Nhật Ký Biển Đông: Chiến Lược Nào Cho Hoa Kỳ Tại Biển Đông?
Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông
Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông
>
>
Friday, 31 July 2015
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?
Tập đoàn CS bành trướng
Bắc Kinh đã lợi dụng 02 nhiệm kỳ TT của Obama (ĐDC) nhu nhược, thiếu bản lĩnh
của một Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ trong vai trò lãnh đạo thế giới tự do. CSBK đã nhìn con tẩy "lật
ngữa Obama" nên gấp rút ngày đêm xây dựng những căn cứ HQ chiến lược
trên quy mô lớn tại các chuỗi đảo Hoàng & Trường Sa, khi bọn thái thú CSHN
lũ phản quốc không dám hé môi.
CSBK với âm mưu đặc trước sự việc đã rồi để
đối phó với một tân TT Mỹ nhiệm kỳ 2016 - 2020 sắp tới (nếu là những con Diều
Hâu Cộng Hòa) thì e chúng sẽ vỡ mộng bá đồ vương tại biển Đông/Thái Bình Dương.
Và có thể bọn CS bành trướng Bắc Kinh chúng sẽ tái diễn "tuyệt ma
chiêu buôn vua" Hill Lary (DC) như thời Bill Clinton chúng dã áp dụng.
Nếu nước Mỹ không đi vào con đường mạt vận thì một tân TT Mỹ sẽ là Jeb Bush (em
ĐCH) hoặc con diầu hâu khác giương móng vuốt gắp các con chuột cống Tập cận
Bình & Putin, mới vực dậy tư thế siêu cường của Mỹ trên vai trò lãnh đạo thế giới.
Chúng ta có thể vững tin như vậy vì
trên đồng Dollars còn hàng chữ "IN GOD WE TRUST".@
BIỂN ĐÔNGVIỆT NAMTRUNG
QUỐCPHÂN TÍCHTÒA ÁN TRỌNG TÀI THƯỜNG TRỰCPHILIPPINES
Đăng ngày 28-07-2015 Sửa đổi ngày 28-07-2015 14:50
Đăng ngày 28-07-2015 Sửa đổi ngày 28-07-2015 14:50
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết
của tòa án quốc tế ?
Phái đoàn Philippines
trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của
Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai
năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không
chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường
cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả
năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển
qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye
(Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên
đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã
từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án
Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia
tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu
lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của
Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền
thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết
sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái
khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp
nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn
phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa
qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ
can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc
trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm
quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì
: « Cả Philippines
lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn
hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức
tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử
như « một trọng tài
đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại
Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu
hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để
khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp
quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân
thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ
có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa
án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ
quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ
quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo
vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và
đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng tuyên bố của Trợ lý Ngoại
trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp
quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt
ra ».
(
Trích RFI )
__._,_.___
Bắc Kinh bị tố cáo nạo vét 10 rạn san hô khác ở Biển Đông
Đăng
ngày 30-07-2015
Bắc Kinh bị tố cáo nạo vét 10 rạn san hô khác
ở Biển Đông
Phi đạo xây trên Đá Chữ Thập theo ảnh vệ tinh đăng trên trang web
của CSIS.Reuters
Một quan chức Philippines cao cấp ngày 29/07/2015 đã lên tiếng tố
cáo : Để có vật liệu bồi đắp 7 thực thể địa lý mà họ đang chiếm đóng tại vùng Trường
Sa thành đảo nhân tạo, Trung Quốc đã tiến hành nạo vét 10 rạn san hô và bãi cạn
khác ở vùng Biển Đông. Nguồn tin trên tuy nhiên không cho biết cụ thể là các
rạn san hô đó ở đâu trong Biển Đông.
Theo nhật báo Philippine Daily Inquirer số ra ngày 30/07, người
tiết lộ thông tin nói trên là ông Antonio Carpio, một thẩm phán tại Tòa án Tối
cao Philippines.
Phát biểu tại Diễn đàn « Triển vọng các vấn đề liên quan đến
biển Tây Philippines (tên Philippines đặt cho Biển Đông) » tổ chức
tại Tổng hành dinh Quân đội Philippines ở Quezon, Manila, ông Carpio giải thích
là Trung Quốc đã tiến hành nạo vét tại 10 rạn san hô khác trong vùng Biển Đông
để lấy vật liệu bồi đắp các đảo nhân tạo mà họ muốn xây dựng.
Tuy nhiên, quan chức Philippines đã không nêu rõ tên của các rạn
san hô đã bị Trung Quốc nạo vét, cũng như không cho biết rõ vị trí của các thực
thể này tại Biển Đông.
Nếu danh sách 10 rạn san hô bị Trung Quốc nạo vét chưa rõ, thì 7
đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã cải tạo xong đều đã được biết đến : Đã Chữ Thập
(Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Calderon Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá
Gạc Ma (Johnson South Reef), Đã Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Vành Khăn (Mischief
Reef ) và Đá Xu Bi (Subi Reef).
Giới phân tích đã nói nhiều về phi đạo mà Trung Quốc đã cho xây
trên Đá Chữ Thập. Theo các hình ảnh vệ tinh chụp ngày 18/07/2015, trên Đá Xu
Bi, Bắc Kinh cũng đã hoàn tất một công trình nhìn giống như một phi đạo khác,
rộng 250 mét và dài hơn 3000 mét.
__._,_.___
Hải quân Nhật Bản lo ngại quân đội Trung Quốc khống chế cả Biển Đông
Đăng
ngày 30-07-2015
Hải quân Nhật Bản lo ngại quân đội Trung Quốc
khống chế cả Biển Đông
Ba tàu ngầm Trung Quốc có trang bị tên lửa hạt nhân tại một căn cứ
hải quân trên Biển Đông - DR / Washington Free Beacon
Thế giới và khu vực tiếp tục bày tỏ thái độ quan ngại trước ý đồ
quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc. Phát biểu tại Hoa Kỳ vào hôm qua,
29/07/2015, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản đã lên tiếng cảnh báo rằng một khi Trung
Quốc sử dụng các hòn đảo nhân tạo mà họ vừa bồi đắp ở Trường Sa vào mục tiêu
quân sự, toàn bộ vùng Biển Đông có nguy cơ rơi vào «
vùng ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ».
Trong tham luận trình bày tại Quỹ Carnegie về Hòa bình Thế giới
(Carnegie Endowment for International Peace), một trung tâm tham vấn (think
tank) tại Washington, Đô đốc Tomohisa Takei, Chỉ huy trưởng Lực lượng Phòng vệ Biển
(tức Hải quân) Nhật Bản, đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đảm bảo sao
cho Biển Đông luôn là một «
vùng biển mở và tự do » để cho cả khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương vẫn
là một « Đại dương thịnh
vượng ».
Đối với Đô đốc Takei, nếu quyền tự do hàng hải ở Biển Đông bị đe
dọa, hệ quả có thể là «
một sự cố ngoài ý muốn ».
Trung Quốc đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông, bất
chấp tuyên bố chủ quyền trên cùng khu vực của các láng giềng như Việt Nam, Philippines,
Brunei, Malaysia và Đài Loan. Trong thời gian gần đây, Bắc Kinh đã bồi đắp các
bãi ngầm và rạn san hô mà họ kiểm soát ở quần đảo Trường Sa, xây dựng các cơ sở
trên đó mà không che giấu khả năng sử dụng vào mục tiêu quân sự.
Nhật Bản không phải là một bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng
thường xuyên chỉ trích ý đồ quân sự hóa khu vực của Trung Quốc. Ngoài việc lên
tiếng chỉ trích, Nhật Bản cũng giúp đỡ các quốc gia Đông Nam Á như Philippines
và Việt Nam nâng cao năng lực giám sát và tuần tra vùng biển của mình.
__._,_.___
Biển Đông: Mỹ kêu gọi Châu Âu tỏ thái độ rõ ràng hơn
Đăng
ngày 30-07-2015
Biển Đông: Mỹ kêu gọi Châu Âu tỏ thái độ rõ
ràng hơn
Lính Mỹ trên hàng không mẫu hạm USS George Washington lúc tàu đang
đậu gần Manila ngày 3/9/2010Reuters
« Sẽ rất hữu ích » nếu như Liên Hiệp Châu Âu có thái độ rõ ràng
hơn để hỗ trợ Hoa Kỳ trong lúc Trung Quốc đang bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở Biển
Đông. Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách khu vực Đông Nam Á, Amy Searight,
tuyên bố như trên tại hội thảo về chính sách Đông Á của Washington và Bruxelles
ngày 29/07/2015.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS, bà
Amy Searight nhấn mạnh Hoa Kỳ tôn trọng việc Liên Hiệp Châu Âu kêu gọi giải quyết
tranh chấp tại Biển Đông bằng con đường hòa bình và chiếu theo công ước quốc
tế. Tuy nhiên Washington chờ đợi đồng ở minh Châu Âu « một
cách tiếp cận rõ ràng và mạnh mẽ hơn, chẳng hạn như việc kêu gọi ngưng đòi hỏi
chủ quyền hay xây dựng cơ sở quân sự » tại Biển Đông. Sự ủng hộ đó
của Liên Hiệp Châu Âu sẽ « rất hữu ích ».
Cũng tại hội thảo được tổ chức tại trung tâm CSISS, Phó trợ lý
Ngoại trưởng Mỹ đặc trách toàn khu vực Đông Á, ông Michael Fuchs, đã nhấn mạnh
đến nhu cầu giảm thiểu nguy cơ xung đột ở Biển Đông.
Theo các nhà quan sát, hiếm khi nào Hoa Kỳ trực tiếp chỉ trích
đồng minh Châu Âu như vừa qua. Đáp lời bà Amy Searight, Đại sứ của Liên Hiệp
Châu Âu tại Washington David O’Sullivan cho rằng về mặt cơ bản, Châu Âu và Mỹ
có cùng một quan điểm trên vấn đề Biển Đông, nhưng những lời lẽ cứng rắn của
phía Hoa Kỳ đôi khi « phản tác dụng ». Vẫn
theo ông O’Sullivan, Bruxelles đã tăng cường một số hoạt động an ninh trong
vùng biển có tranh chấp này, thế nhưng việc làm đó cũng có « những giới hạn ». Liên
Hiệp Châu Âu không có cùng quan điểm với Mỹ về những đóng góp cho hòa bình và
an ninh khu vực.
Tại một diễn đàn khác về an ninh Châu Á, Tư lệnh Hải quân Nhật Bản
Đô đốc Tomohisa Takei tuyên bố các quốc gia trong vùng cần tăng cường khả năng phòng
thủ và hợp tác trên biển để đối phó với những căng thẳng hiện nay. Để đạt được
mục tiêu đó các quốc gia trong khu vực cần thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật
Bản.
__._,_.___
Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc
Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên
Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung
Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm
rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không
chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường
cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả
năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua
một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà
Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là
Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối
tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường
trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh
tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như
một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của
Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ
lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức
tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng
định rằng : « Trung Quốc sẽ
không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một
bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa
qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ
can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc
trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm
quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì
: « Cả Philippines lẫn Trung
Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không
muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối.
Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án »
và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng
Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu
phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để
khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp
quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân
thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ
có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa
án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ
quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ
quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo
vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên
bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng
Hoa Kỳ « sẽ không trung lập
khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ
khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
Vùng nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Hoa Đông - DR
Một máy bay của Lao Airlines trên đường từ Hàn Quốc về Vientiane,
khi đi qua vùng biển Hoa Đông, đã bị Trung Quốc ngăn chặn, không cho bay qua
vùng nhận diện phòng không mà Bắc Kinh đã thiết lập tại nơi có tranh chấp chủ
quyền với Tokyo.
Website của nguyệt san Thế giới vận tải hàng không – Air Transport
World, ngày 27/07/2015 cho biết, chuyến bay QV 916 của Lao Airlines cất cánh
lúc 8 giờ sáng ngày ngày 25/07 từ sân bay Quốc tế Gimhae, Hàn Quốc, để quay về
sân bay Vientiane của Lào.
Tuy nhiên, sau một tiếng bay, khi chiếc Airbus 320 của Lao
Airlines qua vùng biển Hoa Đông, chuẩn bị vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ)
mà Bắc Kinh đã ngang nhiên thiết lập, các kiểm soát viên của Trung Quốc đã
không cho máy bay hàng không dân dụng Lào đi vào khu vực này với lý do máy bay
không có giấy phép bay qua không phận Trung Quốc. Do vậy, máy bay đã phải quay
trở lại sân bay Gimhae.
Tháng 11/2014, Trung Quốc đã đăng Điện văn thông báo hàng không –
Notice to Airmen – NOTAM liên quan đến việc thiết lập một vùng nhận diện phòng
không mới, ở biển Hoa Đông. Điện văn yêu cầu các hãng hàng không nộp trước hành
trình bay, chi tiết thông tin liên lạc cho cơ quan quản lý lưu không Trung Quốc
nếu muốn đi qua ADIZ.
Năm 2013, Bắc Kinh thông báo lập vùng nhận diện phòng không ở biển
Hoa Đông, trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Nhật
Bản. Ngay lúc đó, 2 hãng hàng không của Nhật Bản là Japan Airlines và All
Nippon Airways đều không nộp trước các kế hoạch bay cho Bắc Kinh với lý không
có nguy hiểm cho hành khách và không quan tâm đến yêu cầu của Trung Quốc. Thế
nhưng, các hãng hàng không của Mỹ và Hàn Quốc lại chấp nhận đòi hỏi của Trung
Quốc.
Không rõ Lao Airlines có nộp trước kế hoạch bay theo như yêu cầu
của Trung Quốc hay không.
Theo nguyệt san Air Transport World, kể từ khi Trung Quốc lập ADIZ
đến nay, chưa có chuyến bay hàng không dân dụng nào bị chặn và phải quay trở
lại điểm xuất phát như chuyến bay QV 916 của Lao Airlines, cho dù không phải
tất cả các hãng hàng không đều đáp ứng đòi hỏi của Trung Quốc.
Thursday, 30 July 2015
Mỹ cần chống lại hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông ?
Đăng
ngày 29-07-2015
Mỹ cần chống lại hành động nào của Trung Quốc
tại Biển Đông ?
Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ P-8A chụp được ngày 21/05 cho
thấy nhiều tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động trong vùng đảo Vành Khăn.REUTERS/U.S.
Navy/Handout via Reuters/Files
Trước một loạt hành động bị đánh giá là coi thường luật pháp
quốc tế, ngang nhiên thay đổi hiện trạng tại Biển Đông mà Trung Quốc đang cấp
tốc tiến hành, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên. Giới
chuyên gia đã liên tiếp đưa ra các đề nghị về những gì mà Washington có thể làm
để ngăn chặn được việc Bắc Kinh đặt cộng đồng quốc tế trước một sự đã rồi.
Trong một bài viết đề ngày hôm nay, 29/07/2015, đăng trên website
của tạp chí Mỹ The National Interest, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, chuyên gia cao
cấp về An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ (New American
Security Center) đã không ngần ngại hiến kế cho chính quyền Mỹ, đề ra « 10 cách
thức giúp Mỹ xử lý thách thức Biển Đông » (10 ways for America to Deal with the
South China Sea Challenge).
Trong số 10 cách thức này, có những đề xuất đã từng được đưa ra,
như thường xuyên nhắc lại những nguyên tắc bất di bất dịch về việc phải tôn
trọng luật quốc tế, duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải, tăng cường quan
hệ với khối ASEAN, giúp đỡ cụ thể các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ
quyền trên Biển Đông…
Độc đáo nhất, và ít được nói đến nhất tuy nhiên là loạt biện pháp
cụ thể mà theo chuyên gia Cronin, Mỹ có thể sử dụng ngay tại Biển Đông trong
trường hợp Trung Quốc có các hành động cụ thể bị coi là sai trái.
Trong đề nghị thứ chín của mình, tác giả đã khuyến cáo chính quyền
Mỹ nêu rõ những hành vi của Trung Quốc sẽ bị coi là đáng phản đối và sẽ bị Hoa
Kỳ phối hợp cùng nước
khác chống lại bằng những biện pháp gọi là « buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt », tiếng
Anh gọi là cost-imposition measures.
Danh sách các hành vi kể trên cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng,
nhưng theo chuyên gia Cronin, sau đây là những kiểu hành động sai trái mà Trung
Quốc đã và có thể sẽ tiếp tục thực hiện tại Biển Đông:
Trước hết là các hành vi nhằm vào các thực thể đang do nước khác
kiểm soát, đi từ việc (1) phong tỏa, như đã từng xẩy ra với Bãi Cỏ Mây (Second
Thomas Shoal) đang có lính Philippines trấn giữ, (2) đánh chiếm như đối với
phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và Đá Gạc Ma ở Trường Sa vào năm
1988, cả hai đều nằm trong tay Việt Nam, cho đến việc (3) chiếm giữ trong thực
tế các thực thể không có người ở bằng cách xua đuổi ngư dân, tàu thuyền của nước
khác, như trường hợp bãi cạn Scarborough của Philippines.
Loạt hành vi sai trái thứ hai cần chống lại là việc tuyên bố chủ
quyền đối với các thực thể không phải là đảo, tức là các bãi cạn hay bãi ngầm,
như trong trường hợp Đá Vành Khăn, hay Đá Subi, cũng như đòi hỏi quá đáng về
lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế từ những đường cơ sở không phù hợp với Công
ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và việc tuyên bố chủ quyền quá mức so với quy
định của luật pháp quốc tế về phân định biển, như yêu sách về vùng biển bên trong
đường chín đoạn của Trung Quốc hiện nay.
Loạt hành vi thứ ba cần phản đối là việc tuyên bố những vùng cảnh
báo quân sự giả hiệu, như Trung Quốc đã từng làm với giàn khoan HD-981 hay nhân
vụ phi cơ tuần thám Mỹ P-8 Poseidon mới đây, và thiết lập một vùng nhận dạng
phòng không trên vùng biển đảo đang tranh chấp.
Đối với chuyên gia Cronin, sau khi liệt kê các hành động sai trái
mà cần phải chống lại, Hoa Kỳ cũng phải nêu rõ các biện pháp đối phó để đối
phương thấy rõ cái giá mà họ sẽ phải trả khi làm quấy.
Trong số các đối sách, chuyên gia Mỹ đề nghị tăng cường các phi vụ
tuần tra biển đa quốc gia tương tự như việc chiếc P-8 của Mỹ từng làm để nhấn
mạnh trên những gì được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép.
Cũng như vậy, nếu một nước nói là xây dựng đảo nhân tạo cho mục
đích quân sự trong vùng biển tranh chấp và sau đó cho biết là nó có thể được sử
dụng để hỗ trợ nhân đạo, sau đó khi xẩy ra thiên tai trong khu vực, Mỹ có thể kiểm
tra đề nghị đó bằng cách cho một máy bay dân sự hạ cánh trên phi đạo mới đó.
Sau cùng, tiến sĩ Cronin nhắc lại một đề xuất từng đưa ra đối với
việc Trung Quốc ngăn không cho Philippines tiếp tế cho đơn vị thủy quân lục
chiến trên chiếc tàu hải quân BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Theo ông, Mỹ nên
không chỉ lo việc tiếp tế, mà cũng có thể xem xét việc triển khai một vài linh
thủy quân lục chiến của mình trên tàu, trong khuôn khổ chương trình huấn luyện
cho lính Philippines.
Tóm lại, cần phải cho Trung Quốc thấy rõ đâu là điểm mà Mỹ có thể
hay không thể chấp nhận.
__._,_.___
Biển Đông : Trung Quốc tập trận bắn đạn thật với hơn 100 chiến hạm
Đăng ngày 29-07-2015
Biển Đông : Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
với hơn 100 chiến hạm
Chiến hạm Trung Quốc trong một cuộc tập trận hồi đầu năm 2015.Reuters
/ China Daily
Trong một động thái được cho là nhằm mục đích thị uy, Trung
Quốc vào hôm qua, 28/07/2015 đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên
quy mô lớn tại Biển Đông. Trích dẫn nguồn tin từ Hải quân Trung Quốc, Tân Hoa
Xã cho biết là cuộc diễn tập huy động ít nhất 100 quân hạm, hàng chục phi cơ,
nhiều đơn vị phóng tên lửa của Quân đoàn II Pháo binh và lực lượng chiến tranh
thông tin.
Hãng tin Trung Quốc đã loan báo chi tiết về các phương tiện được
sử dụng, cho biết là hàng chục tên lửa và ngư lôi đã được phóng đi, hàng ngàn
quả pháo và bom gây nhiễu đã được dùng đến, với mục tiêu gọi là trắc nghiệm năng
lực của hệ thống phòng không và cảnh báo sớm của Hải quân Trung Quốc. Bên cạnh
đó, Tân Hoa Xã cũng nêu lên mục tiêu « cải
thiện khả năng phản ứng nhanh » của quân đội.
Một trang mạng chuyên về quân sự Trung Quốc China Military Online,
được báo Mỹ The Washington Times trích dẫn còn cho biết là cuộc diễn tập cũng huy
động đến lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tuy nhiên, địa điểm cụ thể
cuộc tập trận không được Trung Quốc tiết lộ. Nhưng trước đó, hôm 22/07 vừa qua,
Bắc Kinh đã loan báo 10 ngày tập trận ở gần quần đảo Hoàng Sa.
Cuộc tập trận rầm rộ kể trên được tung ra vào lúc Bắc Kinh đang
rốt ráo xây dựng cơ sở trên một số đảo nhân tạo mà họ vừa bồi đắp tại vùng quần
đảo Trường Sa, trên cơ sở những bãi ngầm và rạn san hô mà Trung Quốc đã dùng võ
lực chiếm từ tay Việt Nam và Philippines cách nay hơn hai chục năm.
Hành động của Bắc Kinh đã bị nhiều nước chỉ trích, từ các nước
Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines là nạn nhân trực tiếp của Trung Quốc, cho
đến Mỹ, Úc, Nhật Bản…
Vào tuần trước, Nhật Bản, trong Sách trắng về Quốc phòng
2015, đã tố cáo việc Trung Quốc bồi đắp đảo đá của Trung Quốc tại Biển Đông,
xem đấy là một « hành vi cưỡng chế » nhằm áp đặt yêu sách chủ quyền rộng khắp
của Bắc Kinh.
__._,_.___
Biển Đông
Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần
Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của
Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai
năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không
chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường
cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả
năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển
qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye
(Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên
đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã
từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường
trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh
tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như
một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của
Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền
thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết
sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái
khẳng định rằng : « Trung
Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý
do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa
qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ
can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc
trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm
quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì
: « Cả Philippines
lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn
hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức
tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử
như « một trọng tài
đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng
Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu
phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để
khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp
quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân
thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ
có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa
án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ
quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ
quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo
vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên
bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng
Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp
quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt
ra ».
( Trích RFI )
__._,_.___
Tuesday, 28 July 2015
Các đảo Trung Cộng xây phi pháp ở Biển Đông sẽ bị Mỹ tấn công?
Các đảo Trung Cộng xây
phi pháp ở Biển Đông sẽ bị Mỹ tấn công?
Dù đã có nhiều cảnh báo về phía Hoa Kỳ bằng các chuyến bay thị
sát, Trung Cộng được mô tả như vẫn ráo riết biến các đảo nhân tạo mới bồi đắp
thành những pháo đài quân sự chuẩn bị cho một cuộc chiến tương lai.
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry B.Harris
Jr.
Điều này chẳng những gây lo ngại cho các nước láng giềng chung
quanh như Việt Nam và Philippines mà còn đe dọa trực tiếp đến Hoa Kỳ một khi
con đường hàng hải Biển Đông bị khống chế.
Báo Người Đưa Tin dẫn nguồn tin hãng Reuters cho biết hôm
24/7/2015, phát biểu tại Diễn đàn an ninh ở thành phố Aspen, bang Colorado ngày
24/7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Harry B.Harris Jr.,
nhấn mạnh tình trạng Trung Cộng ngày càng hung hăng ở Biển Đông là vấn đề mà công
chúng Hoa Kỳ phải biết và chính phủ phải giải quyết.
Đô đốc Harris nhấn mạnh đến các cơ sở mà Trung Cộng đang xây dựng
ở vùng quần đảo Trường Sa, rõ ràng mang tính chất quân sự hơn là dùng trong
công tác cứu nạn nhân đạo như Trung Cộng từng tuyên bố. Đó là các hải cảng đủ
độ sâu để các chiến hạm có thể neo đậu và một phi đạo dài hơn 3 km đủ để một
máy bay ném bom B-52 cất cánh.
Thực tế cho thấy các nước có tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông
như Việt Nam, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng đã có tiến hành cải tạo
đất trong vùng Biển Đông nhưng chỉ vào khoảng 100 mẫu Anh (acre) trong vòng 45
năm. Điều này so với phạm vi và quy mô các công trình của Trung Cộng hiện nay,
theo Đô đốc Harris đã lên đến gần 3.000 mẫu Anh chỉ trong 18 tháng.
Đây không còn là một mối nguy tiềm ẩn đối với Hoa Kỳ một khi Trung
Cộng sử dụng các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa làm nơi tung ra các cuộc do
do thám quân sự. Vị đô đốc Tư Lệnh khẳng định rằng trong trường hợp lợi ích Hoa
Kỳ bị đe dọa, hay xảy ra một cuộc xung đột, các tàu chiến Mỹ có thể tấn công
các đảo nhân tạo đó.
Và ông cũng nói rằng với khả năng của Mỹ hiện nay, việc tấn công
các mục tiêu đó là điều dễ dàng. Ông cũng tuyên bố Mỹ sẽ sử dụng vũ lực quân sự
để bảo vệ lợi ích của mình và các đồng minh trước bất kỳ mối đe dọa nào xuất
phát từ các đảo nhân tạo này.
Ngoài những hệ lụy về nguy cơ xung đột quân sự, bài nói chuyện của
Đô đốc Harry B. Harris Jr. còn chỉ ra 3 yếu tố làm thay đổi hiện trạng do hành
động đơn phương của Trung Cộng gây ra. Thứ nhất, gây rối kinh tế toàn cầu bằng
cách gây rối loạn tự do hàng hải, làm ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Thứ hai, hủy hoại môi trường biển khi bồi đắp các đảo nhân tạo trên các rạn san
hô, các đá và bãi cạn, gây thiệt hại thường xuyên và nhanh nhất đối với các rạn
san hô. Thứ ba là đe dọa các nguyên tắc chung về bảo đảm an ninh và thịnh vượng
trong khu vực đã được các nước tôn trọng và thực thi trong nhiều thập niên qua.
Cuối cùng kết luận của Đô đốc Harris đưa ra một sự thật mà Trung
Cộng không bao giờ thừa nhận: Chính hành động Trung Cộng đã đẩy các quốc gia
láng giềng của họ ở Biển Đông tăng cường quan hệ với nhau và với Mỹ, chứ không
phải do nỗ lực can thiệp hay lôi kéo của Hoa Kỳ nhằm gây mất ổn định tình hình
như Trung Cộng thường cáo buộc.
Tú Thanh / SBTN
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại Biển Đông
TẠP CHÍ
VIỆT NAM
Mỹ ‘thức tỉnh’ trước hiểm họa Trung Quốc tại
Biển Đông
Trong thời gian gần đây, ta thấy chính quyền Mỹ thể hiện một thái
độ cứng rắn hẳn lên trên vấn đề Biển Đông, cả về lời lẽ, lẫn trong một số hành
động cụ thể. Phải chăng chính sách Biển Đông của Mỹ đã thay đổi, đâu là những
nguyên nhân ? Trên đây là một số vấn đề mà RFI đã nhờ Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng,
chuyên gia về bang giao quốc tế tại Đại học George Mason, Virginia Hoa Kỳ, phân
tích.
Nhận định chung của Giáo sư Hùng là chính quyền Mỹ, cả Quốc hội
lẫn Hành pháp, đều đã « bị
thức tỉnh » trước các hành vi hung hăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây
dựng tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang tiến hành tại Biển Đông. Dấu hiệu rõ
nhất phản ánh sự chuyển đổi thái độ của Hoa Kỳ là phát biểu hôm 21/07/2015 của
ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, tức
là người trực tiếp chịu trách nhiệm hồ sơ châu Á tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Trước đông đảo học giả và chuyên gia nhân Hội nghị thường niên lần
thứ 5 về Biển Đông của Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS, trụ sở
tại thủ đô Washington (Mỹ), ông Russel đã nhấn mạnh trở lại lập trường của Mỹ
trên vấn đề Biển Đông, đặc biệt làm rõ khái niệm « trung
lập » thường được nêu lên.
Mỹ
không trung lập, thậm chí còn tích cực can dự
Điểm được mọi giới quan sát ghi nhận là Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đã
nói rõ là Washington « không
trung lập khi nói đến việc tuân thủ luật pháp quốc tế » tại Biển
Đông, thậm chí sẽ « hành
động mạnh mẽ để buộc các bên tuân thủ luật lệ ». Trong bài phát
biểu của mình, ông Russel có lúc đã không ngần ngại nêu đích danh Trung Quốc là
nguyên do khiến tình hình Biển Đông căng thẳng :
« Gần đây, mức độ quan ngại trong khu vực đã leo thang
khi quy mô và tốc độ của công việc cải tạo đảo đá của Trung Quốc được phơi bày
công khai. Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN vào tháng Tư đã
thẳng thắn khác thường, khi đề cập đến ‘mối quan ngại nghiêm trọng’ về công cuộc
‘cải tạo đất đang được tiến hành ở Biển Đông, đã làm xói mòn lòng tin và có thể
phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định…’ »
Trơ lý Ngoại trưởng Mỹ đã ghi nhận nghịch lý : « Tuyên
bố của Trung Quốc ngày 16 tháng Sáu theo đó họ ‘sắp’ ngừng công việc cải tạo,
đã được cho là nhằm mục tiêu trấn an, thế nhưng trong thực tế lại đáng báo động
vì tiếp tục cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở quân sự trên những tiền
đồn đã được cải tạo đó
».
Sau khi nhắc lại rằng Mỹ sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình
trong đó có việc bảo đảm quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, và nói
chung là một trật tự quốc tế dựa trên sự tuân thủ luật pháp quốc tế và giải
quyết các tranh chấp một cách hòa bình mà không dùng đến sự đe dọa hay vũ lực,
ông Daniel Russel đã nói đến một số việc cụ thể mà Hoa Kỳ sẽ làm để các nguyên
tắc nêu trên được tôn trọng.
Quyền
tự do lưu thông cho chỉ cho riêng Mỹ
Ví dụ đầu tiên được ông đề cập đến là tích cực giúp các nước ven
Biển Đông nâng cao năng lực giám sát vùng biển của mình. Điểm thứ hai, và đây cũng
là thông điệp gởi đến Trung Quốc : Yêu cầu quân đội Mỹ thực hiện các « chiến dịch tự do hàng hải
» để thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế về biển. Đối với ông Russel, mục
tiêu của Washington không đơn thuần là bảo vệ quyền tự do lưu thông của riêng
Mỹ, mà là của tất cả các nước :
« Mục tiêu
của chúng tôi là đảm bảo sao cho không chỉ có Hải quân hoặc Không quân Mỹ có
các quyền tự do lưu thông, mà sao cho tàu thuyền và máy bay của những nước nhỏ
nhất cũng có thể bình yên thừa thưởng những quyền này mà không bị nguy hiểm
».
Theo ông Russel, theo luật quốc tế, tất cả các nước - không chỉ
Hoa Kỳ - được hưởng các quyền lợi và các quyền tự do hàng hải, quyền sử dụng
biển một cách hợp pháp, vốn được nền ngoại giao cũng như các chiến dịch tự do
hàng hải của quân đội Mỹ góp phần bảo vệ.
Obama-Nguyễn
Phú Trọng và Tầm nhìn chung Mỹ-Việt về Biển Đông
Trong thời gian qua, hầu như tất cả các quan chức ngoại giao cũng
như quốc phòng Mỹ đều đã lên tiếng nhấn mạnh đến quyết tâm của Washington trong
việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không cũng như tình hình ổn định trong
vùng Biển Đông đang bị các tham vọng của lãnh thổ của Trung Quốc khuấy động.
Ngay cả người đứng đầu nước Mỹ là Tổng thống Barack Obama cũng tiếp tục lên
tiếng bày tỏ thái độ quan ngại của ông trước các diễn biến xấu tại vùng Biển
Đông.
Nghênh tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
ngay tại Nhà Trắng, hôm 07/07/2015 chẳng hạn, Tổng thống Mỹ đã không quên xác
định công khai trước giới báo chí rằng cả Mỹ lẫn Việt Nam đều mong muốn là
tranh chấp ở Biển Đông được giải quyết trên tinh thần phù hợp với luật pháp
quốc tế và tôn trọng tự do hàng hải.
Tất cả những quan ngại của Hoa Kỳ và của Việt Nam về các hành vi
của Trung Quốc đã được tóm tắt trong đoạn nói về Biển Đông trong bản Tầm nhìn
chung Mỹ-Việt được hai bên thông qua và được Nhà Trắng công bố hôm 07/07/2015.
« Cả hai nước đều lo ngại về những
diễn biến gần đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng, gây mất lòng tin, và
có nguy cơ hủy hoại hòa bình, an ninh và ổn định. Hai bên nhận ra sự cấp thiết
của việc bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận;
thương mại hợp pháp không bị cản trở, an ninh và an toàn hàng hải ; Không được
có hành động gây căng thẳng ; đảm bảo sao cho mọi hành động và hoạt động được
thực hiện theo luật pháp quốc tế ; chống các hành vi ép buộc, đe dọa, và dùng
hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Cả
hai quốc gia ủng hộ việc giải quyết hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật
pháp quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ngày
10/12/1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông, cũng như những nỗ lực để đúc kết Bộ
Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông. »
Hải
quân Mỹ thực hiện quyền tự do lưu thông ở Biển Đông
Trong lúc các giới chính khách ngày càng có thông điệp mạnh mẽ hơn
hướng về Trung Quốc, thì trên hiện trường Biển Đông, Hải quân Mỹ cũng có nhiều hành
động quyết đoán hơn. Tiếp theo một chuyến bay tuần thám tại khu vực Trung Quốc
đang cải tạo đảo đá ở Trường Sa, chở theo một ê kíp truyền hình, ngày
18/07/2015, đích thân Tư lệnh của Hạm đội Thái Bình Dương tham gia chuyến bay
tuần tra kéo dài 7 tiếng đồng hồ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do
thám mới nhất của Mỹ, loại P8 A Poseidon. Mục tiêu khẳng định quyền tự do lưu
thông trong vùng bất chấp sự đe dọa của Trung Quốc của các phi vụ nói trên quả
rất rõ ràng.
Có thể nói không sai là chính sách Biển Đông của Mỹ đã có thay đổi
do các hành động quá đáng của Trung Quốc. Như nói ở trên, trả lời phỏng vấn của
Ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng đã nêu bật sự kiện là cả Quốc hội lẫn
Hành pháp Mỹ như đã nhận thức được tính chất nghiêm trọng của các hành vi bồi
đắp đảo đá, xây dựng tiền đồn quân sự mà Bắc Kinh đang làm tại Biển Đông.
Ngay trong công luận Mỹ, các tiếng nói nhân nhượng Trung Quốc cũng
đã yếu hẳn đi. Sau đây là phần phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng dành cho RFI.
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, Đại học George Mason, Hoa Kỳ: 27/07/2015 nghe
RFI: Giáo sư vừa đi dự Hội nghị Khoa học về Biển Đông do Trung tâm
CSIS tại Washington tổ chức ngày 21/07/2015. Nhìn chung, giới nghiên cứu đánh
giá sao về tình hình hiện nay ?
Nguyễn Mạnh Hùng : Họ rất quan ngại về hành động xây cất quy mô của Trung Quốc,
trong vòng một năm xây thêm 2000 mẫu đất, biến đá ngầm thành đảo nổi. Họ quan ngại
về tuyên bố của Trung Quốc sẽ xây các cơ sở quân sự trên đảo mới. Họ cũng quan
ngại về hành động đơn phương tạo sự đã rồi, thay đổi cán cân lực lượng tại Biển
Đông.
Giáo sư là một trong những học giả ngoại quốc gần đây đã tham dự
một hội nghị khoa học cũng có đề cập đến Biển Đông, nhưng tổ chức tại Bắc Kinh.
Những vấn đề được nêu lên tại Bắc Kinh có gì đáng chú ý ?
Hội nghị ở Bắc Kinh có khác là bởi vì gồm rất nhiều vấn đề mà
người ta thảo luận với nhau trong cái gọi là « cộng đồng học thuật của Trung Quốc », mà
vấn đề Biển Đông chỉ là một panel thôi. Qua panel đó, và qua nói chuyện ngoài
lề với các học giả Trung Quốc, thì tôi cảm thấy họ rất quan tâm đến sự can dự
của Mỹ ở Biển Đông. Họ cho rằng Mỹ không công bằng, không vô tư giữa tranh chấp
của Trung Quốc với các quốc gia Đông Nam Á khác. Họ cho rằng Mỹ đang vây chặn
họ.
Họ cũng quan ngại về sự tham dự tích cực của Nhật tại Biển Đông, quan ngại
về chuyến đi Mỹ của ông Trọng (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam). Họ cũng
thấy những hậu quả bất lợi của hành động của họ cho nên họ tìm cách đấu dịu,
nhưng họ không từ bỏ chính sách xâm thực của họ.
Về chuyến đi Mỹ của ông Trọng, cụ thể họ nói gì ?
Họ không muốn nói. Họ chỉ hỏi tại sao ông Trọng đi Mỹ, Mỹ và Việt
Nam sẽ có những hành động như thế nào… Qua đó mình biết là họ coi trọng vấn đề.
Họ còn cho tôi biết những tuyên bố của ông Trọng, bởi vì trong thời gian tôi ở
Trung Quốc, vào internet rất khó, thành ra có những tin tức gì, họ đều cho tôi
biết.
Chuyến thăm Mỹ mới đây của ông Nguyễn Phú Trọng đã mang lại gì cho
Việt Nam trên vấn đề Biển Đông ?
Đó là những tuyên bố của ông Trọng, nhất là nhận định rằng Hoa Kỳ
là « địa bàn cực kỳ quan
trọng » của hoạt động ngoại giao của Việt Nam. Điều đó cho thấy là
ít nhất các nhà lãnh đạo Việt Nam đồng ý với nhau về hiểm họa Trung Quốc và nhu
cầu tăng cường quan hệ quốc phòng với Mỹ.
Về phía Hoa Kỳ, họ sẵn sàng giúp Việt Nam tăng cường khả năng tự
vệ. Việt Nam thường trách là khi Hoa Kỳ tuyên bố trung lập trong tranh chấp
Biển Đông, điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ làm ngơ cho kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu. Bài
diễn văn của Daniel Russel một phần nào gián tiếp đáp ứng quan tâm ấy.
Phải chăng trong thời gian gần đây, chính quyền Mỹ đã phần nào
thay đổi chính sách Biển Đông, thể hiện một thái độ cứng rắn hẳn lên ?
Điều đó cũng đúng. Sự thay đổi diễn ra từ từ thôi. Bây giờ, chính
quyền Mỹ, cả Quốc Hội lẫn Hành Pháp, đã bị thức tỉnh vì hành động biến đá ngầm thành
đảo nổi nhằm thay đổi cán cân lực lượng ở Biển Đông. Trong giới học giả, chuyên
viên của các think tanks, tiếng nói của phe chủ hòa, nhân nhượng Trung Quốc đã
yếu hẳn.
Trong cuộc diễn thử thảo luận của Hội đồng An ninh Quốc gia về một khủng hoảng giả tưởng ở Biển Đông (crisis simulation), vào cuối cuộc hội thảo ở CSIS, người ta thấy giới chuyên viên cao cấp của Mỹ không cho rằng những hành động vừa qua là do sáng kiến của một bộ phận quân đội, mà là được phối hợp từ chính quyền trung ương của Trung Quốc.
Họ khuyến cáo Mỹ cần hành động cẩn trọng khi đối phó với khủng
hoảng, nhưng phải quyết tâm duy trì tự do hàng hải và uy tín của họ đối với các
nước nhỏ ở Á Châu qua hành động, và thi hành cam kết bảo vệ các đồng minh có
hiệp ước phòng thủ chung với họ.
Đương nhiên về lời lẽ, Hoa Kỳ đã cứng rắn hẳn lên, nhưng trong
hành động cụ thể, phải chăng cũng có những tín hiệu cứng rắn hướng về phía
Trung Quốc ?
Từ trước đây, Mỹ cũng đã nói là họ quan ngại về hành động của
Trung Quốc ở Biển Đông. Họ cũng nói là sẽ giúp đỡ khả năng phòng thủ của các
đồng minh và đối tác của họ. Thì chuyện đó đã được thực hiện rồi.
Điểm đặc biệt
mà tôi nhận thấy là trong bài diễn văn của ông Daniel Russel, Phụ tá Ngoại
trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương tại CSIS, lần đầu tiên nhấn mạnh
: Mỹ tuy giữ trung lập trong tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các quốc
gia Đông Nam Á, nhưng Mỹ KHÔNG TRUNG LẬP – tôi nhấn mạnh « không trung lập » - trong
việc tuân thủ luật quốc tế, Mỹ chống hành vi đơn phương thay đổi nguyên trạng.
Lời tuyên bố này ông Russel đưa ra khi nói – tôi có ghi lại –
nhưng khi Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố toàn văn bài nói chuyện, thì lời tuyên bố
quyết liệt này đã bị cắt đi. Ông Russel còn nói Mỹ cam kết bảo vệ tự do hàng hải
không những chỉ cho mình, mà còn cho cả các nước khác. Bài diễn văn đó có rất
nhiều đoạn chỉ trích Trung Quốc tuy không nêu rõ tên.
Trong hành động cụ thể của Mỹ ở Biển Đông, Giáo sư thấy điểm nào
đáng chú ý nhất hiện nay ?
Thứ nhất là có những tuyên bố như trên. Thứ hai là có cuộc đi thám
thính trên một máy bay rất tối tân của Mỹ, ở trên vùng Biển Đông, mà Trung Quốc
không được biết. Trung Quốc rất quan ngại, mà Mỹ muốn chứng tỏ là họ bay như
vậy để cho thấy là họ có quyền bay, có quyền tiếp tục bảo vệ tự do lưu thông
trên không, tự do hàng hải…
Thì đó là hai động thái đặc biệt, vừa lời nói, vừa việc làm. Đồng
thời hiện nay Mỹ đang có những hành động thắt chặt liên minh, với Nhật, với Phi
Luật Tân (Philippines), và Phi Luật Tân đã mở Subic Bay ra rồi, cho quân đội
của họ, nhưng cũng cho phép Mỹ sử dụng phương tiện đó, và họ sẽ dùng để tập trận
chung, thao diễn Hải quân chung...
Trong lãnh vực thao diễn hải quân, Trung Quốc, trong những ngày
gần đây, đã cho tập trận tại Biển Đông. Phải chăng đó là cách phô trương uy
thế, không chỉ nhắm vào các nước Đông Nam Á mà còn nhắm vào cả Hoa Kỳ ?
Trung Quốc không chỉ tập trận ở Biển Đông. Họ còn tập trận ở Đông
Á chung với Nga. Điều đó giản dị thôi. Trong chính trị thế giới, sự quân bình
quyền lực là chuyện thường xẩy ra... Đây là một hành động bình thường của Trung
Quốc thôi, không có gì phải làm lạ.
Cái đáng ngại mà người ta vẫn nói, là hoạt động quân sự càng nhiều
bao nhiêu thì hiểm họa va chạm càng nhiều, mà va chạm càng nhiều –có khi cố
tình, có khi vô ý, có khi lầm lẫn – thì có thể từ va chạm nhỏ dẫn đến những
chuyện lớn hơn.
Đâu là những yếu tố chính thúc đẩy Mỹ tỏ thái độ cứng rắn như vậy
?
Về các yếu tố thì đã bắt nguồn từ lâu, nhưng đặc biệt gần đây,
điều đã thức tỉnh giới chính trị Mỹ và giới học giả là dự án biến đá ngầm thành
đảo nổi và nguy cơ biến đảo thành căn cứ quân sự có thể chế ngự cả một vùng
biển trọng yếu. Ngoài ra cũng có khả năng Trung Quốc có thể tuyên bố vùng nhận
diện phòng không (Air defense identification zone) cản trở lưu thông trên biển
và trên không trung.
Cho nên những điểm đó - trước hết là « chuyện đã rồi » đã xẩy ra, làm thay đổi hẳn
cán cân lực lượng, và thứ hai là chuyện có thể xẩy ra, như xây dựng căn cứ quân
sự và vùng nhận diện phòng không đó - khiến cho Mỹ phải có thái độ rõ rệt, để
những chuyện đó đừng xẩy ra nữa.
Cùng chủ đề
TẠP CHÍ VIỆT NAM
HD-981
và ba mũi giáp công của Trung Quốc nhắm vào Việt Nam
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Du
lịch Trường Sa : Sáng kiến thận trọng nhưng hàm chứa rủi ro
TẠP CHÍ TIÊU ĐIỂM
Biển
Đông : Hải quân Nhật sẽ chia sẻ gánh nặng với Mỹ để đối phó với Trung Quốc ?
TẠP CHÍ KINH TẾ
Kinh
tế biển và tranh chấp Biển Đông Việt-Trung
TẠP CHÍ VIỆT NAM
Thượng
Viện Mỹ báo động về Biển Đông : Cơ hội cho Việt Nam
__._,_.___
Subscribe to:
Posts (Atom)
Popular Posts
-
EVIL China is the PIG loser... Vietnam has reason to be upset in oil rig is drilling just off Vietnam Coast Vietnamese suppliers t...
-
Vụ bắt anh Ba Sàm và đường về cố quốc Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-05-08 In trang này Chia s ẻ Ý ki ế n c ủ a B ...
-
On Thursday, 22 May 2014 5:52 AM, Nguyen bac ninh Đòi Hoàng Sa: cờ đỏ , cờ vàng (BS Nguyễn văn Hoàng) Trong v...
-
Việt Nam vẫn dè dặt trước vụ tàu TQ hăm dọa tàu cứu hộ VN RFA-03-06-2015 In trang này Chia sẻ Ý kiến của Bạn E...
-
BỌN CS BẮC KINH; CHÚNG CHỈ HUNG HĂN CON "BỌ XÍT" HÙ DỌA CÁC NƯỚC NHƯỢC TIỂU QUANH VÙNG MÀ THÔI!. ĐỐ CHÚNG; THỬ ĐỤNG TỚI CHIẾN HẠ...
-
Bắc Kinh tố cáo Hà Nội gây hấn, dù vụ cắm giàn khoan ở Biển Đông bị coi là sai trái Giàn khoan Hải Dương HD-981 (DR) Trọng Nghĩa Vớ...
-
Biển Đông: Tòa Án Trọng Tài bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc RFI Đăng ngày 12-07-2016 Sửa đổi ngày 12-07-2016 12:12 B...
-
Th ứ hai 12 Tháng Năm 2014 Bi ể n Đông : Vi ệ t Nam ph ả i ki ệ n Trung Qu ố c ra Liên Hi ệ p Qu ố c Nghe (16:51) Thêm vào danh...
-
Obama yêu cầu Bắc Kinh dừng xây đảo ở Biển Đông Trọng Nghĩa Đăng ngày 18-11-2015 Sửa đổi ngày 18-11-2015 12:04 Tổng thống Mỹ Obama...
Popular Posts
-
Anh ‘nói chuy ệ n v ớ i TQ v ề HD-981’ Câ ̣ p nhâ ̣ t: 12:27 GMT - th ứ hai, 12 tha ́ ng 5, 2014 Facebook Twitter Google+ ...
-
From: ThanhTam Pham < > Date: 2014-05-19 8:03 GMT+11:00 Subject: LỜI KÊU GỌI BIỂU TÌNH NGÀY 25/05/2014 CHỐNG GIẶC TÀU XÂM LĂNG....
-
Th ứ hai 12 Tháng Năm 2014 Bi ể n Đông : Vi ệ t Nam ph ả i ki ệ n Trung Qu ố c ra Liên Hi ệ p Qu ố c Nghe (16:51) Thêm vào danh...
-
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20140511-thu-tuong-viet-nam-len-an-trung-quoc-gay-han-tren-bien-dong-tai-thuong-dinh-asean 11.05.2014 ...
-
Vũng Áng bạo động gây chết 6 người Việt và 20 công nhân Trung Quốc Written By chinh luan on Thứ Tư, ngày 14 tháng 5 năm 2014 | 17:37 ...
-
T Ạ I SAO KHÔNG TRI Ệ U Đ Ạ I S Ứ CHÚNG LÊN !!! VN triệu Tổng Lãnh sự TQ để phản đối việc đặt giàn khoan RFA 12.05.2014 In...
-
Biển Đông: TC Tránh Né Mỹ Vi Anh Trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ ngày 17/04/2018, Đô đốc Philip Davidson người ...
-
TÂM THƯ MỘT NGƯỜI VNTNVC VỀ VIỆC BỌN VC VÀ VGCS VÁC CỜ ĐỎ SAO VÀNG ĐI BIỂU TÌNH CHỐNG TẦU CỘNG ĐẶT GIÀN KHOAN Ở HOÀN...
-
On Thursday, 22 May 2014 5:52 AM, Nguyen bac ninh Đòi Hoàng Sa: cờ đỏ , cờ vàng (BS Nguyễn văn Hoàng) Trong v...
Labels
- 11-5-2014 (1)
- Ai Thắng Ai Ở Syria (7)
- BẮC TRIỀU TIÊN QUẬY (34)
- Biển Đông. (492)
- Cam Bốt (2)
- Cam Bốt và Brunei (2)
- Canada (1)
- Ho Chi Minh and the communist group (24)
- Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN (670)
- Indonesia (7)
- Lào (2)
- Malaysia (1)
- Mỹ - Philippines (59)
- Mỹ - Philippines và Nhật (92)
- Nguyễn Xuân Nghĩa (1)
- Nhật Ký Biển Đông (6)
- Nhật Ký Biển Đông: (4)
- Philippines và Nhật (180)
- Sắc lệnh về quần đảo Hoàng Sa (3)
- Trung Cộng xâm lược (393)
- TRUNG QUỐC-Malaysia Indonesia (12)
- TRUNG QUỐC-Malaysia PHILIPPINES (8)
- TRUNG QUỐC-PHILIPPINES (120)
- US Navy. (1)
- Việt Nam (1)
- VIỆT NAM - (2)
- VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIÊN ĐÔNG - (560)
- VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIÊN ĐÔNG. (223)
- VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIÊN ĐÔNG. Mỹ - Philippines và Nhật (141)
- VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - BIÊN ĐÔNG. Úc và Indonesia (199)
My Blog List
-
-
BẠN TÔI: ĐẠI ÚY TRẦN QUANG HIỆP - https://www.facebook.com/groups/160591528349491/permalink/723350692073569/ https://www.youtube.com/watch?v=oqhFQFR2-JM Chuyện Xứ Xã Nghĩa rpedn...2 years ago
-
-
Thuc phẩm được cảnh báo là chất gây ung thư, ăn càng ít càng tốt - ( Cảm ơn bạn đã chuyển . Có vài ý kiến thô thiển : 1 - những thức ăn quá hạn ( out of date ) dù còn dùng được , cũng nên liệng bỏ . Đừng t...4 years ago
-
-
-
-
-
Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Saigon - ---------- Forwarded message --------- From: *Le Hiep* Date: Mon, Jan 27, 2020 at 8:26 PM Subject: Fw: Diễn hành Tết Canh Tý trên đại lộ Bolsa, Little Sai...4 years ago
-
-
-
https://www.facebook.com/reel/802490438523735 - https://www.facebook.com/reel/8024904385237356 months ago
-
-
-
-
Cách tự kiểm tra xem mình có nhiễm virus COVID-19 không (?) - NT2K4FL Nếu không muốn nhận Email này Xin cho biết để chấm rứt.Cám ơn * Please delete my address before sending this document out. * On ...4 years ago
-
-