Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday, 9 May 2016

Kỳ 1: Những kịch bản có thể xảy ra xung đột quân sự Mỹ – Trung tại Biển Đông


From: H-Yến Trần <
Date: 2016-05-04 20:05 GMT-04:00
Subject: Những kịch bản có thể xảy ra xung đột quân sự

Kỳ 1: Những kịch bản có thể xảy ra xung đột quân sự Mỹ – Trung tại Biển Đông

Mối căng thẳng càng ngày càng cao, khi Bắc Kinh cố ý tăng cường lực lượng quân sự trong vùng. Trung Cộng còn hiện đại hóa rất nhiều các lực lượng tàu bè bán quân sự đồng lúc với sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng quyền tài phán bằng sức mạnh .


»
 Photo Courtesy: Reuters

I  PHẦN GIỚI THIỆU
 Nguy cơ về cuộc chiến trong vùng Biển Đông hiện nay càng lúc càng rõ ràng . Trung Cộng, Đài Loan, Việt Nam, Miến Điện, Mã Lai, Brunei, và Phi luật Tân - những nước từng  tranh chấp lãnh hải cùng tuyên bố pháp lý về quyền khai thác các nguồn năng lượng dầu cùng khí đốt tại đây. Quyền tư do hải hành cũng là vấn đề đáng chú ý khác, đặc biệt giữa Mỹ và Trung Cộng về quyền hải hành của các chiến hạm Mỹ trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) hai trăm hải lý mà Trung Cộng tự vạch ra. Mối căng thẳng càng ngày càng cao, khi Bắc Kinh cố ý tăng cường lực lượng quân sự trong vùng. 

Trung Cộng  còn hiện đại hóa rất nhiều các lực lượng tàu bè bán quân sự đồng lúc với sức mạnh hải quân hòng khẳng định chủ quyền cùng quyền tài phán bằng sức mạnh . Do vậy trong thời gian này, chính sự tăng cường sức mạnh của họ đã đặt lực lượng Mỹ trong vùng vào các trường hợp đụng độ do Trung Cộng không bao giờ chấp nhận sự hoạt động của Hải quân Mỹ ở Tây Thái bình Dương.

Tầm quan trọng gia tăng  tương quan Trung - Mỹ cho toàn vùng Á Châu Thái bình Dương trong kinh tế toàn cầu khi Mỹ có quyền lợi to lớn ở đây. Vậy Mỹ phải có bổn phận ngăn ngừa mọi sự leo thang quân sự  đối đầu nhau trong vùng biển Biển Đông .

II  CÁC TÌNH HUỐNG CÓ THỂ XẢY RA  

  Có vài tình huống dự phòng  về khả năng đụng độ võ trang tại Biển Đông trong đó có ba trường hợp đe dọa đến quyền lợi Mỹ khiến Mỹ phải phản ứng tức khắc:

1- Trước tiên là tình huống nguy hiểm xảy ra đụng độ khi lực lương Mỹ hoạt động trong vùng Trung Cộng cho là đặc quyền Kinh tế  (EEZ) khiến Trung Cộng phải đáp ứng lại bằng quân sự. Mỹ cho rằng không có điều khoản tài phán trong  Công Ước LHQ về Luật Biển  (UNCLOS) cho phép nước trong vùng đặc quyền chống lại các lực lượng quân sự nước khác hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế (EEZ) . 

Trung Cộng  vẫn cho rằng  khi không thông báo trước và chưa được phép nước ven bờ,  là vi phạm luật pháp nước đó cùng luật quốc tế. Trung Cộng hay cho phi cơ nghênh cản các phi cơ do thám của Mỹ đưa đến các rủi ro mà bằng chứng vụ chiếc F 8 của Trung hoa đã va chạm và rơi khi va vào chiếc phi cơ do thám EP-3 của Mỹ gần đảo Hải Nam vào tháng Tư 2001. Trung Hoa có thể gây nên tai nạn hàng hải ví dụ khi cho tàu gây rối chiếc tàu Mỹ USNS Impeccable, chiếc USNS Victorious vào năm 2009 . Sự phát triển to lớn về tàu ngầm của Trung Cộng  cũng gia tăng mối đe dọa từ những tai nạn hải hành ,  thí dụ vụ chiếc tàu ngầm Trung Hoa đã va chạm vào đuôi dàn kéo phía sau của 1 chiến hạm Mỹ vào tháng Sáu 2009. 

Do phi cơ trinh thám Mỹ các tàu trinh thám Mỹ không có trang bị vũ khí, đó là lý do Mỹ phải cho các tàu trang bị hộ tống theo sau. Bất cứ môt tính toán hay hiểu lầm nào cũng đưa đến hậu quả tấn công hỏa lực qua lại , sẽ dẫn đến leo thang quân sự cùng kết tạo ra các khủng hoảng chính trị lớn hơn. Sự đụng độ bất ngờ như thế càng gia tăng căng thẳng, thêm sự đối chọi chiến lược, đem cuộc khủng hoảng  thêm.

2-  Điều dự phòng thứ hai liên quan đến việc đụng độ giữa Trung Cộng  và Phi luật Tân về các mỏ khí thiên nhiên nhất là các mỏ thuộc rìa mỏ Reed Bank, cách Plawan 80 dặm. Các tàu thăm dò dầu ở đây hoạt động theo hợp đồng tại Reed Bank luôn luôn bị sách nhiễu bởi tàu Trung Cộng . Theo báo cáo của Diễn Đàn Năng Lượng , Vương Quốc Anh từng ra kế hoạch khoan dò vùng này. Việc này làm gia tăng hành động gây hấn từ phía Bắc Kinh. Diễn Đàn Năng Lượng  cho là một trong 15 hợp đồng thăm dò mà Manila đã công bố  về việc thăm dò ngoài khơi của Phi gần đảo Palawan. Reed Bank là lằn chỉ đỏ của Phi, việc này dự đoán sự gia tăng đối đầu của Trung - Phi.  Hoa kỳ có khả năng bị kéo vào trận chiến Trung - Phi do Hiệp Ước Bảo Vệ lẫn nhau ký vào năm 1951. Theo hiệp ước này thì, "mỗi bên thừa nhận rằng bất cứ cuộc tấn công võ trang nào trong vùng Thái bình dương vào bất cứ bên nào đều gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh, cùng tuyên bố rằng hiệp ước này sẽ hành động đáp ứng theo tình hình nguy biến phù hợp với hiến pháp ,"  Tuy vậy, vẫn còn một khoảng cách khá rõ tồn tại giữa quan điểm của Hoa kỳ và sự mong đợi về phía Phi. Vào giữa tháng Sáu năm 2011, theo phát ngôn viên của TT Phi cho rằng nếu xảy ra đụng độ võ trang Trung – Phi thì Manila tin  rằng Hoa kỳ sẽ giúp Phi. Những giải thích từ những giới chức cao cấp Hoa kỳ vừa qua vô tình làm Manila kết luận ngay rằng Hoa kỳ sẽ mang quân tới giúp Phi trong trường hợp Trung Cộng tấn công Phi ở vùng tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa. Với mối thắt chặt càng lúc càng nhiều về chính trị và quân sự giữa Hoa thịnh Đốn cùng Manila, bao gồm gia hạn sự thỏa thuận gia tăng sự hiện diện quân sự tại các cảng và phi trường của Phi gồm tiếp nhiên liệu cùng dịch vụ bảo trì tàu chiến , phi cơ , Hoa kỳ đạt được lợi điểm lớn trong vấn đề Trung - Phi. Thất bại trong việc đáp ứng việc tương trợ của Hoa kỳ đối với Phi không những làm giảm đi mối liên hệ với Phi mà còn làm mất đi niềm tin của những đồng minh khác trong vùng trên diện rộng. Tuy nhiên, mỗi khi Hoa kỳ quyết định phái các tàu chiến tới trong vùng đều mang theo rủi ro việc đối đầu quân sự giữa hải quân Trung - Mỹ.

3- Những vụ tranh chấp giữa Trung - Việt  dù thăm dò địa chấn hay thăm dò dầu và khí đốt đều châm ngòi cho đụng độ võ trang đôi bên đây là điều dự tính thứ ba. Trung Cộng  bao lâu nay thuờng sách nhiễu các tàu thăm dò của hảng dầu Petro Vietnam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế 200 dặm EEZ của VN. Hà Nội từng cáo buộc Trung Cộng  cố tình cắt phá day cáp thăm dò dầu và khí trong hai trường hợp riêng biệt. Dẩu vậy người Việt Nam tuy không dùng võ lực đáp trả , họ vẫn không thối lui và vẫn quyết tâm thăm dò các vùng dầu mới bất chấp các cảnh báo tù phía Bắc Kinh.

 Cùng lúc sự gia tăng quan hệ giữa Hoa kỳ và VN đã làm cho VN bạo dạn thêm trong việc đối đầu vói Trung hoa về sự kiện Biển Đông.  Hoa kỳ có khả năng bị lôi kéo vào cuộc chiến giữa Trung Hoa và VN , dầu rằng khả năng này ít hơn đối với Phi luật Tân. Tuy nhiên với kịch bản khi Trung Cộng  cứ mãi khiêu khích , thì Hoa kỳ phải đi đến sự lựa chọn phải phái các chiến hạm tới vùng này với lý do bảo đảm sự bình ổn vùng và nhất là bảo vệ quyền lợi Mỹ. - Việt Nam, ngay cả các nước khác đều yêu cầu sự giúp đỡ của Hoa kỳ trong trường hợp như vậy. 

Trong trường hợp Hoa kỳ dính líu đến, có khả năng các diển biến tiếp theo do phía Trung Cộng hay do tính toán sai lạc giữa lực lượng các bên cũng sẽ dẫn đến đối đầu về hỏa lực. Có thêm một kịch bản khác nữa, nếu Trung Cộng tấn công vào các tàu hay dàn khoan của Mỹ đang thăm dò hay khoan dầu tại đây cũng dẫn đến sự can dư của Mỹ , nhất là có sự tổn thất nhân mạng về phía Mỹ. ExonMobil đã từng lên kế hoạch khoan dầu ngoài khơi VN, làm khả năng nguy hiểm này hiện diện. Trong một thời gian ngắn khả năng đụng độ theo dự tính thứ ba trên có thể ít do sự ký kết Trung- Việt vào tháng 10 năm 2011 nhằm thỏa thuận giải pháp về các nguyên tắc hàng hải. Ký kết này còn hiệu quả cho đến bây giờ vì căng thẳng gia tăng nên có phần mai một đi nhiều...

(còn tiếp)







__._,_.___

Posted by: <vneagle_11@yahoo.com

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List