Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday 11 February 2016

Mỹ - Ấn Độ thảo luận về tuần tra chung ở Biển Đông



media
Đội hình chiến hạm Mỹ, Úc, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore nhân cuộc tập trận Malabar năm 2007. (Ảnh tư liệu chụp ngày 05/09/2007).US Navy

Hãng tin Reuters hôm nay,10/02/2016, cho biết Hoa Kỳ và Ấn Độ đã thảo luận về việc mở các cuộc tuần tra chung, mà theo một quan chức quốc phòng Mỹ, có thể bao gồm cả tuần tra ở Biển Đông, một hành động chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc tức giận.

Ấn Độ và Hoa Kỳ đã tăng cường quan hệ quân sự trong những năm gần đây và vào năm ngoái đã mở tập trận chung ở Ấn Độ Dương, với sự tham gia của hải quân Nhật Bản. Thế nhưng, cho tới nay New Delhi chưa mở tuần tra chung với bất cứ quốc gia nào. 

Một phát ngôn viên của hải quân Ấn Độ đã tuyên bố nước này sẽ không thay đổi chính sách chỉ tham gia vào các chiến dịch của Liên Hiệp Quốc.

Quan chức quốc phòng Mỹ được Reuters trích dẫn cho biết Hoa Kỳ và Ấn Độ đã thảo luận về các cuộc tuần tra chung. Hai bên hy vọng sẽ bắt đầu trong năm nay. Các cuộc tuần tra chung có thể sẽ được tiến hành ở vùng Ấn Độ Dương, nơi mà Ấn Độ đóng vai trò quan trọng, và ở vùng Biển Đông, nơi mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ.

Hiện giờ chưa có phản ứng gì từ phía Bắc Kinh về thông tin này, do Trung Quốc còn đang nghỉ Tết. Trong tháng này, Bắc Kinh đã lên án Washington muốn làm bá chủ Biển Đông nhân danh tự do hàng hải, sau khi một tuần dương hạm của hải quân Mỹ đi vào khu vực 12 hải lý chung quanh một đảo tranh chấp ở Hoàng Sa.

Cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ đều không có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng chủ trương phải tôn trọng quyền tự do hàng hải và hàng không ở khu vực này, theo như tuyên bố chung của hai nước khi tổng thống Barack Obama viếng thăm New Dehli vào tháng 01/2015.

Theo Reuters, chính quyền Obama có vẻ đang gia tăng nỗ lực liên kết các đồng minh của Mỹ để chống lại tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Về phần Ấn Độ vào năm ngoái đã loan báo ý định liên kết với đối tác Việt Nam để thăm dò dầu khí ở Biển Đông. Bắc Kinh đã phản đối kế hoạch này, mà họ cho là « bất hợp pháp ».

Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN : Obama sẽ có thông điệp cứng rắn về Biển Đông

media
Tổng thống Mỹ Obama phát biểu tại cuộc họp báo tại Kuala Lumpur ngày 22/11/2015, nhân đến dự một hội nghị bên lề thượng đỉnh ASEAN 27.AFP/FRED DUFOUR

Nhân hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước ASEAN trong hai ngày 15-16/02/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chuyển tới Trung Quốc một thông điệp cứng rắn trên vấn đề Biển Đông. Nhà Trắng Mỹ vào hôm qua, 09/02/2016, đã công khai xác nhận như trên.

Trong cuộc họp báo một tuần trước ngày khai mạc hội nghị, ông Ben Rhodes, phó cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ cho biết là ông Obama sẽ nhắc lại rằng các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, phải được xử lý thông qua đàm phán trên cơ sở phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Theo ông Rhodes, một phần thông điệp của tổng thống Mỹ tại hội nghị thượng đỉnh sẽ là sự cần thiết phải « tránh những cố gắng giải quyết tranh chấp bằng việc một nước lớn bắt nạt một nước nhỏ hơn ». Đối với quan chức Mỹ này thì cần phải duy trì quyền tự do hàng hải trên Biển Đông và tránh các hành động quân sự « vô ý và không cần thiết ».

Thông điệp trên rõ ràng là nhắm vào Trung Quốc, nước đang lợi dụng uy lực nước lớn để áp đặt yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng nhỏ hơn mình.

Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, mặc dù Trung Quốc không tham gia hội nghị, các cố vấn của ông tổng thống Mỹ đã nói rõ rằng hành động của Bắc Kinh ở Biển Đông - với các công trình xây dựng trên các đảo nhân tạo vừa bồi đắp bị Mỹ nghi ngờ là có thể được dùng vào mục đích quân sự - sẽ là một trong những tiêu điểm của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Sunnylands, gần thành phố Palm Springs, tiểu bang California.

Ông Dan Kritenbrink, cố vấn châu Á hàng đầu của ông Obama, đã nhấn mạnh trong buổi họp báo rằng : « Tổng thống Mỹ sẽ kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ngừng công việc cải tạo địa hình, xây dựng cơ sở mới và không đặt tiền đồn quân sự ở Biển Đông ».

Ông Ben Rhodes nói thêm rằng tổng thống Obama sẽ thảo luận cụ thể với các nhà lãnh đạo Đông Nam Á về mối quan ngại của ông trước việc Trung Quốc gần đây đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm trên phi đạo mới được xây dựng trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) tại vùng quần đảo Trường Sa đang tranh chấp.

Vấn đề được Reuters nêu bật tuy nhiên lại là thái độ chia rẽ của các nước ASEAN. Trong lúc Mỹ tỏ quyết tâm bênh vực các nước Đông Nam Á, thì trong 10 thành viên ASEAN, vẫn tồn tại những bất đồng về cách tiếp cận Trung Quốc : Nếu Philippines và Việt Nam có thái độ cứng rắn, thì ngược lại Lào, và nhất là Cam Bốt, lại rất miễn cưỡng khi phải đối đầu với Bắc Kinh.


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List