Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday 7 December 2016

Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh

 

Báo chí Mỹ : Donald Trump cố tình khiêu khích Bắc Kinh

mediaTổng thống tân cử Mỹ, Donald Trump liệu có cố tình chọc giận Bắc Kinh ?Reuters

Quan hệ giữa chính quyền mới tại Washington với Bắc Kinh có nguy cơ căng thẳng. Từ cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan cho đến việc tố cáo Trung Quốc « phá giá » đồng nhân dân tệ và quân sự hóa Biển Đông, tổng thống tân cử Mỹ và ban cộng sự nhắn gửi Bắc Kinh : phải chấp nhận ngôn ngữ ngoại giao mới của Mỹ.

Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình cuộc điện đàm giữa tổng thống tân cử Donald Trump với lãnh đạo Đài Loan, bà Thái Anh Văn đã được cân nhắc lợi hại và sửa soạn cẩn thận. Từ Washington, thông tín viên Anne- Marie Capomaccio phân tích :
"Người ta đã tưởng rằng cuộc điện đàm giữa ông Donald Trump với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn là một hành động thiếu cẩn trọng trong khi từ năm 1979 đến nay, Mỹ chỉ công nhận có một nước Trung Hoa duy nhất. Theo giải thích của phó tổng thống tân cử Mike Pence thì ông Donald Trump không thể từ chối điện thoại chúc mừng của bà Thái Anh Văn.

Thực ra rất có thể tất cả vụ việc này đã được chuẩn bị từ lâu. Theo nhật báo Washington Post, quyết định công bố đoạn băng hình đã được cân nhắc. Những thông điệp trên mạng Twitter của Donald Trump tố cáo Trung Quốc cố ý điều chỉnh đồng nhân dân tệ (để cạnh tranh bất chính) cũng là một trong những chủ đề tâm đắc của nhà tỷ phú địa ốc lúc tranh cử.

Nếu tất cả các hành động này là nhằm chứng tỏ một sự thay đổi trong giọng điệu ngoại giao của Mỹ thì mục tiêu đã đạt được. Bắc Kinh nổi giận và phát ngôn viên Nhà Trắng không giấu lo ngại : chúng tôi đã gọi điện cho đồng nhiệm Trung Quốc để nhắc lại cam kết chính sách một nước Trung Hoa, được thương lượng qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Nếu tổng thống mới có mục tiêu khác thì tôi để ông ấy giải thích.

Không phải chỉ có Nhà Trắng quan ngại mà giới chuyên gia cũng kêu gọi chính quyền mới phải tỏ ra biết ngoại giao hơn. Ai cũng biết Trung Quốc là một đối tác khó tính và xung khắc tại Biển Đông là có thật nhưng không nên vì thế mà cắt đứt đối thoại. Thật ra không phải ai cũng nghĩ như thế. Trên một đài truyền hình Mỹ, một cố vấn của ông Trump tuyên bố thẳng thừng : 'Nếu Trung Quốc không thích ngôn từ của chúng ta thì họ đi chỗ khác chơi'".

Trung Quốc choáng váng vì Donald Trump

mediaTrung Quốc đau đầu vì Donald Trump. Ảnh minh họa.Scott Olson/Getty Images/AFP

Donald Trump sai lầm nếu xem Trung Quốc là một « miếng thịt muốn cắt thế nào cũng được » hay là « một quốc gia dễ bị khuynh đảo, bảo sao nghe vậy ». Qua báo chí Nhà nước, Bắc Kinh đã không tiếc lời chỉ trích tổng thống tân cử Mỹ, sau một thời gian dài ngậm bồ hòn làm ngọt.

Kẻ cắp gặp bà già, Bắc Kinh phát hiện trễ là Hoa Kỳ đã đổi chính sách trong quan hệ với Trung Quốc và Đài Loan. Theo AFP, thoạt đầu Bắc Kinh cho rằng nhà tỷ phú địa ốc Mỹ thiếu kinh nghiệm chính trị và ngoại giao nên có lời lẽ bốc đồng bất chấp nguyên tắc đối ngoại : lên án đích danh Trung Quốc cạnh tranh bất chính với các công ty Mỹ, tăng cường quân sự tại Biển Đông.

Tuy nhiên, Trung Quốc càng chịu đòn thì ông Donald Trump lại tung thêm những cú tấn công mới toàn đánh vào tử huyệt.
Ngày 02/12/2016, sau khi điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, nhà tỷ phú nổi tiếng với hành động khó lường một lần nữa nhấn vào hai vấn đề nhạy cảm của Trung Quốc : dumping xuất khẩu và lấn chiếm Biển Đông.

Thái độ bất lực của Trung Quốc được thể hiện trong ngày  06/12/2016. Báo chí Nhà nước đổi giọng vừa kêu gọi cảnh giác vừa ngầm đe dọa. Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan tuyên truyền của phe diều hâu cảnh cáo : « Những lời nhắn Twitter của Donald Trump che giấu ý đồ của ông ta là xem Trung Quốc như một miếng thịt cừu… và ông ta muốn cướp tài nguyên của nước khác để làm giàu cho nước Mỹ ».

Cũng trong chiều hướng này, Nhân Dân Nhật Báo dành một bài xã luận khuyến cáo đừng nghĩ là tổng thống tân cử Mỹ « thiếu kinh nghiệm » trong lãnh vực ngoại giao và quân sự. Cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản Trung Quốc cho rằng ông Trump « có lập trường riêng », chỉ có điều lập trường đó « không thích hợp với nền tảng quan hệ Mỹ -Trung ».
Vì sao Bắc Kinh nghi ngờ chủ nhân sắp tới tại Nhà Trắng đặt quan hệ với đảo Đài Loan ngang hàng với Hoa Lục ? Sau khi được Bắc Kinh chúc mừng thắng cử thì ông Donald Trump nhận lời điện đàm chia vui của Đài Bắc. Một chi tiết nữa là, theo Washington Post, các cố vấn của tổng thống tân cử xác nhận là vụ điện đàm Donald Trump -Thái Anh Văn không phải do bất ngờ mà là có tính toán trước, kể cả quyết định công bố nội dung buổi điện đàm.

Cú điện thoại của tổng thống Đài Loan là « kết quả của nhiều tháng chuẩn bị và thảo luận trong nội bộ ban cố vấn của tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ».

Chuyên gia Stephen Yates, phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia giai đoạn 2001-2005, khẳng định là tên bà Thái Anh Văn được đưa « rất sớm » vào danh sách các nguyên thủ quốc tế mà chính quyền mới tại Mỹ « tiếp xúc ». Donald Trump tiên liệu trước là Bắc Kinh sẽ nổi giận nhưng ông cương quyết đối đầu.

Chung quanh ông Donald Trump còn có nhiều nhân vật thân với Đài Loan và muốn tăng cường hợp tác với Đài Bắc, trong đó có ông Reince Preibus. Chánh văn phòng tương lai của phủ tổng thống Mỹ đã nhiều lần gặp tổng thống Đài Loan, cho nên hai bên « biết rõ » họ phải làm gì, theo phân tích của chuyên gia an ninh quốc gia Mỹ Stephen Yates.

Hoàn Cầu Thời Báo, trong bản tiếng Hoa, lên án ông Trump là một « nhà lãnh đạo không biết giữ mồm giữ miệng » và đe dọa « Trung Quốc sẽ trả đũa » nếu quyền lợi bị đụng chạm.
Cũng với luận điểm đe dọa, Nhân Dân Nhật Báo cho rằng Trung Quốc « phản ứng một cách ôn hoà » trước những « đòn thăm dò » của tổng thống Mỹ mới đắc cử, nhưng sẽ cứng rắn hơn sau khi ông Donald Trump nhậm chức. Theo phân tích của AFP, Bắc Kinh phát giác một cách muộn màng và đành phải chấp nhận sự thay đổi chiến lược đột ngột của Mỹ như chuyện đã rồi.

Trung Quốc vẫn tự hào có binh thư Tôn Tử. Ông Trump « biết » Trung Quốc, nhưng chính quyền Trung Quốc « biết » ông Trump quá trễ.

Đài Loan : Lá bài địa chính trị của Trump đối với Trung Quốc ?

mediaTổng thống Đài Loan Thái Anh Văn trao đổi điện đàm với tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump.REUTERS

Donald Trump không « hớ hênh » khi điện đàm với tổng thống Đài Loan. Ông đang tìm cách làm thay đổi các đường hướng trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, theo cách của ông, vừa khiêu khích, vừa mập mờ không rõ ràng. 

Ông có tài làm cho người đối thoại lúng túng, không biết chắc là nên đáp lại như thế nào cho thích hợp. Trên đây là nhận định của báo Le Figaro ngày 06/12/2016 trong bài viết đề tựa « Đối mặt với Trung Quốc, Trump cố tình chơi lá bài Đài Loan ».

Đối với ông Trump, cuộc điện đàm giữa ông với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, hôm thứ Sáu (02/12) vừa qua, chỉ là một « cuộc gọi xã giao » của tổng thống Đài Loan chúc mừng ông thắng cử. Nhưng Le Figaro cho rằng cử chỉ này đã xóa bỏ một điều cấm kỵ kể từ năm 1979 và kể từ khi tổng thống Mỹ Richard Nixon công nhận nước Trung Hoa cộng sản.

Do không có quan hệ chính thức với giới lãnh đạo Đài Loan, chính quyền Washington đã duy trì một tổ chức mang tên Viện Hoa Kỳ, có thẩm quyền lãnh sự và phục vụ cho việc bán vũ khí Mỹ cho Đài Loan. Chính điều này làm cho ông Trump khó chịu về việc Trung Quốc có phản ứng ầm ĩ về cuộc điện đàm với tổng thống Đài Loan.

Nhóm cố vấn thân cận của ông Trump thì trấn an rằng không nên coi cuộc điện đàm như một chỉ dấu báo hiệu sự thay đổi chiến lược của Washington trong quan hệ vơí Bắc Kinh. Cho đến lúc này, ông Trump thấy không cần thiết phải tham khảo ý kiến các chuyên gia bộ Ngoại Giao Mỹ trước khi điện đàm, tiếp xúc với các lãnh đạo nước ngoài.

Tính khí bất thường : Vũ khí lợi hại của Trump ?
Tuy nhiên, theo Le Figaro, khó có thể coi đây là một hành động hớ hênh của Donald Trump. Ông Richard Grenell, nguyên là nhân viên ngoại giao, trong nhóm phụ trách chuyển giao quyền lực ở Washington, cho rằng « tất cả các cuộc nói chuyện (ở cấp nguyên thủ) đều đã được lên kế hoạch từ trước. Cuộc điện đàm (giữa ông Donald Trump và bà Thái Anh Văn) là hoàn toàn chủ ý ».

Lời khẳng định trên cũng đã được phát ngôn viên của tổng thống Đài Loan xác nhận. Hôm thứ Bẩy (03/12), Trung Quốc chính thức phản đối Hoa Kỳ thông qua con đường ngoại giao và đến Chủ Nhật, báo chí chính thức Trung Quốc thay đổi giọng điệu, nói đến nguy cơ chiến tranh nếu hồ sơ Đài Loan không được xử lý tốt.

Theo như thói quen, thông qua mạng xã hội Twitter, ông Trump lên tiếng đáp lại Bắc Kinh : Phải chăng Trung Quốc đã hỏi ý kiến Hoa Kỳ khi phá giá tiền tệ, khi đánh thuế nặng nề vào các sản phẩm của Mỹ hoặc khi xây dựng một căn cứ quân sự khổng lồ ở giữa Biển Đông ?

Đối với Le Figaro, vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan không chỉ dồn lãnh đạo Trung Quốc vào thế phòng thủ, một nhận định cũng được tờ Les Echos đồng chia sẻ, mà còn làm cho thế giới thấy rõ tính khí khó lường cũng như bản tính thích mọi người phải tuân thủ của ông Trump. Một cố vấn thân cận của Donald Trump khẳng định : tổng thống đắc cử biết rõ việc ông đang làm.
Ông Jon Huntsman, nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, giải thích : « Đài Loan đang trở thành một yếu tố rõ nét trong quan hệ Mỹ-Trung. Donald Trump là một doanh nhân có thói quen tìm kiếm điểm tựa để thúc đẩy công việc và Đài Loan có thể sẽ đóng vai trò này trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ».

Le Figaro cho rằng việc ông Trump nói chuyện điện thoại với lãnh đạo Đài Loan cũng là để làm hài lòng cánh hữu tại Mỹ. Mặc dù chỉ coi Đài Loan là một lá bài trong đàm phán với Trung Quốc, các thành phần bảo thủ Mỹ đánh giá cao vai trò của một ốc đảo dân chủ đối mặt với Hoa lục.
Cuối cùng, theo Le Figaro, có thể cú điện đàm cho thấy mối quan tâm cá nhân. Ông Reince Priebus, người sẽ đứng đầu văn phòng tổng thống, đã hai lần sang Đài Loan, trong các năm 2011 và 2015. Hai nhân vật khác nằm trong đế chế kinh doanh của Trump đã tới thăm Đài Loan trong những tháng vừa qua, và họ quan tâm đến một dự án phát triển địa ốc do Nhà nước Đài Loan kiểm soát.

Trump mạnh dạn tấn công Trung Quốc
Cũng theo hướng này, báo Les Echos có bài « Trump lao vào tấn công mạnh mẽ Trung Quốc » bởi vì sau vụ điện đàm với tổng thống Đài Loan, Donald Trump còn gây sức ép với Trung Quốc, qua việc chỉ trích chính sách tiền tệ, thương mại của Bắc Kinh và sự hiện diện quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Theo nhận định của nhật báo, tổng thống đắc cử Mỹ giữ nguyên giọng điệu cứng rắn đối với Trung Quốc, giống như trong giai đoạn tranh cử. Thậm chí, giờ đây, ông còn chỉ trích Bắc Kinh trên nhiều lĩnh vực khác.

Về việc ông Trump đe dọa đánh thuế vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc, ông Francis Cheung, thuộc công ty môi giới CLSA cho rằng ít có khả năng toàn bộ mức thuế hải quan sẽ tăng, nhưng ông Trump có thể theo gương tổng thống Reagan, cho đánh thuế cao đối với một số sản phẩm gây tranh cãi, bị phản đối nhiều nhất. Trong những năm 1980, tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã cho áp dụng mức thuế cao đối với một số sản phẩm nhập khẩu của Nhật Bản như xe hơi, TV hay sản phẩm tin học.

Trước các phát biểu của ông Trump, chính quyền Bắc Kinh có phản ứng chừng mực và chỉ tuyên bố rằng quan hệ kinh tế Mỹ -Trung đều có lợi cho cả hai nước. Về chính sách bành trướng của Trung Quốc, ông Trump không hề đề cập đến trong chiến dịch tranh cử, nay tổng thống đắc cử Mỹ công khai chỉ trích tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Cũng như Le Figaro, nhật báo kinh tế Les Echos cho rằng những động thái vừa qua của Donald Trump chứng tỏ ông không phải là chính trị gia không có kinh nghiệm, như báo chí Trung Quốc vẫn hy vọng. Tờ báo trích nhận định của ông Jean-Pierre Cabestan, chuyên gia về Trung Quốc đương đại, thuộc đại học dòng tên Hồng Kông, thì Donald Trump muốn chơi ván bài lật ngửa, thể hiện rõ lập trường của mình trước khi nhậm chức, nhằm tạo ra một tương quan lực lượng mới.

Điều này không có nghĩa là Donald Trump sẽ có chính sách hoàn toàn chống Trung Quốc, mà chỉ muốn nhấn mạnh là ông ta cứng rắn và nhắc lại cho Bắc Kinh biết tất cả những phản kháng, đòi hỏi của Mỹ. Đó là phong cách của Donald Trump và đặc biệt phương pháp này nhằm tạo ra một vị thế mới trước khi bước vào các cuộc đàm phán.

Trung Quốc thật sự thao túng nhân dân tệ?
Xét trên góc độ thuần túy kinh tế, Les Echos có bài giải thích « Nếu như Trung Quốc thao túng nhân dân tệ, chính là để hỗ trợ mạnh mẽ đồng tiền quốc gia ».

Trong những ngày qua, tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã nhắc lại một số luận điểm mà ông đã không ngừng nêu ra trong chiến dịch vận động tranh cử : đó là Trung Quốc thao túng đồng tiền quốc gia, làm cho các doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh hơn. Quả thực là từ đầu năm tới nay, nhân dân tệ giảm giá khoảng 6% so với đô la Mỹ, và xuống tới mức thấp nhất kể từ năm 2008. Giới chuyên gia cho rằng xu hướng giảm giá này sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Thế nhưng, theo Les Echos, Donald Trump đã nhầm khi cáo buộc Bắc Kinh thao túng nhân dân tệ. Trung Quốc làm việc này không phải để giảm giá nhân dân tệ mà là để hỗ trợ mạnh mẽ hơn đồng tiền quốc gia. Trong những tháng qua, nhịp độ chuyển vốn ra bên ngoài Trung Quốc tăng mạnh. Các doanh nghiệp cũng như cá nhân tìm cách « bảo toàn » vốn của mình ở bên ngoài Trung Quốc. Do vậy, Bắc Kinh phải tung dự trữ ngoại tệ ra để giữ giá cho nhân dân tệ. Bên cạnh đó, từ tháng 08/2015, Trung Quốc cho phép nhân dân tệ được dao động xoay quanh tỷ giá cơ bản được định ra từng ngày.

Vẫn theo Les Echos, thực ra, nhân dân tệ bị giảm giá trị là do đô la Mỹ tăng giá. Điều trớ trêu là kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống, cùng với những lời hứa giảm thuế của ông, thì chính đồng đô la Mỹ đã tăng giá, góp phần làm cho nhân dân tệ giảm giá.
Giới chuyên gia đưa ra ví dụ cụ thể : các ngoại tệ khác như euro, yên Nhật Bản, won Hàn Quốc, real của Brazil, đều giảm giá so với đô la và tỷ giá giữa nhân dân và các ngoại tệ nói trên tương đối ổn định.


Trump xoay ngược chính sách với Trung Quốc?

  • 5 tháng 12 2016
Bà Thái Anh Văn và ông Donald Trump
Cuộc điện đàm giữa lãnh đạo Đài Loan và ông Trump làm chấn động dư luận
Cuộc điện đàm của ông Donald Trump với Tổng thống Đài Loan, bà Thái Anh Văn, từng bị coi là một hành động chứng tỏ Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ 'thiếu kinh nghiệm'.
Nhưng sau khi ông Trump tiếp tục dùng Twitter để công khai phê phán Bắc Kinh về tiền tệ và các dự án xây cất ngoài Biển Đông, nhiều người tin rằng chính quyền Trump đang ra tín hiệu thay đổi chính sách với Trung Quốc một cách mạnh mẽ.
BBC Tiếng Việt điểm ra các ý kiến từ những người thân cận với ông Donald Trump về vai trò của Đài Loan và quan điểm sẵn sàng lật ngược quan hệ với Trung Quốc:
Trang Slate:
"Các tin nhắn trên Twitter của Tổng thống tân cử cho thấy cú điện đàm với Đài Loan không phải chỉ là cuộc nói chuyện xã giao mà nhằm gửi ra thông điệp rõ ràng cho Bắc Kinh về cách ông Trump sẽ hành xử khi vào Tòa Bạch Ốc."
...Trước đó, Alexander Gray và Peter Navarro, hai cố vấn thân cận của ông Trump đã từng ca ngợi Đài Loan là 'ngọn đèn dân chủ ở châu Á'.
"Họ từng viết trên Foreign Policy:
"Cách chính quyền Obama đối xử Đài Loan thật là tệ hại. Ngọn đèn dân chủ ở châu Á có lẽ là đối tác của Hoa Kỳ dễ bị tổn thương nhất về quân sự. Hồi 2010, tình báo quân sự của Mỹ đã cảnh báo rằng cán cân lực lượng trên vùng trời eo biển Đài Loan đã nghiêng về phía Bắc Kinh. Vậy mà Đài Loan liên tục bị từ chối một thỏa thuận vũ khí đồng bộ (từ Hoa Kỳ) họ rất cần để phòng ngừa cái nhìn thô bạo của Trung Quốc, bất chấp cả các đảm bảo anh ninh đã quy định trong Luật về quan hệ với Đài Loan."

Washington Post viết vềnhững người đầy thiện cảm với Đài Loan trong nhóm của Trump:
"Bà Thái Anh Văn sẽ được lắng nghe ở Tòa Bạch Ốc. Ông Reince Priebus (sinh năm 1972, người được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc tương lai), đã từng thăm Đài Loan cùng một phái đoàn của Đảng Cộng hòa vào năm 2011 và tháng 10/2015, và gặp bà Thái trước khi bà thắng cử.

 Ngoại trưởng Đài Loan David Li cũng gọi ông Priebus là người bạn của Đài Loan và nói tin ông được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng cho ông Trump là tin vui cho hòn đảo..."
"Edward J. Feulner, chủ tịch lâu năm của Quỹ Heritage Foundation cũng từng vun đắp các quan hệ với Đài Loan trong nhiều thập niên qua. Ông nay là thành viên của nhóm chuyển tiếp quyền lực giúp ông Trump nhậm chức."
Trump và Clinton
Trump và Clinton: ai cứng rắn hơn trong thái độ với Trung Quốc?
Trang KPBS viết về Peter Navarro, cố vấn kinh tế chính của Donald Trump:
"Navarro viết một số cuốn sách về Trung Quốc như "Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action" (Chết vì Trung Quốc: Đối đầu Mãnh long - Lời kêu gọi hành động toàn cầu ); "Made in China: The Ultimate Warning Label" (Nhãn hiệu Trung Quốc: Điều cảnh báo Cuối cùng) và "The Coming China Wars — Where They Will Be Fought and How They Can Be Won" (Chiến tranh sắp đến với Trung Quốc: Ở đâu và Chiến đấu thế nào để chiến thắng)."

Theo BBC Tiếng Việt tìm hiểu, cuốn sách của Tiến sỹ Peter Navarro về các "cuộc chiến" với Trung Quốc liệt kê ra các mối nguy hiểm từ nước này, từ sản phẩm độc hại, thức ăn độc hại, sự tăng cường quân bị, mối đe dọa 'chiến tranh nóng', chương trình không gia của Trung Quốc và các vấn đề kéo theo.

Peter Navarro cho rằng cuộc chiến với Trung Quốc sẽ kéo dài nhiều thập niên và ở mọi lĩnh vực: việc làm, lương bổng (cho công nhân Mỹ), công nghệ cao, các nguồn tài nguyên. Tác giả cũng không quên nhắc "Trung Quốc liên tiếp trấn áp nhân quyền và tự do ngôn luận".
Theo một số báo Mỹ, cuốn sách đã thu hút sự chú ý của ông Donald Trump.

Fox News:
"Cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, John Bolton nói Tổng thống tân cử Donald Trump cần phải 'làm rung chuyển' quan hệ Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trả lời về chuyện có cú điện đàm giữa ông Trump và Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn vốn gây ra khiếu nại từ Trung Quốc, ông Bolton (một trong số nhân vật được giới thiệu làm Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ - BBC), đã nói:
"Nói thẳng ra thì tôi nghĩ chúng ta cần phá tung quan hệ đó (với Trung Quốc). Trong những năm qua, Trung Quốc đã đưa ra những tuyên bố chủ quyền hung hãn ở biển Nam Trung Hoa."
"Không ai ở Bắc Kinh có quyền ra lệnh là chúng ta nói chuyện với ai hay không. Đó thật là chuyện nực cười khi cho là một cú điện thoại lại như vậy làm thay đổi mấy chục năm quan hệ."

Global Research (11/2016) trích John Bolton:
"Tiếp tục thất bại trong việc giải quyết cứng rắn thói phiêu lưu và ngang bướng của Trung Quốc sẽ chỉ khiến nhiều quốc gia châu Á cứ rơi vào vòng tay của Bắc Kinh và như Philippines có vẻ đang làm, là chấp nhận thân phận làm chư hầu cho đế chế Trung Hoa."

AFP từ Bắc Kinh về phản ứng khá yên lặng cho tới nay của Trung Quốc:
"Các lãnh đạo Trung Quốc, vốn trông đợi một quan hệ ổn định, không bất ngờ với lãnh đạo Hoa Kỳ, hẳn đang tìm mọi cách để lý giải và tìm cách ứng phó với ông Trump", theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp từ trung tâm nghiên cứu Center for Strategic and International Studies ở Washington.
Theo bà, ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách tránh bị coi như là 'yếu đuối' trước khi Đảng Cộng sản họp đại hội vào năm sau.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

My Blog List