Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Saturday, 3 January 2015

TQ: Sẽ chủ động củng cố quan hệ với các nước láng giềng trong năm mới

TQ: Sẽ chủ động củng cố quan hệ với các nước láng giềng trong năm mới

Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhấn mạnh Bắc Kinh quyết tâm tìm cách thiết lập một mạng lưới đối tác với các nước láng giềng.
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nhấn mạnh Bắc Kinh quyết tâm tìm cách thiết lập một mạng lưới đối tác với các nước láng giềng.
·    
·    
·    
·  

Tin liên hệ

02.01.2015
Trung Quốc tuyên bố sẽ chủ động hơn trong việc thắt chặt quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng trong năm mới.

Tân Hoa xã ngày 1/1 trích dẫn phát biểu của Trợ lý Ngoại trưởng Lưu Kiến Siêu nhấn mạnh Bắc Kinh quyết tâm tìm cách thiết lập một mạng lưới đối tác với các nước láng giềng.
Ông Lưu nói Trung Quốc sẽ cố gắng mang lại lợi ích cho các nước lân cận bằng sự phát triển của mình và nỗ lực hơn nữa đưa người dân các nước trong khu vực xích lại gần nhau.
Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết các chính sách kinh tế Trung Quốc đề ra không nhằm tìm cách thống lĩnh khu vực hay tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình và cũng không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước trong vùng.

Ngược lại, vẫn theo lời ông Lưu, các sách lược này phù hợp với những cơ chế và các đề nghị hiện có trong vùng, mang tính hợp tác, mở rộng cho tất cả các nước tham gia.
Ông Lưu tuyên bố Bắc Kinh hiểu rõ rằng thịnh vượng và ổn định của Châu Á tùy thuộc vào hợp tác của các nước trong khu vực và sự tham gia xây dựng của các nước bên ngoài.

Ông nói Trung Quốc sẵn sàng duy trì thông tin liên lạc với tất cả các bên liên quan để mở rộng những lợi ích chung và cùng nhau phát huy hòa bình, ổn định, thịnh vượng cho Châu Á.
Nhà ngọai giao Trung Quốc còn cho biết thêm rằng Bắc Kinh sẽ đưa quan hệ đối tác chiến lược với các nước Đông Nam Á lên một nấc thang mới và hợp tác sâu rộng hơn nữa với các nước láng giềng Châu Á vì lợi ích chung.

Lời phát biểu đầu năm của Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc được đưa ra giữa các quan ngại từ quốc tế về sự bành trướng ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với các nước láng giềng, đặc biệt là các chính sách lấn áp mạnh tay của Trung Quốc trong vấn đề chủ quyền biển đảo với Việt Nam, Philippines ở Biển Đông và với Nhật Bản ở Biển Hoa Đông.

Nguồn: Xinhua, China Daily

Năm 2015 Biển Đông sẽ tiếp tục bị Trung Quốc khuấy động
mediaTàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng phun nước tấn công tàu Việt Nam tại Biển Đông trong vụ giàn khoan HD-981.DR

Trong các dự đoán về tình hình châu Á năm 2015 vừa bắt đầu, bi quan nhất vẫn là các nhận định về Biển Đông, được cho là sẽ tiếp tục bị các tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam, khuấy động. Theo ghi nhận của hầu hết các nhà phân tích, tương tự như trong năm 2014, Trung Quốc sẽ tiếp tục vai trò kẻ gây rối tại Biển Đông.

Trong bài viết trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat công bố hôm qua, 31/12/2014, Biển Đông tiếp tục được xếp vào trong số 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015, nhất là trong bối cảnh một nước trực tiếp can dự vào tranh chấp Biển Đông là Malaysia lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

The Diplomat : Một năm đầy sóng gió ở Biển Đông
Theo tác giả Prashanth Parameswaran, năm 2015 rất có thể sẽ tiếp tục là một năm đầy sóng gió, nếu căn cứ vào xu thế hiện nay : « Với những gì đã xảy ra trong vài năm qua, thì chớ dại bỏ Biển Đông ra khỏi danh sách (những sự kiện cần chú ý), mặc dù rất khó dự đoán chính xác sự việc sẽ diễn biến ra sao ».
Đối với chuyên gia này, trong số hai vấn đề cần đặc biệt theo dõi, trước hết phải xem các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN - cả các nước có tranh chấp lẫn không có tranh chấp - điều chỉnh phản ứng của họ ra sao trước chiến lược càng lúc càng rõ ràng của Trung Quốc, vừa bành trướng trên biển bằng cách dần dần thay đổi nguyên trạng Biển Đông, vừa gắn chặt mình vào khu vực Đông Nam Á trên bình diện kinh tế.

Một diễn biến thứ hai cần chú ý là phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) về vụ kiện của Philippines nhắm vào Trung Quốc, sớm nhất là sau ngày 16/06/2015 là thời hạn chót mà Tòa án đã dành cho Bắc Kinh để trả lời luận chứng bổ sung mà Tòa đã yêu cầu Manila phải nộp trước ngày 15/03/2015.
Phán quyết của cơ chế trọng tài của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển có thể ảnh hưởng đến các diễn biến trên hiện trường, đặc biệt là đến việc các bên sử dụng công cụ pháp lý để tìm giải pháp cho các tranh chấp đang diễn ra.

Trung tâm nghiên cứu Mỹ CSIS : Biển Đông vẫn là điểm nóng
Dự đoán của The Diplomat cũng không khác gì so với nhận xét của một loạt chuyên gia Mỹ về Biển Đông. Trong tạp chí của nhóm Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS tại Washington, số ra ngày 23/12/2014, rất nhiều chuyên gia phân tích tên tuổi về Biển Đông đều không một chút nghi ngờ là Biển Đông sẽ tiếp tục là một điểm nóng trong năm 2015.
Bà Bonnie Glaser cho rằng bãi Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), ở vùng quần đảo Trường Sa đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc nhưng hiện do Philippines kiểm soát rất có thể trở thành điểm nóng.

Trên bãi cạn này có xác một chiếc tàu cũ do Hải quân Philippines cố tình cho mắc cạn vào năm 1999 để làm chỗ đóng quân cho một toán lính Thủy quân lục chiến làm nhiệm vụ canh gác. Trong năm 2014, lực lượng Trung Quốc đã thành công trong việc ngăn không cho Philippines mang vật liệu xây dựng đến nơi để gia cố chiếc tàu.
Trong tình hình đó, chuyên gia Glaser thẩm định rằng, trong trường hợp mà chiếc tàu bị rệu rã và tuột khỏi bãi cạn này, lực lượng Trung Quốc có thể thừa dịp tiến chiếm luôn bãi cạn này, và vấp phải sự chống đối của hải quân Philippines.

Vùng Biển Đông cũng có nguy cơ bị khuấy động do việc Trung Quốc đưa giàn khoan trở lại. Theo giáo sư Chu Phong (Zhu Feng), vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào hoạt động trong vùng biển gần Việt Nam vào năm 2014 đã tạo ra căng thẳng cùng cực giữa Bắc Kinh và Hà Nội, trước khi tình hình tạm lắng dịu.
Tuy nhiên trong năm 2015, theo ông Chu Phong, « Trung Quốc có khả năng di chuyển giàn khoan dầu trở lại vùng biển tranh chấp, chắc chắn Việt Nam sẽ lại quấy rối hoạt động giàn khoan dầu của Trung Quốc ». Chu kỳ trả đũa lẫn nhau đó sẽ chỉ có thể chấm dứt khi hai bên đạt được thỏa thuận chính trị về việc cùng khai thác dầu trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.
Có điều là, theo giáo sư Chu Phong, trước mắt chưa thấy được một thỏa thuận như vậy ở chân trời.


Kinh tế Nga suy sụp, toàn vùng Liên Xô cũ bị vạ lây


mediaTổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) cùng đạo Belarus, Alexander Lukashenko ( trái) và tổng thống Kazakhstan, Nursultan Nazarbayev trong Liên minh Kinh tế Á- Âu họp báo tại Matxcơva ngày 23/12/2014.REUTERS/Maxim Shipenkov
Tất cả các nước trước đây thuộc Liên xô cũ đều bị tác động dây chuyền vì cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tại Nga. Giới lãnh đạo chính trị, doanh nhân tài phiệt cho đến chuyên gia kinh tế từ Trung Á cho đến Belarus đều lo âu cho tương lai.
Trong bài tổng kết tình kinh tế cuối năm 2014, nhóm phóng viên AFP tại Matxcơva và thủ đô các nước thuộc Liên Xô cũ ghi nhận hiện tượng « môi hở răng lạnh » tại khu vực mà ảnh hưởng nhân quả trong quan hệ với Nga không hề sút giảm.

Armenia là một trường hợp cụ thể. Từ khi đồng « rub » mất giá so với đôla Mỹ trong bối cảnh khủng hoảng Ukraina phối hợp với dầu khí trượt giá trên thị trường quốc tế, hàng xuất khẩu của Armenia lên giá trong khi mãi lực của dân Nga giảm đi.Doanh nhân Manvel Gasparian, chủ nhân một công ty giầy dép với 90% sản phẩm xuất khẩu sang Nga than phiền bị thiệt hại nặng nề.
Điều trớ trêu là Armania, vào cuối năm 2013, đã thay đổi chiến lược vào giờ chót, bỏ ý định siết chặt quan hệ với Liên Hiệp Châu Âu, quay sang ký với Nga, Kazakhstan và Belarus Hiệp ước Liên minh thuế quan, sáng kiến của Putin. Quyết định say lầm này đang làm cho Armania ân hận vào lúc khu vực tự do mậu dịch của một số nước Liên Xô cũ biến thành Liên Hiệp Á - Âu rộng hơn kể từ ngày 01/01/2015.

Một tác động trực tiếp bất lợi khác là lượng tiền mà di dân từ Nga gửi về gia đình cũng giảm đi một cách đáng kể làm các nước Kavkaz phải xét lại tham vọng tăng trưởng từ 4,1% xuống 3,3%. Kirghistan cũng lo âu vì kiều hối gửi về giảm đến 70%.

Nhà kinh tế Armenia, Achot Aramian phân tích là không nên lấy làm ngạc nhiên vì trong mối quan hệ giữa Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ, Doanh nhân Nga tiếp tục nắm thế chủ động, họ kiểm soát mọi lãnh vực chiến lược từ « năng lượng, đường sắt, cho đến viễn thông ».
Chuyên gia kinh tế Nga Igor Nikolaiev thuộc Văn phòng tư vấn kinh tế FBK ở Matxcơva cũng cùng nhận định : "Trao đổi thương mại giữa Nga và các nước Kavkaz giảm theo tỷ lệ thuận với giá trị đồng tiền Nga". Những nước càng trung thành với Nga chừng nào thì bị tác hại càng lớn chứng nấy. Tại Belarus, người dân đổ xô rút tiền ra khỏi ngân hàng khi thấy đồn tiền Nga rơi tự do.
Vào lúc chính quyền Nga dự báo kinh tế suy thoái rơi xuống điểm âm thì lãnh đạo Belarus và Kazakhstan kẻ trước người sau bay sang Kiev trong những ngày trước Giáng Sinh 2014 để gặp tổng thống Ukraina Petro Porochenko. Từ khi Nga xáp nhập Crimée và can thiệp vào miền đông Ukraina, Belarus và Kazakhstan đều giữ lập trường cách biệt với Matxcơva .

Sau khi về lại Minks, tổng thống Lukachenko đã lập tức cách chức thủ tướng. Theo AFP, lãnh đạo Belarus, người được xem là nhà độc tài cuối cùng tại châu Âu, muốn nhờ Ukraina giúp đỡ để cải thiện quan hệ với Tây phương. Tại Kiev, tổng thống Narbaiev cũng kêu gọi tôn trọng « toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina », một lời chỉ trích gần như trực tiếp lên án Nga xâm lược.

Theo nhà phân tích Taras Berezovets, hai nhà độc tài Lukachenko (Belarus) và Nazarbaiev (Kazakhstan) là những người có trực giác tự tồn rất mạnh. Họ đến Kiev để từ thủ đô Ukraina, gửi thông điệp bất bình đến Putin. Hai nhân vật này có lẽ thấy rõ tổng thống Nga là biểu tượng của quá khứ còn Tây phương mới là giải pháp của tương lai nên Balarus và Kazakhstan cần phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách.


Đảng CSVN Làm sao bảo vệ nổi Chủ nghĩa Mác Lê đã như cái xác chết thối rữa?

Đỗ Đăng Liêu

Các bài liên hệ

Cùng tác giả:




Báo Quân Đội Nhân Dân mới đây đăng bài viết của Đại Tá, Thạc Sĩ Nguyễn Đức Thắng, với tựa đề: Chủ nghĩa Mác - Lê-nin cần tiếp tục được bảo vệ và phát triển. Tác giả nhắc lại sự sụp đổ của chủ nghiã cộng sản tại ngay cái nôi của nó là nước Nga, nhưng lập tức đổ hết lý do cho "chủ nghĩa đế quốc" và "các thế lực thù địch". 

Ông viết:

"Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã nhân cơ hội đó ra sức tuyên truyền đề cao xã hội tư bản, hô hào rời bỏ CNXH và đi theo con đường TBCN. Chúng ra sức xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH, thậm chí còn định ra cả thời gian sụp đổ chế độ XHCN ở những nước còn lại, trong đó có Việt Nam. Trong hàng ngũ những người cộng sản và nhân dân, thực tế có một số người đã nhiễm phải những luận điệu tuyên truyền hết sức tinh vi, hiểm độc của các thế lực thù địch, từ đó nảy sinh t¬ư tưởng bi quan, dao động, bàng quan, thậm chí đánh mất niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH. Trước tình hình đó, những người cộng sản chân chính cần phải bình tĩnh, tăng cường đoàn kết thống nhất ý chí và hành động để bảo vệ các giá trị đích thực của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và toàn bộ thành quả của cuộc cách mạng XHCN".

Và tác giả bồi thêm vào lời khẳng định bất cần lý lẽ đó bằng hàng loạt các khẳng định khác cũng ngang tàng không kém, chẳng hạn như: "… không thể mượn cớ sự sụp đổ mô hình CNXH cụ thể ở một quốc gia nào đó để bài bác và phủ định chủ nghĩa Mác - Lê-nin và CNXH". Cả thế giới cộng sản theo cùng một mô hình nhà nước Liên Xô và đã sập gần như toàn bộ, chỉ còn 4 nước đang ráo riết chạy theo kinh tế tư bản (hay kinh tế thị trường mà Mác lên án từ ngày đầu là loại "kinh tế tư bản bóc lột") để sống còn thì tác giả không hề hay biết?


Còn nhiều khẳng định bất cần trí óc của cả người đọc lẫn chính người viết, như: "…trong hơn 80 năm qua, đặc biệt những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước trong gần 30 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, càng củng cố vững chắc niềm tin, niềm tự hào của mỗi đảng viên, cán bộ và nhân dân vào chủ nghĩa Mác - Lê-nin, vào con đường đi lên CNXH mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn."

Tựu trung, cả bài viết chỉ biết chép lại những câu mang tính kinh điển mà mọi người đã quá ngấy, đã biết quá rõ từ lâu là vô tích sự, và biết là chúng bị tùy nghi bẻ xuôi lẫn bẻ ngược theo nhu cầu của Đảng trong từng giai đoạn. Do đó, chính bài viết đó đã không bảo vệ được chủ nghĩa Mác Lê cho ra hồn chứ chưa nói gì đến động viên người khác làm chuyện đó, và lại càng không có chút hy vọng gì về "phát triển" nó cả.
Nhưng có lẽ chẳng ai chê bai gì khả năng của tác giả Nguyễn Đức Thắng vì ông bị giao một việc quá khó. Làm sao mà bảo vệ nổi chủ nghĩa Mác Lê trong thực tế ngày nay?!

Làm sao bảo vệ nổi khi thực tế đã chứng minh điều hoàn toàn ngược lại. Trên tổng số gần 100 quốc gia tự nhận là theo Chủ Nghiã Xã Hội, khởi đi từ cái nôi là nước Nga, ngày hôm nay chỉ còn có 5 nước vẫn cố bám víu (hoặc còn giả dạng bám víu) vô vọng vào CNXH là Trung Cộng, Việt Cộng, Lào Cộng, Cu Ba và Bắc Hàn. Tình trạng 5 quốc gia này, từ chính trị, đến văn hoá xã hội, nếu không ngày một tồi tệ, lạc hậu thì cũng cực kỳ bất ổn và khủng hoảng. Nói chung là trong tình trạng chết dần hoặc có thể bùng vỡ bất cứ lúc nào. 

Trong khi đó, tất cả các nước thoát độc tài cộng sản để chuyển sang thể chế dân chủ đều bừng sống lại về mọi mặt, như những người bị bóp cổ lâu ngày nay được thở lại dưỡng khí trong lành.

Làm sao bảo vệ nổi khi nước cộng sản nào càng rời xa mô hình kinh tế XHCN và chạy theo kinh tế tư bản thì càng rời xa vực thẳm. Chính Trung Cộng đã vất mô hình kinh tế XHCN để chạy theo "kinh tế thị trường với đặc tính Trung Quốc" từ năm 1976, và CSVN bắt chước từ năm 1986. Cái mà tác giả gọi là "thành tựu của 30 năm đổi mới" chính là kết quả của việc ném kinh tế XHCN lại để bỏ chạy đó.

Làm sao bảo vệ nổi khi hiện nay, các lãnh đạo ở tầng cao nhất đều không biết tiến lên CNXH là đi đâu và làm gì. Chính Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã công khai bộc bạch:“Đến hết thế kỷ này (tức 86 năm nữa) không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa". Những chính sách gọi là xây dựng XHCN triệt để tại các nước đàn anh tiên tiến chứ không chỉ riêng tại Việt Nam, đều dẫn đến chết đói, lệ thuộc ngoại bang, tụt hậu, băng hoại xã hội, và sụp đổ hoàn toàn như các nước Đông Âu và Liên Xô.

Làm sao bảo vệ nổi khi ĐCSVN, từ lời nói đến việc làm, nhất nhất không còn chút gì là các đặc tính của xã hội XHCN. Các hứa hẹn nền tảng như "Tài sản và phương tiện sản xuất là thuộc về toàn dân" hoàn toàn biến mất trong nền kinh tế tư bản hoang dã hiện nay. Tất cả phục vụ cho nhu cầu vơ vét của tầng lớp "tư bản đỏ" vừa xuất hiện ở mọi cấp. 

Các quan chức với số tài sản lên đến hàng chục tỉ mỹ kim không còn là chuyện lạ nữa, dù họ trên danh nghĩa đã "hiến dâng cả đời cho cách mạng" và không làm gì riêng ngoài đồng lương cán bộ. Cũng vậy, loại hứa hẹn nền tảng như"Giai cấp công nhân, đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội" đã nhường chỗ cho một nhà nước tiếp tay các chủ hãng ngoại quốc trấn áp các cuộc tranh đấu đòi quyền lợi chính đáng của công nhân; và một nhà nước xua công an cưỡng chế đất đai của nông dân để giao lại cho giai cấp tư bản đỏ.

Làm sao bảo vệ nổi khi chế độ XHCN hiện nay còn phong kiến gấp trăm lần chế độ mà nó đả phá và thay thế. Thật vậy, đất nước Việt Nam ngày nay có "vua tập thể" hay "tập thể vua", với cả trăm hoàng tộc. Mỗi hoàng tộc có khu vực địa lý, khu vực kinh tế, khu vực quyền hành riêng và theo thể thức "cha truyền con nối". Thế hệ thái tử đảng bắt đầu ngồi vào các ghế nắm quyền và nắm tiền từ độ tuổi 20.

Làm sao bảo vệ nổi khi mà chính tập thể đảng viên đều đã quá chán ngán cái chủ nghiã mà đa số đã không hiểu là gì khi gia nhập; đã hy sinh cả tính mạng, cả cuộc đời của mấy thế hệ vì chủ nghiã đó chỉ để thấy đất nước liên tục nghèo đói, tụt hậu so với láng giềng; và nhất là đã nhận ra chủ nghĩa này luôn sản sinh ra những kẻ cầm quyền cực ác, cực gian trá, và cực đạo đức giả suốt từ Lênin, đến Stalin, đến Mao, đến ông cháu họ Kim bên Triều Tiên, đến Pol Pot xứ Miên, đến tất cả các thế hệ lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam. Hệ thống CNXH đã biến tất cả những người dù rất tốt khi gia nhập trở thành những người càng lên cao càng giả dối, tàn ác, và càng mất tính người.

Làm sao bảo vệ nổi khi những quan chức lớn ngã bệnh đều chạy qua các nước tư bản chữa bệnh chứ không dám chữa tại các nước XHCN. Lý do không chỉ vì các nước đó có nền y khoa hơn xa các nước XHCN mà còn vì họ thực sự có y đức. Cũng vậy, làm sao bảo vệ nổi khi chính những người đang viết bài kêu gọi bảo vệ Mác Lê và cả cấp trên của họ đều đang cố gắng gửi con cái đi nước ngoài để được hấp thụ nền giáo dục đặc sắc của các nước "tư bản đang giẫy chết" , và còn dặn dò con ráng tìm cách ở lại để làm đầu cầu chuyển tiền của bố mẹ ra nước ngoài.

Ngày mà dân tộc ta công khai và hoàn toàn tẩy bỏ được chủ nghĩa Mác Lê ra khỏi mọi mặt xã hội, chắc chắn sẽ có nhiều người mừng lắm. Trong số đó, thế nào cũng có cả ông Nguyễn Đức Thắng.








Sujet : Tr : Báo on line Thôn Minh Triết, Hà nội 26/12/2014 chúc thọ GS Vũ quốc Thúc và tặng bức trướng hai câu Thi sấm của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 -1585) dự báo chiến lược thiên tài về Biển đông.

 11 ngày sau bài phỏng vấn  GS Vũ Quốc Thúc của RFI (Radio France Internationale,Paris), chúng tôi nhận  được bài báo dưới đây của Báo điện tử Thôn Minh Triết số 01,trực thuộc Viện Minh Triết, Hà nội, Việt Nam ( chủ trương Nhân chủ-Thái hòa-Tâm Linh :

Xin chuyển đến quí vị và quí bạn.

TS


báo on line thôn minh triết 26/12/2014




GS Vũ Quốc Thúc: " Phải chọn con đường vì dân tộc"

__._,_.___

Posted by: "jthaison.

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List