảng 50 chiếc máy bay không người lái, trong đó có loại Dực Long (Yilong) được đánh giá là phù hợp nhất cho các nhiệm vụ tuần tra ở Biển Hoa Đông, vì có tầm hoạt động 4.000 km và khả năng bay liên tục trong 20 tiếng đồng hồ.

Loại drone Dực Long của Trung Quốc giá chỉ khoảng 1 triệu đô la, rẻ hơn nhiều so với các máy bay Mỹ cùng loại. Máy bay này của Trung Quốc cũng được cho là có hiệu quả cao hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát vùng biển so với các chuyến bay có người lái..

Tài liệu được tiết lộ cũng ghi nhận là Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã sử dụng chín tàu giám sát và bốn chiếc phi cơ để theo dõi khu vực xung quanh Biển Hoa Đông. Cơ quan này điều hành 11 căn cứ phụ trách giám sát từ trên không, và đã sử dụng phi cơ không người lái trong công việc của mình.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List