Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday 13 April 2016

Kiểm điểm lại chính sách Mỹ-Trung

Kiểm điểm lại chính sách Mỹ-Trung

Council on Foreign Relations

        Cùng tác giả:

5/4/2016
Elizabeth C. Economy
Giám Đốc Nghiên Cứu Á Châu, Council on Foreign Relations
Vào cuối tháng Ba, tôi điều trần trước Ủy Ban Duyệt Xét An Ninh và Kinh Tế Mỹ-Trung về các khía cạnh kinh tế của việc “tái cân bằng” trở lại Châu Á. Tôi đã từng điều trần nhiều lần trước ủy ban, quen biết một số thành viên trong ủy ban, và thường thấy lý thú với những lần đó. Lần này cũng vậy. Tuy thế, tôi gặp phải một số câu hỏi “kiểm điểm”, loại câu hỏi mà câu trả lời có vẻ rõ, hiển nhiên, nhưng nếu bị dí hỏi tiếp thì câu trả lời càng không rõ và cũng không hiển nhiên. 


Sau đây là một số câu hỏi “kiểm điểm” mà ủy ban đặt ra cho tôi khiến tôi phải xem xét lại:
Chúng ta có nên quan tâm đến nỗ lực thu mua hệ thống khách sạn Starwood của công ty bảo hiểm Trung Quốc Anbang, khi mà tiền bạc và mối quan hệ của họ với chính quyền Trung Quốc rất mờ ảo?

(Dĩ nhiên là chuyện này không thành vấn đề nữa khi Anbang rút lại ý định mua, tuy nhiên vấn đề đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Hoa Kỳ vẫn còn đó.)
Câu trả lời phản xạ là chúng ta không nên đối xử với các công ty Trung Quốc khác với các quốc gia khác. Giao dịch thương mãi nên tiến hành miễn sao các công ty này hành xử theo đúng luật lệ Hoa Kỳ - và nếu cần – thông qua duyệt xét của Ủy Ban Đầu Tư Nước Ngoài tại Hoa Kỳ.

Tuy thế, khi suy nghĩ xâu xa hơn, câu trả lời có thể là các công ty quốc doanh Trung Quốc – hay công ty tư nhân nhưng có dính đến chính quyền Trung Quốc – có thể cần phải có thêm một tầng duyệt xét. Khi công ty Trung Quốc mua lại các công ty công nghệ Hoa Kỳ chẳng hạn, Hoa Kỳ có nên suy nghĩ hai hay ba bước trước về các rủi ro an ninh tiềm ẩn – ngay cả khi việc mua có vẻ như không có vấn đề gì? Hoặc có những mối quan tâm chính trị nào cần phải xét đến? Cũng như một thành viên trong ủy ban lưu ý, khi công ty Dalian Wand mua lại hệ thống rạp chiếu phim AMC, thì rạp đó có còn chịu chiếu phim gì liên quan đến Tây Tạng không?


Hiệp ước TPP có phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ?
Câu trả lời phản xạ của tôi – và nhận định chung trong giới nghiên cứu về Trung Quốc/Châu Á – là không cần phải suy nghĩ gì cả về TPP. TPP đòi hỏi tiêu chuẩn cao về môi trường, về lao động, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, giảm một số thuế quan, tất cả có vẻ có lợi cho các công ty Hoa Kỳ. Cạnh đó còn có vấn đề uy tín: TPP là trọng tâm của giao thương kinh tế của Hoa Kỳ trong vùng. 

Nếu TPP không được phê chuẩn thì chẳng khác nào cú đánh ngã gục với tầm ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong vùng, và như lời cảnh cáo của Tổng thống Obama, sẽ để cho Trung Quốc áp đặt luật chơi. Dĩ nhiên là không phải tất cả các hãng Mỹ sẽ có lợi – hiệp ước giao thương phải có lợi cho đôi bên – nhưng nói chung Hoa Kỳ sẽ được hưởng lợi.
JPEG - 53.4 kb
Tác giả đặt dấu hỏi về mức độ thông tin về mặt lợi và hại cho các công ty Hoa Kỳ trong TPP. Hình: Tổng thống Obama trong cuộc họp với 12 lãnh đạo thành viên TPP năm 2014 (Nguồn: AFP).
Tuy nhiên trong thâm tâm, tôi tự hỏi là chúng ta có đầy đủ thông tin về các mối lợi và hại như thế nào các công ty Hoa Kỳ. Các nghiên cứu về TPP tôi tìm được khi chuẩn bị điều trần không toàn diện, có khi trái ngược nhau, và có cái lỗi thời. Và tuy uy tín Hoa Kỳ trong vùng là quan trọng, điều đó không nên vượt qua lợi ích của các công ty và nhân công Hoa Kỳ.
Điều rút tỉa nơi đây là Quốc Hội nên thực hiện một báo cáo độc lập về những đánh đổi của TPP để chính quyền và Quốc Hội nhiệm kỳ tới có thể đánh giá đúng đắn dựa vào thật nhiều dữ kiện và ít giả định.
Ý định của Trung Quốc là gì?
Câu trả lời là chúng ta không thể biết được ý định họ là gì; chúng ta cần phải xem xét dữ kiện thực tế.
Tuy thế cũng quan trọng để tìm cách xem ý định của họ. Xem các tuyên bố của Tập Cận Bình về bất cứ việc gì từ biển Đông đến vai trò của Trung Quốc trong việc định đoạt tiêu chuẩn kinh tế. Các tuyên bố đó chứa đầy ý định. Thật vậy, không có gì bí ẩn về mục tiêu cuối cùng của họ Tập.
Xem xét kết quả hay dữ kiện thực tế mà thôi thì mang tính khách quan mà giới phân tích thường thích vậy. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không tiến xa hơn nếu không chịu thử xem giới lãnh đạo Trung Quốc muốn đạt được điều gì một cách tổng thể. Chúng ta sẽ bị vướng trong vòng quay chiến thuật thay vì thấy tầm chiến lược. Thà chấp nhận rủi ro bị sai lầm về ý đồ của Trung Quốc hơn là tránh né vấn đề.

Chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc rất hỗn độn và nhiều phần sẽ còn hỗn độn hơn. Ngay cả khi kinh tế có chậm lại, tầm vóc và tham vọng của Trung Quốc cũng khiến cho các quyết định và hành động của họ có tác động thay đổi lớn lao. Không ai muốn có một bộ quy tắc ứng xử với Trung Quốc và một bộ khác cho các quốc gia khác. Và không ai muốn lo sợ Trung Quốc một cách vô lý. 

Tuy thế, đây không phải là những lý do chính đáng để ngăn chúng ta lùi lại và thừa nhận là hệ thống Hoa Kỳ không thích nghi với những thách đố hiện thời và quản trị những bất định mà Trung Quốc thể hiện có thể đòi hỏi phải soạn lại quy tắc ứng xử đối với tất cả. Khởi động tiến trình đó có thể là một nỗ lực đáng làm cho những tháng ngày còn lại của chính quyền Obama.

Hoàng Thuyên lược dịch

mediaỦy Ban Châu Âu phát động chiến dịch bài trừ nạn trốn thuế. Ành chụp ngày 12/04/2016.REUTERS/Yves Herman
Trò chơi "cút bắt" né thuế của các công ty đa quốc gia với doanh số hàng chục tỷ đô la từ nay phải chấm dứt. Trên đây là mục tiêu của Liên Hiệp Châu Âu qua các biện pháp chống nạn khai gian trốn thuế trong bối cảnh xảy ra tai tiếng thế kỷ "Panama Papers". Tuy nhiên, hiệu quả đến đâu ?
Ủy Ban Châu Âu, do chủ tịch Jean Claude Juncker, nguyên là thủ tướng Luxembourg, lãnh đạo phát động chiến dịch bài trừ nạn trốn thuế. Bị lung lay trong vụ tai tiếng Luxembourg chứa chấp các tập đoàn trốn thuế lúc ông còn là thủ tướng, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu cam kết " tiêu diệt " tệ nạn này trong Liên Hiệp Châu Âu.
Ngày 12/04/2016, lời hứa bắt đầu thực hiện với một loạt biện pháp chống khai man, trốn thuế trình với Nghị Viện Châu Âu. Cụ thể là nhắm vào các tập đoàn đa quốc gia có doanh số từ 750 triệu euro trở lên, kể cả của Trung Quốc, Úc và Mỹ… phải công khai hóa lợi nhuận và tiền đóng thuế tại mỗi quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu.
Các biện pháp này đã được các tổ chức phi chính phủ đòi hỏi từ lâu hầu chấm dứt tình trạng " đất lành chim đậu ", làm ăn ở khắp nơi nhưng khai thuế ở nước nhẹ thuế. Theo một kết quả nghiên cứu của Ủy Ban Châu Âu, chiến lược "cút bắt" này gây thất thu cho Liên Hiệp Châu Âu khoảng 70 tỷ euro mỗi năm. Một công ty trung bình, hoạt động tại một nước châu Âu, có thể phải đóng thuế nhiều hơn 30% một đại tập đoàn biết chọn nơi khai thuế.
Các biện pháp chống khai man và trốn thuế đã được chuẩn bị xong từ nhiều tuần qua nhưng việc công bố gây chú ý đặc biệt vì diễn ra trong bối cảnh vụ tai tiếng thế kỷ "Panama Papers", thiên đường thuế và công ty bình phong, bị lộ.
Một nguồn tin từ Bruxelles nhìn nhận dữ liệu của công ty luật Panama Mossack Fonseca đã tạo ra một xung lực cho Liên Hiệp Châu Âu.  Tuy nhiên, nỗ lực này không đủ làm hài lòng các tổ chức phi chính phủ chống tệ nạn trốn thuế.
Theo hiệp hội ONE, nếu các tập đoàn đa quốc gia vẫn tự do che giấu thông tin thì không thể nào biết họ hoạt động gì ở các thiên đường thuế và cơ chế tổ chức trốn thuế. Thế mà, các các biện pháp của Bruxelles chỉ có hiệu lực trong Liên Hiệp Châu Âu mà thôi.

Còn theo Oxfam, vụ "Panama Papers" cho thấy không phải chỉ có các đại tập đoàn mà nhiều công ty vừa, doanh số vài mươi triệu đôla cũng trốn thuế.
Một ẩn số nữa là liệu tất cả thành viên Châu Âu có triệt để thi hành hay không ?

Như trường hợp Panama, chỉ có 9 quốc gia trong số 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu, đưa vào danh sách đen.
Luxembourg còn mang tai tiếng là "thiên đường thuế" của tập đoàn Amazon, Starbucks, Fiat gây chấn động và năm 2014 thời chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean Claude Juncker là thủ tướng kiêm bộ trưởng tài chính. 

Đây cũng là trường hợp của Ai Len và "trụ sở" của công ty máy tính Apple.

Bản thân nước Pháp, cũng bị Bruxelles nghi ngờ không mặn mà với các biện pháp mới cho dù tác giả là ủy viên Pierre Moscovici, cựu bộ trưởng có tiếng thanh liêm của tổng thống François Hollande. Trong bối cảnh thất nghiệp gia tăng, Pháp sợ mất tính cạnh tranh.



No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List