Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday, 21 December 2016

Việt Nam đơn độc, Biển Đông thành thứ yếu trong chính sách của Trump


Việt Nam đơn độc, Biển Đông thành thứ yếu trong chính sách của Trump

Kính Hòa, phóng viên RFA
2016-12-20
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đưa vũ khí ra Trường Sa hôm 29/11/2016
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đưa vũ khí ra Trường Sa hôm 29/11/2016
Courtesy of amti.csis.org
Hoa Kỳ và Trung Quốc va chạm nhau trên Biển Đông, những tuyên bố bài Mỹ của Tổng thống Philippines, Việt Nam tiếp tục củng cố căn cứ tại biển Đông. Đó là những vấn đề mà ông Renato de Cruz de Castro, một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Đại học De La Salle, Philippines trao đổi với Đài Á Châu Tự Do RFA.

Vĩnh biệt nước Mỹ

Kính Hòa: Cuối tuần qua, Tổng phống Philippines nói là Vĩnh biệt nước Mỹ (Bye-bye America) còn trước đó hai ông Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng nói về việc gia tăng quân sự của Trung quốc theo những cách khác nhau. Thưa ông chuyện gì đang xảy ra vậy?
Renato de Cruz: Dường như là Tổng thống không hỏi ý kiến các cố vấn của mình, ông ấy cư xử như thể mình vẫn còn là thị trưởng của thành phố Davao. Ông ấy tự xem mình là một nhà lãnh đạo quyết đoán, không hỏi ý các ông Bộ trưởng Quốc phòng và ngoại giao.
Đó là kết quả của sự giận dữ của ông ấy khi bị chỉ trích ngay từ thời còn là thị trưởng Davao. Những phản ứng ấy có biến thành chính sách hay không thì chúng ta vẫn phải chờ xem.
Kính Hòa: Nhưng dường như cái chuyện vĩnh biệt nước Mỹ (Bye-bye America) là chuyện mà ông ấy lặp đi lặp lại bấy lâu nay? Liệu nó có biến thành chính sách không?
Tôi nghĩ là ông Trump sẽ tập trung những vấn đề an ninh liên quan đến các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, tức là sẽ chú ý đến các đồng minh đó hơn là quan hệ với ASEAN.
-Ông Renato de Cruz
Renato de Cruz: Chúng ta phải chờ xem, xem là bên quân đội người ta có xem đấy là một chỉ dẫn cho chính sách hay không?
Kính Hòa: Chuyển sang chuyện biển Đông, vừa mới xảy ra chuyện hải quân Trung Quốc bắt một thiết bị lặng của Mỹ, ý kiến của ông về chuyện này thế nào?
Renato de Cruz: Có hai vấn đề. Thứ nhất có thể là chiến lược của người Trung Quốc là lấy thế trở lại đối với Tổng thống tân cử của Mỹ là ông Donald Trump, khi ông này nói chuyện với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan. Hoặc là đó là một hành động đơn lẻ của viên chỉ huy hải quân. Chúng ta không biết cái gì dẫn tới chuyện đó.
Theo ý tôi thì đó là từ phía viên chỉ huy tại chổ thôi, nhằm chứng minh là Trung Quốc đang kiểm soát vùng biển trong đường chín đoạn mà họ vạch ra. Chúng ta phải chờ, chứ chưa có gì khẳng định đó là một thay đổi chính sách, hay chỉ là một hành động ngẫu nhiên của một viên chỉ huy.

Chính sách Biển Đông của chính phủ Trump?

Kính Hòa: Nhân ông đề cập đến ông Trump, ông có nghĩ là ở biển Đông ông ấy sẽ tiếp tục chính sách của chính phủ Obama?
Renato de Cruz: Tôi không nghĩ thế. Trước nhất, ông ấy đã tuyên bố rằng sẽ tìm kiếm hòa bình bằng sức mạnh, bằng cách là phát triển hải quân Mỹ. Nhưng ông ta lại im lặng về chuyện tham gia vô những tổ chức ở địa phương mà Tổng thống Obama đã làm.
001_GR308262-622.jpg
Bản đồ hình lưỡi bò do Trung Quốc tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP
Đương nhiên phải kể đến chuyện ông ấy tuyên bố không ủng hộ Thỏa ước đối tác xuyên Thái Bình Dương, một điều rất quan trọng trong chuyện tái cân bằng của Tổng thống Obama sang vùng châu Á.
Thay vào đó ông ấy nói chuyện xây dựng hải quân, do vậy tôi cho là ông ta sẽ có một cách tiếp cận dùng nhiều sức mạnh hơn khi đối đầu với Trung quốc và thực hiện chính sách trong vùng châu Á Thái Bình Dương.
Kính Hòa: Như vậy ông có nghĩ là ông ta sẽ dựa trên quan hệ với các đồng minh mới và cũ của Mỹ trong khu vực hay không?
Renato de Cruz: Đương nhiên, và nhất là quan hệ Mỹ - Nhật.
Kính Hòa: Còn quan hệ Mỹ - Phi?
Renato de Cruz: Không nhiều quá vì quan điểm hiện nay rất nhạy cảm của Tổng thống Duterte về những quan ngại trên biển Đông.
Tôi không biết là ông Trump có xây dựng một quan hệ cá nhân với Tổng thống Duterte hay không, và có chấp nhận những chỉ trích của ông Duterte rằng Mỹ tránh xa những vấn đề nội trị của Philippines, đừng nói đến nhân quyền liên quan đến cuộc chiến chống ma túy của ông ấy như là Tổng thống Obama đã chỉ trích, hay không.

Việt Nam đơn độc

Kính Hòa: Thế còn những quốc gia xích lại gần Mỹ trong thời gian qua như Việt Nam chẳng hạn?
Renato de Cruz: Tôi nghĩ là ông Trump sẽ tập trung những vấn đề an ninh liên quan đến các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, xem là họ có trả tiền đầy đủ trong chuyện an ninh chung hay không. Đó là quan điểm của tôi, tức là sẽ chú ý đến các đồng minh đó hơn là quan hệ với ASEAN.
Kính Hòa: Như vậy có thể là Đông Nam Á sẽ là điểm yếu của chính sách mới không?
Renato de Cruz: Nó sẽ là thứ yếu. Nhưng ông ấy cũng có nói rằng có thể sẽ có mặt ở thượng đỉnh ASEAN. Chuyện đó có thể làm ông ta nhận thức được tầm quan trọng của ASEAN, và dĩ nhiên của biển Đông nữa.
Kính Hòa: Trong tình hình hiện nay ông có nghĩ rằng phán quyết của tòa trọng tài quốc tế vẫn còn hữu dụng đối với các nước nhỏ như Philippines, Việt Nam?
Renato de Cruz: Có lẽ Tổng thống Duterte gạt nó ra bên lề. Trong cuộc gặp ở Lào, ông ấy có nói phán quyết đó là chuyện giữa Phi và Trung quốc, còn ASEAN không liên quan. Đó là chỉ dấu chứng tỏ ông ta muốn đặt nó qua một bên là thương lượng song phương.
Bộ trưởng ngoại giao của ông ấy cũng nói là Trung quốc mạnh lắm, đừng thách thức họ mà phải thương lượng với họ. Tôi nghĩ đó là chính sách đối ngoại của Phi khi mà ông Duterte còn nắm quyền ở Manila.
Kính Hòa: Ông cũng biết là trong thời gian qua Việt Nam cũng đã có những động thái như là củng cố các đảo nhân tạo ở Trường sa, và còn có thể là cho triển khai vũ khí nữa, ông nghĩ thế nào về chuyện đó?
Renato de Cruz: Tôi nghĩ điều đó là tốt. Việt Nam tiếp tục đương đầu với Trung Quốc cho dù có vẻ là đơn độc trong lúc này. Nhưng tôi không nghĩ là Phi ủng hộ chuyện đó, và sẽ tránh xa nếu có đụng độ Việt Nam Trung quốc, điều mà tôi hy vọng không xảy ra.
Tôi nghĩ là Phi  sẽ tránh xa nếu có đụng độ Việt Nam - Trung quốc, điều mà tôi hy vọng không xảy ra.
-Ông Renato de Cruz
Kính Hòa: Việt Nam là quốc gia đầu tiên mà ông Duterte viếng thăm. Họ rất hữu nghị lúc đó.
Renato de Cruz: Đúng vậy nhưng tôi nghĩ rằng ông ta xem cái gì Trung Quốc có thể mang đến cho Phi, như là đầu tư, nhượng bộ thương mại chẳng hạn.
Hoặc là đặt ra thành hai chuyện khác nhau, tức là tham gia việc phát triển chung, và tìm cách giải quyết bất đồng bằng song phương. Tôi không có lạc quan về chuyện đó.
Kính Hòa: Thưa ông câu cuối là ông đoán thế nào cho năm 2017 ở vùng biển Đông, Đông Á?
Renato de Cruz: Theo tôi thì chuyện điện thoại với Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan của Tổng thống đắc cử Trump cho thấy có thể là chuyện eo biển Đài Loan đóng vai trò quan trọng hơn. Và như thế chuyện biển Đông thành thứ yếu.
Kính Hòa: Nhưng mới hôm qua đây chánh văn phòng tương lai của ông Trump có nói là Mỹ vẫn tôn trọng chính sách một nước Trung quốc?
Renato de Cruz: Nhưng như thế nào? Có nhiều cách diễn giải khác nhau về chính sách một Trung quốc. Và có thể là ông Trump muốn nói rằng diễn giải của Mỹ về Một nước Trung quốc không giống như phần còn lại của thế giới.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List