Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

Sàn giao dịch bất động sản Biển Đông

>

Wednesday, 17 December 2014

Diễn biến mới của vụ kiện Biển Đông

Diễn biến mới của vụ kiện Biển Đông


Bạo loạn đã xảy ra ở Móng Cái khi một dân thường bị công an phường đánh chết 


Cú liếm của đường lưỡi bò made in China gây thiệt hại cho Việt Nam nhiều nhất chứ không phải Philippines. Tuy nhiên để bảo vệ chủ quyền Philippines đã dũng cảm đương đầu với Trung Quốc, kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, còn Việt Nam lại ngậm bồ hòn khen ngọt. Giặc đã nhảy vào sân nhà mà Đảng vẫn án binh bất động.

Tuyên bố của phát ngôn viên Lê Hải Bình hôm 11.12.2014 nói rằng “Hà Nội đã đề nghị Tòa án Trọng tài thường trực tại La Haye (Hà Lan) quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tại biển Đông”, theo giáo sư Carlye Thayer, chỉ là một hành động lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng cửa sau. Ông này cũng bình luận rằng Việt Nam chỉ mới làm điều tối thiểu trong một loạt các thủ tục pháp lý có trong tay để chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Giặc đã đổ đất, xây sân bay ngay trước cửa nhà mà chỉ dám “hành động tối thiểu”, lách vào vụ kiệnbằng cửa sau, vậy bao giờ, bao giờ Đảng, Nhà nước Việt Nam mới dám đàng hoàng cầm đơn kiện đi bằng cửa chính, kiện Trung Quốc lên Tòa án Trọng tài thường trực quốc tế tại La Haye? Trong khi lòng dân sục sôi, từ tầng lớp trí thức cho đến người dân thường, ở bất cứ nơi đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có cách bộc lộ, thì không biết Đảng có nhận thấy và có đánh giá được hết tầm mức quan trọng của nó? 

Làm điều tối thiểu hay lách cửa sau thôi thì cũng là bắt đầu có khởi động rồi đấy, nhưng rõ ràng nhìn trong chiến lược đối phó với kẻ thù ngàn lần thâm hiểm thì chậm chạp quá, chỉ mới là một nhúc nhích lấy lệ, và làm sao xứng được với mong mỏi của dân chúng. Thế mới biết “tình đồng chí” môi hở răng lạnh nhiều khi còn nặng hơn cả núi Thái Sơn.
Bauxite Việt Nam

Gs Ngô Vĩnh Long: Việt Nam để mở cơ hội kiện Trung Quốc về Biển Đông
Ngày 11/12/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức cho biết là đã thông báo cho Toà án Trọng tài Thường trực lập trường của Việt Nam về Biển Đông, trong lúc Toà đang xem xét đơn kiện của Philippines. Theo nhận định của Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ), có thể xem đây là một động thái cần thiết của Việt Nam nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai.

Trả lời câu hỏi của RFI qua thư điện tử, Giáo sư Ngô Vĩnh Long phân tích :
«Câu trả lời của ông Lê Hải Bình về vụ kiện Trọng tài Biển Đông của Philippines cho thấy có lẽ Việt Nam đã nộp cái gọi là đề xuất của phía “bạn của tòa” (amicus curiae submission). Việc này rất cần thiết để phát biểu lập trường và quan điểm của Việt Nam trong việc ủng hộ vụ kiện cũng như bảo vệ “các quyền và lợi ích pháp lý” của Việt Nam như đã tuyên bố.

Thêm vào đó nó cũng giúp cho Việt Nam để mở cơ hội kiện Trung Quốc trong tương lai. Nếu Việt Nam đã không làm như thế thì sau này Việt Nam khó có thể vận động sự ủng hộ của thế giới khi đi đến quyết định kiện Trung Quốc».
Theo Giáo sư Long, Việt Nam đã lên tiếng kịp lúc để duy trì khả năng bảo vệ quyền lợi của mình trong tư cách là nước bị đường lưỡi bò Trung Quốc tác hại nặng nhất:

«Có lẽ là để gián tiếp ủng hộ vụ kiện của Philippines, ngày 05/12/2014, Bộ Ngoại Giao Mỹ đã chính thức công bố một nghiên cứu của Bureau Oceans and International Environmental and Scientific Affairs trong đó phân tích rõ ràng các đòi hỏi của Trung Quốc ở Biển Đông là phi lý và phi pháp.

Hai ngày sau (ngày 07/12), chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một công bố chính thức về vụ kiện của Philippines và bác bỏ một cách rất ương ngạnh vụ kiện ấy.
Việt Nam là nước bị thiệt hại nhất vì “đường lưỡi bò” (mà vụ kiện của Philippines chủ yếu là về đòi hỏi phi lý và phi pháp này của Trung Quốc) cũng như những hành động xâm chiếm khác của Trung Quốc.

Do đó, nếu Việt Nam đã không lên tiếng khẳng định quyền lợi của mình khi Trung Quốc đưa ra công bố chính thức về vụ kiện của Philippines, cũng như trước thời hạn hết được nộp ý kiến, thì Việt Nam đã bỏ đi một cơ hội rất lớn để bảo vệ quyền lợi của chính mình».

 ***
 Phụ lục
Biển Đông: Việt Nam chính thức nhờ Trọng tài quốc tế bảo vệ quyền lợi
 
Hải quân Việt Nam canh gác tại bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Ảnh tư liệu chụp ngày 17/01/2013.REUTERS/Quang Le/Files

Trong một tuyên bố ngắn gọn vào ngày 11/12/2014, Việt Nam xác nhận là đã yêu cầu Tòa án trọng tài quốc tế chú ý đến «quyền và lợi ích» pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông.

Tuy không hẳn là một quyết định kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng quyết định của Việt Nam gián tiếp bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh về Biển Đông.

Trả lời báo chí về lập trường của Việt Nam liên quan đến diễn biến mới trong vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình xác nhận rằng Việt Nam đã chính thức bày tỏ quan điểm của mình, đồng thời yêu cầu Tòa Trọng tài quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam tại Biển Đông:
« Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam».

Trước đó ông Lê Hải Bình đã lên tiếng cực lực phản đối việc Bắc Kinh mới đây đã tái khẳng định chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông trong bản Tuyên bố lập trường của Trung Quốc về vụ kiện của Philippines:

«Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra».

Bắc Kinh đòi Hà Nội «thiết thực» tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông
Đúng với dự đoán, ngay sau các tuyên bố từ phía Hà Nội, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ các tuyên bố của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội thiết thực tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, ông Hồng Lỗi còn nhắc lại yêu cầu Việt Nam cùng với Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương «trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và Luật quốc tế».

Điểm cần ghi nhận trong tuyên bố này là Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đến đàm phán về Nam Sa (tức (Trường Sa) chứ không nói gì đến đàm phán về Tây Sa (tức Hoàng Sa), mà Trung Quốc đã mặc nhiên coi là lãnh thổ của họ, không phải là đối tượng đàm phán.

Theo các chuyên gia phân tích, dù việc Việt Nam quyết định cầu viện đến Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc trên hồ sơ Biển Đông không hẳn là một đơn kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng động thái này là một động thái theo chiều hướng vận động công luận quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông.

 ***
Gs Thayer: Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng “cửa sau”
Tàu tuần dương Trung Quốc (màu trắng) cản mũi tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vùng biển của Việt Nam (ảnh chụp ngày 14/05/2014) REUTERS

Trong tuyên bố hôm thứ Năm, 11/12/201, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết là Hà Nội đã đề nghị Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan), quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tại Biển Đông. Trả lời phỏng vấn của RFI, chuyên gia Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc phân tích thêm về chiến lược ngoại giao mới này của Việt Nam.

Về ý nghĩa của văn kiện có thể gọi là Tuyên bố lập trường của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, lại được gởi đến Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Giáo sư Thayer nêu bật sự kiện là tuyên bố của Việt Nam không phải là đơn kiện Trung Quốc, nhưng đã phản bác toàn bộ luận điểm của Trung Quốc dù không gọi đích danh.

Thayer: Việt Nam đã chuyển đến Toà án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) một tuyên bố chính thức về các quyền của mình (ở Biển Đông). Đây không phải là một “đơn kiện” (statement of claim) như Philippines đã đưa ra hồi tháng Giêng 2013, mà chỉ là một tuyên bố về các quyền của Việt Nam trong vụ kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines tại Tòa án Trọng tài.

Trong tuyên bố này, Việt Nam thừa nhận Toà án Trọng tài Thường trực – PCA có quyền tài phán đối với trường hợp của Philippines. Hà Nội đề nghị Tòa án “quan tâm đúng đắn” tới các quyền và lợi ích của Việt Nam. Và Việt Nam bác bỏ Đường 9 đoạn của Trung Quốc (tại Biển Đông), xem đấy là điều không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.

Tất cả ba điểm trong tuyên bố đều phản bác lại nội dung Văn kiện về Lập trường mà Trung Quốc vừa mới công bố.

Ý nghĩa quan trọng trong bản tuyên bố của Việt Nam, theo giáo sư Thayer là việc mặc nhiên giành quyền tham gia vụ kiện Trung Quốc một cách gián tiếp:
ThayerKhi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.

Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.

Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng “qua cửa hậu”.

Mới chỉ là điều tối thiểu trong hàng loạt hành động có thể làm
Tuy nhiên, theo nhận xét của chuyên gia Thayer, Việt Nam mới chỉ làm điều tối thiểu trong một loạt các thủ tục pháp lý có trong tay để chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thayer : Có những thông tin trái ngược nhau về khả năng Việt Nam kiện (Trung Quốc). Việt Nam đã gửi tuyên bố về các quyền của mình tới Tòa vào ngày 05/12 (trùng với ngày Bộ Ngọai giao Mỹ công bố bản báo cáo về Các Ranh giới trên Biển).

Có những tin đồn trong giới ngoại giao là Việt Nam đã chuẩn bị một biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn và đã tham vấn các nước bạn. Nếu tin đồn này là đúng, thì vào phút chót, Việt Nam đã chọn một giải pháp tối thiểu. Hai ngày sau, hôm 07/12/2014, Trung Quốc đã công bố Văn kiện về Lập trường.

Đối với giáo sư Thayer, không phải là ngẫu nhiên mà chính phủ Việt Nam đã quyết định chính thức gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên bố lập trường về vụ kiện Trung Quốc của Philippines. Sự kiện này có liên quan đến Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam, dự trù mở ra ngày 20/12 tới đây, và sự kiện Hoa Kỳ chính thức công bố tài liệu nghiên cứu đả phá yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Thayer: Các hành động của Việt Nam được tiến hành vào lúc trước khi có Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam. Các hành động pháp lý của Việt Nam sẽ nhằm xoa dịu những người chỉ trích ở trong nước. Họ có thể không hoàn toàn thỏa mãn nhưng sẽ được ấm lòng hơn với việc chính quyền gửi tuyên bố tới Toà án Trọng tài.

Bất luận thế nào, Ban Chấp hành Trung ương cũng phải đáp ứng tâm tư của các ủy viên liên quan đến việc kiện Trung Quốc. Họ sẽ phải chấp nhận và ủng hộ quyết định của chính phủ.

Thời điểm Việt Nam gửi tuyên bố tới Toà án, trùng với ngày Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu về Các Ranh giới trên Biển, và 2 ngày trước khi Trung Quốc công bố Văn kiện về Lập trường, quả là rất phù hợp. Các sự kiện này, khi xem xét trong tổng thể, làm nổi bật lên vai trò của luật pháp quốc tế như là một công cụ để xử lý các tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông.

Trung Quốc sẽ không hài lòng bởi vì họ đã cố sức làm sao cho Tòa án Trọng tài không thụ lý vụ kiện của Philippines.

 ***
Vụ kiện Biển Đông: Việt Nam bác bỏ toàn bộ luận điểm của Trung Quốc

 
Bản đồ yêu sách chủ quyền (đường chấm đỏ) của Trung Quốc tại Biển Đông
Trong một động thái sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Việt Nam hôm qua 11/12/2014 cho biết là đã chính thức lên tiếng về vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông do Philippines khởi xướng trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS). Dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Hà Nội được cho là đã phản bác tất cả các luận điểm của Bắc Kinh về vụ kiện này.

Phía Việt Nam chưa tiết lộ gì nhiều về văn kiện gởi đến tòa án, nhưng nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra hôm nay tiết lộ rằng Việt Nam đã gửi một bản báo cáo đó vào thứ sáu 05/12/2014, trong đó nêu lên ba điểm phản bác rõ rệt các lập trường về vụ kiện Trọng tài Biển Đông mà Trung Quốc công bố ngày 07/12.

Điểm đầu tiên, là Việt Nam công nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý đơn kiện của Philippines, đối lập trực tiếp với quan điểm của Trung Quốc theo đó Tòa án Trọng tài không có quyền thụ lý hồ sơ Biển Đông.

Điểm thứ hai là Việt Nam yêu cầu Tòa án, khi xem xét đơn kiện Trung Quốc của Philippines, nên “quan tâm thích đáng” đến quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại các vùng Hoàng Sa, Trường Sa, và trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm cuối cùng, là Việt Nam phản bác toàn bộ Đường chín đoạn – cơ sở các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho đấy là một điều không có cơ sở pháp lý.

Theo giới quan sát, khi chính thức tuyên bố lập trường trên vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam vừa tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình, vừa tấn công vào các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.

Không trực tiếp kiện nhưng sẽ tham gia vụ kiện
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, đã nêu bật một ý nghĩa quan trọng trong động thái của Việt Nam: đó là mở đường tham gia vụ kiện của Philippines dù không trực tiếp đứng ra kiện Trung Quốc.

Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.

Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.

Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng “qua cửa hậu”.

Đây cũng là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ. Đối với giáo sư Long, việc Việt Nam công bố lập trường trên vụ kiện là một động thái cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai, nhất là “trong bối cảnh Việt Nam là nước bị thiệt hại nhất vì “đường lưỡi bò” (mà vụ kiện của Philippines chủ yếu là về đòi hỏi phi lý và phi pháp này của Trung Quốc), cũng như những hành động xâm chiếm khác của Trung Quốc”.

Theo giáo sư Long : “Nếu Việt Nam đã không lên tiếng khẳng định quyền lợi tại Biển Đông khi Trung Quốc đưa ra công bố chính thức về vụ kiện của Philippines, cũng như trước thời hạn hết được nộp ý kiến, thì Việt Nam đã bỏ đi một cơ hội rất lớn để bảo vệ quyền lợi của chính mình”.

Tóm lại, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc hiện nay, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc ủng hộ Manila một cách cụ thể, và đã không ngần ngại đương cự lại Bắc Kinh.

Giới phân tích đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Câu trả lời có thể sẽ được thấy vào bước đầu tại một Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước lưu vực sông Mêkông, sẽ mở ra vào tuần tới tại Bangkok, với sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.


VN làm gì nếu TQ lập vùng cấm bay ADIZ?

Việt Nam không thể “thoái thác trách nhiệm” lên tiếng nếu Trung Quốc có kế hoạch thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông và việc “thoái thác trách nhiệm” ấy là “không thể, không được phép”, theo ý kiến một nhà phân tích tình hình khu vực từ Hà Nội.

Trao đổi với BBC hôm 13/12/2014, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Hà Nội nói:
“Như thông tin mà chúng ta được biết, Trung Quốc đã bí mật triển khai cái gọi là Vùng nhận diện Phòng không, cái đó tôi nghĩ là nếu Việt Nam không nhanh chóng lên tiếng cùng các lực lượng bảo vệ hay yêu chuộng hòa bình khác, kể cả các cường quốc bên ngoài như Mỹ hay Nhật Bản…

“Thì Việt Nam gần như là thoái thác trách nhiệm, mà Việt Nam là nước bị ảnh hưởng lớn nhất mà mình lại thoái thác gần như là điều không thể, không được phép.
“Cho nên tôi nghĩ thời điểm này là thời điểm Việt Nam không thể chậm trễ hơn được nữa, nó (là) tình thế bắt buộc…

“Chuyện ADIZ đã từng diễn ra ở Biển Hoa Đông liên quan đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc rồi, thì những hành xử như vậy của Trung Quốc thì kịch bản các nước phải như thế nào, tôi nghĩ Việt Nam chắc chắn cũng không ở ngoài.

“Chỉ có điều là cái tỷ phần hay tỷ lệ nghiêm trọng ảnh hưởng đến Việt Nam sẽ cao hơn so với các nước kia, bởi vì các nước kia, Nhật Bản chẳng hạn chỉ là phần phía Nam của lãnh thổ Nhật Bản kéo dài mấy nghìn km thì cũng không phải là ảnh hưởng quá lớn,

“Nhưng đối với Việt Nam, toàn bộ mặt tiền Biển Đông của chúng ta (Việt Nam) kéo dài, toàn bộ diện tích Biển Đông 1 triệu km2, thì ảnh hưởng, đấy là không gian sinh tồn của mình trong tương lai, cho nên tôi nghĩ nếu Việt Nam không phản ứng quyết liệt vụ này thì sẽ rất là khó khăn”.

“Thao tác đầu tiên”
Nhận xét của ông Kế được đưa ra sau khi Việt Nam mới đây đã đệ trình Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) của Quốc tế một bản Tuyên bố chính thức về các quyền của Việt Nam ở Biển Đông để lưu ý cơ quan trọng tài này về các quyền của mình trong vụ kiện chủ quyền ở Biển Đông giữa Philippines với Trung Quốc.
Bình luận về ý nghĩa Việt Nam chọn thời điểm này để liên hệ với Tòa án quốc tế, nhà phân tích nói:

Có tin nói Trung Quốc đã ‘bí mật thiết lập’ vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên Biển Đông.
“Đây là một tính toán của Việt Nam mà tôi nghĩ là nếu không nhanh chóng lên tiếng một cách kịp thời như vậy, thì chắc chắn Việt Nam sẽ không có khả năng để đòi lại quyền hợp pháp của mình ở Biển Đông…

“Tôi nghĩ trì hoãn tới thời điểm này Việt Nam có lẽ cũng đã tính toán kỹ, nhưng về tính toàn diện của yêu sách của Việt Nam, tôi nghĩ cũng chưa phải, bởi vì chắc chắn đây chỉ là thao tác đầu tiên mang tính chất đánh động thôi,

“Chứ chưa hẳn đã là một hệ thống pháp lý đầy đủ mà Việt Nam muốn đưa lên cho (Tòa án) Trọng tài Quốc tế.
“Thế còn về thời điểm tại sao lại vào hiện nay, tôi nghĩ có thể liên quan đến thái độ của Trung Quốc”.

Trong bản Tuyên bố gửi Tòa án Trọng tài Thường trực quốc tế, Việt Nam đã thừa nhận cơ quan này có quyền tài phán với trường hợp của Philippines, điều đã bác bỏ quan điểm của Trung Quốc.

Ngoài ra, Việt Nam đề nghị Tòa án “quan tâm đúng đắn” tới các quyền và lợi ích của Việt Nam, cũng như cho hay Việt Nam bác bỏ Đường 9 đoạn (hay Bản đồ đường Lưỡi bò) của Trung Quốc trên Biển Đông và xem tuyên bố đơn phương này của Trung Quốc là không có “’cơ sở pháp lý”.

“Sai lầm hoàn toàn”
Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng thời điểm của động thái đưa ra tuyên bố “là quá muộn”, ông nói:

“Vào thời điểm này, theo quan điểm của tôi, Việt Nam đưa ra cũng hơi muộn, chứ không phải là sớm sủa gì. Đây chắc chắn là một sự tính toán rất kỹ lưỡng và trong tình thế Việt Nam không thể nào phản ứng khác được…

“Chủ trương có thể can thiệp hay đệ trình các yêu cầu, yêu sách của mình lên Tòa án Trọng tài Quốc tế đó là chuyện Việt Nam cũng đã có chủ trương, chỉ có điều cho đến bây giờ có thể nói là một sự tính toán rất kỹ lưỡng.

“Thứ hai là có thể có những kết quả thương thảo, những vấn đề diễn biến phức tạp về giải quyết tranh chấp chủ quyền của Philippines với Trung Quốc liên quan đến Trường Sa.

“Thì nếu Việt Nam không lên tiếng, trong quá trình thương thảo, nếu như Tòa án Trọng tài Quốc tế mà lại có những quyết định nào đó có lợi cho một trong hai bên, bất kể là Trung Quốc hay Philippines hay một nước nào khác, Việt Nam lại không có tiếng nói, thì chắc chắn Việt Nam sẽ thua thiệt”.

Trong cuộc trao đổi hôm thứ Bảy với BBC, Tiến sỹ Khoa học Lương Văn Kế cũng bình luận và lưu ý về hai việc mà ông gọi là “sách lược”, “’chiêu bài” của Trung Quốc trong đối phó với Việt Nam trên Biển Đông, mà theo ông là việc cố thuyết phục Việt Nam “cùng nhau khai thác” ở những khu vực địa điểm có tranh chấp hoặc đã đang bị biến thành vùng tranh chấp, bên cạnh việc tạo áp lực để tránh đưa các vụ việc tranh chấp đó ra quốc tế hay khu vực.
“Nếu nghe theo, cùng khai thác với Trung Quốc, thì thực ra chúng ta đã sai lầm hoàn toàn, quan điểm của tôi là không chấp nhận, một khi mà Trung Quốc không từ bỏ quan điểm chủ quyền thuộc về Trung Quốc, thì không thể cùng nhau khai thác được”, nhà phân tích nói với BBC.

“Lá bài” 2 mặt của Trung Quốc trong tranh chấp trên biển

Thiên Hà

(theo Huffington Post)
Yêu sách 9 đoạn sai trái của Trung Quốc
Yêu sách 9 đoạn sai trái của Trung Quốc

Là cường quốc mới nổi và là nền kinh tế lớn nhất lớn nhất cũng như nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất châu Á, Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình bằng một loạt tuyên bố chủ quyền sai trái mà không sợ các nước trong khu vực phản ứng. Trong các tranh chấp trên biển, Trung Quốc thể hiện chính sách hai mặt.Bài viết trên tờ Bưu điện Huffington, Một Thế Giới xin trích dịch:

Điều đó đã thay đổi trong vài năm gần đây khi Nhật Bản công khai phản ứng lại tuyên bố chủ quyền sai trái của Trung Quốc tại quần đảo Senkaku và Philippines kiện Trung Quốc vì chiếm đóng trái phép bãi Scarborough ra tòa án quốc tế. Trung Quốc đã phớt lờ việc Philippines kiện họ vì chuyện đó với Trung Quốc không là vấn đề gì cả.\

Philippines nỗ lực để lôi Trung Quốc ra tòa quốc tế từ năm 2006. Kể cả khi có một phán quyết có lợi ở tòa vào giữa tháng 12 này mà không có mặt của đại diện Trung Quốc thì cũng chẳng có chế tài nào bắt buộc Trung Quốc phải nghe theo các phán quyết bất lợi trong tranh chấp trên biển với họ.

Nếu có một cuộc xung đột quân sự xảy ra mọi chuyện cũng sẽ tương tự như vậy khi Trung Quốc nghiễm nhiên dùng quyền lực tuyệt đối mà mình có ở Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc là quyền phủ quyết mọi nghị quyết lên án họ. Kể cả khi có một nghị quyết lên án được thông qua Đại hội đồng LHQ thì cũng không có tí giá trị pháp lý nào để bắt Trung Quốc thi hành phán quyết.

Trong khi lờ đi Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS ) với Philippines, Trung Quốc lại dùng UNCLOS trong tuyên bố chống lại Nhật Bản khi tranh chấp quần đảo Senkaku mà Nhật Bản đang quản lý.

Năm 2009, Trung Quốc đệ trình một yêu cầu bắt Nhật Bản từ bỏ quần đảo Senkaku và quay lại sử dụng quy tắc của UNCLOS trong việc xác định và phân định thềm lục địa của Trung Quốc vượt ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Một số chuyên gia luật quốc tế cho rằng hành vi của quốc gia trong một vấn đề có thể coi như là sự thừa nhận chính thức với những vấn đề tương tự, Trung Quốc không áp dụng UNCLOS trong tranh chấp với Philippines thì cũng không được áp dụng trong tranh chấp với Nhật Bản hoặc ngược lại.

Việc Trung Quốc cưỡng chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa được họ cho rằng dựa trên cái gọi là “vùng biển lịch sử” – một khái niệm không có giá trị pháp lý trong tranh chấp. Trung Quốc luôn chọn cách tiếp cận có lợi cho họ trong các vụ tranh chấp khác nhau bất chấp các tuyên bố của họ trong một sự việc có thể trái ngược hoàn toàn với quan điểm trong sự việc khác.
Đó là hành vi không thích hợp của một nước lớn. Điều này dấy lên đòi hỏi của các nước về trách nhiệm của Trung Quốc có xứng đáng với vị thế của họ trong việc bảo vệ an ninh toàn cầu? Trung Quốc không thể lấy một tấm bản đồ cũ hoàn toàn không có một giá trị thực tế hay pháp lý nào làm cơ sở cho các yêu sách chủ quyền của mình.

Dù có hay không việc tòa án trọng tài tuyên bố một phán quyết có lợi cho Philippines, thì trong mắt công luận quốc tế Trung Quốc hoàn toàn sai trái trong vụ việc này.

Chuyện tranh chấp ở Biển Đông sẽ là phép thử cho Trung Quốc trong việc thể hiện là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, sẵn sàng làm gương cho các nước khác trong vấn đề ngoại giao quốc tế, phù hợp với tầm quan trọng của tầm vóc quan trọng của Trung Quốc. Đó là thử thách cho Trung Quốc. 
T.H

TQ phản bác về vụ kiện Biển Đông 

Dư luận Việt Nam ngày càng quan tâm tới vấn đề chủ quyền Biển Đông
Trung Quốc nói vụ kiện mà Philippines khởi xướng lên tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc và được Việt Nam ủng hộ là “không có tính pháp lý”.
Chiều thứ Năm 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng: “Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam”.
Ông Bình cũng nói: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng nhưyêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.

Tòa Trọng tài LHQ hiện đang thụ lý vụ kiện của Philippines đối với đường chủ quyền chín đoạn, còn gọi là đường lưỡi bò, của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy Việt Nam không tham gia vụ kiện, nhưng việc trình bày quan điểm của mình và đề nghị tòa quan tâm cũng có thể coi như thái độ hậu thuẫn của Hà Nội.
Ngay lập tức, Trung Quốc lên tiếng phản bác.

Cũng chiều 11/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa; đồng thời nói “Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chủ quyền” của Việt Nam tại đây.

Ông Hồng nói tại Bắc Kinh: “Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển của Trung Quốc và giải quyết các bất đồng trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế nhằm cùng gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông”.
Đặc biệt về vụ kiện của Philippines, hôm 7/12 chính phủ Trung Quốc đã công bố lập trường của mình nói Tòa Trọng tài LHQ không có tính pháp lý, và khẳng định Bắc Kinh sẽ không chấp nhận hoặc tham gia tố tụng.

Quan tâm
Theo Giáo sư Carlyle Thayer, nhà nghiên cứu về Việt Nam tại Canberra, Úc châu, Việt Nam đã gửi “thông báo quan tâm” (statement of interest) của mình tới Tòa Trọng tài LHQ.

Trong thông báo này, Việt Nam thừa nhận Tòa Trọng tài có quyền hợp pháp trong vụ kiện do Philippines khởi xướng từ tháng 1/2013. Hai điểm quan trọng khác là Việt Nam đề nghị tòa quan tâm, đồng thời bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.

“Với thông báo này, Việt Nam không tham gia vụ kiện của Philippines nhưng đề nghị của Việt Nam sẽ được tòa ghi nhận và do vậy tầm quan trọng của vụ kiện sẽ được nâng lên”.
Ông Thayer bình luận: “Nói cách khác, tuy vụ kiện vẫn chỉ là giữa hai quốc gia Philippines và Trung Quốc, các nhà trọng tài sẽ phải tính tới quyền lợi của các bên khác nữa”.
Có thể Tòa Trọng tài sẽ mời Việt Nam trình bày về quyền lợi và quan tâm của mình, theo GS Thayer.
Đây là cách phản ứng thận trọng của Việt Nam trong bối cảnh Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đang chuẩn bị Hội nghị 10, có thể vào đầu tháng 1/2015.
Dù thế nào đi chăng nữa, động thái của Việt Nam sẽ khiến Trung Quốc khó khăn hơn trong việc bác bỏ tham gia vụ kiện do Philippines khởi xướng.


Truyền hình ngành CA thay hình ảnh lính Việt Nam bằng lính Trung Cộng














Danlambao - Một kênh truyền hình nhiều quyền lực chuyên tuyên truyền cho ngành côn an CSVN - kênh An Ninh TV vừa bị bộ thông tin truyền thông xử phạt 15 triệu đồng với lý do "đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng".

Quyết định xử phạt chỉ nói rằng ANTV bị xử phạt vì chương trình thời sự an ninh phát sóng ngày 1/12/2014, ngoài ra không nói rõ cụ thể về hành vi vi phạm của kênh ANTV. Dù vậy, cộng đồng mạng đã nhanh chóng phát hiện vi phạm nghiêm trọng của ANTV vì đã thay hình ảnh người lính Việt Nam bằng hình ảnh lính Trung Cộng.

Cụ trể, trong chương trình kỷ niệm 70 năm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam phát sóng hôm 1/12/2014, kênh truyền hình ngành công an đã dùng hình ảnh tuyên truyền của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc thay cho hình ảnh người lính quân đội nhân dân Việt Nam.

Thời sự ANTV : Kỷ niệm quân đội VN hay TQ?!



Bắt đầu từ giây thứ 11, ANTV dùng hình ảnh tuyên truyền 
của lính Tàu cộng để chào mừng 70 năm ngày thành lập QĐNDVN

Chương trình sau khi phát sóng đã hứng chịu phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều ý kiến gay gắt cho rằng kênh truyền hình ngành côn an CSVN đang tiếp tay cho Trung Cộng nhằm âm mưu từng bức đồng hóa dân tộc Việt Nam theo mật ước Thành Đô năm 1990.

Mặc dù hành vi phạm của ANTV là hết sức nghiêm trọng, nhưng kênh truyền hình đầy quyền lực của bộ côn an chỉ bị xử phạt hành chính 15 triệu. Thậm chí, thông cáo của cơ quan xử phạt là bộ thông tin - truyền thông vẫn tiếp tục thể hiện sự bao che khi không dám nói rõ ANTV bị xử phạt vì đăng tải hình ảnh lính Trung Cộng thay hình ảnh lính Việt Nam.

Kẻ tiếp tay cho Trung Cộng thì được bao che với mức phạt nhẹ hều, còn những blogger lên tiếng chống Trung Cộng xâm lăng như Nguyễn Quang Lập, Hồng Lê Thọ, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy, Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, Nguyễn Văn Minh... thì bị côn an cộng sản bắt giam, bỏ tù.

So sánh hai vụ việc đã một lần nữa khẳng định rằng, nhà cầm quyền CSVN ngày càng thể hiện rõ bộ mặt thật của một tập đoàn phản quốc, hại dân.













No comments:

Post a Comment

Popular Posts

Popular Posts

My Blog List