Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday, 30 November 2015

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Điều tra vụ ngư dân Việt Nam bị bắn chết tại Trường Sa

 

Ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở biển Trường Sa

Dân trí
Chiều ngày 29/11, ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cho biết, Thuyền trưởng Bùi Văn Cu, chủ tàu cá QNg95861 - TS ở xã Bình Châu vừa gọi điện về thông báo việc một nhóm người lạ dùng súng AK bắn chết một ngư dân.


Ảnh minh họa: Ngư dân Bình Châu đã nhiều lần bị tấn công trên biển
Ảnh minh họa: Ngư dân Bình Châu đã nhiều lần bị tấn công trên biển
Theo lời của ông Hùng, ngày 28/11, tàu cá QNg95861 - TS của ông Bùi Văn Cu đang đánh bắt ở vùng biển Trường Sa, bất ngờ xuất hiện 2 chiếc xuồng với 6 người mặc đồ như người dân, nhảy lên tàu cá uy hiếp. Lúc này, trên tàu cá có 2 ngư dân đang trông coi tàu và chờ bạn lặn trở về.
Thấy có người lạ lên tàu, ngư dân Trương Đình Bảy (42 tuổi, ngụ thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) tiến đến can thiệp thì bị nhóm người lạ dùng súng AK bắn 2 phát đạn vào người ngư dân Bảy khiến ngư dân này tử vong.
Qua điện đàm, thuyền trưởng Bùi Văn Cu cho biết đã lượm và giữ 4 vỏ đạn AK. Hiện tàu đang chạy về đất liền, dự kiến khoảng 3 ngày nữa tàu cá đưa thi thể ngư dân Trương Đình Bảy về đến quê nhà.
Hồng Long


Thứ trưởng Bộ Quốc phòng: Điều tra vụ ngư dân Việt Nam bị bắn chết tại Trường Sa

ĐẶNG TRUNG - LUẬN NGỮ - Chủ Nhật, ngày 29/11/2015 - 18:50
(PLO)- Một ngư dân Việt Nam bị bắn chết thuộc khu vực Quần đảo Trường Sa chủ quyền của Việt Nam là hành động dã man”, PGS. TS Võ Văn Trác khẳng định.

TIN LIÊN QUAN

Qua trao đổi trực tiếp giữa Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu với các thuyền viên trên tàu QNg-95861TS thì được các ngư dân tường trình bước đầu vụ việc như sau: Vào chiều tối ngày 26-11, tàu QNg-95861TS cho neo tàu để các ngư dân đi trên tàu thả thúng nhỏ vào các bãi rạng ở quần đảo Trường Sa hành nghề lặn biển và trên tàu chỉ còn lại 2 ngư dân là chủ tàu Nguyễn Văn Cu và thuyền viên Trương Đình Bảy. Lúc 18 giờ 15 phút cùng ngày, khi tàu đang neo đậu thì xuất hiện 2 chiếc tàu lạ áp sát và 1 tàu với 5 đối tượng xông thẳng về tàu. Tức khắc 3 trong 5 đối tượng trên tàu lạ mặt được trang bị súng nhảy lên tàu với mục đích trấn áp ngư dân trên tàu.

 Ngay lúc đó, ngư dân Bảy chạy về hướng mũi neo tàu với mục đích chặt dây neo để chạy thoát những kẻ lạ mặt có vũ khí thì liền bị 1 trong 3 tên dùng súng bắn chết ngay trên tàu. Sau khi bắn chết ngư dân Bảy, nhóm người này lên tàu rời đi. Sau đó, ngư dân Cu đã báo sự việc với gia đình, đồng thời thông báo với các ngư dân đi trên tàu trở lại tàu và đưa thi thể ngư dân Bảy về đất liền.

Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Phùng Bá Vương, phó chủ tịch UBND xã Bình Châu cho biết, vụ việc này địa phương đã tiếp nhận thông tin từ phía gia đình. “Địa phương đang phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng tiếp tục xác minh để làm rõ cái chết của ngư dân Bảy” – ông Vương nói.

Theo Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu thì 2 ngày tới, tàu QNg-95861TS sẽ đưa thi thể ngư dân Trương Đình Bảy về tới quê nhà. Vụ việc nghiêm trọng này cũng đã được địa phương xã Bình Châu báo cáo khẩn cấp lên cấp trên để có sự can thiệp, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân khi đang hành nghề khai thác trên ngư trường truyền thống Trường Sa của Việt Nam.

Chiều ngày 29-11, trao đổi với báo Pháp luật TP HCM, ông Lưu Văn Huy Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam nói thẳng: “Dù là lực lượng chấp pháp khác hay bất cứ lực lượng nào có hành động dùng vũ lực tấn công, bắn chết ngư dân ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Đó là những hành động không thể nào chấp nhận được”. 
“Đây là một hành động đáng lên án phải tiến hành điều tra ngay sau ngay sau khi xảy ra sự việc như trên. Ngoài ra ngư dân cần báo cáo sự việc của thể với cơ quan chức năng của địa phương cụ thể để có hướng hỗ trợ kịp thời bảo vệ ngư dân. 
Trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc nếu là của lực lượng chấp pháp nào đó của nước ngoài thì phải có kết luận cụ thể. Và kết luận điều tra đó phải được thông báo rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng quy rõ trách nhiệm đối với những cá nhân lực lượng chấp pháp nước ngoài đã gây ra đối với ngư dân Việt Nam trên vùng biển chủ quyền”, ông Huy khẳng định.
Hiện chúng tôi cũng đang hướng dân cho các ngư dân khi cặp những sự cố tương tự cần phải báo cáo ngay với lực lượng chấp pháp của mình, để kịp thời bảo vệ ngư dân trên biển”, ông Huy cho hay.
Nói với Pháp luật TP HCM, PGS. TS Võ Văn Trác Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam khẳng định: “Hội nghề cá Việt Nam cực lực phản đối, lên án hành động này. Việc đánh chết người là một hành động dã man. Đó là việc làm phi nhân đạo đối với ngư dân Việt Nam. Vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo Việt Nam, gây tổn hại nghiêm trọng đến người và tài sản của ngư dân Việt Nam.
“Tôi đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam cần có giải pháp cụ thể để bảo vệ ngư dân của mình hoạt động đánh bắt trên vùng biển chủ quyền. Ngăn chặn các hành động vi phạm của lực lượng nước ngoài. Đồng thời sớm làm rõ vụ việc để ngư dân an tâm vươn khơi”, ông Trác khẳng định.
Trung tướng Võ Trọng Việt, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Bộ đội biên phòng trao đổi với báo Pháp luật TP HCM khẳng định: “Vụ việc đang được điều tra, xác minh cụ thể”.

ĐẶNG TRUNG - LUẬN NGỮ
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Sunday, 29 November 2015

VC xác nhận sẽ làm Rùa rút đầu... không tham gia liên minh chống các nước khác


Việt Nam tái khẳng định không tham gia liên minh chống các nước khác

A sea-based dispute between China and Vietnam has kicked off a new round of hostilities. (AP Photo/Vietnam Coast Guard

Việt Nam tái khẳng định không tham gia liên minh chống các nước khác

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Tàu chiến Trung Quốc ‘chĩa súng’ vào tàu Việt Nam

Báo chí trong nước dẫn lời nhân chứng nói TQ 'điều khoảng 10 người mặc quân phục, dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05'
27.11.2015
Phát biểu tại Viện Koerber, một trung tâm nghiên cứu của Đức hôm 26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tái khẳng định, “Việt Nam sẽ không bao giờ gia nhập một liên minh để tấn công các nước khác, nhưng sẽ quyết liệt bảo vệ các quyền lợi chính đáng của mình”.
Báo chí Việt Nam hôm nay dẫn lời ông Trương Tấn Sang tuyên bố như vậy trong chuyến công du chính thức tới thăm nước Đức từ ngày 24/11 tới 26/11, theo lời mời của vị tương nhiệm, Tổng Thống Đức Joachim Gauck.
Trọng tâm của bài diễn văn của ông Trương Tấn Sang xoay quanh vấn đề an ninh tại khu vực Á Châu-Thái Bình Dương.
Trang mạng của Bộ Ngoại giao Việt Nam trích lời ông Sang nói rằng “Hòa bình và phát triển là lợi ích chung của các nước trong khu vực, đi ngược lợi ích này là đẩy lùi lịch sử”.
Ông Sang nói hai nước chia sẻ những quan ngại về những diễn biến phức tạp hồi gần đây trong Biển Đông, mà theo lời ông đang ‘đe doạ hoà bình, ổn định và an ninh khu vực, cũng như an toàn hàng hải và hàng không’.
Ông nói khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cần có ‘một cấu trúc an ninh khu vực toàn diện, hữu hiệu, được xây dựng trên cơ sở luật pháp quốc tế; tôn trọng độc lập, chủ quyền và lợi ích của nhau”.
Về phía Đức, Tổng Thống Joachim Gauck nói ông và nhà lãnh đạo Việt Nam đã hội đàm về tình hình căng thẳng trong Biển Đông, trong cuộc đàm đạo, ông Sang bày tỏ hy vọng rằng cộng đồng quốc tế sẽ đạt đồng thuận về một nguyên tắc hầu giải quyết tình hình.
Theo báo Tuổi Trẻ, Tổng Thống Đức nói ông hiểu các quan điểm của Hà nội về các vấn đề Biển Đông, và cộng đồng Âu Châu đã chia sẻ các quan điểm chung với Việt Nam và với khối ASEAN về vấn đề này.
Tổng Thống Đức ghi nhận có tới 130,000 người Việt đang sinh sống trong hoà bình ở Đức, và hội nhập tốt đẹp vào xã hội Đúc.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia Việt Nam tới Đức từ khi nước này tái thống nhất vào năm 1990. Mục đích của chuyến đi là để đánh dấu kỷ niệm 40 năm quan hệ bang giao song phương.
Theo TuoitreNews, Mofa
__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Học giả Trung Quốc bị cô lập tại hội thảo Biển Đông ở Việt Nam?


Học giả Trung Quốc bị cô lập tại hội thảo Biển Đông ở Việt Nam?

Ảnh do CSIS phân tích cho thấy những công trình xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ảnh do CSIS phân tích cho thấy những công trình xây dựng của Trung Quốc ở Biển Đông.
  •  
  •  
  •  
  •  

Tin liên hệ

Trung Quốc tuyên bố ‘không ngưng xây dựng’ ở biển Đông

Trung Quốc nói sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo ở biển Đông, một ngày sau khi Tổng thống Mỹ kêu gọi ngưng quân sự hóa trên vùng biển này
25.11.2015
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc bị coi là “ngụy biện” và “chọi nhau” tại cuộc hội thảo quy mô lớn về biển Đông ở Việt Nam, với sự tham gia của các học giả có uy tín trên thế giới, mới kết thúc ở thành phố Vũng Tàu hôm qua (24/11).

Cuộc hội thảo kéo dài hai ngày với chủ đề “Biển Đông – hợp tác vì an ninh và phát triển trong khu vực” do Học viện Ngoại giao cùng với Hội Luật gia Việt Nam và Quỹ hỗ trợ nghiên cứu biển Đông phối hợp tổ chức.
Tin cho hay, hàng chục học giả nước ngoài đến từ nhiều nước đã tham gia sự kiện quốc tế này.
Ông Trần Đức Long, Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam, cho VOA Việt Ngữ biết hội thảo năm nay có nhiều người tham dự hơn vì những diễn biến dồn dập ở biển Đông.
Ông nói:
“Bộ Ngoại giao và Hội Luật gia phối hợp để làm rõ những yếu tố liên quan đến biển Đông. Năm nào cũng thế, nó là truyền thống rồi. Nhưng năm nay là năm cũng khá đặc biệt bởi vì trong thời điểm này, Trung Quốc lại lấn chiếm bồi đắp thêm [các đảo nhân tạo]”.
Trong khi đó, ông Đặng Đình Quý, giám đốc Học viện Ngoại giao thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam, nói rằng “năm 2015, biển Đông không có những cơn bão lớn nhưng sóng ngầm vẫn cuồn cuộn”, đe dọa tới tuyến đường biển huyết mạch và kế sinh nhai của hàng triệu ngư dân.
Ban tổ chức cho hay, có nhiều vấn đề lớn như việc xây đảo nhân tạo của Trung Quốc, quan hệ giữa các nước lớn ở biển Đông, luật pháp quốc tế cũng như triển vọng tương lai ở biển Đông đã được mang ra thảo luận.
Ngoài các chuyên gia tới từ Hoa Kỳ, Philippines và Australia, các nhà nghiên cứu Trung Quốc cũng có mặt tại diễn đàn.
Tuy nhiên, tin cho hay, quan điểm về biển Đông của các học giả tới từ quốc gia láng giềng phương bắc của Việt Nam “đều bị phản bác”.
Truyền thông trong nước không kiêng dè trong việc chỉ trích các chuyên gia Trung Quốc với những hàng tít như: “Học giả Trung Quốc ngụy biện” hay “Học giả Trung Quốc lại xuyên tạc về biển Đông”.
Mình lấy tiếng nói chung của các học giả trên toàn thế giới để minh chứng cho cái việc là thực hiện của Trung Quốc có những điều chưa phù hợp đối với luật pháp quốc tế rồi những cam kết như Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, DOC.
Ông Trần Đức Long.
Báo chí Việt Nam cũng cho rằng những nhà nghiên cứu Trung Quốc “tung hỏa mù” khi cho rằng không chỉ Bắc Kinh mà cả Việt Nam hay Philippines cũng tôn tạo các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo.
Về những ý kiến trái chiều đưa ra tại hội thảo, Phó Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam nói:
“Mình lấy tiếng nói chung của các học giả trên toàn thế giới để minh chứng cho cái việc là thực hiện của Trung Quốc có những điều chưa phù hợp đối với luật pháp quốc tế rồi những cam kết như Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông, DOC”.
Trong khi đó, vấn đề biển Đông thời gian gần đây thường là chủ đề hàng đầu mà các nhà lãnh đạo Việt Nam đề cập tới khi đi công du nước ngoài nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
Hôm nay, trong khi thăm Đức, Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang bày tỏ mong muốn rằng Quốc hội Đức “tiếp tục có tiếng nói mạnh mẽ ủng hộ quan điểm, lập trường của Việt Nam và ASEAN trong vấn đề biển Đông”.
Trước đó, hôm 21/11, phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ở Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng “việc bồi đắp, tôn tạo và xây dựng quy mô lớn các đảo, đá và các hoạt động đơn phương khác ở biển Đông đang gây ra những hệ lụy nghiêm trọng, xói mòn lòng tin, có thể dẫn đến nguy cơ xung đột trên biển...”.
Cũng liên quan tới biển Đông, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hôm nay chỉ trích vụ kiện Bắc Kinh của Philippines ở Tòa trọng tài quốc tế ở La Haye, Hà Lan, nói rằng đó không phải là một nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp mà là “một sự khiêu khích chính trị dưới vỏ bọc luật pháp”.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân hôm 22/11 cũng cáo buộc Mỹ đang “khiêu khích chính trị” đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng các cơ sở quân sự và dân sự trên các đảo nhân tạo mà quốc gia này xây dựng trên biển Đông.
Ngoài việc triển khai một tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường tới gần các hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng, Washington đầu tháng này phái các máy bay ném bom B-52 bay tới gần một số đảo.
Ông Lưu Chấn Dân nói rằng những hành động đó “đã vượt ra ngoài khuôn khổ của tự do hàng hải”.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh

Biển Hoa Đông: Không quân Trung Quốc thị uy, phi cơ Nhật nghênh chiến

 

Biển Hoa Đông: Không quân Trung Quốc thị uy, phi cơ Nhật nghênh chiến

mediaChiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc. Ảnh chụp nhân cuộc thao diễn chung với Thái Lan, ngày 24/11/2015.Reuters
Nhật Bản hôm 27/11/2015 đã cho các phi cơ tiêm kích cất cánh khẩn cấp sau khi một phi đội gồm 11 chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát các đảo trên Biển Hoa Đông, mà Bắc Kinh nói là "diễn tập".
Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc, gồm tám oanh tạc cơ và ba phi cơ trinh sát, hôm qua đã lướt gần Miyako và Okinawa tuy chưa xâm phạm không phận Nhật Bản. Theo Bộ Quốc phòng Nhật, một số chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay vào giữa hai hòn đảo này, số khác bay sát các đảo kế cận.
Ông Thân Tiến Khoa (Shen Jinke), phát ngôn viên không quân Trung Quốc tuyên bố nhiều loại máy bay, trong đó có oanh tạc cơ H-6K, hôm qua đã tham gia hoạt động được gọi là « diễn tập » trên bầu trời phía tây Thái Bình Dương. Tân Hoa Xã dẫn lời ông này nói rằng, các cuộc tập trận ngoài khơi giúp cải thiện khả năng chiến đấu tầm xa của phi cơ Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri Shimbun nhận định, điều bất thường là Trung Quốc lại điều cả một phi đội đông đảo như vậy bay sát không phận Nhật Bản, và Bộ Quốc phòng Nhật đang phân tích để tìm hiểu mục đích của Bắc Kinh.
Nhật Bản hàng năm phải cho các phi cơ tiêm kích cất cánh khẩn cấp hàng trăm lần để bảo vệ không phận của mình trước Trung Quốc và cả với Nga.
Sự cố này diễn ra tại Biển Hoa Đông trong lúc tình hình vẫn đang nóng lên ở Biển Đông, sau khi Hoa Kỳ cho chiến hạm USS Lassen đi vào trong vùng 12 hải lý gần đảo nhân tạo do Bắc Kinh bồi đắp ở Trường Sa. Trung Quốc tự cho là có chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, nhưng Hoa Kỳ luôn bác bỏ các yêu sách đó. Để tìm cách xác quyết chủ quyền, từ một năm qua Trung Quốc đã ồ ạt đào đắp các rạn san hô thành đảo nhân tạo, xây lên hải cảng, phi đạo và nhiều công trình kiên cố.
Trong bối cảnh căng thẳng với các nước láng giềng, Trung Quốc đang chuẩn bị cải tổ quân đội với việc tăng cường sự kiểm soát của đảng, giảm bớt 300.000 quân. Ông Mathieu Duchâtel, phó giám đốc chương trình châu Á và Trung Quốc của Hội đồng Châu Âu nhận định :
« Đây không phải là việc giảm quân số quy mô nhất trong lịch sử đương đại. Tuy nhiên nó còn đi xa hơn so với tất cả những gì chúng ta biết được từ trước đến nay, đó là việc tổ chức lại trong nội bộ quân đội.
Số lượng các quân khu sẽ giảm, từ bảy còn bốn quân khu : Bắc, Nam, Đông, Tây. Có hai mục tiêu, trong đó mục tiêu chính là hiện đại hóa quân đội. Điều này không có gì mới, từ ba chục năm qua Trung Quốc đã tích lũy được nhiều nguồn lực, ngân sách, có được sự ủng hộ về chính trị trong việc hiện đại hóa đội quân của mình.
Thử thách lớn thứ hai của cải cách là có được những cơ quan kiểm toán, giám sát, kiểm soát chi tiêu, đấu tranh chống tham nhũng - mà ai cũng biết là quy mô lớn như thế nào trong quân đội.
Vấn đề an ninh là ưu tiên tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, hồ sơ Đài Loan luôn đè nặng lên chính sách đối ngoại của Trung Quốc, rồi sự cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ…tất cả đều đóng vai trò quan trọng đối với quân đội Trung Quốc. Và hiện đại hóa thì cần phải chi tiêu, mua sắm, cải tổ cơ cấu để hoạt động hiệu quả hơn. »



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Saturday, 28 November 2015

Biển Đông : Trung Quốc phản đối kế hoạch tập trận chung Mỹ-Nhật


Biển Đông : Trung Quốc phản đối kế hoạch tập trận chung Mỹ-Nhật

media
Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Trường Sa. Ảnh vệ tinh tháng 5/2015.Reuters
Trung Quốc phản đối kế hoạch của Nhật Bản và Hoa Kỳ tiếp tục tiến hành tập trận chung ở Biển Đông, vùng biển mà Bắc Kinh khẳng định chủ quyền gần như toàn bộ.
Ngày 25/11/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương, đô đốc Harry Harris vừa loan báo hai nước sẽ tiếp tục các cuộc tập trận chung ở Biển Đông, « nhằm chứng minh quan hệ chặt chẽ giữa hai đồng minh ». 

Đối với ông Nakatani, với chiến dịch tuần tra vào tháng trước của chiến hạm USS Lassen trong phạm vi 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa, Mỹ đang đi đầu trong các nỗ lực của quốc tế « nhằm đảm bảo hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển ». 
Trong cuộc họp báo ngày 26/11/2015 tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi tuyên bố Trung Quốc « khuyên các nước có liên quan đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và ổn định, thay vì biểu dương lực lượng, gây căng thẳng và thúc đẩy quân sự hóa vùng Biển Đông ». 

Cũng liên quan đến Biển Đông, trong một bản tin phổ biến ngày 26/11/2015 tại La Haye, nơi đặt trụ sở Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc, Philippines tố cáo các hoạt động bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đe dọa đến môi trường hải dương ở vùng này. Phát ngôn viên phủ Tổng thống Philippines trích lời giáo sư Mỹ Kent Carpenter báo động rằng mức độ tàn phá các rạn san hô do hoạt động xây đảo nhân tạo của Trung Quốc « đã gần đến thảm họa ». 
Giáo sư Carpenter là một trong hai chuyên gia mà Philipines đưa ra điều trần trước Tòa án Trọng tài ngày 26/11/2015. Đây là ngày cuối cùng trong loạt điều trần thứ nhất trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông. Loạt điều trần thứ hai sẽ bắt đầu ngày 30/11/2015. 

Cũng về Trung Quốc, không quân nước này vừa loan báo các oanh tạc cơ và các chiến đấu cơ phản lực khác đã bay ngang qua eo biển giữa các đảo của Nhật Bản trên đường đến Tây Thái Bình Dương. Các phi cơ này cũng đã bay tuần tra ở vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh đã đơn phương thiết lập ở vùng biển Hoa Đông.

Trung Quốc bỏ tù ba nhà đấu tranh chống kiểm duyệt báo chí

mediaẢnh minh họa.REUTERS
Bắc Kinh tiếp tục trấn áp các tiếng nói chỉ trích chế độ. Tòa án Quảng Châu, phía nam Trung Quốc ngày 27/11/2015 kết án tù ba nhà đấu tranh, với tội danh ủng hộ biểu tình chống kiếm duyệt báo chí.

Theo tường thuật của luật sư Trương Lỗi, ba nhà đấu tranh Quách Phi Hùng, Lưu Diên Đông và Tôn Đức Thắng theo thứ tự lãnh án 6 năm, 3 năm và 2 năm rưỡi tù giam. Tòa án Quảng Châu cáo buộc cả ba người này “tụ tập đám đông gây rối trật tự công cộng”, một tội danh thường được sử dụng tại Trung Quốc để kết án tù các nhà đấu tranh và những người biểu tình.

Vào tháng Giêng năm 2013 cả ba người nói trên đã tham gia vào các cuộc biểu tình ủng hộ tờ báo Nam Phương Chu Mạt ở Quảng Châu. Tuần báo này đã bị kiểm duyệt do bài xã luận đăng dịp Tết Nguyên đán, kêu gọi bảo đảm các quyền chính trị tại Trung Quốc. Ông Quách Phi Hùng đã bị bắt vào tháng 8 cùng năm.

Theo quan sát của phóng viên AFP tại chỗ, do vụ việc có tính chất nhạy cảm, hàng chục nhân viên cảnh sát, trong đó có nhiều người mặc thường phục đã chặn lối vào tòa án, sau khi có lời kêu gọi của nhiều nhà đấu tranh trên trang mạng Twitter.

Luật sư Trương Lỗi, bào chữa cho ông Quách Phi Hùng đã giận dữ đánh giá các quyết định trên của tòa án là “một quyết định kỳ quặc trong lịch sử ngành tư pháp nhân loại. Hơn bao giờ hết chúng ta bị mang tiếng xấu”.
Rất nhiều tổ chức đấu tranh khác cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các bản án đưa ra. Tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Right Watch xem phiên xử là “một trò hề”. Còn đối với Ân xá Quốc tế Amnesty International thì đó là “một ngày đen tối cho các nhà đấu tranh tự do ngôn luận và dân chủ”.

Đảng Cộng sản Trung Quốc cải tổ sâu rộng quân đội

media
Chủ tịch Trung Quốc trong lễ duyệt binhReuters
Trung Quốc sẽ tiến hành cải tổ sâu rộng cơ cấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân, nhằm gia tăng sự kiểm soát của Đảng Cộng sản lên lực lượng quân sự này. Đây được coi là đợt cải tổ quy mô nhất kể từ khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập năm 1949.

Trong một thời gian dài, các lực lượng võ trang của Trung Quốc vẫn gặp hai vấn đề chủ yếu đó là thiếu hiệu quả và tham nhũng, ngay cả vào lúc Bắc Kinh đang hiện đại hóa quân sự, xác quyết mạnh mẽ hơn chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nơi mà Trung Quốc tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
Trong chiến dịch chống tham nhũng do Chủ tịch Tập Cận Bình phát động, mà những người chỉ trích ông cho là một chiến dịch thanh trừng nội bộ trá hình, ngay cả các tướng lãnh trong quân đội Trung Quốc cũng bị hạ bệ cùng với nhiều sĩ quan cao cấp khác, như trường hợp của tướng Từ Tài Hậu, nguyên Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Theo Tân Hoa Xã, tại một cuộc họp kín quy tụ hơn 200 quan chức cao cấp của chính phủ và quân đội, vừa kết thúc hôm 26/11/2015, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố : « Sự lãnh đạo tối cao cao và quyền chỉ huy quân đội phải được tập trung tốt hơn dưới sự quản lý của Đảng và Quân ủy Trung ương ».
Trên thực tế, tại Trung Quốc, quân đội là nhánh vũ trang của Đảng Cộng sản hơn là của Nhà nước. Chủ tịch Tập Cận Bình cũng đã nhắc lại rằng, chính là dưới sự lãnh đạo của Đảng mà quân đội Trung Quốc đã phát triển « từ nhỏ tới lớn, từ yếu tới mạnh và từ chiến thắng này đến chiến thắng khác ».
Tân Hoa Xã cho biết là trong cuộc họp vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc đã quyết định sẽ thành lập các vùng chiến thuật mới và các bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp, thay thế cho 7 vùng chiến thuật hiện có. Các vùng chiến thuật hiện nay có các cơ cấu chỉ huy riêng và trách nhiệm hành chính riêng.
Để góp phần « nhổ tận gốc » nạn tham nhũng trong quân đội Trung Quốc một cơ quan kỷ luật mới sẽ được thiết lập trong quân đội, cùng với một cơ quan kiểm toán.

Cũng trong chiều hướng cải tổ quân đội, Tập Cận Bình đã nhắc lại thông báo mà ông đã đưa ra vào tháng 9 vừa qua, đó là cắt giảm 300 000 binh lính từ quân số 2,3 triệu người hiện nay. Nhưng lãnh đạo họ Tập khẳng định rằng Trung Quốc nay đã chuyển từ một nước rộng lớn thành một nước « vừa rộng lớn, vừa hùng mạnh ».

Vào lúc mà Bắc Kinh gây lo ngại cho nhiều nước láng giềng với việc ráo riết xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông, Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm nay tuyên bố rằng chính sách quốc phòng của Bắc Kinh sẽ vẫn « mang tính phòng thủ về bản chất ». Nhưng trên thực tế, việc thành lập bộ chỉ huy tác chiến hỗn hợp, quân đội Trung Quốc sẽ ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu hơn.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Friday, 27 November 2015

Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ 'giật dây'?


Phiên xử Biển Đông: Anh bị TQ 'giật dây'?

  • 26 tháng 11 2015
Ông Tập Cận Bình thăm Anh vào tháng trước và được đón tiếp long trọng.
Anh đã chính thức yêu cầu là “nhà quan sát trung lập” trong vụ xử Philippines kiện Trung Quốc về đường chín đoạn tại phiên tòa ở The Hague.
Bộ Ngoại giao Anh nói động thái ngoại giao này là can dự thông thường đối với sự vụ hàng hải quốc tế.
Tuy nhiên, thời điểm Bộ Ngoại giao Anh quan tâm tới tranh chấp lãnh thổ Trường Sa cho thấy có khả năng bị Trung Quốc chi phối, theo báo The Guardian tại Anh.
“Thời điểm đưa ra yêu cầu này có thể xem là Bắc Kinh đề nghị London tham gia với tư cách bên trung gian trong bối cảnh có căng thẳng về quân sự giữa Trung Quốc, Philippines, các nước châu Á và thậm chí cả Hoa Kỳ.
"Động thái của Anh khiến Philippines ngạc nhiên, tạo đồn đoán tằng việc London tham gia là có sự phối hợp với Bắc Kinh sau chuyến thăm Anh của Chủ tịch Tập Cận Bình vào tháng trước," bài của báo này bình luận.
Anh bấy lâu nay nay không thể hiện lập trường đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền tại các đảo và bãi đá tại Biển Đông.
Ngày 24/11, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, đã bắt đầu phiên đầu tiên sau khi thụ lý đơn của Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Phiên điều trần kín dự kiến kéo dài đến 30/11 với sự tham gia của các quan sát viên từ Nhật Bản, Singapore, Úc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam.
Báo The Guardian nói họ tin là Hoa Kỳ đã khước từ yêu cầu của Anh đề nghị được quan sát phiên xử vì Anh không có dính líu gì tới chủ quyền lãnh thổ tại khu vực này.
Hiện chưa rõ Bộ Ngoại giao Anh định quan sát toàn bộ phiên xử hay không.
Thủ tướng Anh thăm Hà Nội vào cuối tháng Bảy năm 2015.
Hồi tháng Tám năm nay Ngoại trưởng Anh kêu gọi tự do hàng hải và hàng không tại khu vực có tranh chấp ở Biển Đông nhưng không chỉ trích Trung Quốc.
Ông Philip Hammond nói rằng Anh quan tâm rất nhiều tới sự ổn định tại Biển Đông và không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền.
"Chúng tôi muốn việc tuyên bố chủ quyền được giải quyết bằng các biện pháp thông qua luật lệ chứ không phải sức mạnh, theo cách phù hợp với ổn định và hòa bình lâu dài cho khu vực, tự do đi lại trên biển và trên không, và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông Hammond nói trước cử tọa là sinh viên tại Bắc Kinh.
Hồi giữa năm 2014, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ đã nói chuyện với Trung Quốc để nêu quan ngại về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 trên Biển Đông.
Quốc vụ Khanh của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Hugo Swire khi đó ra tuyên bố nói việc hạ đặt giàn khoan ở “vùng biển tranh chấp” đã dẫn tới “căng thẳng gia tăng” trên biển và rằng Anh đã “nêu vấn đề với chính phủ Trung Quốc ở cấp bộ”.
Trong chuyến thăm Anh hồi đầu năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với Thủ tướng David Cameron rằng Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Anh trong các lĩnh vực quốc phòng và an ninh.
Về vấn đề tranh chấp trên Biển Đông, Tuyên bố chung của hai bên chỉ lặp lại những lập trường quen thuộc như ‘đảm bảo tự do hàng hải’ và ‘giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế’.

 

Vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông : Anh muốn làm « quan sát viên trung lập ».

media
Một tàu treo cờ Philippines ở Biển Đông, khu vực Trường Sa, ngày 29/03/2015.Reuters

Theo báo The Guardian, số ra ngày hôm qua, 25/11/2015, Bộ Ngoại giao Anh Quốc, vào ngày 23/11 đã chính thức đề nghị được tham gia vụ Philipines kiện các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông, với tư cách « quan sát biên trung lập ».Đề nghị này làm cho Philippines lo ngại và gây nghi ngờ là Luân Đôn chịu sức ép của Bắc Kinh.

Theo giải thích của Luân Đôn, mặc dù Anh không có lợi ích lãnh thổ gì ở vùng biển này, nhưng việc đề nghị được tham gia phiên tòa là một hành động thông thường trong các vụ kiện tụng liên quan đến hàng hải quốc tế.

Thế nhưng, thời điểm mà Anh Quốc đưa ra đề nghị này ngay lập tức đã làm dấy lên những nghi ngờ là có thể Bắc Kinh đã kêu gọi Luân Đôn tham gia nhiều hơn vào hồ sơ tranh chấp chủ quyền và lãnh thổ ở Biển Đông giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á.

Trong hồ sơ tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, đầu năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye. Bắc Kinh từ chối tham gia vụ kiện vì cho rằng Tòa không có thẩm quyền xét xử. Trong thời gian qua, Tòa đã nhiều lần tổ chức các cuộc điều trần để Manila trình bầy quan điểm và lập luận của mình.

Vào lúc Anh chính thức xin quy chế « quan sát viên trung lập », thì Hoa Kỳ lại từ chối quy chế này vì không có dính líu đến các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Không rõ là Bộ Ngoại giao Anh có tham dự, theo dõi toàn bộ quá trình xét xử hay không. Cho đến nay, Luân Đôn không đứng về bên nào trong các tranh chấp ở Biển Đông khu vực này.

Theo bình luận của báo The Guardian, động thái của Bộ Ngoại giao Anh Quốc làm cho Philipines ngạc nhiên và làm xuất hiện giả thuyết là Luân Đôn phối hợp hành động với Bắc Kinh trong hồ sơ Biển Đông, sau chuyến thăm Anh Quốc vào tháng trước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Việc Anh Quốc nồng nhiệt và trọng thị đón tiếp nguyên thủ Trung Quốc đã mở ra một thời kỳ mới trong quan hệ ngoại giao và thắt chặt quan hệ kinh tế song phương.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Biển Đông : Manila phản bác quy chế đảo của nhiều thực thể địa lý


Biển Đông : Manila phản bác quy chế đảo của nhiều thực thể địa lý

media
Tàu tuần duyên của Trung Quốc chặn một tàu tiếp liệu của Philippines trên Biển Đông ngày 29/03/ 2014.REUTERS/Erik De Castro/Files

Trong ngày điều trần thứ hai hôm qua, 25/11/2015, trước Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye, đại diện Philippines đã lần lượt bác bỏ quy chế hải đảo mà Trung Quốc áp dụng cho các thực thể địa lý mà họ chiếm đóng và bồi đắp tại Biển Đông.
Trả lời đài truyền hình Mỹ CNN, phó phát ngôn của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cho biết là phái đoàn Philippines đã tập trung phản bác các lập luận Trung Quốc dùng để biện minh cho yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông.
Giáo sư luật quốc tế Philippe Sands thuộc trường đại học University College London xác định rằng các thực thể như Vành Khăn (Mischief Reef), Xu Bi (Subi Reef), Ken Nan (Mckennan Reef), Ga Ven (Gaven Reef), và cả Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), hiện do Philippines kiểm soát, đều là bãi cạn lúc chìm lúc nổi (low-tide elevation), căn cứ theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Do vậy, các thực thể này không được hưởng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
Luật gia quốc tế Lawrence Martin cũng lập luận rằng trong bản tiếng Hoa, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh của UNCLOS, điều 121 nói rõ là các thực thể thuộc diện đá không thể được hưởng các quyền về lãnh hải, cho dù Trung Quốc đã xây dựng công trình trên các thực thể đó.
Luật gia Martin cũng nhấn mạnh rằng để được công nhận là đảo, một thực thể địa lý phải có khả năng tự thân duy trì đời sống của con người trên đó.
Các hành động cản trở sinh hoạt bình thường của ngư dân trên biển trong khu vực tranh chấp và hủy hoại môi trường tự nhiên do Trung Quốc tiến hành cũng bị phái đoàn Philippines đả kích.
Theo lời bà Valte, Giáo sư Sands đã nêu bật các hành vi can thiệp của Trung Quốc, ngăn không cho Philippines thực hiện các quyền chủ quyền của mình đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông và được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép.
Giáo sư Sands dẫn ra ví dụ về các vụ công ty tư nhân bị Trung Quốc ngăn cản không cho thăm dò dầu khí, cũng như các vụ ngư dân Philippines ở vùng bãi cạn Scarborough bị lực lượng tuần duyên Trung Quốc sách nhiễu.
Phía Philippines cũng cho rằng các hoạt động nạo vét của Trung Quốc tại Biển Đông đang gây tổn hại cho môi trường. Một đoạn video minh họa đã được trình chiếu trước tòa, cho thấy rõ là đáy biển bị hủy hoại ra sao khi bị một tàu cuốc nạo vét để hút cát chuyển đến một nơi khác. Đây là loại công cụ được Trung Quốc sử dụng trong hoạt động xây dựng gần đây tại Trường Sa.
Bên cạnh các yếu tố nêu trên, phái đoàn Philippines vẫn tập trung vạch trần tính chất vô căn cứ của các yêu sách chủ quyền « lịch sử » mà Trung Quốc viện ra. Một bản đồ từ năm 1784 đã được trình bày để chứng minh rằng bãi cạn Scarborough đang bị Trung Quốc chiếm đóng luôn luôn thuộc chủ quyền Philippines.




__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông


Nhật Bản và Mỹ đồng ý tập trận chung tại Biển Đông

media
Một máy bay huấn luyện của hải quân Nhật bay từ Tokyo đến Manila.Reuters

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Tư lệnh lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương vừa đồng ý tiếp tục các cuộc tập trận hỗn hợp song phương, và nhất là phát huy các cuộc tập trận ở Biển Đông với các nước Đông Nam Á, giúp các nước này tăng cường năng lực trên biển.

Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, thỏa thuận giữa Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và Đô Đốc Mỹ Harry Harris vào hôm 24/11/2015, nhằm chứng minh quan hệ chặt chẽ giữ hai đồng minh sau khi Tokyo thông qua luật mới về an ninh và quốc phòng, nhằm đối phó với Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán trên biển.

Một quan chức Nhật Bản tiết lộ rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã tuyên bố ủng hộ chiến dịch tuần tra vào tháng trước của chiến hạm Mỹ USS Lassen, bên trong vùng 12 hải lý chung quanh một hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Trường Sa. Đối với ông Nakatani, Mỹ đã đi đầu ttrong các nỗ lực của quốc tế nhằm đảm bảo hòa bình và quyền tự do đi lại trên biển.

Cũng theo nguồn tin trên, hai ông Nakatani và Harris đã đồng ý đẩy mạnh các tập trận song phương Mỹ-Nhật và ba bên cùng với Úc. Ngoài ra, Mỹ và Nhật cũng nhất trí đẩy mạnh cuộc tập trận chung với các nước Đông Nam Á.

Trung Quốc đang áp đặt chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp đòi hỏi của Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia và Đài Loan. Gần đây, tốc độ và quy mô các công trình bồi đắp đảo nhận tạo mà Bắc Kinh tiến hành tại vùng Trường Sa đã khiến cho các láng giềng Đông Nam Á nhỏ bé hơn Trung Quốc lo ngại.

Mặc dù không trực tiếp tham gia vào tranh chấp, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã kêu gọi duy trì quyền tự do hàng hải và chỉ trích bất kỳ nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng Biển Đông, điều mà Trung Quốc đã và đang làm với việc xây dựng đảo nhân tạo tại vùng Trường Sa.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

Thursday, 26 November 2015

Biển Đông : Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh ở tòa quốc tế

 

http://kyvancuc.files.wordpress.com/2011/01/h-26.jpg

Biển Đông : Manila bác bỏ chủ quyền lịch sử của Bắc Kinh ở tòa quốc tế

media
Dân Philippines biểu tình trước toà lãnh sự Trung Quốc tại Makati, Manila - REUTERS /Ezra Acayan

Trong ngày khai mạc phiên điều trần mới tại Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về đơn Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách chủ quyền quá đáng trên Biển Đông, đại diện Manila vào hôm qua, 24/11/2015 đã bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền lịch sử đối với Biển Đông. Các luật sư của Philippines cho rằng Trung Quốc không thể chỉ dựa vào các sự kiện lịch sử và bản đồ cổ để đòi chủ quyền ở Biển Đông.

Theo báo Singapore The Straits Times, trong một bức thư gửi từ La Haye, bà Abigail Valte, phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết là ông Paul Reichler, một luật sư của phía Philippines, đã lý luận rằng cái mà Trung Quốc cho là chủ quyền lịch sử của họ tại Biển Đông « không hề tồn tại » căn cứ vào Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Trung Quốc đã đánh dấu « chủ quyền » lịch sử của họ bằng một đường chín đoạn từ đảo Hải Nam tỏa xuống tận Indonesia, thâu tóm gần như toàn bộ diện tích 3,5 triệu km2 của Biển Đông, bất chấp sự kiện là có vùng biển xa lục địa Trung Quốc đến 1.611km nhưng lại sát cạnh Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan.

Một luật sư khác đại diện cho Philippines, ông Andrew Loewenstein, đã cho rằng kể cả khi có chủ quyền trên các vùng biển đảo họ yêu sách, Trung Quốc đã « không đáp ứng được các điều kiện về việc xác lập (tuyên bố chủ quyền) ».
Theo luật sư Loewenstein, Trung Quốc đã không hành xử « quyền độc quyền kiểm soát trong một thời gian dài » tại vùng Biển Đông. Ông đã trình ra 8 tấm bản đồ, trong đó có một tấm có từ thời nhà Minh, cho thấy là vùng nằm bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc chưa bao giờ được ghi nhận là lãnh thổ Trung Quốc.
Phiên điều trần lần này tại La Haye sẽ kéo dài cho đến thứ hai 30/11. Dù không mở ra cho công chúng, nhưng các quan sát viên đến từ Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Singapore, Thái Lan, Nhật Bản và Úc được vào dự khán.


Biển Đông : Nhật Bản chưa tuần tra nhưng sẵn sàng yểm trợ Mỹ

mediaJapan's Defense Minister Gen Nakatani attends the plenary session for a vote on security bills at the Upper House of the parliament in Tokyo, Japan, September 19, 2015.REUTERS/Toru Hanai
Tokyo hiện không có kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra vì quyền tự do hàng hải như Mỹ đang thực hiện gần các đảo nhân tạo Trung Quốc vừa bồi đắp tại Biển Đông. Cho dù vậy, ngày 24/11/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết là Tokyo vẫn tích cực dấn thân vào khu vực bằng cách riêng của mình, trong lúc Tư lệnh Hải quân Nhật khẳng định lực lượng của ông sẵn sàng hành động khi được lệnh.

Trả lời báo chí nhân chuyến ghé thăm Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, đặt tại Hawaii, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakatani xác nhận : « Hiện thời chúng tôi không có bất kỳ kế hoạch cụ thể nào để liên tục giám sát (Biển Đông) ».

Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật đã nhấn mạnh đến tính chất chặt chẽ của liên minh quân sự Mỹ-Nhật mà « không ai có thể xem thường », và cả hai bên đều có chung cam kết là bảo đảm an ninh và hòa bình cho khu vực châu Á.
Đối với ông Gen Nakatani, Nhật Bản đã góp phần củng cố sự ổn định ở Biển Đông bằng cách giúp các nước Đông Nam Á xây dựng năng lực trên biển. Một cách cụ thể, tháng 10 vừa qua, Tokyo đã đồng ý cấp 1,66 tỷ đô la cho Việt Nam trong lãnh vực an toàn hàng hải và hứa cấp thêm tàu tuần tra – đã qua sử dụng - cho Việt Nam, mà một số chiếc đã được bàn giao.

Trong cùng một chiều hướng với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Phó Đô đốc Yasuhiro Shigeoka, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản khẳng định rằng lực lượng của ông có đầy đủ năng lực tuần tra bên cạnh Mỹ khi được yêu cầu, nhưng hiện « chưa nhận được chỉ thị cụ thể nào về việc làm một điều gì đó tại Biển Đông ».

Thế nhưng, phát biểu nhân một cuộc họp báo chung với Phó Đô đốc Joseph Aucoin, Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ sau một cuộc tập trận hải quân song phương, ông Shigeoka cho biết là lực lượng Nhật Bản vẫn đang tập huấn cùng với Hải quân Mỹ, để sẵn sàng hành động khi được lệnh.

Tuyên bố của Tư lệnh Hải quân Nhật được đưa ra vào lúc xẩy ra căng thẳng giữa Trung Quốc và một số láng giềng trên vấn đề quyền tự do hàng hải ở Biển Đông và các hành động áp đặt chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trong khu vực.
Theo các thông tin báo chí, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Manila vào tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đề nghị Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe xem xét khả năng tiến hành các cuộc tuần tra đa phương trong các vùng biển tranh chấp.

Hãng tin Mỹ AP còn cho biết là hôm Chủ nhật 22/11, nhân các Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Abe đã bày tỏ với khối ASEAN thái độ « quan ngại sâu đậm » của Nhật Bản trước việc Trung Quốc quân sự hóa các đảo nhân tạo tại Trường Sa.
Thủ tướng Nhật Bản xác nhận là trước mắt nước ông chưa có kế hoạch cùng tham gia tuần tra với Mỹ tại Biển Đông để phát huy quyền tự do hàng hải, thế nhưng theo AP, ông Abe không loại trừ tiến hành công việc này trong tương lai.

__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh <

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List