Mỹ muốn thành lập
“NATO châu Á” để kìm hãm Trung Quốc
Đăng ngày: 02/10/2020 - 13:05
6
phút
Ngoại trưởng Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ trong Bộ Tứ “Quad”
dự kiến họp tại Tokyo ngày 06/10/2020 để tìm chiến lược đối phó với Bắc Kinh,
trong bối cảnh Trung Quốc tung hoành ngang dọc, hăm dọa các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi xa hơn, khi nêu ý tưởng thành lập một liên
minh, kiểu “NATO châu Á” mà đối tượng chính là Trung Quốc.
Ý tưởng
trên được thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ Stephen E. Biegun nhắc đến tại Đối Thoại
Chiến Lược Mỹ-Ấn ngày 31/08/2020. Theo ông Biegun, “đây là điểm nên được phát triển…
cho nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Trump, hoặc nếu tổng thống không thắng cử,
thì trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống kế tiếp”.
Theo Guy
Taylor, trên trang Washington Times ngày 27/09, chính những phát triển quân sự
vượt bậc của Trung Quốc, cũng như chính sách đối ngoại ngày càng hung hăng của
Bắc Kinh, đã khiến các quan chức Mỹ và phương Tây tính đến việc hình thành một
kiểu “NATO châu Á” quy
tụ các cường quốc trong vùng để kìm hãm tham vọng bành trướng theo khuynh hướng
Cộng Sản của Bắc Kinh.
Tổng thư ký NATO Jens Stol
tenberg từng lo ngại sức mạnh trỗi dậy của Trung Quốc, với tham vọng “xuất khẩu” mô hình Trung Hoa, “làm thay đổi căn bản cán cân tương quan lực lượng trên thế giới” và càng thúc đẩy NATO phải “xứng tầm thế giới hơn”. Tuy nhiên, dường như Hoa Kỳ muốn đi trước một bước dựa trên liên minh Bộ Tứ “Quad” gồm Mỹ, Úc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Thành
lập “NATO châu Á” từ Bộ Tứ “Quad”
Cả bốn nước
này đều có tranh chấp với Trung Quốc. Ngoài “cuộc chiến toàn diện” giữa Washington
và Bắc Kinh, Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền ở quần đảo Senkaku/Điếu
Ngư, Ấn Độ và Trung Quốc xung đột ở biên giới trên cao nguyên Ladahk, Úc có
công dân bị Trung Quốc bắt giam và đang bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế vì sát
cánh với Mỹ bảo vệ tự do hàng hải. Trong khi đó, Bộ Tứ luôn ủng hộ một vùng Ấn
Độ-Thái Bình Dương “tự
do, mở, thịnh vượng” dựa trên những giá trị chung và tôn trọng
luật pháp quốc tế.
Bối cảnh
hiện tại cho thấy khả năng hình thành một kiểu liên minh mới là điều hoàn toàn
có thể, như phân tích của Michael Kugelman, trợ lý giám đốc chương trình châu Á
tại Wilson Center, với trang Washington Times : “Nhóm Quad thực sự có cơ hội ở thời
điểm này, bởi vì các nước Bộ Tứ, cũng như các nước khác trong khu vực, đều thống
nhất rằng các hoạt động của Trung Quốc không chỉ hung hăng mà ngày càng đe dọa
sự ổn định toàn cầu”. Tuy nhiên, các nước
Đông Nam Á không được nhắc đến trong dự án này, dù Quad nhiều lần bày tỏ mong
muốn làm việc với ASEAN. Lý do được ông Anil Wadhwa, một cựu đại sứ người
Ấn Độ, nhận định trên trang Financial Express, là do “ASEAN bị
chia rẽ và không có khả năng hình thành một mặt trận thống nhất”.
Ngoài ra còn phải kể đến sự phụ thuộc thương mại chặt chẽ giữa các nước ASEAN
vào Trung Quốc.
Nếu được
hình thành, “NATO châu Á”
sẽ không chỉ dừng ở việc kìm hãm đà bành trướng của Trung Quốc. Liên minh này
có thể có mục tiêu rộng hơn, với tham vọng hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh qua
việc tập trung nhiều hơn vào việc phối hợp với quân đội và nền kinh tế của các
quốc gia nhỏ trong vùng, dựa trên một hệ thống giá trị được hình thành trên cơ
sở luật pháp. Và để thực hiện được mục tiêu này, vẫn theo nhà cựu ngoại
giao Ấn Độ, trong tương lai, Bộ Tứ “Quad” nên tiếp tục duy trì hợp tác với các
nước ASEAN trong nhiều lĩnh vực, như kinh tế xanh, giám sát ven biển, tăng cường
khả năng tuần tra ngoài khơi, diễn tập hàng hải, khi tượng thủy văn…
Củng cố
liên minh ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên của chính quyền
tổng thống Trump. Chiến lược mới đối phó với Bắc Kinh được đưa ra đúng với thời
điểm ngoại trưởng Mike Pompeo kêu gọi thành lập “liên minh” các nền
dân chủ và các mô hình tương tự để chống đảng Cộng Sản Trung Quốc, theo nhận định
của trang Freebeacon ngày 30/09. Tuy nhiên, trang Washington Times cũng nhắc
lại ví dụ của Tổ Chức Hiệp Ước Đông Nam Á (SEATO), được hình thành thời hậu Thế
Chiến II cũng nhằm mục đích đối phó với chủ nghĩa Cộng Sản trong giai đoạn Chiến
tranh Lạnh, đã không giành được thành công như mong đợi.
Cũng để cổ
vũ cho “tầm nhìn Ấn Độ-Thái
Bình Dương tự do và mở ngày càng có vị trí quan trọng hơn trên thế giới thời hậu
Covid-19”, ngoại trưởng Nhật Bản, Toshimitsu Motegi đã đến Pháp gặp
đồng nhiệm Jean-Yves Le Drian và hội đàm trực tuyến với đồng nhiệm Đức Heiko
Maas. Pháp và Đức là hai trong số ba nước, cùng với Anh, đã gửi công hàm
phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
|
Pháp
- Đức - Nhật ủng hộ vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự do và mở"
Đăng ngày: 02/10/2020 - 12:26Ngoại trưởng Nhật Bản Motegi Toshimitsu công du châu
Âu và đã hội đàm với đồng nhiệm Pháp Jean-Yves Le Drian ngày 01/10/2020. Biển
Đông và biển Hoa Đông nằm trong số các chủ đề thảo luận trong bối cảnh
Pháp, Đức và Anh (nhóm E3) đã gửi công hàm chung lên Liên Hiệp Quốc ngày 16/09
phản bác những yêu sách phi lý của Trung Quốc tại Biển Đông.
Theo NHK,
trong bữa ăn tối làm việc kéo dài 3 tiếng, hai ngoại trưởng đã nhất trí cùng hợp
tác trên nhiều hồ sơ, đặc biệt là tăng cường các hợp tác song phương tại vùng Ấn
Độ-Thái Bình Dương, trong đó có việc thiết lập một "khu vực tự do và rộng mở"
dựa trên "Nhà nước pháp
quyền".
Một chủ đề
khác được hai ngoại trưởng đề cập là thúc đẩy hợp tác an ninh, trong đó có các
cuộc tập trận chung giữa Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Quân Đội Pháp, cũng như
vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên.
Cuối cùng,
ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian và đồng nhiệm Nhật Bản cùng nhất trí phối hợp
hành động để đối phó với khủng hoảng virus corona và chuẩn bị cho thế giới thời
hậu Covid. Đây cũng là chủ đề được ngoại trưởng Nhật Bản đề cập với đồng nhiệm
Đức Heiko Maas qua cuộc họp trực tuyến ngày 01/10 từ Paris. Hình thành một vùng
Ấn Độ-Thái Bình Dương "tự
do và rộng mở" cũng là điểm được hai ngoại trưởng Nhật và Đức
nhấn mạnh.
Ông Motegi
Toshimitsu đã hủy chuyến công du Berlin, vì ngoại trưởng Đức đang phải cách ly
do tiếp xúc với một người nhiễm Covid-19.
|
Việt Nam tố cáo Trung Quốc tập
trận ở Biển Đông đe dọa đàm phán COC
Đăng ngày: 02/10/2020 - 15:15
3
phút
Kể từ đầu tuần, Bắc Kinh đã bắt đầu 5 cuộc tập
trận đồng thời trên vùng biển bao quanh Trung Quốc, trong đó có hai cuộc
gần quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông. Vào hôm qua, 01/10/2020, Việt Nam
chính thức phản đối và cho rằng hành động tập trận của Bắc Kinh sẽ
gây tổn hại cho các đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về một Bộ
Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC).
Trong cuộc
họp báo thường kỳ tại Hà Nội, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu
Hằng đã lên án hành động của Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền
của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa..
Đối với
phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Việt Nam, các cuộc tập trận của Trung Quốc
ở Hoàng Sa không những trái với tinh thần của bản Tuyên Bố về Cách Ứng
Xử của các bên tại Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), mà còn « không có lợi cho đàm phán COC »,
tức Bộ Quy Tắc Ứng Xử về Biển Đông. Bà Lê Thị Thu Hằng
nhắc lại rằng việc khởi động lại các cuộc đàm phán về COC, sau
một thời gian dài bị đình chỉ vì dịch Covid-19, đang là ưu tiên của
khối ASEAN và Trung Quốc.
Theo hãng
tin Anh Reuters, COC là một mục tiêu mà cả ASEAN lẫn Trung Quốc đều nêu lên
từ gần hai chục năm nay, nhưng giới chuyên gia an ninh khu vực đã đặt nghi
vấn về thực tâm của Trung Quốc, cũng như rất hoài nghi về việc các bên đạt
được một thỏa thuận có tính ràng buộc về pháp lý.
Trong những
tháng gần đây, Trung Quốc đã lợi dụng tình hình các láng giềng phải lo
chống dịch Covid-19 để tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông và liên tục tổ
chức các cuộc tập trận tại các khu vực mà họ đòi chủ quyền. Hoa Kỳ
đã cáo buộc Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, trong khi Bắc Kinh nói rằng
Washington và các đồng minh phương Tây đã đe dọa an ninh khi gửi tàu hải quân
đến khu vực.
Về phần
mình, tháng 8 vừa qua, Việt Nam đã tố cáo sự hiện diện của oanh tạc cơ
Trung Quốc ở Hoàng Sa, xem đấy là điều “gây nguy hiểm cho hòa bình”.
Trong cuộc
họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam đã tuyên bố hoan
nghênh lập trường của Anh, Đức, Pháp, thể hiện trong công hàm gởi lên
Liên Hiệp Quốc ngày 16/09 vừa qua, bác bỏ các yêu sách chủ quyền của Trung
Quốc trên Biển Đông.
|
__._,_.___
Posted
by: Dien bien hoa binh
Greatt post
ReplyDelete