Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Friday, 4 March 2016

Biển Đông Lại Dậy Sóng!

 

 
Biển Đông Lại Dậy Sóng!

Trương Sĩ Lương


alt


Trong thời gian gần đây, tình hình biển Đông bỗng trở nên căng thẳng khá nặng nề. Nguyên nhân chính là Hoa Kỳ và nhất là Trung Cộng (TC) đã
“bày binh bố trận” rầm rộ tại châu Á/Thái Bình Dương.

Đầu tiên, mở màn cho năm mới, chiếc khu trục USS Curtis Wilbur ngày 30-1-2016 bất ngờ tà tà tới sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, khiến Trung Cộng giận dữ, la toáng lên là Mỹ đã vi phạm hải phận của họ -- tố cao Mỹ đã “giương oai diễu võ và gây căng thẳng ở biển Đông nhân danh tự do hàng hải”, và rằng đây là “một trong các nguyên nhân gốc rễ quan trọng dẫn tới quân sự hóa ở Biển Đông”.

Trong khi Bắc Kinh cương quyết chống Mỹ, thì Việt Nam lại có thái độ ủng hộ chuyến hải hành qua Biển Đông của chiến hạm USS Curtis Wilbur. Có thể nói so với lần chiến hạm USS Lassen áp sát vào các đảo nhân tạo của Trung Cộng ở Biển Đông hồi tháng 10 năm ngoái, lần này Hà Nội thể hiện quan điểm rõ ràng hơn.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao CSVN, Lê Hải Bình hôm 31-1 ra tuyên bố Việt Nam “tôn trọng quyền di chuyển vô hại trong lãnh hải được thực hiện phù hợp với các quy định có liên quan tới luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (Điều 17)”. Như vậy, CSVN đang theo Mỹ, không hề sợ đàn anh TC sao?

Vụ Bắc Hàn bắn hỏa tiễn tầm xa vào quỹ đạo hôm 7-2-2016, (tức ngày 30 tháng Chạp âm lịch) khiến cho Nam Hàn và Mỹ tính chuyện sẽ lắp đặt hệ thống phòng thủ phi đạn THAAD tối tân vào Nam Hàn. Đồng thời đưa thêm một phi đoàn F-22 -- loại chiến đấu cơ tàng hình hạng siêu nhất của của Mỹ --và B-2 vào vùng trời Bắc Á để tăng cường, một khi bị Bắc Hàn chơi liều. Chuyện giàn THAAD chỉ mới bàn với Nam Hàn thôi mà TC la lên như gà mắc đẻ.

Đồng thời, các đồng minh của Mỹ như (1) Úc tăng cường ngân sách quốc phòng, sẵn sàng hợp tác với Mỹ tuần tra Biển Đông; (2) Nhật Bản ủng hộ mạnh mẽ Mỹ ở Biển Đông, giúp CSVN và cho tuần tra vùng biển sôi động này; (3) Ấn Độ - sau nhiều năm trì trệ bởi các chính phủ tiền nhiệm của Ấn Độ lo ngại việc thỏa thuận hậu cứ quân sự sẽ đẩy họ vào một cam kết ràng buộc phải hậu thuẫn Mỹ trong chiến tranh, nhưng chính quyền đương nhiệm của Thủ tướng Narendra Modi nay đã tỏ ý muốn xúc tiến Hiệp Định Hỗ Trợ Hậu Cứ (LSA), đó là cho phép quân đội Mỹ-Ấn sử dụng căn cứ của Lục quân, Không quân, và Hải quân cho những hoạt động tiếp tế, sửa chữa, và nghỉ ngơi.

Đô đốc Harry Harris Hải quân Hoa Kỳ, Tư lệnh khu vực Thái Bình Dương, cho hay đôi bên đang tiến gần tới chỗ ký kết thỏa thuận này. Các giới chức quân sự tiết lộ diễn tiến xảy ra trong lúc Mỹ-Ấn đang tính tới các cuộc tuần tra hàng hải chung kể cả ở Biển Đông, nơi có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Cộng với các nước láng giềng gồm cả Việt Nam.
Đặc biệt Đô Đốc Harris Tư lệnh Lực Lượng Hải Quân tại Á Châu/TBD, đã ra điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ về tình hình nghiêm trọng tại Á châu hôm 23-2, đề nghị bãi bỏ việc cấm bán vũ khí sát thương cho VN. 

Ông khẳng định Trung Cộng “đang quân sự hóa Biển Đông, do đó Mỹ cần liên tục tổ chức các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông.” Đáp câu hỏi của TNS John McCain, nhân vật xưa nay thúc đẩy tích cực hàn gắn quan hệ Việt-Mỹ, rằng có nên dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam hay không. 

Tư lệnh Harris tuyên bố: “Tôi nghĩ đây là chiến lược quan trọng cho Hoa Kỳ và tôi cho rằng người dân Việt Nam sẽ hoan nghênh cơ hội làm việc gần gũi hơn với chúng ta như là một đối tác an ninh mà họ chọn lựa. Vì vậy, chúng ta nên cải thiện quan hệ với Việt Nam,” Đô đốc Harris nói. Như thế CSVN lại được Hoa Kỳ quan tâm về vũ khí quy ước rồi đó.

Trung Cộng Xuống Tay

http://img.giaoduc.net.vn/w500/Uploaded/xuanhien/2015_11_26/Dien_tap_3_ham_doi1719_11_15__Bien_Dongtruc_thang_ha_canh_tren_boong_tausohu.jpg
Hải Quân TC tập trận quy mô tại biển Đông

Có phải tất cả các diễn biến, tăng cường binh bị của Hoa Kỳ ở Á châu Thái Bình Dương trong thời gian qua, khiến cho Trung Cộng nổi máu nóng đáp trả, xuống tay bằng cách: Tăng cường hỏa tiễn tầm xa HQ-9; xây thêm các giàn Ra-đa tối tân và đưa các chiến đấu cơ J-11, J-20 (tàng hình); điều các chiến hạm vào vùng hải đảo Phú Lâm mà họ chiếm của VNCH vào năm 1974; tiếp tục đưa vũ khí và tàu chiến vào Trường Sa, kể cả việc xúi giục báo chí nhà nước liên tục khiêu khích “đánh Mỹ cho biết mặt”.

Bên cạnh đó, Trung Cộng cũng đang hút cát từ đáy biển để tăng thêm 50% diện tích của đảo Quang Hòa thuộc nhóm đảo nhỏ ở quần đảo Hoàng Sa, nhằm mở rộng một cầu cảng và ngang nhiên xây dựng một căn cứ trực thăng trên đảo, với 8 bãi đáp đã được xây xong và 4 bãi đáp khác sắp hoàn thành.

Một chuyên gia nhận định rằng đây là lần đầu tiên căn cứ trực thăng này được vệ tinh chụp được, và có thể là dấu hiệu TC có thể phát triển một hệ thống căn cứ ở Biển Đông để hỗ trợ cho trực thăng hoạt động nhanh trong biển Đông.

Theo báo The Diplomat, căn cứ trực thăng trên đảo Quang Hòa cùng hệ thống sân bay đã và đang được TC xây dựng trên các đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, -- nơi đang tranh chấp chủ quyền bởi nhiều nước trong khu vực – là để tăng phái trực thăng Z-18F nhằm tiếp cận bất kỳ tọa độ nào trên biển Đông chỉ trong vòng 2 giờ đồng hồ khi cần. Nhờ vậy, 

TC có thể liên tục giám sát vùng biển, với phản ứng nhanh, đồng thời có thể thay đổi chiến lược tác chiến trên biển và trên không khắp khu vực. Mặc dù TC luôn nói rằng “không quân sự hóa Biển Đông”, nhưng những hình qua ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy ngược lại, nghĩa là TC đã ngang nhiên xây dựng và lắp đặt hỏa lực hùng mạnh để khống chế Biển Đông.

Từ những diễn biến kể trên, hành động tăng cường quân sự của Trung Cộng trên biển Đông được cho là bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, đồng thời báo lề Đảng của Trung Cộng đã cho đăng tải sự quyết tâm của họ sẽ chống lại Mỹ bằng bất cứ giá nào. Đây là điều cho thấy Trung Cộng bất chấp thỏa hiệp, không cần giải quyết tranh chấp Biển Đông bằng ngoại giao, mà bằng sức mạnh quân sự, không một quốc gia nào ngăn cản bước tiến của Trung Cộng, kể cả Mỹ! Đó là thực tế tình hình hiện nay.

Tóm lại, điều rõ ràng là Trung Cộng đã và đang ngông cuồng thách thức Việt Nam, Philippines, Brunei, Malaysia, Đài Loan và ngay cả cộng đồng quốc tế bằng hành động xây dựng các căn cứ quân sự kiên cố và các sân bay hiện đại, nhà kho chứa hỏa tiễn tầm ngắn, tầm xa, mang đầu đạn nguyên tử. Từ đó, TC dần dần sẽ ra mặt tuyên bố chủ quyền bất khả xâm phạm trên Biển Đông, đương nhiên ngăn cấm sự lưu thông hàng hải trên khu vực này.

Có thể nói, hiện nay trước sức mạnh quân sự của TC, các nước láng giềng phải kiêng dè! Nếu Mỹ không có những hành động tích cực hơn, e rằng trong thời gian dài, Mỹ sẽ không còn có những ưu thế do TC dám sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp.
http://img.f29.vnecdn.net/2016/02/19/fd2000-4623-1455864215.jpg
Hỏa tiễn tầm xa HQ-9 của Trung Cộng
Trong một bài viết đăng trên tờ Huffington Post (New York, NY) ngày 28-2, Theo Giáo sư sử học Tom Mockaitis thuộc trường ĐH DePaul, cho rằng Mỹ có ít lựa chọn để chống lại các hoạt động quân sự của Trung Cộng trong khu vực. Chuyên gia phân tích an ninh quốc tế kiêm sử gia quân sự này nhận định, nếu Mỹ tăng cường phát triển quân sự sẽ chỉ là “khuyến khích” cho Trung Cộng thực hiện các biện pháp đối trọng và “có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang tốn kém và vô ích”.

Giáo sư Mockaitis nói: “Chiến lược tái cân bằng”của Mỹ sang châu Á đã bị hạn chế bởi cuộc xung đột ở Trung Đông và sự (tái) trỗi dậy của Nga. Do đó, đưa thêm vũ khí, khí tài của hải quân và không quân tới khu vực sẽ có tác dụng hạn chế. “Mỹ sẽ không tiến hành chiến tranh vì Biển Đông, và Trung Cộng đã biết điều đó. Nhận thức đó làm giảm mức độ đáng tin cậy của bất cứ hành động quân sự nào của Mỹ”. Và rằng:

“Mỹ cần trấn an các đồng minh nên tự bảo vệ họ, trước các hành động xâm lăng trực tiếp của TC, và điều đó chỉ cần Mỹ phần nào củng cố quân sự ở khu vực, nhưng Mỹ cần có những bước đi thận trọng. GS Mockaitis đưa ra quan điểm “Xuống thang cùng với các nỗ lực ngoại giao của các nước ven Biển Đông với sự hậu thuẫn của Mỹ có thể là cách hành động khôn ngoan nhất”.

Lời Kết:
Từ khi chiếm được toàn cõi Trung Hoa từ tay Tưởng Giới Thạch -- Quốc Dân Đảng, Mao Trạch Đông thống nhất đất nước và đặt dưới ách thống trị của chủ nghĩa cộng sản quốc tế từ năm 1949. Người dân Trung Hoa vừa mới tránh được khổ nạn thực dân do Liệt cường Anh, Pháp, Đức, Nga, Nhật … xâu xé thì lại gặp phải đại họa cộng sản do trùm cộng sản Mao Trạch Đông áp đặt trên đất nước đông dân nhất, nhưng cũng nghèo đói có hạng trên thế giới.

Nếu nói Mao Trạch Đông có công thống nhất Trung Hoa thì phải nói tới công lao cởi trói kinh tế, xã hội của ông Đặng Tiểu Bình, người đã đưa nước CSTH hiện đại hóa từ năm 1979 đến nay, qua 2 “triều đại” tiêu biểu: Hồ Cẩm Đào đã phát triển kinh tế và hiện đại hóa quân đội đến “long trời lở đất”, và Tập Cận Bình nối tiếp con đường của đảng CSTH, nhưng truy diệt đại nạn tham nhũng trong hàng ngũ cán bộ các cấp, cũng “lở đất long trời”, khiến cho tình hình kinh tế trở nên khó khăn và xã hội ngày càng rối răm đến ngộp thở.

Mặc cho những khó khăn trầm trọng về hai mặt chính trị và kinh tế hiện nay, họ Tập vẫn chạy theo “giấc mộng Đại Hán”, quyết chí bành trướng thế lực quân sự ra Biển Đông để thực hiện vai trò siêu cường của một “Đại Đế Trung Hoa” tại Á Châu và dần dần tiến tới đệ nhất siêu cường thế giới nếu đánh bại được Hoa Kỳ.

http://img.giaoduc.net.vn/Uploaded/doanphuc/2012_12_25/dao_phu_lam.jpg
Đảo Phú Lâm

Sau khi TC thất bại trong nỗ lực áp đặt Vùng Nhận Dạng Phòng Không (ADIZ) trên biển Hoa Đông hồi tháng 11-2013 vì bị Nhật và Mỹ lên án mạnh mẽ, nên khựng lại. Ngày nay, TC đã chuyển hướng, dồn nội lực qua Biển Đông, cho đường chín đoạn (lưỡi bò), bằng cách tăng cường vũ khí, hỏa tiễn tầm ngắn, tầm xa các loại, xây phi trường dồn dập trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với các nước Phillipines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei.

Mấy chục năm qua và cả hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia giúp TC phát triển kinh tế nhiều nhất mà bất cứ ai cũng nhìn thấy điều đó. Vậy thì lý do tại sao Hoa Kỳ phải chuyển trục sang Á châu để phòng thủ? Có phải vì TC lên cơn hung hăng đe dọa hàng hải trên biển Đông nên mới ra nông nổi này? “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, hỏi tức là tự trả lời.

Bởi, nhìn hành động của Trung Cộng ai cũng phải lắc đầu, vì sự hung hăng đến điên cuồng của tập đoàn lãnh đạo cộng sản. Thay vì sống chung hòa bình, buôn bán làm ăn đàng hoàng với hàng xóm, lợi cho mình, lợi cho người, nếu chơi đẹp thì giúp đàn em nghèo khó canh tân đất nước, gìn giữ sinh hoạt môi trường lành mạnh, tôn trọng sức khỏe của con người về vật chất cũng như tình thần, nêu gương sáng của một đàn anh siêu cường đang lên thì thiếu gì đàn em hợp tác trong tinh thần bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, bạn bè khắp 5 châu sẽ vỗ tay yểm trợ hết mình. Đó có phải là câu trả lời hợp lý và ngay thẳng nhất, phải không?

Có người còn ví:
TC, như một gã thanh niên cứ ỷ mình to con lớn xác, võ nghệ kha khá, ra đường là nghênh ngang đánh người này, hiếp đáp người kia, bắt nạt người nọ làm rùm beng xóm trên, lan về xóm dưới… ai cũng biết mặt và tránh xa thì làm sao có bạn bè?

Ngược lại, HK là chàng hiệp sĩ bên kia làng rất giỏi, khỏe mạnh và võ nghệ thì tới mức thượng thừa, tính tình lại ngay thẳng, giúp người và không hiếp đáp ai cả. Bạn bè khắp nơi sẵn sàng đón rước mời mọc để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sống.

Cổ nhân thường dạy: “Cầm dao lâu ngày sẽ đứt tay”. “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”. Chắc chắn anh chàng khùng TC này sẽ có ngày bị đánh hội đồng. Khi vỡ lẽ ra thì đã quá muộn!

Tóm lại, Hoa Kỳ sẽ không động binh để trực tiếp đối đầu với Trung Cộng trên Biển Đông, nhưng các nước đồng minh Úc, Nhật, Ấn Độ, Phillipines… có ra trận để tự bảo vệ cho họ hay không là chuyện phải bàn. Còn Việt Nam, chắc chắn sẽ dứt khoát chọn đồng minh để tự bảo vệ mình, chứ không thể đu dây mãi với 16 chữ chì + 4 xấu được nữa.
Trương Sĩ Lương
__.

__._,_.___

Posted by: truc nguyen 



Thứ ba, 01/03/2016, 07:16 (GMT+7)
(Quốc tế) - Đi kèm hệ thống vũ khí Trung Quốc ở Biển Đông là một loạt các tuyên bố tuyên truyền về pháp lý, nhằm để thay đổi nhận thức toàn cầu.


South China Morning Post ngày 29/2 đưa tin, Trung Quốc có thể sẽ công bố khoản ngân sách quốc phòng năm nay gia tăng đáng kể so với những năm trước, trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang bởi sự theo đuổi yêu sách lãnh thổ (bành trướng) và hàng hải của nước này trên Biển Đông.
Dự kiến ngân sách quốc phòng Trung Quốc năm nay sẽ được công bố vào Thứ Bảy này, khi Quốc hội Trung Quốc mở phiên họp hàng năm. Một nguồn tin thân cận với quân đội Trung Quốc nói: “Tôi nghĩ rằng thậm chí tăng 20% cũng được chấp nhận trong thời gian này, dù đó là mức cao nhất kể từ năm 2007″.
Tàu hải quân Trung Quốc, ảnh minh họa: Tân Hoa Xã/SCMP.

Một nguồn tin khác từ hải quân Trung Quốc nói với South China Morning Post, căng thẳng với các nước láng giềng và Hoa Kỳ trên Biển Đông, Hoa Đông cũng là nhân tố (cái cớ) để Bắc Kinh tăng ngân sách quốc phòng.

The Epoch Times ngày 29/2 bình luận, cả thế giới sẽ không thể làm gì nếu để Trung Quốc thực hiện thành công chiến lược chống tiếp cận ở Biển Đông, trong khi giai đoạn 2 – triển khai các vũ khí chiến lược xuống Biển Đông có khả năng sắp hoàn thành.

Các nhà phân tích quốc phòng đã cảnh báo, những nỗ lực này của Trung Quốc là nhằm đẩy Hoa Kỳ khỏi Biển Đông và Hoa Đông với những gì họ gọi là chống xâm nhập/chống tiếp cận (A2/AD).

Điều này sẽ cung cấp cho Trung Quốc khả năng kiểm soát khu vực châu Á – Thái Bình Dương cũng như những nơi khác. Bên cạnh triển khai tên lửa, máy bay, ra đa, tàu ngầm, tàu chiến (bất hợp pháp) xuống Biển Đông, Trung Quốc còn tiến hành cả “chiến tranh chính trị, chiến tranh pháp lý, chiến tranh dư luận và chiến tranh tâm lý” với các đối thủ ở Biển Đông, Hoa Đông.

Khi các loại vũ khí chiến lược Trung Quốc triển khai (bất hợp pháp) ở Biển Đông được xem như một hệ thống, nó có thể tấn công các mục tiêu trên không, trên biển và đáy biển. Đi kèm hệ thống vũ khí Trung Quốc ở Biển Đông là một loạt các tuyên bố tuyên truyền về pháp lý, nhằm để thay đổi nhận thức toàn cầu về hành động của mình.

Trong khi tình hình có vẻ hỗn loạn, chiến lược độc chiếm Biển Đông vẫn được Trung Quốc thúc đẩy đều đặn. Tháng Bảy năm ngoái, Trung Quốc tuyên bố xây dựng xong đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), kết thúc giai đoạn 1.

Từ thời điểm đó, Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn 2 – xây dựng cơ sở hạ tầng và đặt vũ khí trang bị khí tài quân sự trên các đảo nhân tạo. Với những gì vừa diễn ra trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), giai đoạn 3 có lẽ không còn xa nữa.

Ngày 28/2, South China Morning Post dẫn lời Vương Giáo Thành – Tư lệnh Chiến khu Nam phát biểu trên tờ Nhân Dân nhật báo rằng, quân đội Trung Quốc đang chuẩn bị để “bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông”.

Viên tướng họ Vương này tuyên bố: “Không một quốc gia nào được phép hành động đe dọa chủ quyền, an ninh của Trung Quốc dù với bất cứ lý do gì. Nhiệm vụ quan trọng nhất của Chiến khu Nam là bảo vệ quyền và lợi ích ở Biển Đông”.
(Theo Giáo Dục)



__._,_.___

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List