Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Tuesday 30 June 2015

Vì sao Trung Quốc lưỡng lự đưa hồ sơ Biển Đông ra Tòa án Công lý Quốc tế ?


Đăng ngày 29-06-2015

Vì sao Trung Quốc lưỡng lự đưa hồ sơ Biển Đông ra Tòa án Công lý Quốc tế ?

media
Cựu Bộ trưởng Malaysia, Hiệu phó danh dự trường Đại học Mở Wawasan Malaysia, tiến sĩ Koh Tsu Koon, đặt câu hỏi : Vì sao Trung Quốc lại không muốn đưa hồ sơ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, nếu Bắc Kinh thực sự có bằng chứng khẳng định chủ quyền của mình.

Hôm qua, 28/06/2015, trường Đại học Mở Wawasan Malaysia đã tổ chức một cuộc hội thảo với chủ đề « Xung đột ở Biển Đông và Hợp tác An ninh ». Phát biểu tại hội thảo, tiến sĩ Koh Tsu Koon, hiệu phó danh dự, được hãng thông tấn Bernama trích dẫn, nhấn mạnh : « Về triển vọng của ASEAN, với tư cách là các nước nhỏ, chúng ta lo ngại về các cuộc xung đột ở Biển Đông và các yếu tố địa chính trị trong vùng, cũng như các vấn đề này sẽ tác động đến chúng ta ra sao ».

Theo quan chức này, nếu các cuộc xung đột không thể giải quyết được qua đàm phán thì cần đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế. Ông Koh đặt câu hỏi : « Nếu Trung Quốc rất tin tưởng vào những cơ sở lịch sử và pháp lý về những đòi hỏi của mình tại các vùng biển có tranh chấp, tại sao họ lại lưỡng lự đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Quốc tế như vậy ? »

Ngày 27/06, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói rằng Trung Quốc là một quốc gia hàng hải từ một nghìn năm nay, do vậy, chắc chắn là Trung Quốc là nước đầu tiên phát hiện, khai thác sử dụng và quản lý quần đảo Trường Sa, với tên gọi là Nam Sa.
Theo tiến sĩ Koh, tất cả các nước ASEAN đều chấp nhận Tòa án Công lý Quốc tế như là một định chế chung để giải quyết các vấn đề.

Ông Barry Desker, thuộc Đại học Công nghệ Nanyang Singapore, cho biết, mặc dù Singapore, Indonesia và Cam Bốt không liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông, nhưng các nước này cũng có cùng quan điểm như vậy.
Theo chuyên gia này, cho đến nay, Tòa án Công lý Quốc tế đã giải quyết các vấn đề về chủ quyền đối với Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge liên quan đến tranh chấp giữa Malaysia và Singapore cũng như các tranh chấp giữa Malaysia và Indonesia đối với Pulau Ligitan và Pulau Sipadan.

Tại hội thảo, Phó Chủ tịch Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Nguyễn Tông Trạch (Ruan Zonge) nói rằng các nước ASEAN đã thúc giục Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ đàm phán về Bộ Luật ứng xử ở Biển Đông - COC. Thế nhưng, Philippines lại đưa hồ sơ tranh chấp với Trung Quốc ra trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc trong lúc các cuộc đàm phán về COC đang được tiến hành.

Về điểm này, theo tiến sĩ Koh, cho dù ASEAN là một hiệp hội nhưng khối 10 này không có lập trường mạnh mẽ ủng hộ Philipines. Mặt khác, đa số các đại diện những nước ASEAN tham dự hội thảo đều cho rằng việc Trung Quốc mở rộng các đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông có thể gây ra xung đột trong khu vực.

ASEAN và Trung Quốc đã ký Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông – DOC- năm 2002, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cuộc đàm phán về COC, mang tính ràng buộc pháp lý.

Đăng ngày 29-06-2015

Philippines tạm ngưng sửa chữa một phi đạo ở Trường Sa

media
Đảo Thitu (Thị Tứ) còn được người Philippines gọi là đảo Hy vọng (Pagasa / Hope Island) - Reuters

Trong khi chờ đợi phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế tại Hà Lan vào tháng 7 tới, Manila thông báo ngưng công tác kiến tạo đường băng ở đảo Thitu mà Philippines gọi là Pagasa. Trung Quốc một lần nữa lên án Philippines tranh đoạt biển đảo và « lừa gạt » công luận.

Theo hãng tin AFP từ Manila , trong tuyên bố ngày hôm qua 28/06/2015, phát ngôn viên của Tổng thống Benigno Aquino cho biết « công tác sửa chữa phi đạo trên đảo Pagasa đã ngưng lại vì (Philippines) tôn trọng nguyên tắc duy trì nguyên trạng trong vùng liên quan » tranh chấp chủ quyền.

Phát ngôn viên Herminio Coloma giải thích thêm: Quyết định này nằm trong chiến lược của Philippines dựa trên nguyên tắc pháp luật và tiếp cận ngoại giao để kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc.

Đảo Thitu hay Pagasa thuộc quần đảo Trường Sa có diện tích hơn 37 hecta, do Manila kiểm soát từ trước đến nay. Trên đảo có một làng nhỏ và một phi đạo dành cho máy bay tiếp tế. Theo AFP, với thời gian, phi đạo này bị hư hỏng nhiều cần phải sửa chữa. Các hải thuyền của Philippines vận chuyển hàng tiếp tế và vật liệu phải xuyên qua hàng rào tàu tuần tra của Trung Quốc .

Đối với Bắc Kinh, hơn 80% diện tích Biển Đông là lãnh hải của Trung Quốc. Năm 2013, Philippines nộp đơn kiện Trung Quốc và nhờ Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc phân xử. Trong vài ngày tới, Tòa án sẽ lắng nghe luận điểm của Philippines.

Trung Quốc từ chối ra tòa phân bua phải trái nhưng lại lên án chính quyền Philippines đánh lừa công luận.

Theo Reuters, ngày hôm nay 29/06 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh cho rằng Philippines phao tin thất thiệt, tuyên truyền dối trá, qua tập tài liệu « Karapatan sa Dagat » về quyền tự do hàng hải công bố hôm 12/06/2015 tại Manila nhân ngày Quốc khánh .

Theo bộ Ngoại giao Trung Quốc, Manila là kẻ xâm phạm chủ quyền biển đảo của Trung Quốc nhưng làm ra vẻ là « nạn nhân » trong mục đích chinh phục cảm tình thế giới và kích động hận thù giữa hai dân tộc.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List