Cựu thủ tướng
Úc : Tự do hàng hải Biển Đông lâm nguy
Đá Garven, quần đảo Trường SaREUTERS/CSIS Asia
Maritime Transparency Initiative
Trung Quốc đang thách thức “tự
do lưu thông hàng hải”, các tranh chấp biển đảo đang gây bất ổn cho
khu vực Biển Đông, Úc âm thầm tăng cường các cuộc tuần tra không quân và hải
quân tại khu vực các đảo có tranh chấp. Trên đây là các tuyên bố của cựu thủ
tướng Úc Tony Abbott.
Theo tường thuật của truyền thông Úc ngày 27/02/2016, trong bài
phát biểu tại Nhật Bản, cựu thủ tướng Úc Tony Abbott đã chỉ trích Trung Quốc về
các vụ tranh chấp biển đảo với các nước trong khu vực. Ông cho rằng các hành
động này đang đẩy an ninh và sự ổn định của khu vực vào thế lâm nguy và kêu gọi
Bắc Kinh không nên thách thức “tự
do lưu thông” trong khu vực.
Theo ông Tony Abbott, các bên nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng khẳng định lập trường của Canberra là “không đứng về một bên nào trong các vụ tranh chấp này ở Biển Đông cũng như ở bất kỳ nơi nào khác”.
Cựu thủ tướng Úc còn cho biết thêm là Canberra đã lặng lẽ gia tăng các cuộc tuần tra không quân và hải quân xung quanh các đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lên tiếng quan ngại về Sách Trắng Quốc Phòng của Úc có đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Ngày thứ Năm, 25/02/2016, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, trong một cuộc họp báo cho rằng “phía Úc nên chăm chút cho việc tăng cường quan hệ song phương, và không nên tham gia hay tiến hành bất cứ hoạt động gì có thể gây tổn hại cho ổn định khu vực”.
Theo ông Tony Abbott, các bên nên giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Đồng thời ông cũng khẳng định lập trường của Canberra là “không đứng về một bên nào trong các vụ tranh chấp này ở Biển Đông cũng như ở bất kỳ nơi nào khác”.
Cựu thủ tướng Úc còn cho biết thêm là Canberra đã lặng lẽ gia tăng các cuộc tuần tra không quân và hải quân xung quanh các đảo đang có tranh chấp tại Biển Đông.
Các tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc lên tiếng quan ngại về Sách Trắng Quốc Phòng của Úc có đề cập đến các tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông.
Ngày thứ Năm, 25/02/2016, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Quốc, trong một cuộc họp báo cho rằng “phía Úc nên chăm chút cho việc tăng cường quan hệ song phương, và không nên tham gia hay tiến hành bất cứ hoạt động gì có thể gây tổn hại cho ổn định khu vực”.
Tham vọng Biển Đông của Trung Quốc đẩy Úc vào
chạy đua vũ trang
Trung Quốc đòi hỏi chủ
quyền trên một khu vực gần chiếm trọn Biển Đông. Trong ảnh, yêu sách đường 9
đoạn của Trung Quốc, còn gọi là "đường lưỡi bò".Ảnh : UNCLOS/CIA
Các báo Pháp ra ngày cuối tuần chủ yếu tập trung vào các chủ đề
nóng ở trong nước như cuộc khủng hoảng nông nghiệp, dự luật lao động mới đang gây
chia rẽ sâu sắc trong đảng Xã Hội cầm quyền, hay châu Âu tiếp tục bế tắc và
phân hóa trên hồ sơ di dân tị nạn. Về châu Á, chạy đua vũ trang trong khu vực
châu Á Thái Bình Dương là một chủ đề nổi bật.
Nhật báo Le Monde trở lại với sự kiện Úc vừa công bố Sách trắng về
quốc phòng qua bài viết : « Úc đầu tư vào quốc phòng để kiềm chế
Trung Quốc ».
Tờ báo cho biết : « là đồng minh lớn của Hoa Kỳ, Úc đang
đầu tư mạnh vào quốc phòng. Chi phí quân sự của nước này trong 10 năm đã tăng
gần gấp đôi. Trong Sách trắng quốc phòng vừa công bố, Úc cho biết ngân sách
dành cho quân đội trong năm 2016-2017 sẽ lên đến 32,4 tỷ đô la Úc, tương đương
khoảng 23 tỷ đô la Mỹ và đến năm 2025-2026, con số này sẽ tăng tới 58,7 tỷ đô
la Úc, tức chiếm hơn 2% tổng thu nhập của nước này ».
Theo cuốn Sách trắng trên, lý do để Canberra đầu tư mạnh vào quốc
phòng như vậy là vì nước Úc đang phải đối mặt với «
môi trường chiến lược biến động và khó khăn nhất » chưa từng có
trong thời kỳ hòa bình. Tài liệu quốc phòng của Úc lý giải thêm rằng trong vòng
20 năm tới, khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương sẽ được đánh dấu bằng việc quân sự
hóa mạnh mẽ tới mức độ mà nơi đây sẽ tập trung tới « một
nửa số tầu ngầm và chiến đấu cơ của cả thế giới ».
Le Monde nhận thấy, thực tế diễn ra trong khu vực này thì chính sự
trỗi dậy thành cường quốc quân sự của Trung Quốc mới là mối lo ngại chính của Úc.
Bởi vậy mà Caberra yêu cầu Bắc Kinh phải minh bạch hơn nữa « trong
chính sách quốc phòng, đặc biệt trên Biển Đông », nơi mà Trung Quốc
đòi hỏi chủ quyền hầu như toàn bộ và đó cũng vì thế mà làm gia tăng căng thẳng
trong khu vực.
Theo le Monde, quan điểm của Úc về Biển Đông là rõ ràng. Canberra
« phản
đối xây dựng các đảo nhân tạo trên Biển Đông vì mục đích quân sự »,
nhất là trong khu vực đang có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và nhiều
nước như Việt Nam và Philippines.
Le Monde nhắc lại việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc gần
đây đã liên tục bị Hoa Kỳ tố cáo và Úc hồi giữa tháng này đã lên tiếng yêu cầu Bắc
Kinh « chấm dứt quân sự hóa » trên các đảo ở Biển
Đông. Trước đó không quân Úc không giấu diếm việc đã tham gia vào các phi vụ tuần
tra nhân danh bảo vệ quyền tự do lưu thông hàng hải do Mỹ dẫn đầu.
Bênn cạnh các động thái cứng rắn, Le Monde ghi nhận, Úc vẫn muốn
chơi « trò chơi thăng bằng », đẩy mạnh quan hệ quân sự với Trung Quốc, duy trì
các quan hệ kinh tế vì dù sao Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại hàng đầu của
Úc, đồng thời là nước nhập khẩu chủ yếu khoáng sản nguyên liệu của Úc.
Trong bối cảnh có nhiều biến động trong khu vực, chính sách quốc
phòng của Canberra chủ yếu tập trung đầu tư vào lực lượng hải quân. Thủ tướng
Úc Malcom Turnbull cho biết là hải quân Úc đang được nâng cấp trên quy mô lớn
nhất từ « sau thế chiến
thứ 2 » đến nay.
Với ngân sách 50 tỷ đô la, từ nay đến năm 2030, hải quân Úc có kế
hoạch đặt đóng 12 tàu ngầm. Ngoài ra Úc sẽ trang bị thêm ba khu trục hạm, 9 hộ tống
hạm và 12 tuần dương hạm. Trên không thì không quân được tăng cường thêm 72
chiến đấu cơ loại F-35. Quân đội Úc cũng phải tăng 2.500 nâng tổng số lên 62
400 người.
__._,_.___