Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Monday, 22 May 2017

Đơn vị 180, hay lực lượng tin tặc tinh nhuệ của Bắc Triều Tiên


 

Đơn vị 180, hay lực lượng tin tặc tinh nhuệ của Bắc Triều Tiên

RFI

 
Bắc Triều Tiên bị nghi ngờ đứng sau nhiều vụ tấn công tin tặc trong thời gian gần đây. Đơn vị 180, một bộ phận đặc biệt trực thuộc cơ quan tình báo Bắc Triều Tiên là một trong những tác giả. Về chủ đề này, Reuters có bài điều tra, trích nhận định của nhiều người Bắc Triều Tiên chạy trốn chế độ, các quan chức và chuyên gia an ninh mạng khẳng định vai trò của đơn vị tinh nhuệ này của Bình Nhưỡng trong một số vụ tấn công tin học táo tợn đó.
Quốc gia khép kín nhất hành tinh này bị nghi ngờ thực hiện các vụ tấn công mạng nhắm vào Hoa Kỳ, Hàn Quốc và một chục quốc gia khác. Nhiều dấu hiệu cho thấy dường như có sự liên hệ giữa Bình Nhưỡng với phần mềm tin tặc WannaCry, đã lây nhiễm hơn 300.000 máy vi tính trên 150 nước chỉ trong hai ngày cuối tuần 13-14/05/2017. Đối với Bắc Triều Tiên, đây là một lời cáo buộc « nực cười ».
Trong số các lý luận đưa ra, một số chuyên gia tìm thấy những mối liên hệ giữa Bình Nhưỡng và nhóm tin tặc Lazarus. Nhóm này từng bị cáo buộc đã cuỗm mất 81 triệu đô la trong Ngân Hàng Trung Ương Bangladesh năm 2016 và đã tấn công mạng tin học của hãng phim Sony tại Hollywood năm 2014, sau khi một bộ phim chế giễu lãnh đạo Kim Jong Un được phát hành.
Vào thời điểm đó, chính phủ Hoa Kỳ đã cảnh cáo Bắc Triều Tiên về vụ tấn công hãng Sony và tư pháp Mỹ đang thu thập nhiều chứng cứ chống lại Bình Nhưỡng liên quan đến vụ đánh cắp tiền trong ngân hàng Bangladesh. Thế nhưng, không một bằng chứng chính thức nào được đưa ra và Bắc Triều Tiên phủ nhận mọi trách nhiệm trong các cuộc tấn công đó.
Tuy nhiên, ông Kim Heung Kwang, một cựu giáo sư ngành khoa học tin học tại Bắc Triều Tiên, đã đào thoát sang Hàn Quốc năm 2004, và hiện còn giữ liên lạc với phía bắc, vẫn tin rằng những vụ tấn công mới đây với mục đích kiếm tiền là do đơn vị 180 thực hiện. Đơn vị này trực thuộc Tổng Cục Trinh Sát (Bureau Général de Reconnaissance), cơ quan tình báo chính của Bắc Triều Tiên.
Theo tường thuật của vị giáo sư này với Reuters, « Đơn vị 180 có can dự trong vụ tấn công tin học các định chế tài chính khi thâm nhập trái phép và rút tiền trong các tài khoản ngân hàng ». Ông cũng cho biết là có nhiều học trò của ông đã gia nhập vào bộ chỉ huy tin tặc chiến lược, đạo quân tin học mạng của Bắc Triều Tiên.
Vẫn theo ông Kim Heung-Kwang, « Những tin tặc này đều đi ra nước ngoài để tìm kiếm nơi nào có những dịch vụ mạng Internet tốt nhất nhằm xóa dấu vết ». Chẳng hạn, họ đóng giả thành nhân viên một tập đoàn xuất nhập khẩu Bắc Triều Tiên, có chi nhánh ở nước ngoài hay như ở các doanh nghiệp liên doanh với Trung Quốc hoặc một nước Đông Nam Á nào đó.
Còn hiệu quả hơn là buôn thuốc phiện
Ông James Lewis, chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Washington, kể rằng Bình Nhưỡng lúc đầu chỉ sử dụng tấn công tin học nhằm mục đích hoạt động gián điệp, hoặc quấy rối chính trị nhắm vào các mục tiêu Hoa Kỳ hay Hàn Quốc.
Thế nhưng, « họ đã thay đổi chiến lược sau vụ tấn công mạng hãng Sony khi dựa vào tấn công mạng để hỗ trợ các hoạt động tội phạm và thu ngoại tệ mạnh cho chế độ. Cho đến lúc này, mọi việc đều suôn sẻ, thậm chí còn hiệu quả hơn là buôn thuốc phiện, hàng nhái hay buôn lậu, vốn dĩ là những mánh khóe quen thuộc của Bắc Triều Tiên ».
Trong một báo cáo được trình lên Quốc Hội năm 2016, bộ Quốc Phòng Mỹ có nói là Bắc Triều Tiên dường như xem việc tấn công mạng như là một công cụ « rẻ tiền, bất cân xứng, có thể chối cãi mà họ có thể sử dụng mà không có rủi ro bị đáp trả, bởi vì một phần mạng tin học của họ hoàn toàn tách rời với Internet ». Báo cáo của Lầu Năm Góc còn nói thêm : « Bắc Triều Tiên rất có thể sử dụng mạng Internet từ những nước thứ ba ».
Các tin tặc của Bắc Triều Tiên không chỉ bị nghi ngờ tấn công vào Ngân Hàng Trung Ương của Bangladesh mà cả của Việt Nam, Philippines hay Ba Lan, theo như nhận xét của thứ trưởng Ngoại Giao Hàn Quốc Ahn Chong Ghee. Tháng 6/2016, cảnh sát Hàn Quốc tố cáo Bình Nhưỡng đã tấn công hơn 140.000 máy tính tại 160 doanh nghiệp và cơ quan chính phủ Hàn Quốc.
Điều hành cả những Website
Năm 2014, Bắc Triều Tiên cũng bị tố cáo tấn công tin tặc vào tập đoàn khai thác điện hạt nhân Hàn Quốc. Một cáo buộc Bình Nhưỡng luôn phủ nhận. Tuy nhiên, ông Simon Choi, chuyên gia về an ninh tin học thuộc tập đoàn Hauri Inc., có trụ sở tại Seoul khẳng định vụ tấn công đó đã được tiến hành từ Trung Quốc. Ông giải thích : « Họ hoạt động ở đó bất kể đó là kiểu dự án gì. Nhưng chúng đều có địa chỉ IP của Trung Quốc ».
Chuyên gia Yoo Dong Ryul, cựu cảnh sát Hàn Quốc chuyên nghiên cứu về những kỹ thuật gián điệp Bắc Triều Tiên trong vòng 25 năm, cho biết thêm là Malaysia cũng như nhiều quốc gia khác cũng bị các tin tặc Bắc Triều Tiên sử dụng. Ông nói : « Bề ngoài họ làm việc cho các tập đoàn môi giới hay lập trình tin học. Một vài người còn điều hành cả những trang mạng hoặc bán các chương trình trò chơi hay cá cược ».
Michael Madden, chuyên gia Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên, đánh giá là đơn vị 180 chỉ là một trong nhiều đơn vị chiến tranh mạng ngay trong lòng cộng đồng tình báo Bắc Triều Tiên. Ông khẳng định : « Những nhân viên này được tuyển dụng từ những trường học tốt nhất và được đào tạo sâu kỹ. Họ có một mức độ tự chủ nào đó trong các nhiệm vụ của mình ».
Tại Hoa Kỳ, các quan chức chính phủ vẫn chưa hiểu được mối liên hệ giữa Bắc Triều Tiên và phần mềm virus WannaCry. Nhưng một quan chức cao cấp lưu ý : « Điều đó không làm thay đổi một việc: các tin tặc Bắc Triều Tiên là một mối đe dọa tin học thật sự ».
Cuối cùng, Reuters trích dẫn lời của ông Dmitri Alperovitch, đồng sáng lập tập đoàn an ninh mạng CrowStrike cảnh báo : « Với thời gian, năng lực của tin tặc Bắc Triều Tiên đã dần được cải thiện và chúng ta nên xem họ như là một tác nhân nguy hiểm có thể gây ra những thiệt hại quan trọng cho các mạng tư nhân và chính phủ Hoa Kỳ ».
Trung  Cộng đập phá nơi tu học Phật Giáo Tây Tạng ở Tứ Xuyên
Trọng Nghĩa
media
Khu Tu viện Phật Giáo Tây Tạng Serthar (Larung Gar) tại tỉnh Tứ Xuyên (TC).DR

Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên miền tây nam TC đang trục xuất các tín đồ Phật Giáo Tây Tạng và đập phá hàng trăm căn nhà tại nơi được coi là một trong những địa điểm tu tập lớn nhất thế giới của Phật Giáo Tây Tạng.
Các giới chức huyện Garzê cho biết là họ phải phá các căn nhà để tránh tình trạng quá đông đúc và cũng để tân trang thành phố Larung Gar, nằm trên sườn núi, nơi có hơn 10.000 nhà sư và ni cô đến nơi đây để tu học Phật Giáo Tây Tạng trong nhiều tháng trời. Giới chức TC muốn giảm một nửa số người ở đây, xuống còn 5.000.
Theo các nhóm Phật Giáo Tây Tạng ở ngoại quốc, việc cưỡng bách cư dân phải rời khỏi nơi này cũng như đập phá nơi ở là nhằm mục đích ngăn chặn việc tu tập và phát triển Phật Giáo Tây Tạng.
Ngôi chùa Larung Gar ngày càng thu hút nhiều tín đồ, cả người Hán lẫn người ngoại quốc đến từ khắp nơi trên thế giới.
Vào đầu năm 2017, một đoạn video lưu hành trên mạng xã hội cho thấy nhiều tu sĩ Tây Tạng trẻ trong một cơ sở của chính quyền, bị buộc phải hát ca ngợi tính chất Trung Hoa và cam kết trung thành với Nhà Nước.
Nhiều báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc đã viết thư gởi chính quyền TC vào tháng 11 năm 2016 để bày tỏ quan ngại về tình trạng ‘đàn áp nghiêm trọng » nhắm vào văn hóa và Phật Giáo Tây Tạng trong vùng.

Tập Cận Bình « dọa » Rodrigo Duterte : Thẩm phán Philippines đòi kiện Bắc Kinh

Tú Anh

 
Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện Philippines kêu gọi chính phủ đệ đơn kiện TC ở Liên Hiệp Quốc sau khi tổng thống Rodrigo Duterte tiết lộ bị chủ tịch Tập Cận Bình « dọa đánh » nếu Manila thực thi phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye về chủ quyền biển đảo.
Thứ Sáu 19/05/2017, trở về nước sau cuộc hội kiến với chủ tịch TC Tập Cận Bình, tổng thống Philippines cho biết lãnh đạo TC « đe dọa sẽ đánh » Philippines nếu Manila quyết tâm bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông theo phán xử của Tòa Trọng Tài La Haye (tháng 07/2016) và khoan dầu ở vùng biển mà TC đơn phương giành chủ quyền.
Bắc Kinh chưa phản ứng về lời tuyên bố này của tổng thống Duterte. Tuy nhiên, lời đe dọa « sử dụng vũ lực » của TC, do tổng thống Philippines kể lại, bị một thẩm phán có uy tín tại Manila công kích. Theo Reuters, với nhận định lời đe dọa của Tập Cận Bình « vi phạm trắng trợn » Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển và Hiệp Ước Hữu Nghị Và Hợp Tác Đông Nam Á mà TC và Philippines đều là thành viên, thẩm phán Antonio Carpio, nhân vật cột trụ trong vụ đưa hồ sơ Biển Đông ra Toà Án Trọng Tài La Haye, thúc giục chính phủ một lần nữa kiện TC ra các cơ quan trọng tài quốc tế cũng như ở Liên Hiệp Quốc.
Thẩm phán Antonio Carpio đả kích chính sách « bỏ Mỹ theo TC » và thái độ thụ động của tổng thống Duterte, theo ông, đã đưa đến hệ quả là « khuyến khích » Bắc Kinh lấn tới tại Biển Đông : « Tổng thống không làm gì cả, thậm chí còn đồng lòng với TC không bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế quốc gia ».
Nhân vật số hai của Tối Cao Pháp Viện Philippines cũng chỉ trích tổng thống Duterte chọn giải pháp đàm phán song phương với TC và « lúc nào cũng trình bày vấn đề (chủ quyền biển đảo) một cách bi quan để dân chúng cuối cùng phải chấp nhận luận điểm của TC ».
Đe dọa của chủ tịch TC được tổng thống Philippines thuật lại trong bài diễn văn hôm thứ Sáu trước những chỉ trích từ công luận. Phát ngôn viên tổng thống Ernest Abella, trái lại, cho rằng trong cuộc gặp hôm thứ Hai 15/05, « lãnh đạo hai bên đã thảo luận một cách thẳng thắn về khả năng thăm dò dầu khí trong tương lai và đồng ý tiếp tục một giải pháp ôn hòa tôn trọng quyền kinh tế và chủ quyền quốc gia ».

Huyền thoại samurai : Thanh gươm bất tử

Thanh Hà
media
Đoàn làm phim Thanh gươm bất tử (Blade of the Immortal) tại LHP Cannes, ngày 18/05/2017. Từ trái qua: đạo diễn Takashi Miike, nữ diễn viên Hana Sugisaki và diễn viên Takuya Kimura.REUTERS/Eric Gaillard

Đạo diễn Nhật Bản, Miike Takashi, đưa một tập truyện tranh rất nổi tiếng về những chàng hiệp sĩ samurai lên màn ảnh lớn. Blade of the Immortal - Thanh gươm bất tử không tranh giải, nhưng phim của ông được công chúng khen tặng hết lời, còn giới phê bình không hào hứng bằng.
Nhật Bản vào thế kỷ thứ 17, thời kỳ mà các trường võ sĩ samurai tranh hùng. Manji là một tay kiếm bất tử. Trong cơ thể của chàng hiêp sĩ này, là hàng trăm ngàn con đỉa, bất diệt. Với hiệp sĩ samurai Manji, tính trường sinh bất tử ấy là tai họa, là địa ngục nơi trần gian.
Cha mẹ của Rin bị môn phái Ito sát hại. Cô thiếu nữ con nhà võ này nung nấu chí phục thù. Cô gái tuyển Manji làm cận vệ. Mỗi nơi Manji đi qua đều có bóng hình của kẻ thù, người chết như rạ. Cốt truyện khá cổ điển, xoay quanh nỗi ám ảnh về mục tiêu báo thù. Nhân vật chính, Manji, không gây nhiều thiện cảm.
Trong hơn hai giờ đồng hồ, những cảnh máu chảy, đầu rơi, những màn chém giết liên tục nối đuôi nhau. Nhưng khán giả không bao giờ chán, bởi mỗi cảnh quay của Miike được xếp đặt như một bức tranh nghệ thuật. Từ màu sắc đến các màn nhào lộn, từ sự tàn bạo cho đến các loại vũ khí cổ sử dụng trong phim, càng về cuối phim càng phong phú và đẹp mắt.
Đây là lần thứ tư Miike được mời đến Cannes, sau những Hara kiri (Cái chết của hiệp sĩ Samurai), Shield of Straw (Lá chắn bằng rơm) và For Love’s Sake. Lần này phim của ông không tranh giải. Nổi tiếng là đạo diễn bậc thầy trong thể loại phim đổ máu, Miike Takashi không phụ lòng người hâm mộ với Blade of Immortal.
Mọi người còn nhớ năm 2001, tại Liên Hoan Phim Toronto, Canada, trong buổi ra mắt phim Ichi the Killer, ban tổ chức đã phải phát sẵn túi nôn cho khán giả.
Miike Takashi, 57 tuổi, cũng là một nhà làm phim có nhịp độ sáng tác ngoại hạng. Trung bình ông dựng từ 4 đến 7 phim một năm. Từ năm 1991 tới nay, ông đã thực hiện tổng cộng 100 phim đủ loại, từ kiếm hiệp đến khoa học giả tưởng, từ phim hài cho đến phim quảng cáo…
Tới nay, mỗi tác phẩm của Miike Takashi được xem như một « thử nghiệm » về điện ảnh. Chính vì thế mà ông được mệnh danh là « vật thể lạ » của nghệ thuật thứ bảy xứ Phù Tang.
__._,_.___

Posted by: "Patrick Willay" 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List