Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday, 17 June 2016

Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?



Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?

mediaTiêm kíc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay Mỹ John C. Stennis trong cuộc tập trận Malabar, với Mỹ, Nhật và Ấn Độ, ở ngoài khơi phía nam Okinawa, Nhật Bản, ngày 15/06/2016REUTERS/Nobuhiro Kubo

Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines. Trung Quốc đã không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát sao. Mối quan ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.
 
Theo một số chuyên gia phân tích được nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 15/06 trích dẫn, thì việc hình thành liên minh mới này nằm trong một chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo, và việc thuyết phục New Delhi nhập cuộc.

Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã nỗ lực củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ, và khuyến khích New Delhi đóng một vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả ở Thái Bình Dương. Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.

Theo ông C. Raja Mohan, giám đốc trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment thì « Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng », và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ-Nhật-Ấn là « một chuyển đổi chiến lược quan trọng » của Washington.

Trong việc hình thành thế liên kết Mỹ-Nhật- Ấn, khâu khó nhất có lẽ là làm sao tranh thủ được Ấn Độ, một nước rất tự hào với truyền thống phi liên kết của mình, không muốn tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự chính thức nào. Thế nhưng Mỹ đã khéo khai thác thực tế là New Delhi đã bắt đầu tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên với Washington và Tokyo từ năm ngoái.

Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng không tránh khỏi quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do đi lại trong một khu vực có một phần ba lượng hàng hóa trên thế giới trung chuyển. Mối quan ngại lại càng lớn khi các hành động quyết đoán áp đặt chủ quyền của Trung Quốc làm cho khu vực căng thẳng, và điều đó dĩ nhiên là không có lợi cho Ấn Độ.
Chính trong bối cảnh đó mà nhân chuyến thăm Mỹ và tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng « sự thiếu vắng một kiến trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh » ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương.
Nhật Bản cũng ra sức chiêu dụ Ấn Độ. Hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác chiến lược », và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh. Nhân chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên cho biết là sẽ cùng nhau làm việc trên các dự án hạ tầng ở vùng Nam Á, một động thái nhằm hạn chế đà thâm nhập của Trung Quốc.
Dĩ nhiên là cho dù vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với nhau, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vẫn cố tránh làm khu vực căng thẳng thêm lên. Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng có những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy đà vươn lên của mình bị các nước khác liên kết với nhau để ngăn chặn.

Chiến hạm Trung Quốc bám tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông

mediaHàng không mẫu hạm Mỹ USS JOHN C. STENNIShttp://navysite.de/cvn/cvn74.html
Trong một động thái bị cho là nhằm công khai thách thức đối phương, Trung Quốc đã cho tàu hải quân của mình bám sát theo hải đội tàu sân bay Mỹ John C Stennis khi đoàn chiến hạm Mỹ đi qua Biển Đông ngược lên phía bắc tham gia cuộc tập trận chung với Nhật Bản và Ấn Độ. Trả lời báo chí vào hôm qua, 15/06/2016, một số sĩ quan chỉ huy Mỹ đã ghi nhận thái độ ngày càng quyết đoán trên đây của Bắc Kinh.

Theo nhật báo Mỹ USA Today, khi các chiến hạm Mỹ vừa khởi động cuộc tập trận Malabar cùng với Hải Quân Ấn Độ và Nhật Bản tại vùng Biển Philippines gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông, họ đã gặp một vị khách không mời mà đến : Hải Quân Trung Quốc.

Các chiến hạm Trung Quốc đã bám sát theo hải đội tác chiến của hàng không mẫu hạm John C. Stennis ngay từ lúc đơn vị này tiến vào Biển Đông tuần tra từ đầu tháng Ba đến nay. Theo phó đô đốc Marcus Hitchcock, chỉ huy hải đội tác chiến của chiếc tàu sân bay Mỹ, trong suốt thời gian ở trên Biển Đông, thì hầu như ngày nào các chiến hạm Mỹ đều nhìn thấy ít nhất là một tàu chiến Trung Quốc, có mặt 24/24 tiếng đồng hồ.

Theo ghi nhận của phía Mỹ, Hải Quân Trung Quốc đã ngày càng quyết đoán hơn, trái với thời kỳ một vài năm trước đây, và việc bám sát, theo dõi tàu Mỹ đã trở thành thường nhật.

Hải đội tác chiến của tàu sân bay nguyên tử Stennis sắp kết thúc thời gian sáu tháng tuần tra tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Nhóm tấn công này còn bao gồm bốn tàu chiến khác và một tàu ngầm tấn công lớp Los Angeles.

Theo phó đô đốc Hitchcock, Hải Quân Trung Quốc đã cho tàu bám khá sát hàng không mẫu hạm USS Stennis khi chiếc tàu này hoạt động trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, có lúc chỉ cách khoảng từ 3 đến 4 dặm.

Ông cho biết một tàu do thám của Hải Quân Trung Quốc đã bám theo hải đội Stennis tiến vào vùng Biển Philippines từ tuần trước, và hôm qua, 15/06, chiếc tàu này đã hoạt động cách hàng không mẫu hạm Stennis khoảng từ bảy đến 10 dặm khi hải đội Mỹ tham gia cuộc tập trận với Nhật Bản và Ấn Độ trên vùng biển quốc tế.
Riêng hạm trưởng tàu sân bay Stennis, đại úy Gregory Huffman, cho biết tàu Trung Quốc đã hoạt động một cách chuyên nghiệp, không cản trở công việc của hải đội Stennis.

Tuy nhiên, theo ông Jeffrey Hornung, một chuyên gia Mỹ về an ninh Đông Á, thì các "hành vi nói trên của Hải Quân Trung Quốc không phải là điều mà Hải Quân Mỹ sẽ làm, và cũng không phải là cách hành xử của một quốc gia tôn trọng luật lệ quốc tế. Có điều là hành vi đó đã trở thành chuẩn mực của Trung Quốc ".


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List