Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Thursday, 16 July 2015

Philippines chuẩn bị kỹ lưỡng vụ kiện về tranh chấp ở Biển Đông


Đăng ngày 15-07-2015

Philippines chuẩn bị kỹ lưỡng vụ kiện về tranh chấp ở Biển Đông

media
Thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio (T) giới thiệu với các quan chức Philippines các bản đồ cổ, hầu bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc - DR

Báo Philippines Inquirer, ngày 13/07/2015, biết là Tòa án Trọng tài cho phép phái đoàn một số nước, trong đó có Việt Nam, tham dự với tư cách quan sát viên, phiên điều trần của Philippines, trong vụ kiện Trung Quốc về các tranh chấp ở Biển Đông.
Các luật sư của Philippines ra trước tòa án quốc tế ở The Hague hôm thứ Hai 13/07/2015, trong phiên điều trần lần thứ hai, để giải thích rõ lập trường của nước mình rằng đòi hỏi của Trung Quốc đối với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông là bất hợp pháp.

Năm thành viên của Tòa án Trọng tài đã cho triệu tập phiên điều trần thứ nhì để yêu cầu các luật sư làm rõ những câu hỏi về lập trường của Philippines cho rằng tòa án có thẩm quyền đối với vụ kiện Trung Quốc chiếm đóng các rạn san hô giàu tài nguyên ở biển Tây Philippines, một phần của Biển Đông, và các thực thể này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 370 km vuông của Philippines (EEZ) được công nhận theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Trong phiên điều trần đầu tiên hồi tuần trước, nhóm chuyên gia pháp lý của Philippines nói với Tòa rằng Trung Quốc đã vi phạm UNCLOS qua việc tước bỏ của Manila các quyền đánh bắt hải sản và thăm dò các nguồn tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Nhóm chuyên gia cũng đã nói rõ với Tòa rằng Philippines không yêu cầu Tòa ra quyết định về các khía cạnh chủ quyền của trong vụ kiện này mà chỉ cho ý kiến về các quyền của các bên tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông như đã được công nhận trong UNCLOS.
Câu hỏi về chủ quyền là một vấn đề do Tòa án Công lý Quốc tế quyết định.
Các luật sư đã cảnh báo rằng sự toàn vẹn của UNCLOS bị đe dọa trong trường hợp này và Tòa không nên từ chối nghe điều trần vì điều đó sẽ cho phép Trung Quốc thống trị 3.5 triệu km vuông Biển Đông.

Làm rõ
Trong một tin nhắn gửi tử La Haye, hôm thứ Bẩy, 11/07, bà Abigail Valte, Phó phát ngôn viên của Tổng thống cho biết, phiên điều trần hôm thứ Hai (13/07) « cho phép Philippines làm rõ thêm một số điểm trong vụ kiện của chúng ta và củng cố các đòi hỏi của chúng ta » chống lại Trung Quốc.
Thư ký Nhóm phụ trách thông tin của Tổng thống, Herminio Coloma, cho biết các luật sư của Philippines đã sẵn sàng cho vòng điều trần thứ hai.
Edwin Lacierda, phát ngôn viên của Tổng thống, nói trong một cuộc trả lời phỏng vấn trên đài Radyo ng Bayan, « nhóm chuyên gia của chúng ta thực sự sẵn sàng. Chúng ta chuẩn bị cho bản kiến nghị này trong một năm, do vậy, các luật sư đã sẵn sàng, trong đó có Chưởng lý Florin Hilbay ».

Không bị tranh chấp
Lacierda cho biết phía Philippines hy vọng sẽ có phán quyết thuận lợi.
Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, khẳng định là họ có « chủ quyền không thể tranh cãi » ở Biển Đông.
Khi khẳng định « các quyền lịch sử » tại vùng biển này, Trung Quốc đã chiếm giữ đảo san hô Panatag Shoal (tên quốc tế: Scarborough Shoal) ở ngoài khơi tỉnh Zambales và bảy rạn thuộc quần đảo Truờng Sa, bên phía Philippine: Kagitingan (Fiery Cross), Calderon (Cuarteron), Burgos (Gaven), Mabini (Johnson South), Panganiban (Mischief), Zamora (Subi) và McKennan (Hughes).

Đòi hỏi dựa trên bản đồ 9 đoạn
Mặc dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, các rạn san hô lại xuất hiện trên bản đồ Trung Quốc như là một phần của lãnh thổ của Bắc Kinh, được phân địch bởi đường chín đoạn mà các luật sư của Philippines trình bày với Tòa án Trọng tài là « không có cơ sở trong luật pháp quốc tế ».
Đường 9 đoạn của Trung Quốc cũng bao gồm các khu vực ở Biển Đông, những nơi mà Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố có chủ quyền.
Để hỗ trợ cho đòi hỏi rộng lớn của mình, Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo tại bảy rạn san hô của Philippines ở quần đảo Trường Sa, họ nghĩ rằng sẽ tạo ra « một việc đã rồi » đối với Tòa án Trọng tài trong trường hợp có quyết định thuận lợi cho Philippines.

Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy các hoạt động xây dựng đang diễn ra tại các rạn san hô. Việc xây dựng trên rạn san hô Kagitingan bao gồm cảng và các cơ sở truyền thông, doanh trại và một phi đạo dài 3.000 mét, làm cho các nước đang có tranh chấp lo ngại là Trung Quốc dự định sử dụng các đảo nhân tạo vào mục đích quân sự.

Giám sát chặt chẽ
Các bên tranh chấp khác, cùng Nhật Bản và Hoa Kỳ đang theo dõi chặt chẽ các diễn biến do các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông đã gây căng thẳng trong khu vực.
Tòa án đã cho phép các phái đoàn nhỏ từ Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan đến dự, theo dõi các diễn biến sau khi nhận được yêu cầu từ các nước này.
Hoa Kỳ, một đồng minh ký hiệp ước phòng thủ với Philippines, đã điều tàu chiến và máy bay giám sát đến khu vực tranh chấp, và cho biết họ đang xem xét việc điều các tàu đến vùng biển trong vòng 22 km của các đảo nhân tạo để trắc nghiệm các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.
Alan Boyle, một trong những luật sư nước ngoài của Philippines, nói rằng ông hy vọng có phán quyết về thẩm quyền của Tòa vào trước cuối tháng Bảy.
Còn phán quyết về nội dung của vụ việc thì có thể mất nhiều năm.

Các thẩm phán trong nhóm chuyên gia của Philippines
Trong khi đó, Phủ Tổng thống Philippines ủng hộ quyết định của thẩm phán cấp cao Antonio Carpio và thẩm phán Francis Jardeleza thuộc Tòa án Tối cao, cũng như thẩm phán Sarah Fernandez, thuộc Tòa án phúc thẩm đặc biệt, tham gia đoàn Philippine để điều trần.

Trong một tin nhắn gửi đến báo Inquirer, ông Coloma cho biết: « Theo sự hiểu biết của chúng tôi, các vị bên lập pháp và tư pháp muốn bày tỏ tình đoàn kết với các quan chức bên hành pháp (Bộ) trong việc trình bày lập trường của chính phủ ».
Chánh án Maria Lourdes Sereno đã nói rằng các thẩm phán Carpio và Fernandez cần giải thích lý do tại sao họ tham gia phái đoàn Philippine, bao gồm 35 thành viên, và ông phê phán phái đoàn của chính phủ quá đông.

Họ phải giải thích
Báo chí đã trích dẫn ông Sereno nói : « Tôi không có ở đó vì vậy tôi không biết ... Đó là một câu hỏi mà họ phải trả lời ».
Thẩm phán Carpio đã có nhiều bài thuyết trình về tranh chấp ở Biển Đông, và ông tích cực tổ chức nhiều buổi nói chuyện để làm cho mọi người hiểu về cuộc xung đột. Ông cũng đã ủng hộ việc kiện lên Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, coi đó như một cách để giải quyết tranh chấp.

Jardeleza là Chưởng lý vào thời điểm Philippines nộp hồ sơ 4000 trang kiện Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài vào năm 2013. Sau đó, ông Fernandez đã được điều đến làm việc trong Văn phòng Chưởng lý.

Đăng ngày 15-07-2015

Philippines sang sửa chiến hạm mắc cạn trên bãi Cỏ Mây

media
Chiếc tàu Philippines tại đảo Second Thomas Shoal (Bãi Cỏ Mây), Trường Sa, 29/03/2014.Reuters/Erik De Castro

Hôm nay 15/07/2015, Manila tuyên bố bắt đầu sửa chữa một chiến hạm cũ được dùng làm căn cứ tiền tiêu kiểm soát bãi Second Thomas Shoal (tiếng Việt : bãi Cỏ Mây ; tiếng Philippines : Ayungin ; tiếng Trung : Nhân Ái), quần đảo Trường Sa. Trong những tháng gần đây, quân đội Philippines tố cáo Trung Quốc liên tục dùng tàu hải giám ngăn cản hoạt động tiếp viện cho đơn vị đồn trú trên tàu BRP-Sierra Madre.

Trả lời AFP, người phát ngôn Hải quân Philippines, Edgard Arevalo, cho hay « việc sang sửa cho phép con tàu có được các điều kiện tối thiểu để dùng làm nơi ở ». Theo người phát ngôn Hải quân Philippines, tình trạng hết sức tồi tệ của con tàu « không phải là chuyện bí mật », và truyền thông quốc tế cũng đã thông tin nhiều về chuyện này. 

Tuy nhiên, ông không trả lời câu hỏi liên quan đến khả năng xây dựng một nơi đỗ trực thăng trên tàu. Người phát ngôn Hải quân Philippines khẳng định việc sửa chữa tàu không có mục tiêu đáp trả hành động xây dựng và mở rộng đảo ở Trường Sa của Trung Quốc.

Chiếc tàu gỉ sét dài 100 mét này vốn được quân đội Philippines cho lao lên bãi Ayungin vào năm 1999, nhằm khẳng định chủ quyền quốc gia, trong bối cảnh Manila lo ngại Trung Quốc cưỡng chiếm vị trí này. 

Trước đó bốn năm, Trung Quốc đã chiếm bãi Mischief Reef (tức bãi Vành Khăn) cách bãi Cỏ Mây khoảng 40 km.

Khu vực tranh chấp trên biển nói trên cách bờ biển Philippines khoảng 200 km về phía tây, trong khi đó, khoảng cách với bờ biển Trung Quốc gần nhất là 1.100 mét.

Hiện tại, Philippines liên tục duy trì 9 binh sĩ trên con tàu mắc cạn tại bãi Second Thomas Shoal. Hồi năm ngoái, theo báo chí Philippines, tàu hải quân nước này thường xuyên bị tàu tuần duyên Trung Quốc ngăn chặn khi tới Second Thomas Shoal. Manila thậm chí phải dùng đến đường hàng không để tiếp tế lương thực cho các binh sĩ.

Năm 2013, Manila tố cáo Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, cách Luzon, đảo chính của Philippines, khoảng 140 hải lý về phía tây – nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.

Đầu tháng 7/2015, Philippines bắt đầu điều trần tại Tòa án Trọng tài Liên hiệp quốc, La Haye (Hà Lan), trong vụ kiện đòi hỏi chủ quyền « 9 đoạn » của Bắc Kinh trên gần như toàn bộ Biển Đông. Trung Quốc phản đối vụ kiện.

 Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có các tuyên bố chủ quyền tại các khu vực khác nhau ở Biển Đông. Trong những tháng gần đây, việc Trung Quốc mở rộng với quy mô rất lớn một số vị trí mà nước này kiểm soát tại Trường Sa khiến căng thẳng gia tăng, gây lo ngại quốc tế.



__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List