Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 11 April 2015

Việt Cộng ĐÓN TIẾP Mỹ NGUY ....Hai tàu khu trục của Mỹ cập cảng Đà Nẵng



Sujet :
[ Fw: Hai tàu khu trục của Mỹ cập cảng Đà Nẵng
Date :
Mon, 6 Apr 2015 17:28:02 +0000 (UTC)
De :
Tran Ngoc Toan 





Kho Lưu trữ tội ác của ngụy quân Sài Gòn và Mỹ
https://www.facebook.com/toiacmynguy


Việt Cộng ĐÓN TIẾP Mỹ NGUY để làm gì ?



TNT

On Monday, April 6, 2015 11:25 AM, Hiep Dang <> wrote:

Thứ hai, 6/4/2015 | 17:46 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebookChia sẻ bài viết lên twitterChia sẻ bài viết lên google+|

Hai tàu khu trục của Mỹ cập cảng Đà Nẵng

Trưa 6/4, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth (LCS 3) của Hải quân Mỹ đã cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị và các hoạt động huấn luyện với Hải quân Việt Nam trong vòng 5 ngày.
 
Tàu tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG 62) dài 154m, rộng 20m, chiều cao mớn nước 9,2m, chiều cao từ vạch ngấn nước 45m, tầm nhìn từ đài chỉ huy xa 12 hải lý, lượng dãn nước 8.315 tấn. USS Fitzgerald (DDG-62) được triển khai hoạt động từ tháng 10/1995. Năm 2004, tàu được công bố là một trong 15 tàu khu trục có khả năng đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo toàn cầu.

 
Tàu có bãi đỗ trực thăng ở phía boong sau. Đây là tàu nằm trong liên đội tàu khu trục (DESRON) của Hải quân Mỹ. Chuyến thăm lần này trong khuôn khổ giao lưu thường niên lần thứ 6 giữa Hải quân hai nước, kéo dài đến hết ngày 10/4.

 
Ngay khi cập cảng, các thủy thủ nhanh chóng cột neo tàu. Sĩ quan phụ trách 2 tàu thăm Đà Nẵng lần này là đại tá Lê Bá Hùng, người Mỹ gốc Việt, phó Tư lệnh biên đội tàu khu trục số 7 của DESRON.

 
Khoảng 400 thủy thủ đến Đà Nẵng từ hai tàu khu trục của Mỹ. Cùng với các hoạt động trao đổi kỹ năng quân y, tìm kiếm cứu nạn, an ninh hàng hải, hội thảo về luật biển,... thủy thủ đoàn còn có các hoạt động giao lưu, biểu diễn ca nhạc.
USS Fitzgerald được thiết kế với mục đích phòng vệ. Toàn bộ tàu được làm bằng thép và sử dụng động cơ tua-bin khí. Hệ thống radar hiện đại trên USS Fitzgerald (DDG 62), gồm radar tìm kiếm máy bay, tìm kiếm trên mặt biển, định vị hàng hải, định vị siêu âm dưới nước.





 
Sức mạnh của USS Fitzgerald (DDG 62) chính là hệ thống vũ khí hiện đại. Tàu có một giá súng MK 45/MOD 2 5'/54 CAL, các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, tên lửa hành trình TOMAHAWK, hoặc hệ thống phóng ngư lôi thẳng đứng ASROC...

 
Ngoài súng và hệ thống phóng tên lửa ở mũi tàu, chiến hạm này còn giàn phóng tên lửa phía sau tàu cùng các bệ phóng tên lửa chống tàu, hệ thống vũ khí tầm gần, bệ phóng ngư lôi bên sườn tàu.

 
Tàu tác chiến gần bờ USS Fort worth (LCS 3) dài 119m, rộng 18,1m, chiều cao từ mớn nước là 4,6m, tốc độ hơn 74km/h.  USS Fort Worth là loại tàu chiến đấu ven biển (LCS) có kích cỡ nhỏ, lớp Freedom, có thể hoạt động ở tốc độ thấp phù hợp với các chiến dịch ven biển hoặc di chuyển nhanh để tránh hoặc truy đuổi tàu nhỏ, tàu ngầm. Tàu do Lockheed-Martin phát triển và được bàn giao cho Hải quân Mỹ tháng 9/2012.

 
Fort Worth có các khả năng chiến đấu và độ linh hoạt cao trong hoạt động với các nhiệm vụ tập trung như phá mìn, tác chiến chống tàu ngầm, tàu nổi. Bên trong tàu có khoang chứa máy bay, trong đó có cả máy bay không người lái. Các công cụ tác chiến chống tàu ngầm bao gồm máy bay MH 60R mang theo thiết bị phát hiện ngầm, phao âm, ngư lôi, thiết bị định vị thủy âm ở độ sâu khác nhau. Máy bay MH 60S với khả năng phát hiện và vô hiệu hóa mìn, hệ thống điều khiển từ xa đa năng...

 
Bên trong và hai bên mạn tàu trang bị nhiều xuồng cao tốc, phục vụ cho việc tác chiến, đổ bộ. Cứ sau 4 tháng, thủy thủ trên tàu lại được thay thế một lần. Việc này giúp kéo dài gian hoạt động hơn 6 tháng so với tàu USS Freedom (LCS 1) và gấp đôi so với các tàu chiến thông thường,  giảm sự mệt mỏi của thủy thủ đoàn trong 16 tháng triển khai trên biển.

 
Fort Worth được trang bị hệ thống pháo Bofors Mk 110 cỡ nòng 57mm. Hệ thống pháo này có chức năng kép, bắn tự động, sử dụng đạn Bofors 57mm 3P tự lập trình cho mục tiêu, cho phép 3 chế độ bắn. Tàu chiến này còn được trang bị 21 tên lửa RIM-116 Rolling Airfram, ...

 
Tháng 11 năm ngoái tàu đã được triển khai tới Singapore trong nhiệm vụ triển khai luân phiên, nhằm củng cố chính sách "xoay trục" chiến lược của Hải quân Mỹ tới Thái Bình Dương. Ngày 31/12/2014 tàu được phái từ Singapore tới Biển Java để tham gia tìm kiếm máy bay mang số hiệu 8501 của AirAsia Indonesia, rơi trước đó ba ngày, khiến toàn bộ những người trên khoang thiệt mạng.

 
Tại lễ đón tàu, đại diện Hải quân Việt Nam đánh giá cao chuyến thăm hữu nghị, đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ của hai tàu chiến Mỹ, nhằm thắt chặt hơn nữa hợp tác lâu dài, cùng phát triển giữa Việt Nam và Mỹ.

Nguyễn Đông


Đại tá gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy 2 chiến hạm Hoa Kỳ tới Đà Nẵng



 04/06/2015 

Sáng ngày 6 tháng 4, Hải quân Cộng sản Việt Nam đã tổ chức lễ đón mừng trọng thể khu trục hạm USS Fitzgerald và tàu tác chiến gần bờ USS Fort Worth với trên 400 thủy thủ cập bến hải cảng Tiên Sa, Đà Nẵng.

Chuyến thăm Đà Nẵng lần này nằm trong chương trình trao đổi hải quân thường niên lần thứ 6, giữa Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân CSVN, nhân dịp kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Đặc biệt, vị chỉ huy trưởng 2 chiếc tàu cập bến là Đại tá Lê Bá Hùng, một người Hoa Kỳ gốc Việt,  hiện là Phó Tư lệnh đội khu trục hạm 7.

Đại tá Hùng quê Thừa Thiên - Huế. Ông tốt nghiệp hạng ưu tại Học viện Hải quân Mỹ năm 1992 với bằng cử nhân về kinh tế, từng làm sĩ quan chỉ huy trên nhiều chiến hạm, khu trục lớn của Hải quân Mỹ, giành được nhiều giải thưởng về "hoạt động tác chiến hiệu quả" (năm 2009), giải thưởng "Đơn vị Hải quân nổi bật" (năm 2010)... Đại tá Hùng từng phục vụ tại Hạm đội 2, Bộ Tư lệnh Liên quân Mỹ, từng là trợ lý điều hành cho hai tư lệnh thuộc Hạm đội 7; trợ lý quân sự cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ...

Đúng 40 năm về trước, khi hàng triệu người phải bỏ nước ra đi tìm tự do,  cậu bé Lê Bá Hùng lúc đó chỉ mới 5 tuổi, cũng theo cha lên các chiến hạm của hải quân để bắt đầu hành trình tìm tự do. Năm đó, USS Blue Ridge là một trong những chiến hạm thực hiện cuộc hải hành cuối cùng từ Đà Nẵng đi Sài Gòn (29.3.1975), và đã mang theo cậu bé cùng những những người Mỹ cuối cùng và các sĩ quan VNCH sang Mỹ. 
Lần  thứ ba trở về quê hương (lần đầu vào năm 2009), Đại tá Lê Bá Hùng nói: “Rất vui được trở lại Việt Nam,và chúng tôi trông đợi được làm việc với các đối tác của Hải Quân nhân dân Việt Nam trong năm ngày sắp tới." Đại tá Lê Bá Hùng nói trong lễ đón rước rằng, Việt Nam luôn có một chỗ trong trái tim ông. 
Đợt trao đổi lần này giữa hải quân hai nước có nhiều điểm đặc biệt. Một trong những hoạt động là cơ hội thực hành Bộ Quy tắc Ứng xử đối với các cuộc chạm trán ngoài ý muốn trên biển, giúp cho hải quân hai nước ngăn truyền thông lệch lạc trên biển và tạo thêm thông hiểu lẫn nhau. Đây là lần thứ nhì Hải quân hai nước tập trận trên biển, và là lần đầu tiên một chiếc tàu tác chiến gần bờ của Hải quân Hoa Kỳ cập bến Đà Nẵng.
Đại tá Lê Bá Hùng cũng cho hay, sau 6 năm hợp tác hải quân giữa hai nước, cả hai lực lượng đều có những thành quả tốt đẹp. “Trong thời gian tới, khi những phối hợp phi tác chiến giữa hải quân hai nước thành thục và thấu hiểu nhau hơn, chúng ta sẽ nâng tầm phối hợp lên một mức cao hơn,” Đại tá Hùng nói.
Theo chương trình kéo dài 5 ngày, hải quân 2 nước sẽ trao đổi kỹ thuật quân y, tìm kiếm và cứu cấp, an ninh hàng hải, hội thảo về luật biển, tổ chức các buổi hòa nhạc chung, các hoạt động phục vụ cộng đồng và các hoạt động giao đấu  thể thao.
Hồng Tú / STBN


Subject:  Thêm chi tiết: Tàu Mỹ đã đến Việt Nam.
Người phụ nữ áo ĐEN cầm hoa là bà Rena Bitter, Đại diện Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, 
bà mặt áo xanh là Thông dịch viên của phía CS Việt Nam. 
Cô gái đứng phía sau bà áo xanh là một nữ Hải Quân CS Việt Nam.



q



Quân nhân thuỷ lực của CS Việt Nam bỏ áo ra ngoài.










__


VN còn ăn xin đến bao giờ?

Nguyễn Văn Tuấn

Thật ra, đó là câu hỏi của người đại diện JICA (Quĩ Hợp tác Quốc tế của Nhật) dành cho phía Việt Nam trong cuộc họp báo hai ngày trước ở VN (1). Điều vui vui là phóng viên đặt câu hỏi rằng Quốc hội VN về tài trợ của Nhật có ràng buộc (như phải thông qua hay dùng nhà thầu Nhật), ông đại diện nói rất thẳng là “Tôi nghĩ đến câu chuyện Việt Nam lúc nào không cần ODA nữa. Đến nay Việt Nam đã nhận ODA 20 năm. Bao giờ Việt Nam không cần cần nữa? 10 năm hay 20 năm nữa?" Có thể hiểu câu đó một cách nôm na là: các anh còn ăn xin đến chừng nào nữa, 10 năm hay 20 năm? Đã ăn xin mà còn cao giọng đòi hỏi! Phải nói rằng đó là một lời bình rất thật, hơi trịch thượng, và có thể làm cho người có tự trọng cảm thấy rất nhục.
Ông đại diện JICA không chỉ mắng là ăn xin đến khi nào, mà còn gõ đầu cảnh cáo về tình trạng tham nhũng hối lộ. Ông nói thẳng thừng: "Nếu có vụ tham nhũng nữa, Nhật sẽ ngưng viện trợ ODA cho VN". Bất quá tam. Thú thật, đọc câu đó thoạt đầu tôi cứ tưởng là chuyện “Cá Tháng
Tư”, chứ có ngờ đâu là tin thật. Cảm giác đầu tiên dĩ nhiên là thấy nhục nhã, bởi vì để cho một nước khác nói thẳng như thế, nói trong tư thế của kẻ bề trên. Nhưng nghĩ lại thì thấy cũng … đáng. Quen thói “ăn không chừa thứ gì” (lời của một quan chức cao cấp) thì cũng phải đến ngày bị người ngoài mắng cho một trận nên thân. Chỉ tội đa số người dân Việt phải hứng chịu sự khinh bỉ của người khác.

Tại sao người Nhật họ có thể nói thẳng như thế? Câu trả lời là vì họ là người chủ nợ lớn nhất của Việt Nam. Trong quá khứ và cho đến nay, Nhật đã tài trợ cho VN rất nhiều. Một bài báo năm ngoái cho biết trong thời gian 20 năm qua, Nhật đã hỗ trợ cho VN 20 tỉ USD (2), và con số vẫn còn tăng. Chỉ riêng năm 2014 Nhật đã tài trợ cho VN gần 2 tỉ USD, có lẽ là nguồn tài trợ lớn nhất cho VN (?). Có lẽ chính vì thế mà Nhật có tư cách cảnh báo VN như cha cảnh báo con: cứ tối ngày phung phí thì coi chừng, nghe chưa con! Thật ra, nói là tài trợ, nhưng thực tế là vay, và thế hệ con cháu phải trả số tiền vay này trong tương lai.

Nhưng VN không chỉ nhận từ Nhật, mà còn từ một nguồn quan trọng khác là Ngân hàng Thế giới (WB). Tôi thử tra số liệu của WB thì thấy tiền vay ODA từ WB qua các thời gian như sau:

1995-1999: 2.94 tỉ USD
2000-2004: 3.59 tỉ USD
2005-2009: 4.11 tỉ USD

Số tiền này rất lớn so với các nước khác. Thật ra, các nước như Phi Luật Tân và Nam Dương thì họ giảm vay ODA (riêng Thái Lan và Mã Lai thì không thấy vay ODA nữa, chắc là họ đã "ok"). Số liệu của Nam Dương:

1995-1999: 1.39 tỉ USD
2000-2004: 419 triệu USD
2005-2009: 67 triệu USD

và Phi Luật Tân:

1995-1999: 531 triệu USD
2000-2004: không vay
2005-2009: 5.14 triệu USD

Ngay cả Lào cũng có xu hướng giảm vay ODA. Năm 1995-1999, Lào vay 414 triệu USD, đến năm 2005-2009 thì còn 409 triệu USD. Còn Kampuchea thì chỉ vay khoảng 700 đến 800 triệu USD mỗi 5 năm, và không thấy tăng.
Tất cả những con số trên cho thấy VN là nước vay rất nhiều từ WB, và xu hướng đang tăng (xem biểu đồ). Nếu dân số năm 2014 là khoảng 89.7 triệu, thì tính trung bình số tiền vay (5 năm) là 46 USD mỗi người dân. Có lẽ vì vay nhiều thế, nên có chuyên gia tính toán rằng hiện nay, mỗi người Việt nợ 900 USD (?).

Biểu đồ về số tiền vay ODA từ Ngân hàng Thế giới trong thời gian 1995-2009 của Việt Nam, Nam Dương, Lào, và Phi Luật Tân. Đơn vị là triệu USD


VN vay nhiều nhưng "ăn" cũng nhiều. Nguồn tin từ Ngân hàng Thế giới (World Bank) thì cho biết trong các nước mà WB tài trợ, thì VN là nước bị than phiền nhiều, đứng hàng thứ 2 (chỉ sau Ấn Độ). Người ta than phiền VN ăn hối lộ, ăn chận tài trợ của WB. Lĩnh vực bị than phiền nhiều là giao thông vận tải, viễn thông và công nghệ thông tin, và cấp nước (4). Đã ngửa tay ăn xin mà còn tham nhũng! Chính vì thế mà VN bị khinh bỉ trên trường quốc tế.
Thuỵ Điển đã cúp viện trợ. Vài nước khác cũng đang sắp cúp viện trợ cho VN. Cuối cùng thì có lẽ VN nhờ vào kiều hối, nhưng số này cũng sẽ giảm vì thế hệ thứ 2 người Việt ở nước ngoài sẽ không có gắn bó gì với VN, và họ sẽ chẳng gửi tiền về VN nữa.

Quay lại câu hỏi nhức nhối (ăn xin đến khi nào), nên nhớ rằng viên đại diện Nhật không phải là người đầu tiên nói như thế. Theo ông Lê Đăng Doanh thuật lại trong một buổi báo cáo cho trung ương đảng với cách nói thẳng và không màu mè (5):

"Ngày 01 tháng 12 này cũng có một cái Hội nghị tài trợ. Tôi xin báo cáo rất chân thành với các anh là ra đấy chỉ khổ tâm thôi. Nhiều thằng nó nói với tôi là chúng mày định ngửa tay đi ăn xin đến bao giờ nữa? Chúng mày là người thông minh, có học, về mặt nào đấy chúng mày không kém gì chúng tao cả... Tại sao chúng mày cứ ăn xin miết thế. Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến như thế là thế nào? Chúng mày cứ đề ra cái mục tiêu là đến bao giờ chúng mày đừng có đi ăn xin nữa được không? Nó nói với tôi trắng trợn và thẳng lắm chứ, y nguyên như tôi nói với các anh chị."

Ông nói thêm:

"Nó bảo mày phải nghĩ đi, mà phải nghĩ cả phẩm giá, tư cách của mày đi xem mày là thế nào đi, lúc nào rồi dân tộc của mày sẽ như thế này sao? Trí tuệ như thế này, truyền thống như thế này, sao mày ăn xin hoài thế? Ta cứ tưởng nó cho tiền mãi là vinh dự. Tôi thấy vinh dự vừa phải thôi, chứ trong thâm tâm tôi như muối xát vào ruột chứ không đơn giản đâu. Vì nó nói đến như thế. Thằng không nói thì trong thâm tâm nó cũng nghĩ thế cả, thằng bỗ bã thì nó nói toẹt vào mặt chứ không phải đơn giản đâu. Cho nên, có người nói với tôi là, vậy thì bây giờ mình có lãnh đạo ASEAN được không, tức ông phải trả lời trước hết ông lãnh đạo thì ông có tiền ông bao thằng khác không? Hai là ông có cái học thuyết gì để hướng dẫn cho người ta không? Thứ ba nữa là ông muốn lãnh đạo thì thằng Washington và thằng Bắc Kinh nó có tin ông không? Hai thằng ấy mà nó không tin ông nó cho ông mấy chưởng thì lúc bấy giờ, ông chưa lãnh đạo nó đã cho ông què cẳng rồi. Thì thôi, bây giờ coi như ông đừng lãnh đạo; chứ ông mà lên tiếng, ông mạnh mồn ra tiếng lãnh đạo, hò hét thì đừng là nó cho ông mấy chưởng ngay chứ không phải không đâu. Mà nó có nhiều võ hơn mình, nhiều tiền hơn mình, nhiều công cụ hơn mình”.

Hãy đọc và suy nghĩ! Ai làm cho đất nước này và con người Việt Nam nhục như thế, để cho thiên hạ mắng mình ngay trong đất nước mình và mắng trên mặt báo.

===

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List