Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday 13 January 2016

Nhật sẵn sàng dùng Hải quân đuổi tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải

 

Còn Đảng Cộng Sản Việt Nam tay sai khoanh tay nhìn xâm lược Bắc Kinh

từng bước thôn tính chủ quyền cuả Việt Nam.

Đảng CSVN phải tội tru di trước Dân tộc!

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjtKZhGKDWkVaMVbKSC0QmSRRgYEFuzXUYbU3p2PN2fwpJ8h5_wdNEwXP05398kM9a-3ZFr6x8Vv-Qq5zTXQjzrVTIMBaXtyWBEkOzUj133Nbqn3qhAEE8hZVdQ2F3lm_BZFIupDpcQqag/s1600/Nam+Quoc+Son+Ha+Nam+De+Cu.jpghttps://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjTN-ZELjuUrDlUp05sfYu3Ndszf6KOSXBqcTWF_TCzY33qxNcWfXOudJsNkzeoRpnDwqo3DFwNfpi5OZ-qa2_kl2gG0YJlIgzQRBZchPmb9lAnYHLglRdr3HoB3RJkp3PXguLVybd3eGao/s1600/HN+-+BT22-+FB+LE%CC%82+ANH+HU%CC%80NG.jpghttp://kyvancuc.files.wordpress.com/2013/01/remember.jpghttp://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/IMG_2535.jpg

Nhật sẵn sàng dùng Hải quân đuổi tàu Trung Quốc vi phạm lãnh hải

mediaAn aerial photo shows Chinese marine surveillance ship Haijian No. 66 (C) cruising, surrounded by Japan Coast Guard patrol ships in the East China Sea, near what are known as the Senkaku isles in Japan and the Diaoyu islands in China, in this file photo taREUTERS/Kyodo/Files

Trước việc Bắc Kinh thường xuyên cho tàu xâm nhập vùng biển quanh đảo Senkaku/Điếu Ngư dưới quyền quản lý của Nhật Bản, Tokyo đã có phản ứng cứng rắn hẳn lên. Phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản vào hôm nay 12/01/2016, tiết lộ rằng mới đây, Tokyo đã lưu ý Bắc Kinh rằng Hải quân Nhật Bản đã được lệnh trục xuất mọi tàu thuyền nước ngoài tiến vào vùng lãnh hải Nhật Bản với một mục tiêu khác hơn là « qua lại vô hại ».

Trong một cuộc họp báo tại Tokyo, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản ông Yoshihide Suga xác nhận rằng Nhật Bản đã thông báo quyết định của mình cho Trung Quốc biết từ tháng 11 năm 2015, sau vụ tàu Hải quân Trung Quốc thâm nhập vùng biển quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Quần đảo này do Nhật Bản quản lý, nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền.

Theo ông Suga, theo chỉ thị đã được chính phủ Nhật Bản thông qua hồi tháng Năm năm 2015, nếu tàu hải quân nước ngoài đi qua vùng biển Nhật Bản với những mục tiêu khác hơn là « qua lại vô hại », Hải quân Nhật Bản sẽ lập tức tiến hành tuần tra để buộc tàu ngoại quốc đó rời khỏi vùng biển Nhật Bản.

Tại Bắc Kinh vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã phản pháo, tuyên bố rằng Bắc Kinh kiên quyết bảo vệ lãnh thổ của minh, và nhắc lại lập luận cố hữu là vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư thuộc chủ quyền Trung Quốc « từ ngàn xưa ».

Lời xác nhận về nhiệm vụ mới của Hải quân Nhật Bản đã được ông Suga đưa ra sau khi nhật báo Yomiuri tiết lộ là tàu hải quân Nhật Bản sẽ được cử đến hiện trường để trục xuất tàu hải quân Trung Quốc khi các chiếc tàu này vượt qua lằn ranh 12 hải lý quanh các đảo mà không áp dụng thủ tục « qua lại vô hại ».
Theo hãng tin Anh Reuters, vào cuối năm ngoái, một tàu hải cảnh Trung Quốc có trang bị tháp pháo, đã tiến vào vùng mà Nhật Bản cho là lãnh hải của mình gần quần đảo Senkaku.
Gần đây hơn, theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, trưa ngày 08/01 vừa qua, hai chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc lại tiến vào khu vực nói trên, một trong hai chiếc có trang bị vũ khí. Bị phía Nhật Bản yêu cầu rời khỏi khu vực, hai chiếc tàu Trung Quốc đã đáp trả lại bằng lập luận họ đang di chuyển trong vùng biển Trung Quốc, và chính tàu Nhật Bản phải rời đi.


Trung Quốc biện minh các phi vụ đến Trường Sa

mediaVùng thông tin bay Hồ Chí Minh FIRẢnh :Trung tâm kiểm soát đường dài (ACC) Hồ Chí Minh

Bị Việt Nam cực lực tố cáo là đã vi phạm quy tắc an toàn hàng không khi cho phi cơ dân lên xuống Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), vùng quần đảo Trường Sa, Trung Quốc vào hôm qua 11/01/2016, đã lên tiếng bác bỏ quan điểm của Việt Nam, cho rằng họ có toàn quyền tổ chức các chuyến bay đó, vốn thuộc phạm vi chủ quyền của Trung Quốc.

Ngay sau khi Bắc Kinh cho ba chiếc phi cơ dân sự hạ cánh trên Đá Chữ Thập mà họ đã bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông), Việt Nam đã chính thức lên tiếng phản đối về mặt ngoại giao, và nhất là đã kiện Trung Quốc trước ICAO, cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách hàng không dân dụng.

Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc đe dọa an toàn không lưu trong khu vực, khi không thông báo trước về các chuyến bay cắt ngang vùng kiểm soát không lưu khu vực Hồ Chí Minh (FIR), đã được quốc tế giao cho Việt Nam chịu trách nhiệm
Vào hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của Việt Nam, cho rằng Trung Quốc không cần phải thông báo cho phía Việt Nam vì các chuyến bay nói trên thuộc diện « hoạt động hàng không Nhà nước », và « không bị Công ước về Hàng không Dân dụng quốc tế cũng như các quy định có liên quan của ICAO ràng buộc », vì đây là vấn đề thuộc phạm vi « chủ quyền quốc gia ».
Một mặt khẳng định là như vậy, nhưng một mặt khác, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại cho rằng ngành hàng không của Trung Quốc đã thông báo cho các cơ quan chức năng Việt Nam về các chuyến bay – từ ngày 28/12/2015 - nhưng « không nhận được câu trả lời ».

Theo giới chuyên gia hàng không được nhật báo Mỹ Wall Street Journal trích dẫn vào hôm qua, thì cốt lõi của vấn đề là Trung Quốc đã dùng máy bay hàng không dân dụng để thực hiện các chuyến bay, nhưng lại dán lên đó nhãn « chuyến bay Nhà nước ».

Theo ông David Learmount, tư vấn cho chuyên san hàng không Flightglobal : « Đối với một nước, việc gọi một chuyến bay nào đó là một chuyến bay Nhà nước rất dễ, và đối với với các nước khác, việc tố cáo quốc gia thực hiện chuyến bay là vi phạm các quy định của ICAO cũng rất dễ ».
Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, mà Trung Quốc đã ký kết, xác định rằng các quy tắc của ICAO không áp dụng đối với các loại « máy bay Nhà nước », vốn được định nghĩa là « máy bay được sử dụng trong các hoạt động quân sự, hải quan và cảnh sát ».


__._,_.___

Posted by: Dien bien hoa binh 

No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List